You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP


----------

BÀI THU HOẠCH


MÔN : LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ- TRUNG ĐẠI

Người hướng dẫn: Ts. Lê Đình Trọng

Tên học viên: Trần Thị Dung

Lớp: Địa 3

Bà Rịa, ngày 18 tháng 08 năm 2023


BÀI LÀM:
Câu 1: Nguyên nhân tạo nên sức mạnh của nước Đại Việt thời Trần?
Nước Đại Việt thời Trần tồn tại được 174 năm, gồm 12 đời vua là quốc
gia độc lập, tự chủ và phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên
các lĩnh vực như: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để có được những
thành quả đó, vương triều nhà Trần đã thực hiện nhiều chính sách sáng suốt,
phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ
nước.
Trong việc gây dựng vương triều Trần, người kiến trúc sư nổi bật của
dòng họ này là Trần Thủ Độ. Ông là con người của hành động, thực dụng, có
tính quyết đoán, ưa chuộng võ nghệ, ít bị ảnh hưởng của Nho giáo. Một mặt,
Trần Thủ Độ là người có nhiều khả năng, thủ đoạn để thực hiện những âm mưu
tàn bạo như dùng mưu tiêu diệt nhà họ Lý và buộc những người họ Lý phải đổi
thành họ Nguyễn. Mặt khác ông là người công minh, tận tụy, phò vua giúp
nước, không vì tình riêng ( đối với người thân như vợ, anh ruột) mà quên phép
công.
Về chính trị vương triều Trần đã tiếp nối mô hình của triều Lý nhưng
hoàn thiện hóa các thể chế và đa dạng hóa nền hành chính, đẩy mạnh tập trung
quyền hành hơn. Sau khi tiếp quản triều chính chỉ trong một thời gian ngắn, bộ
máy chính quyền của vương triều Trần được củng cố, kiến toàn thống nhất từ
trung ương đến địa phưng theo bốn cấp: Triều đình trung ương; lộ, trấn; phủ,
huyện , châu; hương, giáp hoặc xã. Cùng với đó, bộ máy chính quyền địa
phương cũng được nhà Trần sắp xếp thống nhất và quy cũ hơn. Năm 1242, nhà
Trần cho gộp 24 lộ của thời nhà Lý thành 12 lộ ( riêng vùng Kinh thành Thăng
Long được coi như một phủ đặc biệt), đứng đầu mỗi lộ là một An Phủ Sứ, dưới
lộ là cấp phủ, châu, huyện, cuối cùng là chính quyền cấp xã được nhà Trần quản
lí chặt chẽ với các chức Đại Tư Xã và Tiểu Tư Xã, tương đương với hàm Ngũ
phẩm và Lục phẩm. Về danh hiệu các quan có sự khác biệt so với nhà Lý là
triều Trần đã quy định về phẩm trật và lương bổng cho quan chức 10 năm thăng
một hàm, 15 năm thăng một chức. Năm 1230 nhà Trần ra bộ “ Quốc triều thông
chế”, các quy định của bộ hình luật này có kỉ cương hơn, hoàn chỉnh hơn và phù
hợp với tình hình mới.
Ngoài việc tổ chức, củng cố bộ máy nhà nước, vương triều Trần rất coi
trọng binh pháp và kỹ thuật quân sự. Năm 1253, Trần Thái Tông lập Giảng Võ
đường để các võ quan tập trung học hỏi binh pháp, rèn luyện võ. Năm 1267,
quân đội- quân cấm vệ ở kinh đô và quân đồn trú ở các lộ được chia thành các
Quân và Đô ( mỗi Quân 2400 người ) đông tới hàng chục vạn. Khi hòa bình,
quân số không quá 10 vạn và quân lính cũng phải thực hiện chế độ “ Ngụ binh
ư nông” như thời Lý, luân phiên về quê làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhà
Trần ý thức được tầm quan trọng chính trị- quốc phòng của hệ thống sông nước
nên việc xây dựng thủy quân cũng được chú trọng.
Về luật pháp, cũng giống như nhà Lý, dưới thời Trần đã tồn tại song song
hai hình thức pháp luật: luật hành văn do Nhà nước ban hành và luật tục trong
các làng xã. Theo tinh thần “ Vương độ khoan mãnh” ( đức độ nhà vua vừa
khoan dung vừa nghiêm khắc), luật pháo nhà Trần vừa hàm chứa hàm chứa
những quan điểm thân dân vừa tỏ ra hà khắc đối với một số trọng tội. Pháp luật
thời Trần bảo vệ nghiêm ngặt chính thể quân chủ và chế độ đẳng cấp, bảo vệ
quyền tư hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất của người dân, tuy nhiên trong các
làng xã dân chúng vẫn tuân theo các phong tục cổ truyền, các bô lão giữ vai trò
dàn xếp và xét xử.
Về xã hội, cấu trúc xã hội thời nhà Trần được phân chia thành các tầng
lớp: Vua và Thái Thượng hoàng; quan lại, quý tộc, tôn thất; bình dân (nho sĩ,
nông nô, thợ thủ công, thương nhân,…) và gia nô, nô tì. Các vua Trần thời kỳ
đầu khởi nghiệp đều là những người gần dân, thương dân và thực lòng chăm lo
đời sống của nhân dân. Chính sách thân dân của nhà Trần là vấn đề cốt yếu,
nhằm “khoan thư sức dân”, cố kết cộng đồng, tạo thành sức mạnh tổng hợp
chiến thắng kẻ thù, chống chọi với thiên tai, giữ yên triều chính để xây dựng và
phát triển đất nước. Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông -
những vị vua anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, có
trình độ học vấn uyên bác, thâm sâu, luôn quan tâm xây dựng mối đoàn kết,
thống nhất trong cả nước, là những người thể hiện rõ nhất chính sách thân dân
của vương triều nhà Trần. Sở dĩ được như vậy, bởi những vị vua này từng đồng
cam, cộng khổ với tướng sĩ và nhân dân, cùng xông pha trận mạc và kiến thiết
đất nước, nên thấu hiểu mỗi chiến thắng có được trong chống giặc ngoại xâm
hay mỗi thành tựu đạt được trong xây dựng đất nước đều phụ thuộc vào lòng
dân có theo hay không theo.
Tầng lớp quan lại, quý tộc, tôn thất thời Trần đều là bề tôi của nhà Vua,
có vị trí quan trọng thứ hai trong bộ máy chính quyền phong kiến. Đây là chỗ
dựa căn bản để nhà Vua trị vì đất nước: “Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan,
người giỏi thì nước trị, người xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước sở
dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng quân tử, bị mất nước là vì dùng tiểu nhân”.
Thời kỳ đầu khởi nghiệp, những chức vụ quan trọng trong triều đều do tôn thất
nhà Trần nắm giữ, hàng ngũ quan lại xuất thân theo con đường khoa cử còn ít.
Tuy nhiên, từ khoảng nửa sau thế kỷ XIII, nhà Trần mở rộng khoa cử, những
người có trình độ, học vấn, đỗ đạt làm quan ngày càng nhiều và các vị trí quan
trọng trong chính quyền nhà Trần lúc này không chỉ có vương tôn, quý tộc, mà
còn có quan lại, nho sĩ thông qua thi cử đảm nhiệm. Mặc dù đội ngũ quan lại,
quý tộc, tôn thất nhà Trần là bộ phận chủ yếu của hệ thống chính quyền lúc bấy
giờ, nhưng đây lại là tầng lớp trẻ, nhiều sức sống, đang đà phát triển, có điều
kiện phát huy được thế mạnh và chưa bộc lộ yếu điểm. Chính điều này đã tạo
nên một xã hội ổn định và trong chừng mực nhất định có thể gọi là “lành mạnh”
của giới cầm quyền, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc, chế độ và
giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong nước, bang giao với nước ngoài, hạn
chế các cuộc chiến tranh. “Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó
buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập,
hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử
sách, trên không hổ với trời, dưới không thẹn với đất”4.
Về kinh tế, dưới thời nhà Trần chú trọng phát triển thái ấp, điền trang.
Các tôn thất nhà Trần, ngoài việc nắm giữ những chức vụ trọng yếu trong triều,
còn được nhà Vua giao trọng trách đi trấn trị các nơi hiểm yếu và có quyền lực
lớn ở những vùng mình trấn trị. Những vương hầu, tôn thất khi thực hiện nhiệm
vụ thì được ban thái ấp, điền trang và có phủ đệ riêng. Quy mô thái ấp, điền
trang của các vương hầu, tôn thất tỷ lệ với cấp hàm và phẩm tước được phong.
Vậy nên, nhiều thái ấp, điền trang có đến hàng nghìn mảnh ruộng, hàng vạn gia
nô, nô tì. Đặc biệt, lực lượng gia nô, nô tì trong thái ấp, điền trang, bên cạnh
việc thực hiện các nhiệm vụ lao động sản xuất, nô dịch cho những người chủ
của mình, còn được huấn luyện, biên chế thành đội ngũ, trở thành quân của từng
vương hầu, quý tộc, sẵn sàng tham gia bảo vệ trị an và đánh giặc giữ nước. Có
thể thấy, sự phát triển thái ấp, điền trang của vương triều nhà Trần là nét nổi bật
của việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bố phòng đất nước lúc bấy
giờ và sự kết hợp đó có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm cũng như phát triển đất nước.
Dưới thời nhà Trần, mặc dù giữa các tầng lớp có sự phân biệt về địa vị
chính trị, quyền lợi kinh tế, trách nhiệm xã hội,… thế nhưng nó lại không tạo hố
sâu ngăn cách quá rạch ròi, xơ cứng. Nhờ chính sách thân dân sáng suốt của các
vua Trần, các tầng lớp nhân dân không phân biệt sang hèn, khi đất nước thanh
bình thì nỗ lực cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp xây dựng, phát
triển đất nước; khi đất nước lâm nguy, thì mọi tầng lớp trong xã hội đoàn kết
cùng nhau, dưới sự lãnh đạo của triều đình tạo nên sức mạnh tổng hợp, kiên
quyết chống ngoại xâm, bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Những quyết sách sáng suốt
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của vương triều nhà Trần đã đưa Đại
Việt trở thành một quốc gia văn minh, thịnh vượng.
Câu 2: Đóng góp và hạn chế của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam?
Triều nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của Việt
Nam. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm với 13 vị vua. Các đời vua nhà Nguyễn
gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến
Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại.
Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử đã có những đóng góp to lớn
trong sự phát triển toàn diện thịnh vượng mở rộng diện tích bờ cõi của nước ta
thời bấy giờ. Tuy nhiên , vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Về thành tựu, các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã có những cống
hiến to lớn như:
Mở rộng lãnh thổ về phía Nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác
lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới, trên cơ sở đó thống nhất quốc gia
trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay bao gồm cả
đất liền và hải đảo.
Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân
chia Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất,
Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên
lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam hiện
đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Dưới
thời Nguyễn, khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập
từ bắc chí nam, tương đương với khu vực biển, đảo của chúng ta hiện nay, đó là
vùng biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với các đảo
ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa. Triều Nguyễn là một
vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về
một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tiến bộ về mặt quản
lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận
hành của bộ máy Nhà nước tổ chức rất quy củ.

Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ
bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này rải rộng trên cả nước từ Bắc
chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng động các thành
phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiệt xuất tiêu biểu cho trí tuệ và
tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị
mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An.
Cùng với việc ghi nhận và tôn vinh những công trạng sáng chói trong lịch
sử dân tộc Việt Nam thì Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn vẫn còn tồn tại
những hạn chế của thời kỳ lịch sử này như:

Thứ nhất, về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong vấn đề để mất nước. Có
ý kiến cho rằng, các sử gia miền Bắc đã có những đánh giá vô cùng gay gắt, quy
trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn
Ánh đã “ cõng rắn cắn gà nhà” ( cầu viện Pháp) và Tự Đức “ bán rẻ đất nước”
cho thực dân. Ngay cả sử gia Pháp Gosselin cũng cho rằng các vua Nguyễn phải
chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước An Nam, đánh giá
triều Nguyễn là một chính quyền mù quáng. Tuy nhiên, cũng có những nhận
định mang tính công tâm hơn và cũng là xu thế đánh giá chủ đạo hiện nay.
Trong “ Việt Sử tân biên”, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam rơi vào tay thực
dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí của Việt Nam
quá thấp kém so với người Pháp.

Trong bối cảnh thế kỷ XIX, canh tân đất nước là một yêu cầu bức xúc
ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Trên bình diện thế giới, khi các nước
phương Tây đã bước vào thời đại phát triển tư bản chủ nghĩa và văn minh công
nghiệp thì tình trạng tiền tư bản và tiền công nghiệp của Việt Nam và phương
Đông nói chung đã bộc lộ sự chậm tiến, sự lạc hậu so với thời đại. Đây là mặt
hạn chế lớn của triều Nguyễn.

Không những không thực hiện canh tân đất nước theo xu hướng tiến bộ,
nhà Nguyễn còn có những chính sách sai lầm , đặc biệt là những vấn đề cấm
đạo và tàn sát người công giáo. Chính sách này chẳng những tạo cái cớ hợp lí để
Pháp nổ súng xâm lược mà còn phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Không những
thế, chính nội tại nhà Nguyễn đã không thể thông nhất phương hướng, chia
thành 2 phe chủ chiến và chủ hòa.

Với những đóng góp và hạn chế kể trên thì các chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn vừa là tác nhân vừa là một trong những sản phẩm của xã hội Việt
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1. PDF
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Nxb KHXH, H. 1998, tr. 18.
3. Thơ văn Lý Trần, Toàn tập, Tập 1, Nxb KHXH, H. 1977, tr. 462.
4. Tiến trình Lịch sử Việt Nam
5. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Nxb KHXH, H. 1998, tr. 49.

You might also like