You are on page 1of 2

Nội dung 1: Lý Chiêu Hoàng là vị vua cuối cùng của Triều Lý nhưng

không được thờ ở Đền Đô cùng 8 vị vua khác mà phải thờ ở Đền Rồng.
Theo em, tại sao lại như vậy, em có suy nghĩ gì về điều này?
*Khái quát về Lý Chiêu Hoàng:
- Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm
1224 đến tháng 1 năm 1226, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt
Nam.
- Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông, sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218), tên
húy là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa.
Mẹ bà là Trần Thị Dung. Chị gái là công chúa Thuận Thiên, cả hai chị em bà
sau này đều có thời là hoàng hậu của Trần Thái Tông.
- Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ
Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi
truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng.
- Năm 1225, Trần Thủ Độ sắp xếp cho cháu mình là Trần Cảnh vào cùng làm
Chính thủ, hầu hạ Chiêu Hoàng. Trần Cảnh chạc tuổi với Lý Chiêu Hoàng, lại
được vua yêu mến, hay gần gũi và trêu đùa. Trần Thủ Độ thấy vậy bèn dựng
nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, từ đó chuyển giao
quyền lực chính trị bằng cách nhường ngôi danh chính ngôn thuận cho chồng.
* Tại sao Lý Chiêu Hoàng không được thờ ở Đền Đô cùng 8 vị vua khác mà
phải thờ ở Đền Rồng?
- Trong 9 vị vua nhà Lý, 8 vị được thờ tại đền Đô ở Đông làng Cổ Pháp (cũ) để
ngày ngày đón ánh bình minh; còn vua bà Lý Chiêu Hoàng tại đền Rồng ở phía
tây để hoàng hôn rọi vào.
- Tuy là một vị vua chính thức của vương triều nhà Lý, một vương triều rực rỡ
của nước Đại Việt, nhưng Lý Chiêu Hoàng đã không được sử sách công nhận
một cách công bằng.
- Theo một số người, vì vua bà đã để mất ngôi nhà Lý, nên bị coi là mang tội
với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng.
- Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, do quan niệm trọng nam khinh nữ tồn tại trong
xã hội phong kiến, bà là nữ vương nên không được thờ chung với các bậc tiên
vương. "Ngôi đền được xây dựng từ thời phong kiến mang đậm ảnh hưởng của
đạo Khổng, đạo Nho, vì thế, phụ nữ cũng ít được coi trọng và phải chịu nhiều
thiệt thòi..."
GS Sử học Vũ Văn Ninh nêu quan điểm, có thể vì bà làm vua trong 2 năm,
nhưng do còn nhỏ, nên không có công lao gì với đất nước. Hơn nữa, về sau bà
đã nhường ngôi vua, rồi lại bị phế ngôi hoàng hậu, trở thành công chúa và cuối
cùng, "xuất giá tòng phu" và không còn là người trong cung thất nhà Lý.
- Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn, Trưởng ban Tuyên truyền của đền Đô,
người đã viết một số cuốn sách về các triều vua nhà Lý, đưa ra các giả thiết: Lý
Chiêu Hoàng không được thờ ở đền Đô, có thể vì bà chỉ làm vua 2 năm, mà
trong thời gian đó, do bà mới 7-8 tuổi, nên không nắm thực quyền. Hơn nữa,
khu đất Lý Thái Tổ chọn để xây dựng đền Đô được Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho
rằng là nơi hội tụ của thiên khí, đất gối đầu của 8 con rồng, cũng là mảnh đất ở
thế "Liên hoa bát diệp", tức là bông sen có 8 cánh, nên đền Đô chỉ có thể thờ có
8 vua, chứ không phải là 9 vị.
- Trước đó, cũng có thông tin truyền miệng rằng, khi ở tuổi 61, Lý Chiêu Hoàng
trẫm mình tự vẫn ở Thanh Hóa, rồi thi hài bà được chuyển về quê hương. Trên
đường đi, qua một bãi đất thì kiệu không thể khiêng đi được nữa, nên mọi người
cho rằng, đó là ý muốn của Lý Chiêu Hoàng, nên đã dựng Long Miếu thờ bà tại
đó, nay gọi là đền Rồng. Tuy nhiên, câu chuyện này không thuyết phục vì
không có tài liệu nào ghi chép. Hơn nữa, bà đã có những năm cuối đời hạnh
phúc và bình an bên tướng Lê Phụ Trần và 2 người con thành đạt, nên chẳng có
lý do gì để bà phải tự vẫn.

You might also like