You are on page 1of 11

Chào cô và các bạn

Anh Tú-45 Tiến Đạt-13 Lộc-26


Lịch sử việt nam
chống quân Mông-
Nguyên
Trần Hưng Đạo
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con
trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu
vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay
thuộc tỉnh Nam Định).
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà
Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên –
Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua
Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở
kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ
2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông
phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ
(Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo
của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở
Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch
Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ông
được phong tước Hưng Đạo Vương
Chống Quân Mông-
Nguyên Lần Thứ 1
Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào
tháng 2 năm 1258. Từ Đại Lý, khoảng 15.000 –
25.000 kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân Đại Lý
 (tổng cộng là khoảng 35.000 – 45.000 quân)
tiến vào Đại việt
Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra
trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-
4 trận đánh lớn. Quân Mông Cổ bị thiệt hại
nặng, mất từ quá nửa cho tới khoảng 4/5 quân
số. Theo Nguyên sử, khi tiến vào đất Tống, đoàn
quân Mông Cổ chỉ còn lại 3.000 kị binh Mông Cổ
và 1 vạn quân Đại Lý[3] Sau thất bại tại Đại Việt,
quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công
Tống từ phía nam.
Chống Quân Mông-
Nguyên Lần Thứ 2
Hai mươi bảy năm sau, Hoàng đế Nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra
lệnh xâm lăng nước Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 2
– 6 tháng từ cuối tháng 12 năm Giáp Thân đến cuối tháng 4 năm
Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch).
 

Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản
công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành
thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên
), bến Chương Dương (Thượng Phúc, nay thuộc Thường Tín
, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.
Chống Quân Mông-
Nguyên Lần Thứ 3
Rút kinh nghiệm từ thất bại trước, quân Nguyên cho đóng nhiều tàu chở lương thực theo đường biển để trở lại
đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối
tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông
theo đường biển vào Đại Việt.
 Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh bộ
binh quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt phục kích, tấn công dữ dội.
Cảm Ơn Cô Và Các Bạn Đã nghe Nhóm Em
Thuyết trình

chúc cô và các bạn 1 ngày vui vẻ

You might also like