You are on page 1of 4

VƯƠNG TRIỀU LÊ SƠ

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1


- Nhà Lê sơ thành lập khác hẳn so với sự thành lập của các vương triều trước đó, nó thoát thai từ một cuộc
khởi nghĩa toàn dân to lớn, lật đổ ách thống trị của ngoại bang, khôi phục lại độc lập dân tộc, nối lại
quốc thống.
- Phục hồi quốc thống được gọi là công lao của mọi công lao.
- Ngay sau khi thành lập, Lê lợi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở toang cánh cửa triều đình để
cho mọi tầng lớp cũng như các công thần của vương triều trước.
- Ngai vàng của nhà Lê sơ được đúc nên từ xương máu của cuộc kháng chiến lớn do vậy không thể tiếp tục
chế độ quân chủ quý tộc.
- Lê sơ được coi là vương triều đa tộc ngay từ khi thành lập, có rất nhiều cá nhân thuộc nhiều dòng họ khác
nhau. Đây là bước tiến bộ của vương triều Lê sơ, nhưng cũng là điểm yếu, tử huyệt của vương triều
này. Vì sau này sẽ dẫn tới tình trạng tranh giành quyền lực cực kì sâu sắc trong nội bộ chính quyền.
- Vì thành tựu huy hoàng của thời kì đầu, nên vương triều này có sự tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử, nhờ
ánh hào quang chói lọi ấy. Nếu như các vương triều khác khi suy vong rồi biến mất thì các vị vua
vương triều Lê sơ khi bị lật đổ rồi lại được đưa lên nắm quyền. Các thế lực lớn mạnh cuối triều đại
muốn vươn lên vị trí cao trong chính quyền đều phải giương lên ngọn cờ “phù lê diệt mạc”, “phù lê diệt
trịnh”,...
- Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê như một bộ máy chính quyền thu nhỏ của phương Bắc – nhà Tống; đến nhà
Trần, tình huống trở lên khác biệt, nhà Tống sụp đổ, nhà Nguyên đi lên, nhưng lại không chú trọng học
tập bộ máy chính quyền của nhà Nguyên. Do Trần và Nguyên là hai kẻ thù lớn của nhau, và đặc biệt
Nguyên là một vương triều ngoại tộc của Trung Quốc với nguồn gốc là dân du mục, Trần coi mình là
một dân tộc văn hiến còn Nguyên là man rợ. Chính vì vậy, nhà Trần nhìn chung vẫn theo mô hình nhà
Tống kết hợp với nhiều yếu tố của nhà Đường, đặc biệt là hệ thống quan chế (rất nhiều chức quan nhà
Trần có nguồn gốc từ nhà Đường)
- Đến khi Lê sơ thành lập, câu hỏi lớn về mô hình nhà nước lại được đặt ra. Về cơ bản, Lê Lợi không học
tập mô hình của nhà Minh mà chỉ cải biến mô hingf của Lý Trần cho phù hợp và thêm một vài yếu tố
mới. Tuy vậy, dù muốn hay không, nhà Lê phải chấp nhận 1 thực tế: (1) so với các vương triều trước
đó, mô hình của nhà Minh có sự tiến bộ và hoàn chỉnh vượt trội, tiêu biểu như chế độ khoa cử, chế độ
quân điền, chính sách khai hoang, bộ máy hành chính,... những thứ trên, nhà Minh đã tạo nên 1 bộ máy
vượt trội nhằm phục vụ lợi ích dân tộc; (2) trong hai mươi năm cai trị, nhà Minh ồ ạt truyền bá các yếu
tố văn hóa, văn minh Hán vào Giao Chỉ, với những dấu ấn nổi bật như Nho giáo 2, mở rộng trường học,
phong tục tập quán. Như vậy, cơ tầng văn hóa, xã hội Đại Việt đã bị biến dạng nghiêm trọng trong thời
kì nhà Minh đô hộ. Sau này, Lê Thánh Tông lên ngôi, khi không còn coi nhà Minh là kẻ thù nữa, ông
đã học hỏi những tiến bộ đó của nhà Minh; (3) khi nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, có vẻ như
mọi việc đã an bài và sử cũ ghi lại một thực tế chua xót: “kinh lộ phần nhiều theo giặc” – một bộ phận
lớn cư dân khu vực đồng bằng sông Hồng đã chấp nhận làm quận huyện của chính quyền nhà Minh.
Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi ở khía cạnh nào đó có thể là sự quật khởi của “trại lộ” khi không chấp
nhận sự đô hộ của chính quyền phương Bắc. thắng lợi của KN Lam Sơn và vương triều Lê Sơ chính
thức xác lập 1 hiện tượng chính trị đặc biệt trong lịch sử quân chủ VN từ cuối thế kỉ XIV trở về sau, lực
lượng nắm chính quyền thống trị đất nước hầu hết là người đến từ “trại lộ” – châu Ái. Có vẻ như đang
tồn tại hai mâu thuẫn lớn giữa khối đại thần, công thần của vùng Thanh Nghệ với ĐB Sông Hồng, mâu
1
Thay vì dùng từ “chế độ phong kiến” cho Việt Nam thì phải nói là thời kì “quân chủ độc lập” để phân biệt với hình thái xã hội ở
châu Âu
Văn minh được ra đời nhờ 3 yếu tố: đô thị, nhà nước, chữ viết.
Sự khác nhau giữa sự trung hưng giữa nhà Lê và nhà Nguyễn: nhà
2
Tính chính danh của Nho giáo giúp bình định lòng dân
thuẫn ấy lúc mạnh, lúc nhạt, nhưng sự thật hiển nhiên là hàng loạt công thần đã phải chết tức tưởi, tạo
nên bi kịch lớn nhất của nhà Lê sơ sau khi thành lập, đó là việc giết hại công thần và các công thần giết
hại lẫn nhau, một điều hiếm thấy ở các vương triều trước. Đặc biệt, những công thần bị giết, phần lớn ở
khu vực đồng bằng sông Hồng. Những công thần phía Thanh Nghệ hầu hết thiên về “võ biền”, bởi thế
khi lên ngôi, những vị vua “võ biền” này thường mời những vị “văn nhân” vào triều đình.
- Khi Lê Thánh Tông lên khôi, những bi kịch này về cơ bản mới dịu bớt và khi Lê Thánh Tông nằm xuống,
“căn bệnh cũ” của nhà Lê sơ lại tái phát, có vẻ như nhà Lê sơ gặp lỗi nghiêm trọng về “hệ điều hành”,
mặc dù vị vua số 1 trong lịch sử Việt Nam đã cố gắng thiết lập một mô hình hoàn bị nhất, chỉn chu
nhất.
II. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỚN
- Dưới thời Lê sơ, đặc biệt dưới thời của Lê Thánh Tôn, Đại Việt trải qua những thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh
vực, gần như chuyển hẳn sang một phiên bản mới – “Đại Việt 2.0”. Cụ thể, từ Lê Thái Tổ đến Thái Tông,
Nhân Tông, nhì chung mô hình của nhà lê không có gì thay đổi lớn, vẫn dựa trên mô hình của bộ máy Lý,
Trần, Hồ trước đó và có cải biến ít nhiều. Lê Lợi là người nặng tính võ biền, có vẻ tài năng đã trổ hết ra trong
khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi mắc vào một hạn chế là đa nghi và hiếu sát. Thái Tông, Nhân
Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, người 9 tuổi, người 2 tuổi, do vậy dẫn đến tình trạng ấu chúa, quyền lực phần
lớn nằm trong tay mẹ vua, họ ngoại của vua hoặc các địa thần, công thần có nhiều quyền lực, do vậy Đại Việt
sau ngày Lê sơ thành lập có vẻ bình yên và thịnh vượng, nhưng thực ra đã tan tác ở bên trong, một vương triều
đầy rẫy những âm mưu, thủ đoạn, phe cánh và đặc biệt là những rối loạn về ngôi báu. Thái Tông có vẻ là
người tài đức, nhưng sau này lại qua đời một cách vô cùng bi kịch: mất ở ngoài cùng điện – điều tối kị; mất vì
quá sức với một người phụ nữ là vợ của bề tôi; mất và kèm theo một vụ án trấn động – Lệ Chi viên – một cái
cớ, kịch bản hoàn hảo để tiêu diệt Nguyễn Trãi, là biểu hiện của mâu thuẫn giữa khối quyền lực Thanh – Nghệ
với đồng bằng sông Hồng.3
- Nhân Tông lên ngôi, do còn quá nhỏ, nhiều năm trời không nắm được quyền lực. Đến khi trưởng thành lại
phải chịu một bi kịch lớn lao – vụ án Lê Nghi Dân. Nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ việc Lê Thái Tông làm một
việc đại kị trong việc truyền ngôi – bỏ con trưởng, lập con thứ 4. Lê Bang Cơ được đưa lên làm Hoàng Thái Tử,
Lê Nghi Dân bị giáng chức, nên 1459, Lê Nghi Dân trèo tường vào cung điện giết vua (Lê Nhân Tông - em
ruột) để tự lập làm vua. Gần một năm sau đó, một số công thần hàng đầu như Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng
phải tổ chức “phản đảo chính”, bắt giết được Lê Nghi Dân. Bài toán hóc búa của việc lập vua lại được đặt ra,
các công thần có ý tôn Lê Tư Thành lên ngôi vua, nhưng lại sợ kịch bản cũ xảy ra nên phải ủng hộ Lê Khắc
Xương. Nhưng không thành công nên lại phải đưa Lê Tư Thành, mới 18 tuổi lên làm vua, ông trở thành vị
Hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, một chương mới của Đại Việt chính thức bắt đầu: bình yên và thịnh
vượng. Vì lo ngại kịch bản cũ xảy ra, Lê Lăng và Hoàng tử Lê Khắc Xương lần lượt bỏ mạng.
- Lê Thánh Tông khác với các vị vua khác ở chỗ: lên ngôi khi đã trưởng thành (18 tuổi), văn võ song toàn, được
học hành từ rất sớm, giỏi thơ văn, kinh điển, “tay không lúc nào rời quyền sách”, vua có tố chất thông minh,
sáng dạ, quyết đoán, bản lĩnh nhưng cũng rất nhân từ, khảng khái; có giai đoạn tuổi thơ sống trong nhân gian
nên có sự đồng cảm, thấu hiểu dân chúng; khi Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460, các công thần đã trong tình
trạng già yếu, qua đời, không còn những người quyền lực to lớn, Lê Thánh Tông có những thay đổi, cải cách
to lớn:
+ Về chính trị: bỏ bớt các chức quan đại thần, đồng thời giảm bớt vai trò, quyền lực của họ; bỏ bớt các chức
chức quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, nhà vua trực tiếp kiểm soát, điều hành mọi việc, toàn bộ
công việc triều đình giờ đây tập trung về Lục bộ. Như vậy, nhà vua thời lê sơ có quyền lực rất lớn, trực tiếp xử
lí mọi việc, không còn phụ thuộc vào đại thần, đây là điểm tiến bộ, nâng cao chính xác chuyên chế của triều
đình, nhưng nếu chọn phải vị vua không giỏi thì mọi việc triều chính trở lên rối ren, loạn lạc

3
Đặc điểm nổi bật của LSVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XX mang đậm tính thăng trầm, nhiều biến động. Trong vòng 10 thế kỉ, có
đến 14 triều đại nối tiếp nhau cai trị.
4
Nguyên tắc quan trọng trong truyền ngôi dưới thời quân chủ: trọng nam, trọng trưởng, trọng đích (con người vợ cả)
Bên cạnh Lục bộ sẽ có Lục khoa tương ứng với vai trò giám sát, đàn hặc (vạch ra và phê phán những việc
sai trái), điều ấy sẽ hạn chế sự lộng quyền của các quan lại Lục bộ. Ngoài ra còn có Lục tự, chuyên giải quyết
những công việc đặc thù như: Thái thường tự, Quang Lộc tự, Đại lý tự,...
Tất cả những cơ quan trên là những cơ quan thừa hành cùng các cơ quan chuyên môn được thiết lập:
Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, Thái Y viện, Khâm Thiên Giám,...
Ở địa phương, cả nước chia thành các đạo thừa tuyên (tương đương cấp tỉnh, là đơn vị hành chính lớn
nhất). Đứng đầu là 3 cơ quan: Đô ty (phụ trách quân sự), Thừa ty (hành chính, thuế khóa) và Hiến Ty (xét xử,
tuần hành). Ba cơ quan này do 3 chức quan khác nhau đứng đầu, có sự giám sát và ràng buộc lẫn nhau, nên
không cơ quan nào dám phạm sai, 3 chức quan trên và các đạo thừa tuyên không có 1 chức quan đứng đầu bao
quát toàn bộ, các chức quan đứng đầu địa phương sẽ nắm trọn quyền lực về từng mảng cụ thể. Triều đình còn
lập ra 1 hệ thống giám sát quan lại và báo cáo với triều đình.
Bên dưới là các phủ, huyện, châu và đặc biệt là xã. Các xã được thành lập theo quy mô dân số thống nhất và
theo quy định của triều đình, xã trưởng do dân bầu nhưng phải được quan trên phê duyệt, xã trưởng phải đáp
ứng yêu cầu có học và đạo đức, phải đạt từ 30 tuổi trở lên. Như vậy, tính tự trị của làng xã đã bị suy giảm rõ
rệt, tính trung ương tập quyền hiện lên.
Khoa cử chính thức được sử dụng như phương thức chủ đạo trong tuyển chọn quan lại, tạo ra một chính quyền
mà những người đứng đầu hầu hết là tinh hoa của xã hội thay vì quý tộc. Đến khi này, quý tộc không có nhiều
quyền lợi như trước, không giữ những chức tước lớn, không được lập quân đội riêng,...Đó là sự học hỏi mô
hình chính trị của nhà Minh.
+ Về luật pháp: đặt ra một hệ thống luật pháp vững chắc như Luật Hồng Đức, Quốc triều hình luật. Thay
đức trị, nhân trị thành pháp trị, xã hội vận hành trên cơ sở luật pháp
+ Về tư tưởng: không còn trọng Tam giáo đồng nguyên mà chỉ còn sùng Nho trọng Đạo, độc tôn Nho
giáo, lấy Nho giáo làm ý thức hệ tư tưởng duy nhất. Không chỉ nho giáo hóa đời sống cung đình, mà còn nho
giáo hóa về đời sống gia đình, viết ra những văn bản hệ tư tưởng nho giáo, hàng tháng đem ra cho xã trưởng
giảng cho dân nghe.
+ Chính sách ruộng đất: phép quân điền, ban cấp ruộng đất cho mọi hạng quan dân trong xã hội từ tam
phẩm, tứ phẩm đến binh lính, dân đinh, người thường, cô nhi, quả phụ, người tàng tật, người ngoại quốc sang
sinh sống ở đây đều được cấp ruộng. Kết hợp với công lao khôi phục cuộc thống, nền móng vững chắc trong
lòng nhân dân đã được xây nên vững chắc, để triều đại này tồn tại lâu bền trong tiến trình lịch sử và trong lòng
tin nhân dân.
 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông từ nửa sau thế kỉ XV đã đưa đến sự xác lập của thể chế quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo.
+ quân chủ: vua đứng đầu.
+ chuyên chế là sự tập trung quyền lực vào tay của nhà vua, đối lập với cộng hòa
+ trung ương tập quyền là quyền lực tập trung về trung ương, để phân biệt với tản quyền, phân quyền
+ mang tính quan liêu: trong tiếng Hán, đây là từ ghép giữa “quan” và “liêu”. Trong đó “quan” tức là quan
chức, “liêu” tức là liêu thuộc, giúp việc. trong tiếng anh, quan liêu có nghĩa là tình trạng 1 tổ chức, 1 công
ty, một nhà nước có rất nhiều chức vụ và hệ thống nhân sự đông đảo nhiều tầng lớp. Thứ ba, quan liêu
thường chỉ phong thái làm việc, thái độ làm việc nặng tính giấy tờ, hành chính, nặng về hạch sách, thể hiện
quyền lực, thích ra oai, ra uy. Thứ tư, còn chỉ tính chất của 1 bộ máy ko hiệu quả, xử lý công việc kém, tốn
nhiều thời gian công sức, qua rất nhiều khâu đoạn.
Trong trường hợp này, tính chất của bộ máy nhà nước Lê sơ ứng hoàn toàn với nghĩa thứ 1 và 2 của từ
quan liêu. Từ đây, Nho sĩ bước lên vũ đài chính trị thay cho vị trí của sư tăng. Giờ đây, bộ máy quan lại trở
nên vô cùng đông đảo, kiểm soát gần như toàn bộ đời sống xã hội.
+ chịu ảnh hưởng của mô hình nhà minh, Đại việt trở thành 1 hình ảnh thu nhỏ của Trung Hoa, chuyển từ
sự cân bằng giữa bản địa và ngoại lai, cân bằng giữa nam – bắc, đi hẳn sang quỹ đạo phương bắc và mặt
mô hình phát triển. Nếu các triều đại trước đi theo mô hình của các triều đại trước đi theo mô hình của
Tống, Đường, giờ đây nó rẽ hẳn sang phía Minh.

ĐÁNH GIÁ VƯƠNG TRIỀU LÊ SƠ


1. Tính chất Bộ máy nhà nước
- Tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan
- Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa thời Lê sơ
- Tạo ra khuôn mẫu, mô hình mẫu mực cho các triều đại sau đó
- Cần chú ý đến những nét chính của Bộ luật Hồng Đức: lần đầu tiên nước ta có bộ luật hoàn chỉnh, chặt
chẽ và tiến bộ (đề cao quyền lợi phụ nữ, chú trọng bảo về sản xuất, mùa màng, môi trường, bảo vệ lợi
ích số đông, tạo ra tiến bộ xã hội, chú trọng vào tính chất pháp trị, cai trị pháp luật dựa trên pháp luật)

CỤC DIỆN NỘI CHIẾN VÀ CHIA CẮT


Đại Việt từ thế kỉ X thế kỉ XV là kỉ nguyên của ngoại đấu, từ XVI trở về sau lâm vào tình trạng nội tranh,
bắt đầu từ sự suy yếu của nhà Lê, đặc biệt sau khi Lê Thánh Tông nằm xuống. Hay nói cách khác, ngôi
nhà mà Lý Trần xây dựng cho Đại Việt chỉ là ngôi nhà tranh vách nứa nhưng lại tồn tại lâu dài với thời
gian, còn ngôi nhà Lim do Lê Thánh Tông xây dựng lại mau chóng sụp đổ trong một thế kỉ.
Nhà Lê sơ suy yếu vì nhiều lí do, nhưng lý do quan trọng là tính chất đa tộc đã khiến cho nội bộ triều đình
này thường xuyên xyar ra mâu thuẫn, bất đồng. Và khi có Hoàng đế tài giỏi thì mâu thuẫn hướng đông sẽ
là chủ đạo, ngược lại, khi đất nước không có minh quân thì hướng bị động nổi lên, đó là điểm yếu chí tử
của nhà lê sơ. Nhưng nhà Lê sơ có 1 công lao và dấu ấn to lớn với đất nước, về sau có rất nhiều thế lực
cùng nhau góp sức để tiêu diệt những thế lực uy hiếp đến quyền lợi của nó.
Vương triều đáng tiếc nhất và cũng là vương triều đáng thông cảm nhất trong lịch sử Việt Nam có lẽ là
nhà Mạc. Hành động soán ngôi của Mạc Đăng Dung có lẽ đáng để thông cảm do đất nước thời kì ấy đã
trở nên suy yếu khủng hoảng; hành động được coi là đầu hàng nhà Minh được xảy ra trong tình trạng thù
trong giặc ngoài, trên đe dưới búa, lưỡng đầu thọ địch, do vậy nhà Mạc bắt buộc phải làm điều đó để
tránh đất nước đi vào vết xe đổ của Hồ Quý Ly. Hành động bị các sử gia phê phán của nhà Mạc là việc cắt
đất cho phương Bắc, đây thực chất là hành động trả lại đất cho Trung Quốc chứ không phải cắt đất của
nước ta dâng cho ngoại bang.

You might also like