You are on page 1of 11

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN TRÚC


PHẬT GIÁO BẮC TÔNG KHU VỰC MIỀN TRUNG
(khảo sát từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam)

ThS. Lê Thị Liên

1. Đặt vấn đề
Phật giáo ra đời từ Ấn Độ, sau đó lan tỏa nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, Phật
giáo du nhập vào khoảng đầu công nguyên (hơn 2000 năm cách ngày nay), cũng từ đây,
các ngôi chùa dần mọc lên, cho đến lúc, gần như mỗi làng đều có một ngôi chùa. Qua hơn
2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam nói chung và kiến trúc Phật giáo Việt Nam nói
riêng đã có sự biến đổi không ngừng cả về không gian và thời gian346. Khi du nhập vào
Việt Nam, với tính dung hòa, Phật giáo đã nhanh chóng thích ứng với tín ngưỡng, phong
tục tập quán, điều kiện, môi trường sống bản địa để tạo nên những đặc trưng riêng của
văn hóa Phật giáo trên tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ, pháp phục, di sản và kiến trúc.
Trong đó, kiến trúc Phật giáo là một trong những thành tố quan trọng, thể hiện rõ đặc
trưng, giá trị kiến trúc của từng hệ phái, vùng miền và kiến trúc Phật giáo luôn có sự
biến đổi, thích ứng không ngừng cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử ở những vùng
miền, khu vực khác nhau. Xu hướng biến đổi đó thường mang tính địa phương và hơi
thở của thời đại đó. Bởi trên thực tế, kiến trúc Phật giáo Việt Nam truyền thống luôn
mang những đặc trưng, giá trị kiến trúc của mỗi gian đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử. Những
công trình được xây dựng sau luôn được kế thừa và phát triển trên nền tảng kiến trúc
của thời đại trước, kết hợp với tính thời đại để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tu tập, hành lễ
của Phật tử. Đồng thời, kiến trúc Phật giáo luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử hình
thành, phát triển của Phật giáo theo từng tông phái, hệ phát và vùng miền, từ đó hình
thành nên những đặc trưng, giá trị kiến trúc Phật giáo thống nhất trong đa dạng.

Bài viết này dựa trên kết quả của chuyến khảo sát Di sản Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam do Ban Văn hóa trung ương đã phối hợp với Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Bảo
tồn di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện trên 8 tỉnh miền Trung Tây Nguyên từ
ngày 22/4 đến ngày 2/5/2021. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ thực trạng và

Bảo tàng lịch sử Việt Nam


346
Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr2,3.

406
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

xu hướng biến đổi kiến trúc chùa Việt ở 22 ngôi chùa theo hệ phái Bắc tông trên 3 tỉnh
thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam trên tổng số 26 ngôi chùa đã khảo sát của
4 hệ phái Bắc tông, Nam tông Kinh, Nam tông Khmer và Khất sĩ.

STT Tên chùa Địa chỉ Hệ phái

1. Chùa Từ Đàm Số 1, Sư Liễu Quán, Tp. Huế Bắc tông

2. Chùa Hiếu 63 Phan Bội Châu, Tp.Huế Bắc tông


Quang

3. Chùa Huyền Hương Hồ, Tx. Hương Trà, TP.Huế Nam tông
Không Kinh

4. Chùa Thiên Mụ Hương Hòa, Tp.Huế Bắc tông

5. Niệm phật đường 21 Nhật Lệ, Tp.Huế Bắc tông


Tịnh Bình

6. Chùa Thiền Lâm P.Thủy Xuân, Tp. Huế Bắc tông

7. Chùa Quang Khải Định, Thủy Xuân, Huế Bắc tông


Minh

8. Chùa Thanh Thôn 3-4, Thuỷ Dương, Hương Thuỷ, Bắc tông
Quang (Di tích Thừa Thiên Huế
Đình-Chùa Thủy
Dương)

9. Chùa Đông 8/65 Lê Ngô Cát, Tp.Huế Bắc tông


Thiền

10. Chùa Báo Quốc 17 Báo Quốc, phường Phường Đúc, Bắc tông
TP. Huế

11. Chùa Tam Bảo 32 Phan Châu Trinh, Hải Châu, Tp. Đà Nam tông
Nẵng Kinh

12. Chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Bắc tông

13. Chùa Pháp Lâm 574 Ông Ích Khiêm, P Nam Dương, Q. Bắc tông
Hải Châu, TP. Đà Nẵng

407
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

STT Tên chùa Địa chỉ Hệ phái

14. Chùa An Long 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Bắc tông
Nẵng

15. Chùa Quán Thế 48 Sư Vạn Hạnh, Đà Nẵng Bắc tông


Âm

16. Chùa Linh Ứng Mỹ Khê, Sơn Trà, Đà Nẵng Bắc tông
Bãi Bụt

17. Chùa Phổ Đà 340 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng Bắc tông

18. Chùa Phổ Diệu Hoà Quý, Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng Bắc tông

19. Tổ đình Chúc Tôn Đức Thắng, Hội An Bắc tông


Thánh

20. Chùa Viên Giác 34 Hùng Vương, Hội An, Quảng Nam Bắc tông

21. Tổ đình Phước Lê Hồng Phong, Hội An Bắc tông


Lâm

22. Chùa An Lạc Nguyễn Du, Hội An, Quảng Nam Bắc tông

23. Chùa Nam 430 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam Nam tông
Quang Khmer

24. Thiền Tự Bảo 428 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam Bắc tông
Châu

25. Chùa Vạn Đức Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Tp.Hội An, Bắc tông
Quảng Nam

26. Tịnh xá Ngọc 315 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam Khất sĩ
Châu

Bảng tổng hợp danh sách chùa khảo sát tại Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam

2. Đặc trưng kiến trúc Phật giáo Bắc tông truyền thống

Phật giáo đã có mặt ở nước ta từ hơn 2000 năm và đã có những đóng góp to lớn
trong kho tàng di sản kiến trúc chung của dân tộc,… Hiện nay, theo thống kê chưa đầy
đủ, cả nước có hơn 18.400 ngôi chùa, trong đó hơn 12.900 ngôi chùa Việt thuộc hệ phái
408
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Bắc Tông; số còn lại thuộc về 3 hệ phái: Khất sĩ, Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.
Trong đó, Phật giáo Bắc tông đã có mặt ở nước ta từ khá sớm. Mặc dù vậy, nhưng dấu
vết kiến trúc hiện còn trên mặt đất lại mới chỉ tìm thấy từ thời Lý, với một số phế tích
chùa tháp tiêu biểu như: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Một Cột, chùa Tây Phương,
chùa Hương,… và nhiều ngôi chùa khác. Đây đều là những công trình kiến trúc có quy
mô lớn và mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo Bắc tông độc đáo, tiêu biểu cho nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc và trở thành di sản văn hóa vật thể vô giá của Việt Nam.
Trong mỗi ngôi chùa có một Phật điện với hệ thống tượng Phật, Bồ tát mà mỗi pho
tượng là một tác phẩm điêu khắc đá, gỗ hoàn chỉnh, được sắp xếp theo một trật tự nhằm
chuyển tải lịch sử tư tưởng, giáo lý Phật giáo.
Không gian văn hóa của chùa Bắc tông khá chuẩn mực, mang tính hệ thống và
tổng hợp, gắn bó hữu cơ giữa kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cảnh quan thiên nhiên
(Tam quan, thiêu hương, thượng điện, nhà Tổ, gác chuông, điện Mẫu…). Ví dụ, chùa
Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội với một quần thể gồm
3 nếp nhà song song tạo thành kiến trúc chữ Tam. Trong Phật điện có tới 72 pho tượng
Phật rất đặc sắc.
Qua các tài liệu nghiên cứu và kết quả khảo sát di sản kiến trúc Phật giáo ở các
tỉnh miền Bắc, chúng ta dễ dàng nhận thấy, kiến trúc chùa phía Bắc có xu hướng sử
dụng kết cấu vì kèo và cột chịu lực bằng những dạng cấu kiện chắc, to, khỏe theo
nguyên tắc “giả thủ” hay “ vì cánh ác” với những mảng khắc sâu, nét chạm dứt khoát.
Phần mái phối hợp tương ứng qua những giải pháp kỹ thuật khôn khéo, đẩy đầu mái
thành những đường đao (đầu đao), vút lượn cao lên như những chiếc cánh, nâng toàn bộ
cấu kiện khung gỗ đồ sộ lên vừa đảm bảo sự hài hòa, cân xứng, vừa đảm bảo tính bề thế,
uy nghi cho tổng thể công trình.
Trong công trình Chùa Việt Nam347 đã nêu lên bốn kiểu bố cục chùa truyền thống
ở phía Bắc. Đó là kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ nội Công
ngoại Quốc. Tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn
có những ngôi nhà khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan…

Xin xem: Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (1993), Chùa Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà
347

Nội

409
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Hậu đường

Nhà Nhà

Đông Tây

Chánh điện

Tiền đường

Tam quan

Bố cục chữ Tam, chữ Công, chữ Đinh và chữ Khẩu trong kiến trúc truyền thống
3. Sự biến đổi kiến trúc Phật giáo Bắc tông (Miền Trung)
3.1. Lược sử Phật giáo ở miền Trung
Ngược dòng lịch sử, Phật giáo đã du nhập vào miền Trung Việt Nam từ khoảng thế
kỷ 14-15, ngay sau thời kỳ xứ Thuận Quảng trở thành một bộ phận, một vùng đất mới
của quốc gia Đại Việt. Xuất phát từ vùng đất của Vương quốc Chămpa, nơi đây xưa kia
vốn đã có sự ảnh hưởng của Phật giáo 348, nhưng hình như, Phật giáo có ảnh hưởng
nhưng không được duy trì và phát triển lâu dài ở đây mà thay vào đó là đạo Bà la môn
và đạo Hồi. Theo tư liệu lịch sử, Phật giáo được lan truyền và phát triển song hành với
quá trình mở rộng lãnh thổ vào xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và những

348
Qua dấu tích của Phật viện Đồng Dương thế kỷ IX-X ở Thăng Bình-Quảng Nam. Phật giáo ở đây mang dấu ấn
của Phật giáo Đại thừa với sự dùng bái Bồ Tát Lokesvara (Quan Âm).
410
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

ngôi chùa Việt đầu tiên đã có mặt nơi đây, đóng góp một phần quan trọng trong tiến
trình phát triển Phật giáo Xứ Đàng trong.
Thời kỳ này, các chúa Nguyễn đều sùng đạo Phật. Ngay từ lúc mới vào trấn vùng
đất Thuận Quảng, năm 1601, Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ trên đồi
Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km. Năm
1602, Ông tiếp tục cho xây chùa Sùng Hóa (xã Chiêm Ân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên
Huế); Năm 1607, Ông cho xây chùa Bảo Châu (ở Trà Kiệu, Quảng Nam),…349. Trong
thế kỷ XVII, nhiều nhà sư Trung Quốc đã du nhập các phái thiền Lâm Tế và Tào Động
vào Đàng Trong, làm cho Phật giáo ở đây thêm phát triển và các chùa tháp, công trình
kiến trúc Phật giáo mọc lên nhiều hơn như: Chùa Hàm Long (Phường Phường Đúc,
Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế); chùa Chúc Thánh (Tp Hội An, Quảng Nam),… Sang thế
kỷ 18, sơn môn Liễu Quán thuộc thiền phái Lâm Tế bắt đầu phát triển và góp phần phục
hưng, phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, để lại dấu ấn Phật giáo “Liễu Quán” rõ nét
trên dải đất miền Trung, đặc biệt là ở Huế và Hội An. Cùng từ đây, Phật giáo Huế nói
chung và Kiến trúc Phật giáo Huế nói riêng đã có những dấu ấn riêng, mang đặc trưng
vùng miền rõ nét và có ảnh hưởng sâu, rộng đến kiến trúc Phật giáo vùng Trung, Trung
Bộ và Tây Nguyên. Kiến trúc Phật giáo Bắc tông ở Huế được xem như hình mẫu để xây
dựng các công trình kiến trúc Phật giáo ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở Huế và Quảng Nam, mật độ chùa được xây dựng
khá dày đặc, chùa có mặt khắp nơi và được xây dựng liên tục qua nhiều thời kỳ. Chùa ở
miền Trung nói chung và ở Huế, Quảng Nam nói riêng thường có loại: chùa Quốc tự,
chùa Quan tự, Tổ đình, chùa Sắc tứ, chùa Khuôn hội, chùa làng,… Những ngôi chùa
thuộc các loại hình này được kế thừa trên cơ sở các chùa Bắc tông truyền thống ở miền
Bắc và có sự biến đổi khác nhau qua từng thời kỳ, được xây dựng với quy mô lớn nhỏ,
chất liệu, phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú... Tất cả đã góp phần làm nên
những đặc trưng riêng có của di sản kiến trúc Phật giáo miền Trung.
3.2. Sự biến đổi kiến trúc Phật giáo Bắc tông
Kết quả khảo sát cho thấy, ở khu vực miền Trung, sử sách ghi nhận, những ngôi
chùa thuộc hệ phái Bắc tông bắt đầu được xây dựng sớm nhất là từ thế kỷ 16, 17 dưới

349
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (1993), Chùa Việt Nam, sđd, 41

411
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

thời các chúa Nguyễn và phát triển mạnh vào thế kỷ 19, 20,… Những ngôi chùa thuộc
hệ phái Bắc tông được khảo sát trong chuyến hành trình miền Trung-Tây Nguyên tiêu
biểu có thể kể đến như: chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc (Thừa Thiên Huế); Chùa
Tam Thai, Pháp Lâm (Đà Nẵng); Chùa Chúc Thánh, Tổ đình Phước Lâm (Quảng Nam).
Vị trí xây dựng chùa cũng khá đa dạng. Có chùa dựng ven sông, ven biển, có chùa dựng
trên núi cao và cũng có chùa được dựng ở làng, xã hoặc trong phố, bao quanh là các khu
dân cư đông đúc.
Kiến trúc những ngôi chùa thuộc hệ phái này khá đa dạng. Có những chùa được
xây dựng với quy mô rộng lớn, như chùa Quan Thế Âm (Đà Nẵng); chùa Vạn Đức
(Quảng Nam),… Những ngôi chùa dạng này thường gồm nhiều nếp nhà với công năng
khác nhau, vừa có chính điện thờ Phật, vừa có giảng đường, bảo tháp, tăng xá, nhà trù…
các chùa xây mới hoặc các phần mở rộng của các chùa cũ đa số đều dùng bê tông, cốt
thép. Đây là loại vật liệu xây dựng phổ biến có khả năng chịu lực cao dùng hợp lý cho
các chùa có qui mô lớn hoặc nhiều tầng.
Qua hơn 6 thế kỷ hình thành, phát triển, quy mô, kiểu dáng kiến trúc của mỗi ngôi
chùa ở miền Trung Việt Nam qua thời gian cũng có nhiều biến đổi, nhưng vẫn lưu giữ,
bảo tồn được những đặc điểm riêng, dễ nhận biết.
3.2.1. Về quy mô, cấu trúc
Về quy mô, các ngôi chùa ở miền Trung (đặc biệt là ở Huế và Quảng Nam) thường
có quy mô không đồ sộ như các ngôi chùa ở miền Bắc. Kiến trúc nếp nhà truyền thống
cơ bản vẫn lưu giữ, bảo tồn kiến trúc truyền thống của các ngôi chùa Việt Nam ở miền
Bắc, nhưng có phần tinh tế hơn cả về quy mô, kết cấu kiến trúc và không gian cảnh
quan.
Về cấu trúc, các ngôi chùa miền Trung thường là những ngôi nhà Rường bình dị,
thân thiết, gần gũi, tọa lạc trong một vườn chùa có cây xanh tỏa bóng mát, kết hợp với
sông, hồ, đảm bảo yếu tố phong thủy. Đặc biệt, có một số ngôi chùa được xây dựng
trong không gian vườn chùa, ven đồi để khi phật tử đến hành lễ sẽ nhẹ bước qua những
xóm vắng, len lỏi qua các hàng cây tre, cây trúc, cây thông hay dạo bước lên những bậc
cấp để dẫn lối lên ngôi chùa thanh tịnh (chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Ân, TP. Huế; chùa
Từ Đàm, Báo Quốc, Chúc Thánh lối lên chùa là những bậc cấp và tam quan cổ kính),…
Cổng chính vào chùa thường được mở vào những ngày hội, lễ trọng đại, còn thông

412
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

thường Phật tử và sư sãi sẽ đi lại bằng cổng phụ hoặc những lối ngõ nhỏ, giống như
những ngôi nhà ở các làng quê, rất bình dị và thân quen.
Theo kiến trúc truyền thống, một số chùa ở Huế và Quảng Nam vẫn tiếp tục bảo
tồn kiểu kiến trúc chữ Tam, chữ Đinh; phổ biến nhất là kiến trúc chữ Khẩu hoặc Nội
công, ngoại quốc, có thể kể đến như: chùa Thiên Mụ (nội công ngoại quốc); chùa Từ
Đàm (chữ Đinh); chùa Báo Quốc, Từ Hiếu (chữ Khẩu),… Phổ biến nhất là kiến trúc chữ
Khẩu với Tiền đường phía trước, hai bên là hai lầu chuông trống kiểu tứ giác, có hai
tầng mái, đỉnh nóc nhọn thường trang trí hình bình tịnh thủy. Sau tiền đường là chánh
điện hay đại hùng bửu điện là một toà nhà lớn, thường ba gian hay năm gian hai chái với
kết cấu nhà rường, kèo cột gỗ hoặc cốt sắt giả gỗ. Các gian giữa, truớc thờ chư Phật, Bồ
tát; sau thờ chư Tổ. Hai chái tả hữu thường được làm phương trượng của thầy trụ trì hay
giám tự ngôi chùa. Sau chánh điện là khoảng sân rộng trồng cây xanh. Hai bên là hai
dãy nhà làm nhà khách, nhà tăng, thiền đường... hoặc có thêm một dãy nhà cuối sân làm
nhà trai, nhà giảng, nhà linh,… tạo kiểu chữ Khẩu. (chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu…).
Kiến trúc chùa Bắc tông ở đây có sự kết hợp giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc
dân gian, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, đậm đà
bản sắc. Ở đây, sự biến đổi kiến trúc đã diễn tiến một tự nhiên giữa yếu tố cung đình,
phủ đệ, hay lăng tẩm, miếu mạo với những loại hình cư trú truyền thống của quý tộc lẫn
dân gian được thể hiện hài hòa trên cùng một ngôn ngữ kiến trúc độc đáo.
3.2.2. Về Kiến trúc
Về kết cấu kiến trúc, mỗi ngôi chùa ở miền Trung luôn là một tổ hợp của nhiều
hạng mục kiến trúc với những đặc điểm và công năng sử dụng khác nhau. Về cơ bản,
ngôi chùa nào cũng có hai công trình kiến trúc chính là Tam quan (là cửa vào của một
ngôi chùa, hoặc là nơi thờ tự Hộ Pháp Thiện/Ác bảo vệ chùa) và Thượng điện (Chính
điện - là nơi thờ tự chính). Ngoài ra còn có, Tiền đường (là nơi phật tử bái yết), Hậu tẩm
(nơi thờ tổ sư và chư vị tiền bối/hương linh bổn tự), Hậu đường (không gian thờ
tự/tưởng niệm các vị trư trụ trì tiền nhiệm),… Tùy vào diện tích, quy mô, vị trí, vai trò
mà mỗi ngôi chùa được xây dựng thêm những công trình phụ trợ khác nhau như: nhà
Tổ, Giảng đường, Linh đường, vườn tháp, lầu Quan âm,… Qua khảo sát, chúng tôi nhận
thấy, những công trình phụ trợ này thường mới được xây dựng hoặc trùng tu gần đây
bằng nguyên liệu bê tông, cốt thép, mái tôn… rất bền chắc và mang hơi thở của thời đại
mới.
413
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Về cơ bản, bộ khung kiến trúc ngôi chùa ở miền Trung vẫn kế thừa kiểu thức kiến
trúc dân gian truyền thống của người Việt; bộ vì đỡ mái kiểu vì kèo - trụ trốn với các
cấu kiện chủ yếu bào trơn, đóng bén, liên kết với nhau bởi các mộng, chốt. Bộ vì này
đều do những người thợ mộc truyền thống tạo dựng lên và có nhiều nét tương đồng với
các công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác trong vùng. Kết cấu khung gỗ chịu lực hầu hết
được tập trung ở chính điện. Đây cũng chính là nơi còn lưu giữ, bảo tồn được những đặc
trưng kiến trúc, di sản kiến trúc truyền thống một cách rõ nét nhất. Sự biển đổi rõ rệt
nhất có lẽ là kiến trúc chùa Bắc tông miền Trung ít sử dụng kết cấu chồng rường, ván
mê như chùa miền Bắc, nên nhìn tổng thể các công trình ở đây thường cao và thoáng
hơn, kỹ thuật chạm nổi và chạm thủng là những kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để tạo
nên những mảng chạm kiến trúc độc đáo cho các ngôi tự viện này. Hoa văn họa tiết đặc
biệt của một ngôi chùa miền Trung phổ biến là chữ Vạn, chữ Thọ, chữ Công, dây lá, các
nhạc khí,… trong ngoài đều có những hoa văn, họa tiết đặc biệt.
Đặc biệt hơn cả, đó là trên cơ sở kiến trúc truyền thống, các ngôi chùa Bắc tông ở
miền Trung đã kế thừa và biển đổi thành mô thức “trùng thiềm, điệp ốc”. Hai nóc kiến
trúc độc lập, được nối bằng bộ phần trần thừa lưu, hay vài vỏ cua (Trùng thiềm: Chồng
mái, đây là cách kiến trúc thông thường của chùa Huế; Điệp ốc: tòa nhà nối liên tục
như: tiền đường, chánh điện, hậu tẩm; cũng là cách xây dựng phổ biến của chùa Huế).
Kiểu thức này có nóc trước cao hơn nóc sau, nên ta cứ lầm tưởng đó chỉ là một đơn
nguyên kiến trúc350 (Văn hóa Việt Nam-Thống nhất trong đa dạng, tr384). Việc biến
đổi, sáng tạo mô thức kiến trúc này là một giải pháp phù hợp trong việc vừa bảo tồn
kiến trúc truyền thống, vừa phù hợp với đặc trưng kiến trúc vùng miền vùng Trung Bộ.
Cùng với đó, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc khung sườn, cột kèo theo nguyên tắc
vì chồng, kết hợp với bộ mái thanh mảnh, nhỏ nhắn, đầy tinh tế và đậm chất Huế.
Về hệ mái, mái chính điện thường được làm kiểu một tầng mái hoặc chồng Diêm
hai lớp mái (Chùa Từ Hiếu, chùa Thiên Mụ-Thừa Thiên Huế), còn phần cổ diêm (chồng
diêm) thường được xây kín bằng gạch, quét vôi màu. Vật liệu lợp mái phổ biến nhất vẫn
là mãi ngói âm dương hai lớp, có trát thêm lớp vữa ở giữa để cố định vị trí các lớp mái,
đồng thời tạo thành các xối nước giúp thoát nước nhanh chóng. Đặc điểm này rất phù
hợp với đặc điểm khí hậu ở miền Trung Việt Nam đó là khí hậu có mưa kéo dài, lượng
mưa lớn vào mùa mưa lũ. Điểm giao nhau giữa các mặt mái đều được đắp các đường bờ

350
TT. Thích Thọ Lạc (2016), Văn hóa Việt Nam-Thống nhất trong đa dạng, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 384
414
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

cao bằng vôi vữa. Phần đầu đao, lá mái được vút nhẹ, vừa đủ để tạo nên sự vững chắc
cho tổng thể công trình. Đầu diềm mái thường gắn các đĩa men sứ vẽ phong cảnh sơn
thủy, hữu tình, tạo điểm nhấn cho ngôi chùa, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên.
Bên cạnh đó, một sự biến đổi rất dễ dàng nhận ra ở những ngôi chùa ở miền Trung
khi quan sát từ bên ngoài vào đó là: trên hệ mái, các đường thuyền, cánh quyết, mũi nốc
đều được làm khá thẳng, cứng, chứ không cong vui như ở các chùa miền Bắc. Trên đó,
có đắp, vẽ, trang trí nhiều đề tài như: long, ly, quy, phượng, hổ phù, lưỡng long chầu
nhật/nguyệt, chữ Vạn, bánh xe chuyển pháp luân… khiến phần mái chùa thanh thoát,
nhẹ nhàng hơn, phù hợp với kiến trúc chùa Việt ở miền Trung Việt Nam.
3.2.3. Về bài trí tượng pháp
Nếu như các ngôi chùa ở miền Bắc có hệ thống tượng Phật bài trí khá bài bản với
nhiều pháp khí, hoành phi, câu đối,… theo tư tưởng, triết lý Phật giáo thì các ngôi chùa ở
khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói chung và khu vực Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam nói
riêng chủ yếu thờ Đức Phật. Nghĩa là, hệ thống tượng thờ không đa dạng như hệ thống
tượng thờ ở các ngôi chùa Bắc Bộ nhưng vẫn thể hiện được đặc trưng thờ tự Phật giáo Đại
thừa qua hệ thống tượng Phật được bài trí ở Chính điện. Theo thứ tự từ trên xuống, các bộ
tượng thờ sẽ thường là Tam thế Phật (Adiđà, Phật Thích ca, Phật Di lặc); Di đà tam tôn
(Phật A Adiđà, Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát); Hoa nghiêm tam thánh (Phật Thích
ca, Văn Thù bồ tát, Phổ Hiền bồ tát) hoặc (Thế tôn Thích ca, Ca Diếp, A Na đà); Phật
Dược sư; Phật Thích ca; Thập nhị Bát tú bồ tát; Thập điện Diêm vương; Trừng ác,
Khuyến thiện,... Trong đó đức Phật A di đà/Phật Thích ca thường được thờ với kích thước
lớn, trang trí tinh xảo và là điểm nhấn trong hệ thống tượng thờ ở chính điện,... Ngoài các
bộ tượng quan trọng nhất của Chính điện, còn có những bài trí khác, một số ngôi chùa còn
thêm bớt các phối tượng khác để tăng thêm phần đặc trưng của sơn môn, tổ đình, hệ
phái,...

Chất liệu các tượng thờ chủ yếu làm bằng gỗ, đồng, đá... Nhiều pho tượng cổ vẫn
còn được lưu giữ, thờ tự, bảo tồn trong các cơ sở thờ tự. Cùng với hệ thống tượng thờ là
các hoành phi, câu đối, bia ký, chuông, khánh, mộc bản cổ vẫn tiếp tục được lưu giữ,
bảo tồn như những di sản vô giá của dân tộc.

415
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Hệ thống chữ viết được thể hiện trên các tượng thờ, pháp khí, hoành phi, câu đối…
chủ yếu vẫn là chữ Hán, một số ngôi chùa đã Việt hóa hoành phi, câu đối, biển chùa
nhưng chưa phổ biến.

4. Thay lời kết


Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã trở thành một tôn giáo phổ biến,
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã ăn
sâu vào tâm trí người Việt bao thế hệ và để lại cho dân tộc những di sản văn hóa, di sản
kiến trúc độc đáo, có giá trị mang bản sắc vùng miền và hơi thở của thời đại. Kiến trúc
Phật giáo Việt Nam truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát triển thăng
trầm của Phật giáo ở mỗi vùng miền, giai đoạn lịch sử. Kiến trúc Phật giáo đã trở thành
một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Nhận diện đặc trưng kiến
trúc Phật giáo miền Trung có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di
sản kiến trúc Phật giáo đồng thường định hướng được xu hướng trung tu, bảo tồn hay
xây dựng mới các công trình kiến trúc Phật giáo trong bối cảnh hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
2. Trần Lâm Biền chủ biên (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt (vùng
châu thổ sông Hồng), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
3. Chu Quang Trứ, Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật, Hà
Nội
4. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (1993), Chùa Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội
5. TT. Thích Thọ Lạc (2016), Văn hóa Việt Nam-Thống nhất trong đa dạng, Nxb.
Tôn giáo, Hà Nội
6. Tổng hợp kết quả khảo sát di sản Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, 2021.

416

You might also like