You are on page 1of 13

LÝ –TRẦN –LÊ

PHẦN I : NHÀ LÝ
BÀI 1: SỬ CHÉP LÝ THƯỜNG KIỆT LÀ THÁI GIÁM

Gần đây có dư luận cho rằng sử nước nhà không hề Thái úy Lý Thường Kiệt là hoạn
quan được. Kỳ thực mấy pho sử đều chép rất kỹ về việc này.
Toàn thư và Cương mục đều chép: “Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung
làm Hoàng môn chi hậu theo hầu Thái Tông.”
Đúng là đoạn này cũng như toàn bộ phần Lý kỷ không chép rõ Lý Thường Kiệt là
Thái giám. Tuy nhiên, bên dưới vẫn có nhắc lại tường minh.
Toàn thư và Cương mục chép việc Phạm Ứng Mộng:
“Mùa đông, tháng 10, ban tiền cho Phạm Ứng Mộng, bảo tự hoạn để vào hầu.
Trước đó, vua nằm mơ đi chơi thấy thần nhân chỉ một người bảo vua: Người này có thể
làm hànnh khiển.
Tỉnh dậy, không biết là người nào. Một hôm tan buổi chầu, vua ngự ra ngoài thành,
thấy một người con trai theo học ở cửa nam thành, hiành dáng giống hệt người trong
mộng, Vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối giống như những lời trong mộng.Vua muốn
trao cho chức hành khiển, nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban tên
là Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức hành khiển. Đó là bằt chước lệ cũ của triều
Lý, dùng Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiến vậy.”
Thế đủ thấy sử chép việc Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến tịnh thân nhập cung là
có thực.
Lại nữa, chức quan Hoàng môn chi hậu lại là cách viết khác của chức Chi hậu hoàng
môn. Đây là chức quan của hoạn quan đời nhà Tống bên Trung Quốc, chức quan ban đầu
gọi là Chi hậu điện đầu, đến năm Chính Hòa thứ 2 thì đổi thành Chi hậu hoàng môn.
Hoạn quan nhà Tống phân thành hai ban: Chi hậu ban và Nội thị ban. Cho nên chỉ nhìn
cái quan danh có chữ Chi hậu là biết chức quan của Thái giám.
Lại xét Đại Nam thực lục - đệ nhị kỷ chép lời bàn của vua Minh Mạng: “Ất Mùi,
Minh Mệnh năm thứ 16... Tựu trung Lý Thường Kiệt nhà Lý tuy ưu việt về phần võ lược,
nhưng xuất thân từ hoạn quan.”
Thế thì việc Lý Thường Kiệt là thái giám / hoạn quan, sử sách các đời đều chép cả.
Con người ta quý ở cái tâm, cái sự nghiệp với đất nước, với dân tộc chứ không phải vì
khiếm khuyết thân thể mà thành vùi lấp. Lý Thường Kiệt dám xả thân để lo việc nước,
lại càng đáng khâm phục hơn.
Tác Giả : TO NHU đăng trên GOCKHUATSUKY.
PHẦN III : NHÀ LÊ
BÀI 1: LÊ THÁI TỔ HỌC THEO NHÀ TRẦN VỀ MÔ HÌNH THÁI
THƯỢNG HOÀNG?

Khởi đầu từ năm 1429, Lê Lợi phong cho 2 con là Tư Tề và Nguyên Long:
Toàn thư - Bản kỷ 10 chép: “Kỷ Dậu, năm thứ 2... Ngày mồng 7, sai Nhập nội kiểm
hiệu bình chương sự Lê Vấn, Nhập nội đại tư mã Lê Ngân, Nhập nội thiếu phó Lê Văn
Linh mang kim sách lập Hữu tướng quốc Khai quân công Tư Tề làm Quốc vương, giúp
coi việc nước.
Sai Nhập nội tư khấu Lê Sát, Tư không Lê Nhân Chú, Nhập nội tư mã Lê Lý, Nhập
nội thiếu úy Lê Quốc Hưng mang kim sách lập Lương quận công Nguyên Long làm
Hoàng thái tử.”
Ở đây ta thấy có một điểm gợn, đó là ngôi vị Quốc vương của Tư Tề là thế nào? Có
thể rất nhiều người nghĩ việc này bình thường, cha là Hoàng đế thì phong vương cho các
con, và chọn một người lập làm Thái tử. Có vẻ như địa vị của Tư Tề là ở dưới Nguyên
Long. 
Nhưng sự thực không đơn giản như vậy, bởi...
1. Sinh thời Lê Lợi chưa từng xưng đế
Toàn thư chép: “Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (1428)... Mùa hạ tháng 4...
Ngày 15, vua lên ngôi (nguyên văn “đế tức vị”) ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là
Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (tức là thành Thăng
Long.”
Ở đây, “đế” là chỉ Lê Thái tổ vì sau khi ngài mất được tuy tôn là Hoàng đế chứ
không hề mang nghĩa “lên ngôi đế”.
Toàn thư lại chép: “Ngày 20... Khi có chiếu lệnh đại xá đều xưng là Thuận Thiên
Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam Sơn động chủ.”
Lê Lợi chỉ xưng Đại vương chứ không làm Hoàng đế. Tới đây hẳn sẽ có người đặt
nghi vấn là sử chép nhầm hai chữ đại vương. Tiếc là ko có nhầm lẫn gì ở đây cả. Thông
sử và sau Cương mục cũng chép rõ ràng: “Bầy tôi dâng biểu khuyên mời lên ngôi Hoàng
đế cho vị hiệu được chính thức. Nhà vua ban sắc dụ rằng: ‘Các vua Vũ, Thang, Văn, Võ
ngày xưa công đức lớn là thế, vậy mà chỉ xưng là vương thôi, huống chi trẫm nay, công
đức nhỏ mọn mong manh, dám đâu nói đến Hoàng đế làm một tôn hiệu to tát?’”
Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong dòng chảy lịch sử nước ta, một vị vương
đặt quốc hiệu và niên hiệu.
Và sau khi mất, ngài mới được đặt “miếu hiệu là Thái tổ, dâng tôn hiệu là Thống
Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng
Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế.”
2. Nếu Lê Lợi chỉ là Đại vương thì việc phân phong Tư Tề và Nguyên Long là thế
nào?
Hiểu một cách đơn giản thì thông thường nước ta dưới Hoàng đế là Thái tử, tức
người kế vị, còn hơi kém hơn một chút là các Quốc vương, dưới nữa là Quận vương.
Nhưng với việc Lê Lợi chỉ là Đại vương, thì ngôi vị Quốc vương của Tư Tề có vẻ như
chỉ thấp hơn Đại vương chút xíu.
Quả vậy, Toàn thư không giải thích thêm về mấy chữ “giúp coi việc nước - nhiếp
hành quốc sự” của Tư Tề, nhưng Cương mục có lược chép lại tờ chiếu năm 1431 của Lê
Thái tổ, Thông sử chép lại đủ hơn, có mấy câu đáng lưu tâm: 
“Đạo kinh luân thiên hạ, phải tính ban đầu để yên lúc cuối, phải lập pháp luật để
lưu về sau. Thế cho nên, cha làm con nối, đạo nhà tất hanh thông; anh truyền em tiếp,
nền nước sẽ bền vững. Các bậc đế vương thời xưa, lo tính công việc rất sâu và xa...
Như Tư Tề hiện đã lớn tuổi, vào hạng thành nhân. Tuy liệu việc chưa được kín đáo
tinh vi cho lắm, nhưng mắt thấy tai nghe, cũng đã từng trải qua nhiều việc. Hãy cho tạm
coi việc nước, để giúp đỡ trẫm. Nguyên Long tính tuy minh mẫn nhưng tuổi còn non, hãy
nên nuôi dưỡng ở chốn thanh cung, chờ ngày đức tính đầy đủ. Khi nào Tư Tề lên ngôi
chấp chánh, thì lúc ấy Nguyên Long lại coi việc nước việc quân. Đó là theo việc đã làm
của thời Triệu tống xưa. Con cháu đời sau, cũng nên theo nghĩa truyền ngôi như vầy mãi
mãi. Sau đây hoặc có kẻ nào không theo lời trẫm, bàn luận trái lại, viện dẫn lời chê
Triệu Phổ nhầm lẫn, để thay đổi phép nhất định trong tờ chiếu này, thì kẻ ấy chỉ là
phường siểm nịnh, chực đem mưu gian để tính kế sẽ được như Vương Mãng, Tào Tháo,
chứ không phải tận trung với nước, pháp luật tất không tha.”
Căn cứ theo câu chữ thì rõ ra “giúp coi việc nước” chính là một dạng nhiếp chính, và
ý của Lê Lợi là sau khi ngài trăm tuổi thì người kế vị là Quốc vương Tư Tề, và sau đó Tư
Tề sẽ truyền lại ngôi cho Nguyên Long, giống như Tống Thái tổ truyền ngôi cho Tống
Thái tông. Coi đó là phép tắc, kẻ nào không theo là phản nghịch.
Để ngừa việc Tư Tề bất mãn, Lê Thái tổ còn nói rõ sự nghiệp họ Lê được dựng nên
này Tư Tề chẳng mấy góp công, mà tất cả đều được kế thừa từ cha (tức Lê Lợi). Sau khi
hạ chiếu giải thích việc truyền ngôi, Lê Thái tổ còn ban tiếp bài “Hậu tự huấn” cho 2 anh
em Tư Tề và Nguyên Long. Thông sử có chép lại: 
“Ta đích thân phát hết gai góc, bừa phẳng bạo tàn, thường lấy áo giáp làm đồ mặc,
nội cỏ làm cửa nhà, trải bao nơi nguy hiểm, xông pha trước giáo gươm, mới quét sạch
phong trần, dựng nên cơ nghiệp, công cuộc kinh doanh, đã từng vất vả.
Nay chúng mày không có công lao như ta, mà được hưởng cơ nghiệp của ta. Vậy
những yếu điểm về việc nước, việc quân, đều phải để tâm say nghĩ, cố gằng mà làm
đừng nên trễ nải... 
Nếu tự cậy thông minh, dùng kẻ thân cận. Truất bầy tôi của ta, đổi chính sách của
ta, biến cải gia pháp, sơ khoáng họ thân, xa người thẳng ngay, gần kẻ nịnh nọt. Chỉ làm
những việc vui đùa; chỉ ham những vật đẹp mắt. Không theo thói cần kiệm; không nghĩ
công gian lao. Có khác gì cổ nhân đã nói: Cha dựng ngôi nhà mà con không biết sửa
sang; cha đã gieo mạ mà con không biết cấy gặt. Như vậy sao có thể nối được chí ta,
hưởng được nghiệp ta, để truyền ngôi lâu dài được.”
Mô hình Đại vương - Quốc vương của Lê Thái tổ quả có chút giống với Thượng
hoàng - Hoàng đế của Trần triều.
3. Phản ứng từ phía Tư Tề
Nói một chút về vai trò của Tư Tề trong công cuộc đuổi giặc Minh. Toàn thư chép
Tư Tề từng được phong Thị trung, sau thăng Tư đồ nên rõ ràng ông có tham gia cuộc
chiến từ sớm. Trước khi được phong Quốc vương, Tư Tề đang là Hữu tướng Khai quốc
quận công. Các chiến công của Tư Tề trong cuộc chiến không được nhắc tới, nhưng có
một chi tiết trong cuộc hòa đàm tại thành Đông Quan, Tư Tề được đưa vào thành làm
con tin: “Vua cũng sai Tư đồ Tư Tề và Lê Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin
với quân Minh”. Sự việc này làm ta chợt nhớ tới Đinh Tiên Hoàng cũng từng sai Đinh
Liễn làm con tin. Vai trò của Tư Tề lúc đó hẳn cũng không chênh lệch quá nhiều so với
Đinh Liễn thuở xưa. 
Với công lao và vị trí đã có sẵn (Tư Tề là Hữu tướng, tương đương với Trần Nguyên
Hãn là Tả tướng khi mới lập quốc), thì một vị trí Quốc vương, tương lai là vua, nhưng lại
không được truyền ngôi cho con cháu, có vẻ như khó mà thỏa mãn. Thêm nữa, sau khi
tấn phong Quốc vương, Tư Tề vẫn tiếp tục phải nhận nhiệm vụ chinh phạt Đèo Cát Hãn.
Toàn thư chép: “Nhâm Tý, Thuận Thiên năm thứ 5 (1432), mùa xuân, tháng giêng, sai
Thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ.” Mặc dù truyền thống của các
triều đại nước ta là vua vẫn thường thân chinh đi đánh dẹp trong nước, nhưng đổi lại chỉ
để nhận một tước vị giả vương thì làm sao xứng được.
Chúng ta không biết năm sinh của Lê Tư Tề, nhưng áng chừng tuổi tác cũng tương
đương các quan tướng tham gia công cuộc lập quốc. Như vậy có thể giả định là khi Tư
Tề chết thì sẽ còn một lượng lớn các cựu binh thời Thái tổ. Tư Tề sẽ gặp khó khăn không
nhỏ trong việc bác bỏ quyết định của Thái tổ, để thay vì truyền ngôi cho em mà truyền
ngôi cho con mình. Ngược lại, Nguyên Long (sinh năm 1423), nhỏ hơn rất nhiều các cựu
thần của Thái tổ. Đến khi Nguyên Long chết, hẳn sẽ không còn bao nhiêu trong đám cựu
thần này. Nguyên Long sẽ dễ dàng bội ước để thay vì trả lại ngôi cho dòng chính (tức Tư
Tề) mà truyền ngôi cho con mình (như chuyện Vương Liêu với công tử Quang nước Ngô
thời Xuân thu) (lưu ý: Tư Tề và Nguyên Long thậm chí còn là anh em khác mẹ). Bài học
Vương Liêu nước Ngô ngày xưa vẫn còn rành rành.
4. Kết cục
Ngày 22 tháng Tám nhuận năm 1433, Lê Thái tổ băng. Nhưng ngay trước đó “Mùa
thu, tháng 8, giáng con trưởng Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa
tông thống”. Toàn thư không giải thích nguyên do, Cương mục thì chép “Tư Tề làm
nhiều điều cuồng dại, trái nghịch”. Thông sử viết kỹ hơn: “ban tờ sắc cho thiên hạ, đại
thần, bá quan, văn võ và quân dân: Làm tôi phải trung, làm con phải hiếu, thế mà con
trẫm là Tư Tề không trung hiếu với cha mẹ, ngược đãi quần thần, khinh nhờn trời đất,
không theo đạo của các đấng tiên vương. Nay giáng Tư Tề xuống chức Quận vương. Vậy
bố cáo thiên hạ.”
Tội của Tư Tề có thực hay ko, ta không có căn cứ để xét đoán. Chỉ biết rằng sau khi
phế Quốc vương Tư Tề, không hề có sự tấn phong cho Nguyên Long từ Hoàng thái tử
lên làm Quốc vương. Chẳng hiểu là do Lê Thái tổ tự biết mình đã gần đất xa trời hay
ngài nghĩ ko cần làm cái việc thừa ấy nữa.
BÀI 2 : LỄ TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC CỦA CÁC VUA ĐỜI LÝ

Lịch sử từng ghi chép lại Hội thề thường tổ chức tại Đồng Cổ Thần miếu ở đời nhà
Lý, và được phục dựng năm 1227 đời Trần với lời thề “Làm tôi tận trung, làm quan
trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”. Thực ra không phải năm nào hội thề
cũng cử hành tại đền Đồng Cổ. Đơn cử năm Kiến Tân thứ 2 (1399) đời vua Thiếu đế nhà
Trần, tháng Tư cũng cử hành hội thề nhưng là tại Đốn Sơn. Hội thề năm đó, Trần Khát
Chân cũng một số quan viên nhà Trần mưu sát Hồ Quý Ly, nhưng việc bất thành, dẫn tới
thảm án giết 370 người liêu thuộc, thân thích của các quan viên dự mưu. Nhưng bên
cạnh Hội thề Đồng Cổ đã rất nổi tiếng mà ai nấy đều hay, thì còn một hội thề mà ít người
biết tới, tạm gọi là Hội thề Long Trì.
Long Trì tức thềm rồng - sân thềm của của cung điện. Hội thề Long Trì được tổ chức
tại “long trì” của điện Thiên An, là cung điện được dựng lại năm Thiên Thành thứ 2
(1029) trên nền cũ của điện Càn Nguyên xưa bị sét đánh sụp. Lần đầu tiền sử sách nước
nhà ghi nhận một thề tại Long Trì là năm Hội tường đại khánh thứ 10 (1119), nhưng đây
là lễ tuyên thệ trước khi nhà vua thân chinh đi đánh giặc.
Toàn thư chép: “Mùa đông, tháng 10, duyệt sáu binh tào Vũ Tiệp, Vũ Lâm... Họp
các quân nhân cả nước thề ở Long Trì. Xuống chiếu rằng:Trẫm nhận lấy cơ nghiệp của
một tổ hai tông, đứng trên dân đen, coi triệu họ trong bốn biển đều như con đỏ, cả đến
cõi xa cũng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ nghĩa mà lại chầu. Vả xét
dân động Ma Sa sống ở trong cõi của ta, động trưởng Ma Sa thì đời đời làm phiên thần
của ta, thế mà nay kẻ tù trưởng ngu hèn ấy bỗng phụ ước của ông cha, quên việc tuế
cống khiếm khuyết lệ thường phép cũ. Trẫm vẫn nghĩ mãi, việc không đừng được, nay
trẫm tự làm tướng đi đánh dẹp. Nay các tướng súy sáu quân, các ngươi đều phải hết
lòng, tuân theo mệnh lệnh của trẫm.”
Còn lễ tuyên thệ nhậm chức lần đầu tiên được cử hành ở đây là năm 1128, mùa đông
năm trước, vua Lý Thần tông mất, vua Anh tông lên nối ngôi, sang tháng Hai năm sau,
vua cử hành hội thề ở long trì điện Thiên An.
Toàn thư chép: “Mậu thân, Thiên Thuận năm thứ 1 [1128] Tháng Hai, ngày Canh
Ngọ, vua ngự điện Thiên An xem quốc nhân hội thề ở Long Trì. Nhân đó xuống chiếu
phát quần áo, tiền lụa trong Nội phủ để ban cho.”
Cương mục chép tương tự, lại chua rằng: “Hồi Lý Thái Tông mới lên ngôi, có cuộc
hội thề ở Thần miếu, đọc lời tuyên thệ rằng: Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thì
thần minh tru diệt, vậy cuộc hội thề ở điện Thiên An dưới triều Lý Thần tông này và hai
triều Lý Anh tông, Lý Cao tông sau đây có lẽ cũng là phỏng theo cái ý hội minh từ đời
Lý Thái tông còn sót lại.”
Quốc sử quán triều Nguyễn có lẽ đã nhầm. Hội thề Đồng Cổ hầu như mỗi năm tổ
chức một lần, là nơi bá quan tuyên thệ trung thành với nhà vua. Còn hội thề Long Trì là
vua mới lên ngôi, tuyên thệ với quốc dân. Thật may là mày mò trong Việt sử lược có
được vài thông tin hữu ích.
Việt sử lược chép: “Ngày Canh Ngọ vua ngự tại điện Thiên An nơi Long Trì để thề
hẹn với người trong nước.”
Có sự khác biệt nho nhỏ giữa Toàn thư và Việt sử lược, Toàn thư chép “quan quốc
nhân minh vu Long Trì” còn Việt sử lược chép: “minh quốc nhân vu Long Trì”. Tôi tin
là Việt sử lược chỗ này chép chính xác hơn.
Tới năm 1138, tháng Chín, vua Thần tông mất, Anh tông nối ngôi. Ngay mùng 1
tháng Mười, lại tổ chức hội thề ở Long Trì. Lần này Toàn thư chép “Hội thề quốc nhân
ở Long Trì”. Cương mục chép “Hội họp bầy tôi tuyên thệ ở điện Thiên An”. Việt sử lược
chép “Ngày Ất Mão vua thề hẹn với quốc dân ở nơi Long Trì”. Vậy là cả ba pho sử đều
chép giống nhau, ngay khi Anh tông lên ngôi, liền tổ chức tuyên thệ trước quốc dân tại
Long trì điện Thiên An. Chỉ khác nhau là toàn bộ các sự kiện của năm đó, Việt sử lược
chép thành năm Đinh Tỵ 1137, dẫu vậy, sự sai khác này không ảnh hưởng tới việc tôi
đang đề cập tới, bởi sự việc vua lên ngôi và tổ chức hội thề đều cùng trong một năm.
Lần cuối cùng sử ghi nhận hội thề ở Long trì điện Thiên An là năm 1175. Tháng Bảy
năm đó, Anh tông mất, Cao tông nối ngôi. Liền đó cũng tổ chức hội thề. Toàn thư chép:
“Họp quốc nhân thề ở Long Trì”. Cương mục chép “Hội họp quần thần, tuyên thệ ở
điện Thiên An”. Việt sử lược chép: “Đầu mùa đông nhà vua thề hẹn tại Long Trì với
người trong nước”.
Sau đó còn hội thề Long Trì nữa không? Người đọc sử sẽ không tìm thấy trong Toàn
thư và Cương mục, bởi trong hai pho sử ấy bị khuyết thiếu rất nhiều ghi chép trong hai
năm 1214 và 1215. Chính sự khuyết thiếu này mà một nhân vật từng lên ngôi vua đã bị
lịch sử vùi lấp. Đó là Nguyên hoàng đế. Việt sử lược chép: “Giáp Tuất, Kiến Gia năm
thứ 4 (1214)... Tháng Hai... Ngày Quý Hợi thề với người trong nước tại Long Trì. Tháng
Ba, Huệ Văn vương lên ngôi vua ở điện Thiên An. Đổi niên hiệu là Càn Ninh và lấy hiệu
là Nguyên vương [1].” 
Tôi không có thông tin cụ thể nào về sự tồn tại của Huệ Văn vương hay Nguyên
hoàng đế. Năm Giáp Tuất đó, tháng Hai cũng không có ngày nào là Quý Hợi mà chỉ có
Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi; mà tháng Ba mới có ngày Quý Hợi, tức ngày 12 Âm lịch.
Như vậy Việt sử lược có lẽ đã chép lộn thứ tự hai cụm này với nhau, phải là “Tháng Ba,
Huệ Văn vương lên ngôi vua ở điện Thiên An. Đổi niên hiệu là Càn Ninh và lấy hiệu là
Nguyên vương. Ngày Quý Hợi thề với người trong nước tại Long Trì.” Vừa đúng chuẩn
lên ngôi rồi tuyên thệ với quốc dân đồng bào.
Tôi không thấy ghi chép về Huệ tông lên ngôi rồi hội thề ở năm 1210, nhưng Hoàng
đế cuối cùng của nhà Lý - tức Lý Chiêu Hoàng thì có có lễ tuyên thệ. Việt sử lược chép:
“Ất Dậu Kiến Gia năm thứ 15(1225)... Tháng Sáu, nhà vua nhường ngôi cho con thứ hai
là Công chúa Chiêu Thánh.Chiêu Thánh lên ngôi lấy thụy hiệu là Chiêu vương [2], tôn
vua Huệ Tông làm Thái Thượng vương, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Ngày
Kỷ Mão thề với người trong nước tại Long Trì.”
Toàn thư và Cương mục đều không có ghi chép về hai hội thề này. Đó là lý do Quốc
sử quán không nhận ra hội thề Long Trì khác hẳn tính chất của hội thề Đồng Cổ, mà đích
xác đó là lễ tuyên thệ sau khi đăng cơ của Hoàng đế triều Lý.
____________________________

[1] Việt sử lược được lưu trong Khâm định tứ khố toàn thư của nhà Thanh, do vậy danh hiệu đế
đều bị hạ thành vương. Ở đây ta hiểu là Huệ Văn vương lên ngôi, tôn hiệu là Nguyên hoàng đế.
[2] Có lẽ Việt sử lược chép nhầm, không phải “Thụy hiệu” mà phải là Tôn hiệu”. Chiêu vương
đúng ra là Chiêu Hoàng đế, còn Thái thượng vương tức là Thái thượng hoàng.
BÀI 3 : TÀU NÓ BUỘC TỘI HAY CHẤT VẤN LÊ ĐẠI HÀNH VỀ VỤ
TRẤN NHƯ HỒNG KHÔNG ?

Ông Dũng Phan tuyên bố: “Tống Sử bên Trung Quốc chép chuyện vua Lê Hoàn -
Lê Đại Hành nước ta. Khi bị buộc tội cướp trấn Như Hồng, vua nước ta đáp lời:
“Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn cướp cõi ngoài. Hoàng đế có biết hay chăng?
Nếu Giao Châu muốn làm phản thì đầu tiên đánh Phiên Ngưng, thứ đến đánh Mân
Việt. Há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”
Thưa với ông là Tàu nó không buộc tội hay chất vấn Lê Đại Hành về vụ trấn Như
Hồng nào cả. Đây là sứ Tàu qua phong thưởng cho vua nước ta. Khỏi cần trích Tống sử
cho ra vẻ hiểu biết, hãy tìm đọc ngay trong sử nước nhà. Cương mục - Chính biên -
quyển 1 chép:
Nhà Tống lại sai Lý Nhược Chuyết đem tờ chiếu và đai ngọc sang ban cho. Khi sứ
thần đã đến nơi, nhà vua ra đón ở ngoài đô thành, có ý ngạo mạn coi thường, không thi
lễ, bảo Nhược Chuyết rằng: “Trước đây xảy việc cướp trấn Như Hồng là do giặc ở
ngoài biên giới, chẳng hay Hoàng đế có biết cho không? Giả sử Giao Châu chúng tôi
nổi lên chống lại, thì trước hết kéo sang Quảng Châu, rồi vào mọi quận ở Mân Châu,
chứ có khi nào chỉ nhằm một trấn Như Hồng mà thôi?”
Dĩ nhiên vì không đọc sử nên ông không biết rằng sứ Tàu nó cũng trả lời rất cứng:
Nhược Chuyết ung dung nói: “Túc hạ xuất thân từ một nha tướng, được Hoàng đế
trao cho tiết việt, hết lòng cung thuận, hợp với lễ nghĩa, tất không có ý gì khác. Các đại
thần bên tôi đều cho rằng giặc biển quấy rối, một mình Giao Châu không thể trị nổi, xin
đem quân ra hội tiễu, để dứt hẳn mối lo về sau. Nhưng Hoàng đế lại lo Giao Châu
không biết rõ được ý chí triều đình, lỡ sinh ra sợ hãi chăng, cho nên không đem quân
sang hội tiễu nữa”.
Hội tiễu ý chừng như tập trận trung Mỹ Hàn ấy nhỉ, thực ra là ngầm dọa kéo quân
sang thôi. Kết quả được ghi trong sử Việt chắc hẳn sẽ không làm ông Dũng Phan hài
lòng đâu:
Nhà vua ngạc nhiên nói: “Giặc biển xâm phạm biên giới, đó là lỗi tại người bầy tôi
có trách nhiệm giữ biên cương. Từ nay xin kính theo giáo hóa triều đình, quét sạch
chướng khí ngoài biển.” Nói đoạn, cúi đầu tạ lỗi.
Ông trích câu nói phía trên của Lê Đại Hành, cho nó là tôn chỉ là Ông ngu
Nói luôn về việc nhà Tống bàn về sự vụ trấn Như Hồng, cũng Cương mục nước ta
chép:
Bấy giờ nhà vua dung túng dân nơi biên giới lấn cướp bờ cõi nhà Tống. Chuyển vận
sứ Quảng Tây lộ là Trương Quan, và Binh mã giám áp ở trấn Như Hồng là Vệ Chiêu Mỹ
đem việc đó tâu về triều, vua Tống ý muốn vỗ về cho yên, nên cũng bỏ qua không hỏi
đến.
Bấy giờ Tàu nó không muốn gây sự can qua ở phía nam, nên bỏ qua việc nhỏ không
hỏi đến. Vua Lê Đại Hành thì vẫn canh cánh lo sợ trong lòng nên có dịp là phải bộc lộ ra.
Gặp phải sứ thần cứng cựa nói rõ thiệt hơn, thì vua ta cũng biết đàng lợi hại. Ông Dũng
Phan nên đọc hết chánh sử nước nhà đi rồi hẵng chém, chứ trích vừa sai vừa ẩu, toàn xui
bừa xúi bậy thì đừng hỏi vì sao người ta chửi ông ngu. Ngoại giao nước nhà không phải
thứ mà phường con nít ít đọc như ông được phép lạm bàn.
Tống sử cũng đại để chép giống sử ta đoạn này. Ông không đọc được chữ vuông thì
ráng kiếm cuốn An Nam truyện - Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc
xưa mà đọc rồi hẵng chém, chứ cứ gúc gồ với wiki thì dĩ nhiên lại đạp đinh như mọi lần
thôi.

Tặng ông mấy trang chụp trong sách, đoạn mà ông trích láo. Ông nhớ đọc câu cuối
rồi đóng cửa tự suy ngẫm xem có nên dẫn tích này ra không nhé, hay thích chuốc nhục
cho cả dân tộc. Các cụ có câu "Người khôn ăn nói nửa câu, để cho kẻ dại tưởng đâu
khen mình". Hay là ông Dũng Phan dùng nửa tích trên để mượn nửa cuối mà ngầm chửi
vua Lê Đại Hành, nhỉ?

You might also like