You are on page 1of 2

Trong đó, Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là một trong 3 chiến dịch lớn của cuộc Tổng

tấn công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 do Quân đội nhân dân Việt Nam phát động, dẫn
đến kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 đến
ngày 29 tháng 3 năm 1975 sau khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu được một ngày.
Chiến dịch tiến công Trị Thiên - Huế (5 - 26/3/1975), giải phóng các tỉnh Quảng
Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế. Chiến dịch diễn ra hai đợt: Đợt 1 (5 - 20/3), Ta tiến
công vào tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị. 3 giờ sáng ngày 18/3, giải phóng thị xã
Quảng Trị, buộc địch co cụm về Thừa Thiên - Huế. Đợt 2 (21 - 26/3), ta phát triển tiến
công và giải phóng Thừa Thiên - Huế, làm chủ các điểm cao 294, 520, 560, núi Kim Sắc,
đánh sập cầu Thừa Lưu, cắt đứt đường số 1, tiến công các khu vực Mỹ Chánh, Lương
Mai, Vân Trình. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 - Quân
khu 1 (Quân đội Sài Gòn) rút chạy khỏi Huế theo đường biển về Đà Nẵng. Ta kịp thời
phát hiện và triển khai lực lượng chặn đánh, dùng pháo tầm xa khống chế cửa Thuận An,
Tư Hiền. Sư đoàn 324 (Quân đoàn 2) phát triển đánh chiếm cảng Tân Mỹ và bờ Nam cửa
Thuận An; đồng thời, bộ binh và xe tăng tiến công vào thành phố Huế. 10 giờ 30 phút
ngày 26/3, thành phố Huế hoàn toàn giải phóng, tạo thuận lợi cho quân và dân các địa
phương ở Thừa Thiên nổi dậy giải phóng toàn tỉnh.
Tiếp sau Chiến dịch Trị - Thiên - Huế thắng lợi là Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng
(từ 26 - 29/3), chiến dịch tiến công của lực lượng vũ trang Quân khu 5. Chiến dịch diễn ra
làm hai đợt:
Đợt 1 (26 - 28/3), ta đánh chiếm các vị trí vòng ngoài, triển khai lực lượng áp sát
Đà Nẵng. Ở hướng Bắc, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) đánh căn cứ Lữ đoàn thủy quân
lục chiến của địch ở đèo Phước Tượng, Ga Thừa Lưu và Đồn Thổ Sơn, đèo Phú Gia,
đánh địch phản kích ở Lăng Cô. Đến 20 giờ ngày 28/3, ta hoàn toàn làm chủ khu vực
này, tạo bàn đạp đánh lên đèo Hải Vân. Hướng Nam, Sư đoàn 2 của Quân khu 5 đánh
chiếm Thăng Bình, Duy Xuyên và Nam Phước... Các hướng khác cùng đưa được lực
lượng vào vị trí xuất phát tiến công, áp sát Đà Nẵng.
Đợt 2 (29/3), pháo binh Quân đoàn 2 và Quân khu 5 bắn phá sân bay Đà Nẵng,
sân bay Nước Mặn, bán đảo Sơn Trà... ở hướng Nam. 5 giờ ngày 29/3, sử dụng Trung
đoàn 38 chiếm Vĩnh Điện và phát triển về Non Nước, sân bay Nước Mặn, rồi tiến ra
hướng Sơn Trà; Trung đoàn 1 tiến vào Đà Nẵng, đánh tan cụm quân địch ở bến đò Xu,
sau đó phối hợp với một bộ phận khác đánh vào các mục tiêu trong thành phố. 12 giờ
ngày 29/3, Trung đoàn 1 chiếm Sở Chỉ huy Quân khu 1 và sân bay Đà Nẵng; Trung đoàn
97 đánh chiếm Hội An lúc 8 giờ ngày 29/3, sau đó đánh địch ở An Đông, Mỹ Khê và
phát triển về Sơn Trà.
• Hướng Bắc, Sư đoàn 325 đánh địch ở đèo Hải Vân, chiếm kho xăng Liên Chiểu và
tiến vào trung tâm thành phố lúc 12 giờ.
• Hướng Tây Bắc, Trung đoàn 9 (Sư đoàn 304) đánh Sở Chỉ huy Sư đoàn 3 của địch
ở Phước Tượng, sau đó phát triển đánh chiếm Tòa thị chính.
• Hướng Tây Nam, Trung đoàn 24 đánh chiếm các điểm cao 1005, 1078, 918 ở núi
Đồng Lâm; Trung đoàn 66 đánh Phú Hưng, Ái Nghĩa và căn cứ Hòa Cầm, sân bay Đà
Nẵng. 15 giờ ngày 29/3, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.
Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu 120.000 tên địch, làm tan rã
130.000 phòng vệ dân sự, tiêu diệt và làm tan rã 3 sư đoàn bộ binh (Quân đoàn 1), sư
đoàn thủy quân lục chiến (tổng dự bị), 4 liên đoàn biệt động quân, 4 thiết đoàn, 1 sư đoàn
không quân; thu 129 máy bay, 179 xe tăng, 327 khẩu pháo, hơn 1.100 xe quân sự và tàu,
xuồng; giải phóng 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, các nhà quân sự Mỹ đã thừa nhận rằng: Một
số lượng lớn binh sĩ Mỹ bị chết là do vũ khí tự chế của Việt Nam. Những vũ khí tự chế
ấy đơn giản chỉ là những cây chông làm bằng tre được vót nhọn; những tổ ong vò vẽ treo
lủng lẳng ở ngoài vườn; súng ngựa trời dùng để phóng mảnh kim loại, thủy tinh gây sát
thương cao,… Tất cả những thứ ấy, lúc thanh bình nó là những vật gần gũi với người
dân. Nhưng khi có giặc ngoại xâm thì vũ khí tự chế của Việt Nam mang tính sát thương
cực kì lớn và đã trở thành nỗi ám ảnh đối với những kẻ mang dã tâm xâm lược. Trong đó
phải kể đến mã tấu
Những loại vũ khí tự chế như mã tấu của nhân dân Quảng Ngãi trong Chiến dịch
Huế Đà Nẵng đã thể hiện được mưu trí sáng tạo của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Quân đội Mỹ hùng mạnh với những vũ khí tối tân hiện đại nhưng phải khiếp
sợ trước những vũ khí tự chế của quân và dân Việt Nam.

You might also like