You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM

Đề tài:

ÂM NHẠC VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU LÝ

Họ và tên sinh viên: Võ Lê Hồng Phúc


Mã số sinh viên: 3120160016
Nhóm: 2
Lớp: DNH1201 Khoa: Nghệ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 11/2021


1) SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRIỀU LÝ (1009- 1225)
Nhà Lý (1009 – 1225) 
Nhà Lý, đôi khi gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với triều đại Tiền
Lý do Lý Bí thành lập) là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Triều
đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau
khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng
đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
 Lý Thái Tổ (1009-1028) : năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, dưới sự hậu
thuẫn của Chi nội là Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh, quần thần đã
tôn quan Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức Lý
Thái Tổ. Ông cho dời đô về Thăng Long (1010) và đặt niên hiệu là Thuận
Thiên. 
 Lý Thái Tông (1028-1054) : năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Lý
Phật Mã dưới sự phò trợ của Vũ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu đã dẹp
được Loạn tam vương và lên ngôi Hoàng đế, tức Lý Thái Tông. Ông là vị
vua tài năng và nhân từ, có công lao rất lớn trong việc đánh Chiêm Thành
rồi đánh Ai Lao mở mang bờ cõi xuống phiá Nam. Thời đại của ông, con
ôn là Lý Thánh Tông, châu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời kỳ
thịnh vượng của nhà Lý. Sử gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế.
 Lý Thánh Tông (1054-1072) : năm 1054 Lý Thái Tông băng hà, thái tử
Lý Nhật Tôn kế ngôi hoàng đế, tức Lý Thánh Tông. Ông là vị vua tài ba
xuất chúng, lại có lòng nhân từ độ lượng. Bên trong ông ổn định tình
hình, bên ngoài ông chú trọng mở mang bờ cõi. Ông có công lao to lớn
trong việc “phá Tống, bình Chiêm”. Ngoài ra ông là vị vua đầu tiên khởi
xướng Nho giáo vào việc cai trị của các Hoàng Đế Đại Việt sau này.
 Lý Nhân Tông (1072-1127) : năm 1072 Lý Thái Tông băng hà. thái tử
Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi, tức Lý Nhân Tông. Ông được xem là
một vị minh quân của vương triều Lý. Nhờ vào sự giúp đỡ của Thái Phi Ỷ
Lan làm Nhiếp chính, cùng với sự phò tá của Thái sư Lý Đạo Thành và
1
Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt, mà nước Đại Việt đã trở thành một đế
chế hùng mạnh với 2 lần đánh tan quân Tống xâm lược, đất nước phát
triển đến mức cực thịnh. Ông cũng được coi là người đặt nền móng cho
giáo dục đại học ở nước ta. 
 Lý Thần Tông (1127-1137) : năm 1127 Lý Nhân Tông băng hà, con là
thái tử Lý Dương Hoán nối ngôi, tức Lý Thần Tông. Trong thời gian trị vì
ông đã đánh Chân Lạp và Chiêm Thành buộc 2 nước này phải đến tiến
cống. Ông cũng là vị vua gắn liền với giai thoại nhân gian “Vua hóa hổ”.
Tương truyền, ông là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Khi vua Lý
Nhân Tông không có con để nối ngôi thì sư Từ Đạo Hạnh sau khi chết đã
đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu là em trai vua Nhân Tông, tức Lý
Dương Hoán. Do lúc sinh thời sư Từ Đạo Hạnh là người đắc đạo, biết
được ác nghiệp của mình là sẽ bị hóa thành hổ nên trước khi đầu thai ông
đã nhờ người bạn đồng tu của mình là nhà sư Nguyễn Minh Không giúp
đỡ. Sau này chính sư Nguyễn Minh Không đã chữa trị căn bệnh “hoá hổ”
của vua Thần Tông vậy. 
 Lý Anh Tông (1138-1175) : năm 1138, vua Lý Thần Tông băng hà, con
thứ 2 là thái tử Lý Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Vì vua lên ngôi còn
nhỏ nên bị Thái úy nhiếp chính Đỗ Anh Vũ nắm hết quyền hành, mẹ ông
là bà Lê Thị Lại tư thông với Vũ. Năm 1158 Đỗ Anh Vũ chết, vua Anh
Tông lúc này mới trọng các hiền thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa
Hiền, Lý Công Tín. Các hiền thần này đã giúp vua đánh Đông, dẹp Bắc
giữ yên bờ cõi và sự thịnh vượng của các đời vua trước. 
 Lý Cao Tông (1175-1210) : năm 1175, vua Lý Anh Tông băng hà, con
thứ 2 là thái tử Lý Long Cán được sự phò trợ của Phụ chính Tô Hiến
Thành lên ngôi kế vị, tức Lý Cao Tông. Vua là người bên trong thì ham
thích tửu sắc, ăn chơi, săn bắn bên ngoài thì thích tiền của, xây cung điện.
Sau khi Tô Hiến Thành mất, chính sự rối ren, giặc giã nổi dậy khắp nơi,
lòng dân oán thán, ngoại xâm rình rập. 

2
 Lý Huệ Tông (1210-1224) : năm 1210 Lý Cao Tông mất, con là thái tử
Lý Sảm lên ngôi, tức Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông lên ngôi trong lúc tình
hình đất nước rối ren do cha là Cao Tông gây ra. Ông phải dựa vào thế lực
họ Trần để giữ vững ngôi vua của mình. Lúc này thế lực họ Trần đang rất
lớn mạnh. Trần Thị Dung làm hoàng hậu, anh là Trần Tự Khánh làm Phụ
Chính Thái uý, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Bề ngoài Huệ Tông dùng
họ Trần nhưng thật chất bên trong ông đã nhìn thấy được cái họa quyền
thần và luôn tìm cách để tiêu diệt. Nhưng do kém tài nên ông đành “lực
bất tòng tâm” nhìn quyền thần ngang ngược. Ông uất hận đến độ phát
cuồng. 
 Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) : năm 1223 Trần Tự Khánh chết, quyền
hành lại rơi vào tay em họ của Tự Khánh là Trần Thủ Độ. Năm 1224,
Trần Thủ Độ ép vua Huệ Tông đi tu để nhường ngôi cho con gái nhỏ là
Lý Chiêu Hoàng khi đó mới 7 tuổi. Dưới tài đạo diễn của Trần Thủ Độ,
Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh là cháu họ của Trần Thủ Độ. Ngày 21
tháng 10 năm Ất Dậu (22/11/1225) Lý Chiêu Hoàng ban chiếu nhường
ngôi cho Trần Cảnh. Ngày mồng 1 tháng chạp cùng năm (31/12/1225)
Chiêu Hoàng chính thức trút bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên làm hoàng
đế chấm dứt 216 năm với 11 triều vua trị vì của nhà Lý mở ra thời đại của
nhà Trần. 

2) MỘT SỐ SỰ KIỆN ÂM NHẠC


Dưới triều nhà Lý, giai cấp quý tộc Việt Nam đều ưa chuộng ca, múa, nhạc,
kịch,… nên đã đẩy mạnh sự phát triển của các loại hình nghệ thuật này. Đặc biệt
kể từ vua Lý Thái Tổ trở đi, nhiều đợt thực hiện chính quy hóa bắt đầu tách biệt
âm nhạc cung đình ra khỏi âm nhạc dân gian.

Một số sự kiện lịch sử thể hiện rõ nếp sinh hoạt và cung cách tổ chức âm nhạc
cung đình thời bấy giờ:
 Đời vua Lý Thái Tổ (1009- 1028)
3
Vua định phân từng “giáp” cho các ngành nghề, đã đặt ra chức Quản giáp
sau đổi thành Hỏa đầu, Chánh thủ,… để điều khiển, quản lí giới ca hát và điều
hành việc ca vũ trong dân gian. Đến năm Thuận Thiên thứ mười sáu năm 1025
đặt chức quản giáp cho nghề con hát. Quản giáp là người gảy đàn giỏi và được
tín nhiệm cử ra, nhiệm vụ là trông coi trật tự ở giáo phường. Tiếng Quản giáp
phiên âm chệch đi thanh tiếng “kép”, sổ sách giáo phường xưa cử “đào”, “kép”
đi hát đều viết “giáp” là “kép”, “đào” là cô đầu, tất cả gọi chung là con hát
“xướng nhi”.
Vua Lý Thái Tổ chú trọng chăm lo đến nghề hát chèo, ưu đãi xướng nhi,
cho lập ban nữ nhạc trong cung , đặt thành giáo phường để quản lí nghề hát
trong dân gian. Với môi trường thuận tiện như vậy, nghệ thuật cầm ca phát triển.
Bấy giờ, có người con gái họ Đào, người làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, trấn
Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Hưng Yên hát rất hay, có tiếng tốt và giỏi tài nghệ,
từng được vua ban khen. Về sau, những người con gái làm nghề hát xướng, do
mộ tiếng tăm của bà, đều được gọi là “Đào nương”. Đào nương chỉ hát ở cung
đình, hoặc ở các cửa đình mà thôi. Có thể lối hát của Đào thị phổ biến, gọi là
Hát cửa đình của các ả đào và nghệ thuật hát ả đào bắt đầu có từ đây.
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được ngâm trên sông Như
Nguyệt không chỉ được tôn là “ tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta mà
còn để lại một chứng cứ cho thể loại “ngâm” thơ, lối nói có vần điệu để rao
truyền trong dân gian.
 Đời vua Lý Thái Tông (1028- 1054)
Vua Lý Thái Tông cũng là người yêu thích nghệ thuật, là người góp phần
phát triển nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà. Tháng 6 năm 1028, kỉ niệm ngày
sinh của vua, sai làm núi bằng tre (trúc sơn) đặt tên là Vạn tuế sơn trên núi Long
Trì. Núi có năm ngọn, ngọn giữa dựng bức tranh Trường Thọ Tiên, hai bên tả
hữu đều có hạc trắng, trên núi làm những hình tiên bay, chim thú, lưng chừng
núi có thần long vây quấn, cắm xen cờ xí, treo lẫn đồ kim loại, cho người con
hát (linh nhi) ở trong núi đó đánh sênh, thổi sáo, hát múa cho vui. Hình thức âm
nhạc giải trí trong cung vua được tổ chức một cách chuyên nghiệp, hình thành
4
một bộ phận chuyên lo về ca múa nhạc trong cung. Những người làm nghệ thuật
đã được xem như một nghề nghiệp, chuyên thực hiện các hoạt động ca múa
trong cung đình.
Năm Kiến phu Hữu đạo thứ ba (1041), vua phong mười ba người làm hậu
phi, kén mười tám người nữ để hầu hạ và tuyển chọn hơn một trăm ca công,
nhạc công vào cung. Từ đây, đặt ra một nhóm người làm nghề âm nhạc chuyên
nghiệp trong cung và có những tách biệt với những giai tầng khác trong xã hội.
Năm 1046, sau khi tấn công vào kinh đô Phật Thệ ở Thuận Hóa của
Chiêm Thành, giết vua Chiêm là Sạ Đẩu, vua Lý Thái Tông bắt các thê thiếp và
cung nữ hơn một trăm người đưa về cung, làm cung riêng cho ở và truyền trình
diễn hát múa Khúc Tây Thiên. Sau đó, nhà vua cho phiên định khúc Tây Thiên
hợp với nhạc khúc Việt, từ đó có lối hát mua vui mang âm hưởng của nhạc
Chiêm Thành được tổ chức trong cung dưới tiều đình các vua nhà Lý. Yếu tố âm
nhạc Ấn Độ thông qua Chiêm Thành thâm nhập vào âm nhạc Việt Nam rõ rệt.
Năm 1044, vua cho dựng núi giả Vạn Thọ Nam Sơn nhân ngày thánh đản,
trên núi cho đàn hát mua vui (còn gọi là Vạn Tuế Nam Sơn, là năm ngọn núi giả
dựng trước điện Long Triều). Trên núi có hình tiên bay,chim, thú, thần long,
người cầm cờ, xí, treo vàng ngọc,… Trên sân khấu núi giả này có “linh nhân” là
các phường cheo diễn trò, đánh trống, thổi kèn sáo, múa hát,…
Tháng tám hằng năm, vua thường đặt tiệc, hội họp các quan ăn uống, hát
múa và ban thưởng.
 Đời vua Lý Thánh Tông (1054- 1072)
Là thời kì đạo Phật thịnh đạt của triều nhà Lý, nhà vua cho xây dựng hàng
trăm ngôi chùa, trong đó có chùa Phật Tích còn gọi là Vạn Phúc ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh, đã để lại nhiều di tích điêu khắc rất mĩ thuật thể hiện sinh
hoạt âm nhạc (có thể của Phật giáo hoặc nghi lễ trong cung đình hoặc trong đời
sống) rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sinh hoạt âm nhạc Việt Nam
thời kì này.
Vua Lý Thánh Tông tương truyền là người tinh thông âm luật, giỏi thi ca.
Năm 1060, ông phiên chế nhạc khúc của người Chiêm Thành cùng nhịp trống
5
cho các nhạc công người Việt ca múa. Lối hát này buổi đầu thịnh hành trong
cung, nhưng sau cũng được truyền ra ngoài dân gian. Vua còn sáng chế ra cái
“Tiết cổ âm”, như hình bàn cờ, ở giữa khoét lỗ tròn, đặt trống vào trong đó mà
đánh, tiếng nghe nhịp nhàng,…
 Đời vua Lý Nhân Tông (1072- 1128)
Thiên Phù Huệ Võ thứ tư năm 1123, ngày 25 tháng Giêng là tiết Thánh
Đản, vua Nhân Tông sai lập nhà Thôi luân vũ (Vũ Đình Thôi Luân), là loại xe
đẩy chung quanh nhà Vũ Đình (nơi vua “ngự” xem ca múa nhạc, trong cung),
cho người ca nữ đứng trên xe múa hát dâng rượu,… Nơi này được xem là “nhà
hát” đầu tiên dành cho nghệ thuật trình diễn Việt Nam, là một sân khấu di động
và đến nay chỉ còn lưu tên trong sử sách.
Bia Sùng Thiện Diên Linh (Chùa Đọi, tỉnh Nam Hà) được xây dựng năm
1121, ghi chép về ca múa nhạc thời kì này có dùng từ “đào” và “kép” (giáp) để
chỉ diễn viên nam và nữ trong nghệ thuật hát chèo. Đặc biệt, bia miêu thuật lại
một thể loại nghệ thuật đặc sắc thể hiện nền văn minh lúa nước của người Việt
là múa rối nước. Bia đã ghi chép, làm sang tỏ về nguồn gốc, đặc trưng của một
số nghệ thuật ca hát và trò diễn của người Việt.
Năm 1126, vua Nhân Tông đưa quân bình Chiêm, khi nhập thành Phật
Thệ, vua truyền lệnh nhảy múa điệu “lăn khiên” và cho đá cầu ngay tại sân rồng
vua Chế Củ (Rudravarman III). Vua Lý Nhân Tông cũng là người rất giỏi âm
luật, sáng tác nhiều bài nhạc, ca khúc cho nhạc công, ca công tập, diễn trong
cung,…
Dưới triều vua Lý Nhân Tông, đất nước thịnh trị thái binh, nhiều cuộc
vui, đua thuyền, trò diễn (múa rối, chèo), ca múa, tấu nhạc,… được tổ chức.
Nước Đại Việt luôn có hội hè, trở nên cực kì phồn vinh và phát triển.

 Đời vua Lý Thần Tông (1128- 1138)


Vua Lý Thần Tông cũng là người tinh thông âm luật, người đã chế tác
nhiều nhạc khúc và cho nhạc công, ca công, vũ công luyện tập ca múa. Vua đã
cho tổ chức ca múa trong cung, tuyển vào cung và phong Đỗ Anh Vũ là người
6
phường chèo chức Cung điện lệnh tri nội ngoại sự vì có tài ca múa và được vua
yêu quý. Đỗ Anh Vũ vốn là em ruột bà Đỗ Thái Hậu, mẹ vua Thần Tông. Đỗ
Anh Vũ vốn đẹp trai, hát hay, múa khéo, lên tám tuổi đã được vào ban Thượng
lâm đệ tử, năm mười sáu tuổi đã được vua Thần Tông cho hầu hạ múa hát trong
nội đình. Sau do vua tin dùng Đỗ Anh Vũ nên gây sự nhiễu loạn trong cung.
 Đời vua Lý Anh Tông (1138- 1175)
Vua Anh Tông cũng rất tin dùng họ Đỗ, vào năm Kỷ Mùi 1139, vua
phong cho họ Đỗ làm “ cung lệnh” quản lĩnh cả công việc trong ngoài. Năm Đại
Định Nguyên Niên 1140, vua Anh Tông cử Đỗ Anh Vũ là Cung điện lệnh tri nội
ngoại sự.
 Đời vua Lý Cao Tông (1175- 1210)
Vua Cao Tông cũng là người thích nghe hát, năm 1203 vua Lý Cao Tông
sai sáng tác khúc Chiêm Thành âm (còn gọi là Chiêm Thành nhạc khúc) theo âm
điệu Chiêm Thành, tiếng trong trẻo ai oán, bi thương khiến ai nghe cũng rơi lệ.
Sử chép, vua ngự hành cung Hải Thanh, còn cho nhạc công gảy đàn “bá lỗ”,
đệm cho ca nữ hát khúc Chiêm Thành âm, âm thanh ai oán thảm thiết buồn bã,
oán hờn.
Trong triều, nhà sư Nguyễn Thường nghe khúc nhạc, đã than: “Tôi nghe
nói, thanh âm của nước loạn thì ai oán giận hờn… Tiếng nhạc ai oán làm não
lòng người! Đó là triệu chứng bại vong”… Sau đó với sự can gián của triều
thần, vua đã ít chuộng nghe nhạc Chiêm Thành
Như vậy, cho đến đời vua Cao Tông, âm hưởng nhạc Chiêm Thành đã
thấm sâu vào nền âm nhạc, nghệ thuật Việt Nam. Theo sử sách, những cuộc biểu
diễn trong cung được thực hiện thường xuyên, nhiều khúc hát, điệu múa ảnh
hưởng nghệ thuật ca múa cung đình Chiêm Thành. Ngoài ra, vua Cao Tông còn
sai làm Hành Cung Ứng Long , Hải Thanh, đào ao Ứng Minh,… làm chỗ vui
chơi. Lại cho lấy thuyền to làm thuyền ngự, dùng phường tuồng chèo thuyền,
sắp xếp bày trò giả làm người “long cung” dâng đồ vật tạo uy vũ và nghi vệ đế
vương. Việc tổ chức nhiều cuộc vui chơi, hát múa để giải trí, xây dựng nhiều

7
hành cung để vui chơi khiến nhân dân phải cung tiến tiền bạc, vật phẩm, dân
tình khổ sở, ca thán.
Trong sử cũ có ghi dưới thời vua Cao Tông đã dùng danh từ “đào nương”,
“sai ất” để chỉ con hát. Người hát nổi tiếng có Nguyễn Thức.
Tóm lại, những cuộc tiếp xúc về văn hóa âm nhạc với Chiêm Thành và
Trung Hoa đã đem nhiều yếu tố mới vào trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung
và âm nhạc cung đình nói riêng. Nhiều nhạc khí có nguồn gốc từ Trung Hoa và
Ấn Độ được đưa vào Việt Nam như: đàn cầm (thùng đàn hình chữ nhật, dây mắc
song song với mặt đàn), đàn nguyệt (loại có cần, thùng đàn tròn, dây gảy), tỳ bà
(đàn có cần, bốn dây, thân đàn hình lưng quy cổ phụng), đàn hồ (loại đàn dây
kéo, có cần), trống cơm, kèn tiểu, trống đại cấu, trống phong yêu (trống hai mặt,
thắt eo ở giữa); phách bản, trống mảnh một mặt,… còn để lại những hình ảnh
được điêu khắc trên bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích ở Bắc Ninh được xây vào
năm 1057. Những nhạc khúc, vũ khúc mới được biên soạn và trình diễn tại triều
đình, nhà hát và nghệ nhân làm nghề ca, vũ, nhạc, diễn trò, sân khấu trong cung
đã có danh vị riêng và trở thành nghề chuyên nghiệp. Những dấu hiệu tạo ranh
giới phân biệt âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình đã xuất hiện, những yếu
tố này đã góp phần cho việc hình thành một nền văn hóa âm nhạc cung đình
chuyên nghiệp ở Việt Nam.
3) CÁC THỂ LOẠI ÂM NHẠC VÀ NHẠC KHÍ THỜI NHÀ LÝ
3.1) Âm nhạc dân gian
Giai đoạn này thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, sự phân hóa
các giai tầng trong xã hội rõ rệt do kinh tế, nghề nghiệp phát triển, sự phân hóa
các giai tầng trong xã hội rõ rệt do kinh tế, nghề nghiệp và hình thành những
làng nghề, xóm thợ,… là tiền đề để hình thành thêm nhiều thể loại âm nhạc dân
gian phục vụ cũng như thể hiện cuộc sống lao động của người dân. Các thể loại
như hát quan họ, ả đào,… có thể có những mầm móng đầu tiên từ giai đoạn này.
Hát quan họ là lối hát giao duyên, nhưng có thể ở giai đoạn này, vẫn là
hình thức hát trong các lễ hội, đình đám, trong dịp cúng bái ở các đình làng, là
dịp lễ bái, lễ hội mùa xuân, ngày mùa. Phần giao duyên trong lễ hội dần được
8
hình thành. Các hình thức hát ru, đồng dao, hát trong lao động, giao duyên (hát
rí ren) khác đã được hình thành từ trước vẫn tiếp tục phát triển trong dân gian.
Phật giáo phát triển cũng là một tiền đề cho các hình thức, thể loại ca nhạc
gắn với tôn giáo được hình thành, phát triển. Các giọng ngâm, tụng, đọc kinh kệ,
lối kể hạnh trong chùa, múa hát cúng chạy đàn, hát chầu,… tại các đền miếu
cùng với các hội hè truyền thống sẽ góp phần hình thành những thể loại ca hát
trong dân gian. Nhà chùa cũng sử dụng dàn nhạc đệm gồm các nhạc cụ ti, trúc
và tự thân vang cho các nghi tiết lễ bái. Cùng với đó là các nhạc khí như chuông,
trống, mõ, tiêu, cảnh,… được sử dụng rộng rãi hằng ngày.
Các trò diễn thể hiện dấu ấn của tín ngưỡng sơ khai như hội Gióng, hội
thánh Tản Viên và cả những lễ hội, trò diễn thể hiện lại thần tích các danh thần
là anh hùng như Lý Ông Trọng, Đinh Tiên Hoàng,… vẫn được bảo lưu trong
các lễ hội dân gian. Vua Lý Thái Tổ đã phong cho thánh Gióng là Xung Thiên
Thần Vương, cho lập đền thờ và tổ chức hội Gióng với lối múa hát “tùng choặc”
để tế thần và hội hè cho dân gian. Các trò diễn dân gian, trò hèm, hát Xuân Phả,
hát múa đội đèn,… được hình thành dưới thời Ngô, Đinh vẫn được lưu truyền.
Âm nhạc trong các trò diễn, lối hát múa thờ thần, hát múa trong trò hèm từ đời
trước vẫn lưu truyền và phát triển trong dân gian.
Nghệ thuật sân khấu mang tính trình diễn với khởi nguồn là các trò diễn
dân gian đã được hình thành từ trước đến nay dần hoàn thiện. Đi đầu trong lĩnh
vực này có lẽ là múa rối nước, được hình thành do nền công nghiệp lúa nước
cộng hưởng với tín ngưỡng thờ vật linh và Phật giáo. Hơn nữa, khi những trò
diễn dân gian phát triển và đặc biệt là chèo đã xuất hiện từ thời nhà Đinh đã trở
thành nghệ thuật sân khấu mang tính trình diễn, đến nay có thể đã có những tích
trò diễn dài, lớn với tích truyện mang tính tôn giáo (Phật giáo) như: Quan Âm
Thị Kính.
3.2) Âm nhạc cung đình
Thời nhà Lý là giai đoạn văn hóa- nghệ thuật phát triển, Phật giáo trở
thành quốc giáo, nhiều vị cao tăng được phong làm quốc sư để trị nước, chùa
chiềng được xây dựng. Với sự thịnh hành của Phật giáo đã để lại cho đất nước
9
nhiều công trình nghệ thuật, kiến trúc: các chùa, các đền thờ, các tòa tháp…
Nghề đúc tượng, đúc chuông thịnh đạt và tạo nên những công trình có giá trị
nghệ thuật cao, thể hiện bản sắc riêng của văn hóa Việt. Điểm nổi bật là văn
minh Ấn Độ và Trung Hoa có ít nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nghệ thuật Việt
Nam.
Vua- quan nhà Lý đều rất ưa chuộng ca vũ nhạc kịch nên đã tạo điều kiện
cho văn hóa, văn nghệ, âm nhạc phát triển mạnh mẽ. Ngoài dân gian, những hội
chùa, hội đình… thường xuyên được tổ chức nên dân chúng có nhiều dịp để
múa hát vui chơi… Vua Lý Thái Tổ (1910- 1928) đã đặt ra chức Quản Giáp để
điều khiển, quản lý giới ca hát và điều hành việc ca vũ trong dân gian.
Tổ chức âm nhạc cung đình dưới triều các vua nhà Lý đã bắt đầu phát
triển, mang tính chính quy, chuyên nghiệp và có quy mô lớn. Nhạc kĩ trong cung
đã có lúc lên đến hàng trăm người. Sinh hoạt ca nhạc dưới các triều vua rất
phong phú bởi các vua rất yêu thích âm nhạc, múa và diễn trò. Các đời vua Thái
Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Cao Tông,… đều có những dấu ấn trong việc
xây dựng âm nhạc, sáng tác bài bản như: khúc Tây Thiên, nhạc khúc Chiêm
Thành âm,… đặc biệt là cây đàn “bá lỗ”, dụng cụ “tiết cổ âm” để khuếch đại
tiếng trống. Các sáng tạo âm nhạc cung đình dưới triều Lý thể hiện sự yêu thích
và chịu ảnh hưởng âm nhạc Chiêm Thành.
Theo sách Vũ trung tùy bút, nước ta vào đời nhà Lý, có Tống đạo sĩ là
người nước Tàu sang ngụ nước, dạy con gái nước ta múa hát. Sau này giáo
phường đặt ra lối múa hát “Bát đoạn cẩm” là phỏng theo cách múa hát đó.
Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, ả đào- ca trù xuất thân từ nền ca vũ
nhạc của triều đình, tiền thân của ca trù là ban nữ nhạc trong cung triều Lý Thái
Tông. Khi hát ở nhà quan thì gọi là hát nhạc ti hoặc hát cửa quyền. Danh vị nghề
hát đã rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp. Như vậy, đã có sự phân biệt về quản
lí, tổ chức âm nhạc, nghề nghiệp, người làm nghề âm nhạc trong cung đình và
ngoài dân gian.
Triều nhà Lý là triều bắt đầu có quy định lễ tế hằng năm, khi tổ chức lễ,
các vua, quan, thường dân đều tham dự. Lễ luôn gắn liền với nhạc. Rất tiếc là sử
10
sách không ghi rõ những chi tiết về bài bản được diễn tấu hay dàn nhạc trong
các nghi lễ của thời kì này, chỉ có thể dựa trên những suy đoán từ các di chỉ
khảo cổ tìm được hoặc qua các bài tế, tán, tụng trong nghi lễ. Ví dụ, dàn nhạc
cung đình trong các nghi lễ (có thể cũng là dàn nhạc phục vụ tế lễ Phật giáo)
dưới đời Lý gồm: trống da, mõ, phách bản, mõ làng (loại mõ lớn làm bằng thanh
tre dài, đánh bằng dùi), trống phong yêu, khèn bầu, sáo dọc, sáo ngang, đàn nhị
hồ, đàn cầm, đàn nguyệt, đàn tỳ bà,… Nhà Lý dựng đàn Phong Vân để tế cầu
mưa, dựng đàn Xã Tắc để bốn mùa tế cầu xin được mùa; lấy ngày lập xuân để tế
lễ đón xuân; vua tế thần tiên nông, vua đích thân cày ruộng trong lễ tịch điền
đầu năm, lễ Tế giao vua cúng tế trời đất,… Ngày tế đón thần và tiễn thần đều có
âm nhạc.
3.3) Những sáng tạo nhạc khí
Hình khắc những nhạc công diễn tấu nhạc khí trên bện đá kê chân cột
chùa Phật Tích, Bắc Ninh cho thấy đời sống văn hóa, sinh hoạt âm nhạc giai
đoạn đầu của thời kì độc lập tự chủ trên đất nước ta đã rất phong phú đa dạng.
Có thể thấy, ngoài những nhạc khí được sáng tạo, sử dụng từ thời sơ sử như:
khen, sáo, kèn, phách, trống, cồng, chiêng, trống đồng,… giai đoạn này còn có
những nhạc khí mới như: đàn cầm, đàn nguyệt, tỳ bà, đàn hồ, trống cơm, kèn,
trống đại cấu, trống phong yêu. Đó có thể là những nhạc khí được du nhập từ
Trung Quốc như: tỳ bà, đàn cầm, đàn hồ hoặc từ các nước có nền văn minh gần
với Ấn Độ như trống phong yêu. Trên hình khắc của bệ đá, người ta thấy có
mười nhạc công sử dụng mười loại nhạc khí khác nhau, những nhạc khí thuộc
các họ tự thân vang, hơi, màng rung và dây.
Trong cung đình, cùng với việc tổ chức cho ca diễn khúc Chiêm Thành
Âm, hoặc theo âm điệu nhạc Chiêm Thành, xuất hiện cây đàn “bá lỗ” để nhạc
công gảy đệm cho ca nữ hát hoặc cái “tiết cổ âm” dùng để đặt trống lên, làm
tiếng vang to hơn, xa hơn, cho thấy nhạc khí dưới triều Lý đã rất phong phú, đa
dạng và có đủ cả bốn họ nhạc cụ gồm: hơi rung vang, màng rung vang, tự thân
vang và dây rung vang. Ngoài ra, dưới các triều vua nhà Lý, đời sống nhân dân
Đại Việt hòa bình, thịnh phát, nên còn có những loại nhạc khí được sử dụng
11
trong chùa, trong các thể loại âm nhạc nghi lễ dân gian ở đình, miếu, các thể loại
nhạc trong các lễ hội, nghi lễ theo vòng đời người (quan, hôn, tang, tế) như: cái
phách bản, trống tầm bông (trống cơm), trống phong yêu (trống bồng), mõ, não
bạt (chũm chọe, xập xõa), tiu (chiêng nhỏ bằng bàn tay, đặt trên gối nhỏ, đánh
bằng dùi gỗ nhỏ hoặc que kim loại), cảnh (loại chiêng nhỏ bằng bàn tay treo trên
giá), chuông, huân (còi), khèn,…
Về tổ chức dàn nhạc, với điều kiện Phật giao là quốc giao cùng với những
nghi lễ trong tín ngưỡng ở đình làng, hoạt động sinh hoạt âm nhạc trong cung
đình, sinh hoạt hội hè của cung đình và trong dân gian,… nhiều tổ chức dàn
nhạc được ra đời:
+ Dàn nhạc trong các nghi lễ Phật giáo
+ Dàn nhạc trong hoạt động nghi lễ cung đình
+ Dàn nhạc trong các sinh hoạt nghệ thuật, hội hè ở cung đình
+ Dàn nhạc trong hoạt động nghi lễ tại đình làng
+ Dàn nhạc trong các sinh hoạt hội hè dân gian
+ Dàn nhạc trong các nghệ thuật sân khấu chèo, trò diễn, múa rối nước,…
Và nhiều dàn nhạc trong các hoạt động nghi lễ, hội hè các dân tộc thiểu số
ở Đại Việt lúc bấy giờ như: Mường, Tày, Nùng, Thái,…
Trong dân gian, ngoai những nhạc khí được hình thành còn tồn tại đến đời
này, có thể đã phôi thai cây đàn đáy, nhạc khí gắn liền với nghệ thuật hát ca trù,
và các nhạc khí phục vụ cho các thể loại nghệ thuật như hát cheo, những điệu
ngâm tụng trong đình, chùa,…

12

You might also like