You are on page 1of 3

Kính thưa quý anh chị, hiện nay đoàn mình đang có mặt tại Chùa Bà Đá, một

ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Thủ Đô, là trụ sở chính của Thánh hội Phật giáo Hà Nội.
Trước khi đi tìm hiểu về chùa, em sẽ cung cấp cho đoàn mình một chút thông tin
về Phật giáo trước.
Đoàn nhà mình có biết ai là người sáng lập ra đạo Phật không ạ?
+Vâng, người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa sinh năm 624 trước
công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca xứ Trung Ấn Độ.
+Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây
dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi
phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống
mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và
làm việc ác thì phải chịu báo ứng..
+ Một số nhà nghiên cứu cho rằng có dấu hiệu đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ
thế kỷ thứ III trước công nguyên tại khu vực Đồ Sơn, do một số Tăng sĩ Ấn Độ đi cùng
các thương nhân đến buôn bán ở Việt Nam. Theo sử sách Phật giáo Việt Nam còn ghi
lại, đạo Phật du nhập vào Việt Nam cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam tông từ phía Nam
truyền xuống và Phật giáo Bắc tông từ phía Bắc truyền sang
+ Đạo Phật được du nhập vào Việt Nam có sự gắn bó, hoà đồng với truyền thống,
văn hoá, bản sắc của dân tộc Việt. Đặc biệt, phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3
miền Bắc - Trung - Nam trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên
truyền thống yêu nước, cùng với các tổ chức cứu quốc khác, Phật giáo cứu quốc ra
đời…
Nước ta hiện có 12 tôn giáo chính trong đó Phật giáo là tôn giáo có số lượng
chiếm ưu thế hẳn so với các tôn giáo khác với hơn 10 triệu tín đồ.
Như em đã giới thiệu từ đầu, chùa Bà Đà chính là là trụ sở chính của Thánh hội
Phật giáo Hà Nội, ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Thủ Đô.
Khi bước qua cổng chùa để đi vào trong sân trước chùa, quý anh chị có thắc mắc
tại sao cổng chùa lại nhỏ như vậy không ạ?
Ngay sau đây, em sẽ đưa đến cho đoàn mình những thông tin, những câu chuyện
ly kì thú vị xoay quanh chùa Bà Đá để đoàn mình có thể hiểu rõ hơn tại sao hơn cổng
chùa lại nhỏ như vậy và tại sao em lại nói đây là ngôi chùa linh thiêng bật nhất Thủ Đô.
Chùa Bà Đá cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100m, nằm trên phố Nhà Thờ.
Theo những bia bảng, truyền phả và văn tự lưu truyền lại, chùa này bắt đầu gọi là
chùa Sùng Khánh, khai dựng từ năm Bính Thân (1056), đời vua Lý Thánh Tông. Nhưng
số phận của ngôi chùa qua “bãi bể nương dâu” cùng với những biến cố lịch sử. Trong
khoảng thời gian niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông, chùa chỉ còn là một ngôi
am tranh. Khi ấy nhân dân đã đào được một pho tượng bằng đá mang hình dáng người
phụ nữ ở đây, dân chúng cho là Thánh Giáng, liền đưa lên thiết lập bàn thờ, xây chùa
ngói để thờ phụng. Sau đó, pho tượng này bị mất. Đến cuối đời Lê Trịnh, khi đào đất
xây tường sửa lại ngôi chùa, tường xây lên lại đổ, đào sâu xuống nữa thì cảm nhận được
pho tượng đá, dân gian cho rằng tượng đá rất linh thiêng nên đã góp công xây dựng
chùa, mời đại sư về trụ trì và thờ Phật, đổi tên là chùa Bà Đá và tên chữ là Linh Quang
Tự.
Đến thời Pháp thuộc, qua loạn lạc chiến tranh, cổng tam quan bị mất, chùa cũng
hư hại khá nhiều, pho tượng đá nguyên thủy bị hủy hoại mất, kèm theo đó nhiều cổ vật
ở chùa cũng chẳng thể giữ được. May mắn là còn 2 quả chuông đúc vào triều vua Tự
Đức và tấm khánh đồng đúc năm 1842 là những cổ vật còn bảo tồn được trong chùa cho
đến tận ngày nay. Sau đó, dân làng đã cho xây lại chùa, đồng thời rước một pho tượng
Phật Thích Ca bằng đá về để tiếp tục thờ phụng.
Đến đây thì đoàn mình đã hiểu tại sao cổng chùa lại nhỏ như vậy chưa ạ? Vâng,
thực chất ngày trước chùa cũng có cổng tam quan như bao ngôi chùa khác nhưng do trải
qua biến cố lịch sử, qua những cuộc chiến tranh, cổng tam quan đã mất và chỉ còn lại
cổng chùa bé 2 câu đối bằng chữ hán và ở giữa đề 3 chữ quốc ngữ “Chùa Bà đá” cũng
chính là tên gọi của ngôi chùa như ngày nay.
Về kiến trúc, Chùa Bà Đá có 5 gian tiền đường, 4 gian thượng điện và khu nhà
thờ tổ, thờ mẫu nằm gọn trong khuôn viên khép kín.
+Hai hành lang tả hữu còn có 4 ngôi tháp mộ đối xứng nhau, áp sát tường ngoài
hậu cung thượng điện.
+Trong chùa còn có 2 dãy nhà dùng làm nơi ở cho các sư thầy, khu bếp và sắp lễ
dành cho các phật tử, du khách ghé thăm chùa.
Ở tại điện Tam Bảo, ngoài trừ 2 bức tường gạch mới, các kiến trúc khác bên
trong điện đều đã nhuốm màu thời gian.
Tọa lạc trong điện thờ đang là 2 bộ tượng lớn bằng gỗ mít phủ sơn bóng, xếp
thành 3 bậc, gồm có các vị: Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa với các tôn giả A-nan, Ca-
diếp đứng hai bên, rồi đến Phật A-di-đà tọa sen với Bồ Tát Quan m và Đại Thế Chí.

You might also like