You are on page 1of 2

Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến nước

ta. Bà là vị Hoàng
hậu trẻ nhất được sắc lập. Bà cũng là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Với 7 chức
vị trong đời, Lý Chiêu Hoàng có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam và vai trò của bà với vận mệnh quốc
gia khá mờ nhạt.

Theo “Đại Việt sử kí toàn thư” Lý Chiêu Hoàng (1218 – 1278) là con gái thứ của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu
Trần Thị Dung. Tên húy là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Bà có một chị gái
là Thuận Thiên công chúa, sau được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu – con trai trưởng của Trần thừa tức
anh trai của Trần Thái Tông Trần Cảnh. Khi bà chào đời, nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn. Ông nội của bà, tức Lý Cao
Tông được biết đến là ông vua "chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói
kém liền năm" nên cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy. Tới đời Lý Huệ Tông đất nước còn suy tàn hơn.

Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Chiêu Hoàng đã bị cuốn vào cuộc tranh đấu vương quyền giữa hai triều Lý - Trần, để rồi cả
quãng đời về sau bà phải chịu lắm nỗi truân chuyên.

Tháng 10 năm giáp thân (1224) Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (anh họ Trần Thị Dung) - người nắm quyền lực
lớn nhất trong triều đình thời bấy giờ lấy cớ vua Lý Huệ Tông mắc bệnh điên, không có con trai nên ép ông phải
nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng rồi đi tu ở chùa Chân Giáo với phám danh là Huệ Quang đại sư. Lý
Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, và gọi là Lý Chiêu
Hoàng (tháng 10 năm 1224) và niên hiệu của bà là một trong những niên hiệu dài nhất có tới 4 chữ, sử chép rằng:
“Chiêu Thánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo” (Đại Việt sử kí toàn thư), khi ấy bà mới 6, tuổi
thuộc danh sách những vị vua trẻ trong lịch sử nước ta. Do tuổi còn quá nhỏ nên việc triều chính do Thái hậu Trần
Thị Dung điều hành.

Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lý lúc bấy giờ, với âm mưu
phải dành cho được ngôi báu,Trần Thủ Độ đã sắp xếp một người cháu họ là Trần Cảnh - con của Trần Thừa, khi đó
mới 8 tuổi được đưa vào cung làm Chánh thủ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu
mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển
giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng.

Chính vì cuộc hôn nhân chính trị mà tới 10/1/1226 Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần
Cảnh. Một tháng sau, triều đình mở hội lớn ở điện Thiên An, Chiêu Hoàng ngự trên sập báu, các quan
mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.
Dựng lên nhà Trần (Trần Thái Tông) trở thành vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý. Chiêu Hoàng được lập làm
hoàng hậu đổi thành Chiêu Thánh, Trần Thủ Độ được phong làm Thái sư. Nhà Lý hoàn toàn chấm dứt 216 năm cai
trị. Lúc đó bà được 7 tuổi và được xác phong thành hoàng hậu đổi tên Chiêu Thánh – vị hoàng hậu trẻ nhất trong
lịch sử.

Một cuộc đảo chính thật êm ái, thật độc đáo! Với trí óc non nớt trẻ thơ, Chiêu Hoàng không hiểu rằng
chiếu nhường ngôi chính là bản án tử hình đối với nhà Lý, chấm dứt vai trò mờ nhạt cuả nàng trong lịch
sử. Chiêu Thánh bị đẩy vào hậu cung để rồi chứng kiến cái chết oan nghiệt cuả phụ hoàng, cái chết tập
thể cuả tông thất nhà Lý. Oái oăm thay, người giết cha, giết cả dòng họ nội cuả nàng chính là Trần Thủ
Độ, người cậu họ, đã lấy mẹ nàng  ngay sau khi cha nàng bị bức tử.

Trong 10 năm đầu, vua Trần Thái Tông và hoàng hậu rất yêu thương và kính trọng nhau. Năm 1233, khi bà 14 tuổi
sinh được Thái tử Trần Trịnh nhưng thái tử chết ngay sau khi sinh không lâu, từ đó hoàng hậu bệnh tình triền miên
đến 5 năm sau vẫn chưa có con. Lúc này Trần Thủ Độ và mẹ ruột của bà là Trần Thị Dung (đã lấy Trần Thủ Độ và
được gọi là công chúa Thiên Cực), bàn mưu phải giữ được ngai báu cho dòng họ nhà Trần nên đã ép Trần Cảnh lấy
Thuận Thiên công chúa đang có thai 3 tháng (lúc này đang là vợ của Trần Liễu) và giáng Chiêu Thánh xuống làm
công chúa, Thuận Thiên được lập làm hoàng hậu.

Lúc này, tuy Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng vẫn còn tình cảm sâu đậm với nhau, thế nhưng mọi thế lực trong triều
đều nằm trong tay Trần Thủ Độ, vì thế mà cả hai phải cắn răng làm theo. Thái Tông vốn hiền lành, lại không có chỗ
nương tựa nên mọi việc trong nước đều do Trần Thủ Độ quyết đoán, không từ thủ đoạn để cũng cố vương triều nhà
Trần. Buộc ông phải phế người vợ đã chung sống 12 năm từ thuở thơ ấu đến khi tuổi vẫn còn thanh xuân. Quá đau
khổ và buồn bã, Lý Chiêu Hoàng xuất gia đi tu. Thế nhưng đây chưa phải là nơi giúp bà giải thoát những bi kịch
cuộc đời.

Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đem Chiêu Thánh gả
người có công cứu giá là tướng Lê Phụ Tần lúc đấy bà đã 40 tuổi. Bà sống với Lê Phụ Tần được 20 năm, sinh được
2 người con. Con trai là Thượng vị hầu Tông – Lê Tông (còn có tên khác là Lê Phụ Hiền). Có nghiên cứu cho rằng
sau này ông được ban họ vua và đổi tên thành Trần Bình Trọng, một danh tướng nổi tiếng với câu nói: “Thà làm quỷ
nước Nam còn hơn là vương đất Bắc”, ông còn là phò mã nhà Trần, được vua Trần Thái Tông gả công chúa Thụy
Bảo làm vợ. Con gái là Ngọc Khuê được phong làm Ứng Thụy công chúa.

Tuy nhiên, trong 20 năm cuộc đời bà sau khi bị truất ngôi hoàng hậu đến khi xuất giá lần 2, vẫn chưa có sử sách nào
ghi chép lại khoảng trắng ấy. Vô số quan điểm được đưa ra như: Theo người làng Giao Tự (Hà Nội), bà đã đi tu và
lấy pháp hiệu là Vô Huyền tại chùa Linh Tiên. Theo cuốn “Lý thái hậu Thực lục”, bà đã đi tham quan nhiều nơi. Bà
lập vô số đàn cúng tế, phát đồ ăn cho dân nghèo. Mở rộng làng xã, cũng không quên khuyên người dân chăm chỉ
làm ăn, sống hòa thuận. Vì thế, dân ở các làng Yên Thành, Giao Tự, thôn Thái Đường...đều nhớ ơn và thờ tự bà.
Không chỉ thế, tại làng Hào Khê (Hải Phòng), làng Thù Lâm (Thái Nguyên) những đền miếu ở đó vẫn còn khói
hương nghi ngút, đó như bằng chứng về công tích của vị nữ hoàng duy nhất đối với nhân dân.

Đầu năm 1278, trong lần về quê hương ở Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh) bà đã qua đời ở tuổi 60 và được
thờ ở đền Rồng. Bà không được thờ cúng tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bị xem là người có tội với dòng họ Lý,
khiến nhà Lý tiêu vong.

You might also like