You are on page 1of 15

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................................1
1. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1226 - 1258...........................................1
2. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1258 - 1278...........................................4
3. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1279 - 1293...........................................6
4. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1293 - 1314...........................................9
5. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1314 - 1329.........................................10
6. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1330 - 1377.........................................11
7. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1377 – 1400.........................................11
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU
Đấu tranh ngoại giao là một chiến lược quan trọng xuyên suốt chiều dài lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc, góp phần giữ yên bờ cõi, bảo vệ nền độc lập, khẳng
định chủ quyền quốc gia. Đây là một bài học quý vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục
được nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nghệ thuật ngoại giao của
Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến nói chung và thời nhà Trần (1226-1400) nói riêng
đã được nghiên cứu, phát triển, vận dụng khá hiệu quả, trở thành nội dung cốt lõi, xuyên
suốt, đóng góp quan trọng đối với việc bảo vệ, khẳng định nền độc lập, tự chủ, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc không bị đồng hóa bởi sự thống trị của các nền văn hóa ngoại
bang. Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn trước cận đại không thể lí giải chính xác nếu
không gắn với quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là về mặt ngoại giao – chính trị. Để có
cái nhìn toàn diện và rõ ràng hơn về vấn đề này, em tìm hiểu đề tài Quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc thời Trần (1226-1400).

NỘI DUNG
1. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1226 - 1258

Ở nước ta, đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên cầm quyền thay nhà Lý, quan hệ đối
ngoại với nhà Tống vẫn tiếp tục bình thường, mặc dù có dấu hiệu trục trặc lúc ban đầu.
Nhà Trần được thiết lập đầu năm 1226. Lúc đó, Trần Cảnh lên ngôi vua, lập ra nhà Trần 1.
Nhà Tống (Trung Quốc) không chấp nhận quan hệ ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm
chuyện với ta, nhưng còn do dự vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý Thường Kiệt còn ám
ảnh vua tôi nhà Tống, chưa quên được.

Năm 1229, Trần Thái Tông2 cho sứ sang Tống cầu phong. Nhà Tống không đáp
lại. Nhà Trần không cần và cũng không có quan hệ gì thêm. Nhưng Tống cũng không yên
ổn để có thái độ trịch thượng lâu dài đối với ta. Đến năm 1232, người Mông Thát xâm
lược và thống trị TrungQuốc, lập nên triều đại nhà Nguyên. Trước hết họ đánh phá nước
Kim – phía Bắc Trung Quốc. Năm 1234, Mông Thát bắt đầu đe doạ nước Tống, lúc ấy là
1
Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyển 5
2
Vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều Trần nước Đại Việt. Ông giữ ngôi từ ngày 10/01/1226 tới ngày 30/03/1258,
sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời năm 1277
2

nửa phía nam Trung Quốc. Cuối năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với nhà
Trần, họ cho sứ mang các thư phong vương cho vua Trần. Phong vua Trần Thái Tông
làm An Nam quốc vương. Sự giao hảo vội vàng của nhà Tống với ta cho thấy những lo
ngại của họ trước cuộc chiến trinh xâm lược ồ ạt của Mông thát vào đất Tống và chung
quanh đất Tống. Cho sứ sang gấp nước ta, nhà Tống muốn tranh thủ quan hệ hữu hảo với
ta, phòng trước sự tiếp xúc của Mông Thát với ta có thể bất lợi cho Tống. Có thể thấy
rằng, hành động thân thiện của nhà Tống là một bảo đảm cho ta không có gì phải lo đối
phó với Tống mà cái chính phải lo tính lúc ấy là cuộc xâm lược của Mông Thát đang
ngày càng mở rộng và tiến sâu xuống phía nam. Những biến động trên đất Tống, do sự
thâm nhập của quân Mông Thát có thể ảnh hưởng đến nền an ninh biên giới nước ta. Cho
nên về đối ngoại lúc này, ta phải lo đối phó với Mông Thát là chủ yếu.

Cuối năm 1420, giặc cướp trên đất Tống tràn qua biên giới vào vùng Lạng Giang
(tức LạngSơn) giết người cuớp của. Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa tin cấp báo triều
đình. Đây chưa phải giặc Mông Thát mà là người nước Tống, một nước có quan hệ thân
thiện với ta. Triều đình nhà Trần có thái độ và phương hướng xử trí thích đáng, cương
quyết không dung thứ mọi hành động xâm lấn từ bân ngoài, bất luận kẻ xâm lấn là ai. Bùi
Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng Giang dẹp giặc và củng cố biên phòng.

Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng xấu. Quan lại nhà Tống vùng
này bất lực. Quan ta rút về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên giới nước ta.
Nhà Trần thấycần phải hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Năm 1242, vua Trần cho
tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất Tống, cách biên giới nước ta chừng
vài chục ki-lô-mét. Khi quân của triền đình nhà Tống xuống đảm nhiệm được việc giữ
gìn trật tự miền biên giới thì quân ta rút về.

Miền biên giới nước ta và Tống tạm yên. Tuy nhiên, miền biên giới nước ta giáp
Vân Nam thì dần dần biến động nghiêm trọng. Quân Mông Thát đánh Vân Nam từ năm
1253. Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền thống trị của quân
xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc. Ngay
năm đó 1257, vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp
3

Thai3 vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường
xâm lược nước ta. Ngột Lương Hợp Thai cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho
sứ Mông Cổ vàoThăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà
Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam. Mặc dù hòa hoãn
với quân Mông Cổ, nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống. Cùng một lúc với việc cho sứ
sang Tống, thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ, ngăn chặn không cho
quân Mông Cổ qua Đại Việt, vào đất Tống, giúp Tống tránh được một mũi tiến công của
quân Mông Cổ vào sau lưng họ.

Quân Mông Cổ ở Vân Nam tiếp tục cho sứ sang ta. Ngột Lương Hợp Thai cho sứ
đem một bức thư tới nhà Trần. Thư viết rất ngạo nghễ, đại ý như sau: “Trước ta sai sứ
sang thông hiếu, các ngươi giữ không cho về. Ta phải ra quân năm ngoái, Quốc chúa
ngươi đã phải chạy ra thảo dã. Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho, ngươi lại trói sứ
của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các người thực tâm nội phụ thì Quốc
chúa phải than đến. Nhược bằng không sử lỗi, hãy nói ta rõ”. Ngột Lương Hợp Thai
muốn lấn dần, cho sứ sang đòi vua Trần vào chầu là một hình thức phiên thần lệ thuộc
mà các vua Đại Việt không hề làm với bất cứ một triều đại phương Bắc nào. Cố nhiên là
vua Trần bỏ yêu sách đó. Mấy tháng sau, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang Đại Việt
lần thứ hai. Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp lực đe dọa ngoại giao. Tuy nhiên,
vua Trần lúc đó nói dứt khoát rằng vua Trần không sang chào vua Nguyên. Các tướng
Nguyên ở Vân Nam đành chịu. Nhưng chúng vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao với nước
ta. Về phía ta, nhà Trần cũng cho người qua lại giao dịch với Mông Cổ ở Vân Nam, mục
đích chủ yếu là để tìm hiểu tình hình nội bộ chúng và theo dõi những diễn biến chiến
tranh giữa Mông Cổ và Tống.

Sau hai lần đưa sứ sang nhưng lại thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai
quyết định tiến công quân sự Đại Việt. Tuy nhiên khi đưa quân tới biên giới, Ngột Lương
Hợp Thai lại cho sứ sang ta lần nữa. Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp lực cho đe
dọa ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai tưởng rằng dân tộc ta sẽ phải khiếp sợ, khuất phục
3
Một chỉ huy quân sự kiệt xuất của quân đội nhà Mông-Nguyên và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại
Việt lần thứ nhất vào năm 1258
4

và đầu hàng. Nhưng sứ giả của Mông Cổ sang ta lần thứ ba cũng không gì may mắn hơn,
cũng bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai lần trước. Đe dọa ngoại giao
thất bại, không có kết quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột Lương Hợp Thai
đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh sang nước ta. Có thể khẳng định rằng, đối sách
ngoại giao của vua Trần Thái Tông dứt khoát và mạnh mẽ với các nước lân bang, đặc biệt
là phương Bắc. Vào khoảng thời gian này, quân Mông - Nguyên đã đánh thắng nhà Tống
để thống trị Trung Quốc và âm mưu thôn tính Đại Việt không khi nào dứt, vua Mông Cổ
có ý bắt nước Đại Việt phải thần phục nên một mặt vừa bắt vua Trần Thái Tông sang
chầu ở Bắc Kinh, mặt khác lại sai sứ sang đòi lệ cống. Trước yêu sách này, vua Trần Thái
Tông đã không chịu sang chầu, cũng không chịu cống hàng năm và ông cũng là vị vua
chưa từng đưa thư trước cầu phong với nhà Nguyên. Với chính sách ngoại giao tự chủ,
độc lập, vua Trần Thái Tông đã tỏ cho vua Mông Cổ thấy được bản lĩnh của nước láng
giềng tuy nhỏ bé nhưng đã từng thắng quân Nguyên, vua quan triều Trần cùng nhân dân
Đại Việt quyết giữ nền độc lập dân tộc.

Như vậy, năm Nguyên Phong thứ 7 (tức năm 1258) đã đi vào lịch sử dân tộc,
khẳng định vị thế và chủ quyền và độc lập của Đại Việt. Đây cũng là nền tảng cho mọi
ứng xử ngoại giao của Trần Thái Tông và vương triều nhà Trần trong các hoạt động bang
giao.

2. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1258 - 1278

Sau chiến tranh giữa Mông Cổ và Đại Việt năm 1258, đến năm 1261, Hốt Tất Liệt
sai Lễ bộ Lang Trung Mạnh Giáp và Lễ bộ Viên Ngoại lang Lý Văn Tuấn đem thư sang
dụ4. Nhà Trần sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Chư vệ ký ban Nguyễn Thám,
Viên ngoại lang Nguyễn Diễn mang thư sang Nguyên thông hiếu. Nhà Nguyên phong
vua làm An Nam Quốc Vương, ban cho 3 tấm gấm tây, 6 tấm gấm kim thục 5.

Tháng 10 năm 1262, khi sứ ta trở về, Hốt Tất Liệt gửi chiếu cho vua Trần nhằm
định rõ về việc cống triều, đòi hỏi ta nhiều thứ. Nhà sử học Phan Huy Chú có nhận định
4
Lưu Văn Lợi (2000), Ngoại giao Đại Việt (mục Hòa hoãn với Mông Cổ), Nhà xuất bản công an nhân dân.
5
Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyển 5
5

như sau: “Đến nay, phong vương thì Mông Cổ phong trước, nhà Tống phong sau. Đó
cũng chỉ là tùy hai nước ấy tự sai sứ sang, nước ta chưa từng đưa thư trước cầu phong
với hai nước ấy”. Còn những yêu sách nhũng nhiễu của Hốt Tất Liệt ghi trong chiếu thư
thì nhà Trần bác bỏ. Tuy vậy, Mông Cổ vẫn tiếp tục quan hệ với ta, giữ thái độ hòa hoãn,
nhưng lúc thì yêu sách cái này, lúc lại yêu sách cái khác, hoặc cho sứ sang ta một cách
bất thường để thúc ép, dọa dẫm, muốn gây cho ta một tâm lý hoang mang, khiếp sợ
chúng. Về phía ta, yêu sách nào, sứ nào của chúng, ta cũng không quan tâm. Sứ sang rồi
sứ lại về. Nhà Trần không giải quyết bất cứ việc gì theo ý muốn của chúng. Nhà Trần chỉ
trích, bắt bẻ cả những hành động bất nhất của Hốt Tất Liệt. Đối với sứ Mông Cổ, vị nào
tỏ ra biết điều, ta tiếp đãi mềm dẻo, ân cần, tên nào vô lễ ngông nghênh, hống hách, ta
thuyết phục; thuyết phục không nghe thì ta thẳng tay răn đe, làm cho chúng mất ngông
nghênh, hống hách.

Tháng 10 mùa đông năm 1270, sứ thần nước Mông Cổ sang. Năm ấy, Mông Cổ
đổi quốc hiệu là Đại Nguyên, sai sứ thần sang dụ nhà vua vào chầu; nhà vua từ chối là có
bệnh. Năm 1271, nhà Nguyên lại cho sứ sang trách móc, yêu sách đòi vua Trần vào chầu.
Vua Trần đưa thư cho sứ Nguyên cầm về bác bỏ mọi đòi hỏi, bắt bẻ của vua Nguyên. Từ
năm 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ năm 1271, khi triều Nguyên
được thành lập ở Trung Quốc. Nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện
đầy đủ thì đồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập cho chúng. Nhưng để tránh đụng đầu
sớm với kẻ thù,vua Trần một mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ
chối những đòi hỏi quá đáng của vua Nguyên. Sách Khâm định Việt sử thông giám
cương mục ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần

Đến năm 1275, nhà Nguyên lại cho người đi dò sát biên giới. Vua Trần Thánh
Tông sai Lê Khắc Phục và Lê Tuý Kim sang chầu vua Nguyên, yêu cầu miễn sáu điểm.
Nhà Nguyên chưa thể dùng vũ khí đe dọa ta, vì Nguyên chưa đánh chiếm được hẳn toàn
bộ Trung Quốc và còn bận tổ chức cai trị ở những vùng đất đã chiếm đóng. Tới đầu năm
1276, Nguyên đã đánh chiếm gần hết đất nước Trung Quốc, tiến xuống gần biên giới
đông bắc nước ta. Vì vậy, thái độ của Hốt Tất Liệt trong quan hệ ngoại giao với ta cũng
6

đổi khác, bắt đầu gay gắt và trắng trợn hơn trước. Tháng 2 mùa xuân năm 1276, khi đó
nhà Nguyên muốn gây sự khiêu khích ở ngoài biên giới, cho nên nhà vua sai Thế Quang
sang Long Châu, mượn tiếng là đi mua thuốc để dò xem thực hư thế nào. Năm 1277,
Trần Thái Tông băng hà. Thông thường, thời xưa, trong quan hệ ngoại giao giữa các
nước, khi vua nước này chết thì vua nước kia cho sứ thay mặt mình sang làm lễ viếng.
Nhưng Hốt Tất Liệt ngang ngược thô bạo, không làm thế, không chia buồn, phúng viếng
mà còn giữ sứ bộ Chu Trọng Ngạn không cho về. Như vậy, liên tiếp hai sứ bộ của ta bị
Hốt Tất Liệt giữ lại. Mặc dù thế nhưng triều đình nhà Trần bình tĩnh, không nao núng. Sứ
của ta bị giữ hàng năm thế mà triều đình nhà Trần vẫn lặng thinh như không có chuyện
gì.

Thấy việc giữ sứ không có kết quả, năm 1278 Hốt Tất Liệt phải để sứ bộ Lê Khắc
Phục, Lê Túy Kim bị giữ từ đầu năm 1276 trở về nước, cùng đi với sứ bộ ta có một sứ bộ
của Hốt Tất Liệt sang Đại Việt để thúc ép vua Trần vào chầu. Đi gần tới biên giới, sứ
Nguyên đưa tin sang yêu cầu ta cho quan quân lên đón chúng từ biên giới. Khi sứ nhà
Nguyên về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, từ chối những yêu sách của vua
Nguyên và đòi vua Nguyên trả lại tự do cho những sứ thần của ta bị vua Nguyên giam
giữ. Hốt Tất Liệt lại bắt giam sứ của ta và cho sứ Nguyên sang ta lần nữa, một mực đòi
vua Trần phải vào chầu. Đoán trước rằng vua Trần vẫn không vào chầu nên trong chiếu
thư gửi vua Trần, Hốt Tất Liệt đưa thêm những điều kiện mới và hăm dọa. Trước những
hăm dọa ngày càng hống hách, xấc xược của Hốt Tất Liệt, vua Trần vẫn không vào chầu;
vàng thay người, ngọc thay mắt cũng không, mà hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thơ
nghề thay dân cũng không. Sứ Nguyên lại về không như mọi lần trước.

3. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1279 - 1293

Để tỏ ra vẫn giữ quan hệ bình thường với nhà Nguyên, khi sứ Nguyên về nước,
năm 1281, triều đình nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang Nguyên, người đứng đầu sứ bộ
là Trần Di Ái – chú họ vua Trần Nhân Tông. Hốt Tất Liệt vội nắm lấy Trần Di Ái làm
con bài bù nhìn, để rồi sẽ đưa đường cho chúng đánh chiếm Đại Việt
7

Giữa tháng 2 năm 1285, giặc tiến tới gần kinh thành Thăng Long. Vua Trần cho
tướng Đỗ Khắc Chung đi sứ sang trại giặc giả tiếng cầu hòa, để tìm hiểu tình hình giặc.
Ngay sau đó, vua Trần cho sứ mang thư cho Thoát Hoan, yêu cần rút quân về nước.
Tướng giặc đưa thư đáp lại trách vua Trần cự chiến. Không chờ ta trả lời, chúng cho quân
tiếng công. Nhưng vua Trần đã cho quân rút lui. Trước khi rút, vua Trần lại cho sứ sang
đòi quân Nguyên rút về nước. Trong suốt quá trình chiến tranh, triều đình nhà Trần luôn
luôn cho sứ sang bên giặc vạch rõ việc chúng đưa quân xâm lược nước ta là phi nghĩa,
đòi chúng phải rút quân về. Việc không ngớt vạch tội phi nghĩa của giặc chắc chắn đã tác
động nhiều đến tinh thần toàn quân giặc, làm giảm sút ý chí chiến đấu vì mục đích xâm
lược của chúng.

Tháng 7 năm 1285, cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của nhà Nguyên chấm
dứt. Quân dân ta đại thắng, còn quân giặc đại bại, số quân Nguyên bị giam giữ làm tù
binh ở Đại Việt có tới hàng vạn người, đương chờ đợi được giải thoát. Muốn giải thoát
cho họ, muốn đem được họ về, triều đình nhà Nguyên phải điều đình, thương lượng với
triều đình Đại Việt, không có cách nào khác. Bạo chúa Hốt Tất Liệt phải chủ động cho sứ
sang Đại Việt về việc này. Cuối tháng 10 năm 1285, sứ Nguyên lên đường sang Đại Việt.
Về phía ta, triều đình nhà Trần cũng không gây khó khăn gì trong việc trao trả tù binh
cho địch vì số tù binh nhiều quá. Việc điều đình thương lượng của địch, dù có xuất phát
từ thực ý cầu hòa, từ thiện chí giao hảo, hay là không thì ta cũng sẵn sàng tha chết cho tù
binh địch, thả chúng về nước. Trong khi triều đình nhà Trần thả tù binh Nguyên cho
chúng về nước thì trái lại, triều đình nhà Nguyên tích cực chuẩn bị xâm lược nước ta một
lần nữa. Nhà Nguyên cấp tốc tổ chức một đạo quân xâm lược và Hốt Tất Liệt lại gửi
chiếu thư cho quan lại và nhân dân Đại Việt, ra sức đả kích vua Trần để có cớ lập một
triều đình bù nhìn làm tay sai cho chúng. Trong khi giặc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước
ta thì giữa năm 1286 một sứ bộ của ta sang Nguyên bị triều đình Nguyên bắt giữ. Nhưng,
bọn bành trướng chưa thể ra quân được ngay, nên chỉ giữ sứ ta được một tháng thì phải
thả ra, và Hốt Tất Liệt lại cho sứ sang Đại Việt, không ngoài mục đích thăm dò thái độ
8

của ta và hăm dọa ta về ngoại giao. Ta sẵn sàng tiếp nhận sứ giặc về mặt ngoại giao,
nhưng lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng đánh trả giặc, nếu chúng đưa quân sang xâm lược.

Khi sứ Nguyên về nước, nhà Trần cũng cho một đoàn sứ sang Nguyên. Trước đó
sứ ta sang nhà Nguyên đã có những người bị giữ lại, đoàn sứ lần này đi cũng rất có thể bị
giặc bắt giữ, nhưng triều đình nhà Trần không ngần ngại, vẫn bình thản trong quan hệ
ngoại giao, không bắt giữ sứ giặc, cũng không sợ giặc bắt giữ sứ mình, và đoàn sứ của ta
vẫn dũng cảm lên đường, đáp lại việc giặc cho sứ sang ta. Thật ra giữa ta và nhà Nguyên
không còn gì để đàm phán ngoại giao. Từ giữa năm 1287, đạo quân xâm lược của chúng
đã tổ chức xong

Tóm lại, vào các năm 1285 đến 1288, Chiến tranh Mông Nguyên - Đại Việt lần
thứ hai và lần thứ ba bùng nổ, kết thúc với sự thắng lợi của Đại Việt. Vào các năm 1291
và 1293, nhà Nguyên lại sai sứ sang dụ vua Trần vào chầu nhưng trong cả hai lần đó thì
vua Trần đều từ chối với các lý do như có tang, có bệnh. Sau khi kết thúc chiến tranh,
công việc đối ngoại đầu tiên của ta là việc xử lý tù binh. Số quân giặc bị ta bắt tới hàng
vạn tên. Chính sách của ta đối với tù binh, ở thời Trần cũng như các thời khác là rất nhân
đạo, không giết không hành hạ ngược đãi trừ một số tướng giặc hiếu chiến, hung ác, tàn
bạo, có nhiều nợ máu với nhân dân ta mà bị bắt tại trận thì phải nghiêm trị. Do đó, sau
chiến tranh, công việc đối ngoại đầu tiên của nhà Trần là trả bớt tù binh Nguyên về nước.
Tuy nhiên, ttrả tù binh phải có người nhận, trả như thế nào, trả nhiều hay ít, trả làm bao
nhiêu lần,… Những việc đó không thể không đàm phán với bên giặc, nếu không đàm
phán thì cũng phải báo để họ tiếp nhận tù binh trao trả. Từ tình hình đó, triều đình nhà
Trần quyết định chủ động cho sứ sang Nguyên, vừa để báo cho họ biết việc ta trả tù binh,
vừa thăm dò thái độ và động tĩnh của bên chúng, xem sau khi tàn quân giặc chạy về
nước liệu chúng có khả năng mở một cuộc hành quân xâm lược thứ tư nữa không.

Một sứ bộ của ta được lệnh lên đường sang Nguyên, mang biểu văn của vua Trần
gửi Hốt Tất Liệt. Biểu văn gồm hai phần chính. Phần thứ nhất nghiêm khắc phê phán
những hành động xâm lược, những việc làm sai trái của bọn vua chúa nhà Nguyên và kể
tội bọn tướng giặc gian ác, đặc biệt là tội trạng tàn bạo của tên tướng giặc Ô Mã Nhi hiện
9

đương ở trong tay ta. Vạch tội phi nghĩa của quân cướp nước, nêu cao chính nghĩa của
dân tộc ta là một nguyên tắc ngoại giao bất di bất dịch của thời Trần. Dù trước chiến
tranh, trong chiến tranh hay sau chiến tranh, nhà Trần lúc nào cũng nhấn mạnh nguyên
tắc ngoại giao đó. Phần thứ hai trong biểu văn là báo cho nhà Nguyên biết rằng ta sẽ cho
người đưa trao trả chúng một số tù binh, trong đó có tên đại vương là Tích Lệ Cơ, một
tước lớn của hoàng tộc nhà Nguyên. Từ sau khi sứ Nguyên sang ta đầu năm 1289 để nhận
tù binh Nguyên, suốt trong 3 năm 1289, 1290, 1291 nhà Nguyên không cử một sứ bộ nào
sang Đại Việt. Cuộc bang giao giữa hai nước tạm dừng. Đột nhiên, đầu năm 1292, Hốt
Tất Liệt cho một sứ bộ sang ta. Người cầm đầu sứ bộ Nguyên là Trương Lập Đạo, trước
đây đã hai lần sang sứ Việt Nam vào các năm 1267, 1271.

Ngoại giao nước ta đối với nhà Nguyên lúc này là ngoại giao của người chiến
thắng, đứng trên thế mạnh để giải quyết mọi mối quan hệ với đối phương. Sứ ta ra ngoài
vốn dĩ đường hoàng, cứng cỏi, lịch lãm, nay tư thế lại càng ung dung, chững chạc hơn
nữa. Nguyễn Đại Phạp sang sứ được người Nguyên rất trân trọng và gọi một cách tôn
phục là “Lão lệnh công”. Qua những điều mắt thấy tai nghe, bọn sứ Nguyên rất kinh ngạc
trước ý chí tự lực tự cường và quyết tâm xây dựng đất nước rất cao của dân tộc ta. Chính
vì những điều mắt thấy tai nghe như thế, nên suốt thời gian hai tháng ở Đại Việt, bọn sứ
Nguyên lúc nào cũng lo ngại rõ rệt. Đánh thắng giặc, ta lại tiến hành ngoại giao với giặc.
Ngoại giao lúc này là ngoại giao hòa hoãn: vừa đấu tranh, vừa giao hảo. Nếu chưa thiết
lập được những quan hệ thân thiện hữu nghị thì cũng làm giảm bớt những tiếp xúc căng
thẳng giữa hai nước, xóa bỏ những mưu đồ lấn chiếm, xâm lược của những thế lực bành
trướng hiếu chiến bên nước láng giềng. Tháng 10 năm 1288, nhà Nguyên trao đổi việc trả
hàng vạn tù binh cho nhà Nguyên. Từ đó tới 5 năm sau, công việc trao trả tù binh tiến
hành liên tiếp. Quan hệ giữa hai nước không có gì căng thẳng.

4. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1293 - 1314

Năm 1293, bạo chúa Hốt Tất Liệt trở mặt, kiếm chuyện. Đầu năm 1293, Hốt Tất
Liệt cho sứ bộ Lương Tằng,Trần Phu tới Đại Việt đòi vua Trần sang chầu. Vua Trần từ
chối việc sang chầu mà chỉ cho sứ bộ Đào Tử Kỳ cùng sứ Nguyên sang Trung Quốc đem
10

sản vật địa phương biếu vua Nguyên. Chiến thắng của Đại Việt đã bẻ gãy mọi nanh vuốt
của bọn vua chúa nhà Nguyên hiếu chiến. Sau chiến tranh xâm lược Đại Việt, thế và lực
của triều Nguyên sa sút nghiêm trọng, không sao hồi phục được. Nhưng không phải vì
thế mà chúng trở thành những kẻ có thiện chí hòa bình, sống hữu hảo với các dân tộc
khác. Đối với Đại Việt, vua chúa nhà nguyên hậm hực vôcùng, nhưng thế không làm gì
được, đành phải chịu, nhiều khi phải nhượng bộ, có lúc còn sợ Đại Việt tiến công, đánh
phá.

Năm 1299, một sứ bộ của ta sang Nguyên do Đặng Nhữ Lâm cầm đầu đã bí mật
làm một số việc: vẽ bản đồ các cung điện và vườn thượng uyển, mua các bản đồ và sách
cấm của Trung Quốc, sao chép những văn thư Việt Nam có ở Trung Quốc, ghi chép tình
hình quân sự và cácrừng núi ở biên giới phía bắc. Triều đình nhà Nguyên phát hiện
những việc làm này. Qua đó thấy rằng, nếu như trước kia họ bắt ngay sứ Đại Việt giam
lại, chưa biết đến bao giờ mới cho về, hoặc đem giết, nhưng nay thì không dám. Nhà
Nguyên chỉ cho sứ sang Đại Việt yêu cầu triều đình nhà Trần không để cho sứ sang
Nguyên làm những việc như thế. Sau đó, sứ thần hai nước cứ vài năm qua lại một lần,
hoặc báo cho nhau những tin tứcnhư vua mới lên ngôi, hoặc biếu xén nhau quà cáp.

5. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1314 - 1329

Năm 1314, sứ Nguyên sang ta vẫn rất mực khiêm tốn,kính trọng ta. Bấy giờ vua
Trần Minh Tông mới lên ngôi, cho sứ Nguyên vào tiếp kiến. Khi về nước, sứ Nguyên hết
sức ca ngợi vua Trần là phong thái ung dung phơi phới như thần tiên

Vào năm 1324, vua Nguyên sai sứ sang báo tin là mới lên ngôi và trao cho một
quyển lịch. Năm 1331, khi nhà Nguyên sang báo việc có vua mới lên ngôi, vua Trần sai
sứ sang chúc mừng. Sau này khi sứ Đại Việt sang Nguyên, có người Nguyên hỏi thăm có
phải vua Đại Việt phong thái thanh tú ung dung như thần tiên không, sứ Đại Việt hồ hởi
trả lời: “Đúng như thế. Và đó cũng là phong thái của cả nước tôi vậy”. Có thể đánh giá
rằng, lời đáp của sứ ta nói lên niềm tự hào về dân tộc mình, một dân tộc anh hùng, đã bắt
một kẻ thù cuồng chiến, hung hãn nhất của thời đại phải khuất phục, đảm bảo nền độc lập
11

của nước nhà và nền hòa bình ở Đông Nam châu Á, tước bỏ mọi khả năng xâm lược,
quấy rối của giặc Nguyên ở các vùng khác trên thới giới. Năm 1322, triều đình Nguyên
lại muốn tranh lấn bờ cõi. Triều đình nhà Trần cho Hình bộ Thương thư Doãn Bang Hiến
sang tranh biện. Vua chúa Nguyên đành thôi. Lúc này, triều Nguyên đã suy yếu lắm,
không thể gây đối đầu với ta được.

6. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1330 - 1377

Từ những năm 1340 trở đi, Trung Quốc đại loạn. Khởi nghĩa chống nhà Nguyên
liên tiếp nổ ra. Năm 1354, triều đình Trần Hữu Lượng cho sứ sang cầu thân với triều đình
nhà Trần. Năm 1359, triều đình Chu Nguyên Chương cũng cho sứ sang thông hiếu với
nhà Trần. Trần Hữu Lượng và Chu Nguyên Chương vẫn đánh nhau kịch liệt, chưa phân
được thua. Vua Trần cho Lê Kích Phu đi Trung Quốc “để xem hư thực như thế nào”. Đầu
năm 1361, nhà Hán của Trần Hữu Lượng đóng ở Vũ Xương, cho sứ sang ta xin quân cứu
viện. Vua Trần từ chối. Ý của nhà Trần là không muốn can thiệp vào công việc nội bộ
của Trung Quốc. Năm 1366, nhà Hán của Trần Hữu Lượng sụp đổ. Năm 1367, nhà
Nguyên bị diệt vong. Ngôi thống trị toàn Trung Quốc chuyển sang một triều đại mới là
triều Minh. Trong triều đại mới, chính sách đối nội, đối ngoại sẽ có những thay đổi. Quan
hệ giữa triều Trần ở Việt Nam và triều Minh mới nổi ở Trung Quốc sẽ không bình
thường, phẳng lặng như cuối thời Nguyên. Tháng tư năm 1368, nhà Minh cho sứ Dịch
Tế Dân sang thăm nước ta. Vua Trần cho thị lang Đào Văn Đích sang Trung Quốc đáp lễ.

7. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thời Trần giai đoạn 1377 – 1400

Từ năm 1377, nhà Minh mưu đồ đánh chiếm nước ta, hạch sách đủ điều, bắt cống
nộp nhiều thứ: nộp người, nộp lương thực, nộp súc vật và nộp một số quan hoạn. Trong
khi ấy, ở phương Bắc, nhà Minh bắt đầu dòm ngó Ðại Việt. Năm Giáp Tý (1384), nhà
Minh đánh Vân Nam, đòi ta cấp lương thực, đưa lên Vân Nam cho chúng Minh Thái Tổ
sai sứ sang Ðại Việt đòi cấp 5 ngàn thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam, cùng nhiều
cống phẩm quý giá khác. Nhà Trần phải nhận lời. Các quan lại làm việc vận chuyển
lương thực lên huyện Thủy Vĩ, giáp Vân Nam; nhiều người chết vì lam chướng. Năm
12

1386, chúng đòi nhà Trần nộp cây giống các loại: cau, vải, mít, nhãn. Nhà Trần phải làm
theo, cho người mang cây giống sang Trung Quốc. Nhưng cây không chịu được rét, đi
nửa đường chết khô cả. Nhà Minh cho người sang đòi ta nộp 50 con voi và mở đường
cho quân Minh đi qua vào đánh Chiêm Thành. Nhà Trần phải đặt trạm cấp lương, cỏ suốt
từ Nghệ An tới Vân Nam để đưa 50 con voi cho nhà Minh. Ở ta, cuối tháng hai năm
1400, Hồ Quý Ly lên làm vua lập nhà Hồ thay nhà Trần. Hồ Quý Ly là người rất yêu
nước và rất tự hào về đất nước mình. Như vậy, khi phác họa quan hệ ngoại giao của nước
ta đối với đế chế Trung Hoa thời phong kiến, sử gia Phan Huy Chú đã nói rằng: “Nước
Việt có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa tuy nuôi dân dựng nước có
quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế mà ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu,
xét lý thực phải như thế6

KẾT LUẬN
Tóm lại, trong suốt thế kỷ XIII mà cụ thể là thời nhà Trần từ năm 1226 đến năm
1400 đẫ thể hiện tinh thần đấu tranh vì nước vì dân, vì sơn hà xã tắc và là sợi chỉ xanh
của triều Trần. Ngay từ ngày ấy và cả trước đó nữa, vấn đề dân tộc luôn được đặt lên
hàng đầu. Sự cương trực và tinh thần kỷ luật cao của triều Trần đã góp phần làm nên văn
hiến của Đại Việt trong trị quốc và đánh giặc. Có thể nói, đây là cơ sở để Việt Nam thực
hiện ngoại giao một cách cứng rắn và bản lĩnh đối với Trung Quốc trong giai đoạn từ
năm 1226 đến năm 1400. Đây cũng là thời điểm manh nha cho việc dân tộc ta xoá bỏ các
tục lệ giữa thiên triều – chư hầu như tục cống nạp người vàng và sắc phong để tiến lên
một giai đoạn độc lập, tự chủ hoàn toàn.

6
Phan Huy Chú (1996), Lịch triều hiến chương loại chí – Bang giao chí, bản dịch, Nxb Sử học, Hà Nội, trang 135,
136, 157.
13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO:


1. John S. Guy (1986), Vietnamese Ceramics and Cultural Identity: Evidence from
the Ly and Tran Dynasties, Research School of Pacific Studies, Australian
National University and ISEAS. Tr. 255-269
2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG.TPHCM, Tập bài đọc: Lịch sử
ngoại giao Việt Nam. Phần 1 – Ngoại gia Việt Nam từ thuở dựng nước đến năm
1945, tr.45-108.
3. Trần Nam Tiến, Tập bài giảng Lịch sử Ngoại giao Việt Nam (2 tập), Khoa Quan
hệ Quốc tế lưu hành nội bộ, 2009
4. Trần Văn Cường (2001), Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước
Cách mạng tháng Tám 1945, Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản, Hà Nội,
tr.10-194.
5. Lưu Văn Lợi (2000), Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.23
234.
6. Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng (1993), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên. Tr.
40-52
7. Trần Hưng (2020), Hậu duệ nhà Trần của Đại Việt trở thành Hoàng đế Trung
Hoa?
8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2014), Vấn đề “sách phong” trong quan hệ bang giao
giữa các triều đại Việt Nam và Trung Quốc, Nghiên cứu lịch sử
9. Đào Tiến Thi (2016), Đại Việt thời Trần đã “thoát Trung” như thế nào?, Nghiên
cứu lịch sử.
10. TS. Trần Nam Tiến (2018), Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa nhìn từ vấn đề ‘sắc
phong, triều cống’, ORDI Viện nghiên cứu phát triển phương Đông.
 WEBSITE THAM KHẢO:
14

11. https://nghiencuulichsu.com/2014/01/09/van-de-sach-phong-trong-quan-he-bang-
giao-giua-cac-trieu-dai-viet-nam-va-trung-quoc/
12. https://trithucvn.org/van-hoa/hau-due-nha-tran-cua-dai-viet-tro-thanh-hoang-de-
trung-hoa.html

You might also like