You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT


Chương trình Thạc sĩ
====***===

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN TRIẾT HỌC

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN


VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Họ và tên : Đỗ Kim Thoa


Mã số học viên : 22117024
Lớp : Biến đổi khí hậu và Phát triển

Hà Nội, 12/2022

1
MỤC LỤC
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ .......................................................................................................................... 1
1. Mở đầu ............................................................................................................................................ 3
2. Vai trò của Phật giáo với các khía cạnh của văn hóa ...................................................................... 3
a. Phật giáo và việc đào tạo tầng lớp tri thức .................................................................................. 3
b. Phật giáo và việc phát triển ngôn ngữ ......................................................................................... 3
c. Phật giáo và việc phát triển hệ thống chùa tháp .......................................................................... 4
d. Phật giáo và tư tưởng Từ Bi ........................................................................................................ 5
e. Phật giáo và những nghi lễ, phong tục, tập quán......................................................................... 6
3. Kết luận ........................................................................................................................................... 6
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................... 7

2
1. Mở đầu

Phật giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công
nguyên. Trong suốt quá trình phát triển với vai trò là một tôn giáo, Phật giáo đã
có nhiều đóng góp cho văn hóa Việt Nam.

2. Vai trò của Phật giáo với các khía cạnh của văn hóa

a. Phật giáo và việc đào tạo tầng lớp tri thức

Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tầng lớp trí thức. Trong giai
đoạn người Hán cai trị nước ta, người Hán không mở trường đào tạo tạo trí thức
người Việt mà chủ yếu đưa người Hán sang cai trị. Tầng lớp trí thức Việt đầu
tiên là trí thức Phật giáo. Trong thế kỷ VII – VIII, tăng sĩ Việt Nam có nhiều
người có trí thức uyên thâm về Phật giáo. Trong đó, nhiều tăng sĩ giỏi hai ngôn
ngữ Phạn ngữ và Hán ngữ đã tham gia chú giải kinh Phật. Chính sách nô dịch hà
khắc của việc hạn chế đào tạo người Việt thành trí thức đã xây dựng một ý thức
về một nền độc lập dân tộc trong tâm trí các thiền sư Việt Nam. Nhiều thiền sư
sau này trở thành trụ cột cho nhà Tiền Lê – Lý và Trần. Trong đó, nổi bật là
thiền sư Pháp Thuận và Thiền sư Vạn Hạnh của Thiền phí Tì Ni Đa Lưu Chi.
Hai thiền sư được vua Lê Đại Hành mời làm cố vấn chính trị dưới thời đại của
mình. Thiền sư Vạn Hạnh cũng đóng góp quan trọng trong việc đưa Đạo Phật
trở thành quốc giáo, và có ảnh hưởng đến đường lối cai trị của nhà nước giai
đoạn đó (chính sách thân dân, khoan dung).

b. Phật giáo và việc phát triển ngôn ngữ

Thứ hai, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ. Sự
truyền bá Phật giáo góp phần hình thành chữ Nôm ở bắc Đại Việt, chữ Chăm và
chữ Khmer ở nam Đại Việt. Ba loại văn tự này giúp bảo tồn ngôn ngữ Việt,
Chăm và Khmer. Điều này có thể thấy rất rõ ở ngôn ngữ của người Khome Nam
Bộ. Hầu hết dân tộc người Khome Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông (giáo nghĩa
là Phật giáo Tiểu thừa). Gắn liền với tôn giáo này là kinh sách – giáo lý được

3
truyền bá rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Khome. Để hiểu được giáo lý này,
người Khơme yêu cầu phải học và sử dụng tiếng Pali thường xuyên và liên tục.
Dần dần tiếng Pali đã phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân. No
làm cho ngôn ngữ Khome càng thêm phong phú, sâu sắc, đủ sức diễn đạt tư
tưởng, tình cảm của con người trong cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt là diễn
đạt tư tưởng sâu xa, thâm thúy của Phật giáo Nam tông. Hầu hết các ngôi chùa
Phật giáo Nam tông Khome đều có tổ chức các lớp dạy ngữ văn Khome và
Pali(kết hợp giảng dạy cả giáo lý Phật giáo) cho thanh thiếu niên và sư sãi người
Khome.

c. Phật giáo và việc phát triển hệ thống chùa tháp

Thứ ba, Phật giáo đóng vai trò trong việc phát triển kiến trúc chùa, tháp và làm
cho nó trở nên phong phú. Trước khi Phật giáo du nhập, đền thờ thần là các gốc
đa, sau đó là những ngôi nhà hai ba gian đơn sơ như nhà ở. Thế nhưng Phật giáo
xuất hiện kéo theo hai loại hình thức kiến trúc mới là chùa và tháp. Từ xa xưa,
chùa đã giữ vai trò trong xóm làng khi luôn được đặt ở vị trí trung tâm của làng
và trở thành nơi người dân tụ tập cho các hoạt động văn hóa. Dù điều kiện kinh
tế thế nào thì người dân cũng cùng nhau xây dựng một ngôi chùa khang trang
với nền chùa cao thành ba bậc tượng trưng cho Tam giới. Ngoài ra, Phật điện
nhiều bậc hệ cao dần lên tượng trưng cho núi Tu Di với những chu vị Phật ngồi
trên những tầng bậc từ thấp đến cao. Ngôi chùa cũng góp phần thay đổi cảnh
quan của xóm làng nông thôn. Ngôi chùa, với kết cấu cao ráo hoặc mái rạ hay
mái ngói với cây tháp gạch nổi bật lên giữa các ngôi nhà tranh vách đất. Ngôi
chùa Việt điển hình là chùa Tháp Bút, với dấu ấn viện lạc trong bình đồ khá
đậm, được hai nhà sư Trung Quốc là Chuyết Chuyết và Minh Hành xây dựng.
Ngày nay, kiến trúc chùa đã thay đổi theo hướng hiện đại hóa với dạng nhà lầu
và phác đồ theo chiều thẳng đứng. Tầng dưới là nơi thuyết pháp cho tín đồ mang
tính chất Tiền Đường, tần trên là Phật Điện mang tính chất Thiêu Hương,
Thượng Điện. Chùa thuộc loại này có thể kể đến chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh

4
Nghiêm thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Kiến trúc tháp cũng ảnh hưởng từ Phật
Giáo, tiêu biểu là tháp Báo Thiên hay tháp Sùng Thiện Diên Linh gắn với tấm
bia về múa rối, chùa tháp Chương Sơn với kiến trúc đặc trung của hai tay vịn vũ
nữ tạc theo tư thế tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt. Ngoài ra, hệ thống tượng
Phật vô cùng phong phú cũng là một điểm nhấn trong Phật giáo ở Việt Nam.
Trong đó, một số pho tượng nổi bật như Tam Thế, Tam Thân, những pho tượng
Thích Ca, Phổ Hiền, Văn Thù, những pho tượng Di Lặc, Đại Diệu Tường, Pháp
Hoa Lâm, A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Tuyết Sơn, Ca Diếp, A Nam.
Những bộ tượng Cửu Long, tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, tượng
thập bát La Hán, tượng thập diện Diêm Vương, tượng Hộ Pháp. Phật điện trong
mỗi vùng, mỗi ngôi chùa cụ thể khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, Phật giáo đã
đem lại những pho tượng đẹp nổi tiếng như tượng Quan Thế Âm Thiên Phủ
Thiên Nhãn, tượng A Di Đà tại chùa Phật Tích, tượng La Hán chùa Tây Phương
(Hà Tây). Tượng đồng nổi tiếng như hai pho tượng đồng ở Đông Dương (Quảng
Nam), đã trở thành kiệt tác trong làng tượng Phật Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến
trúc chùa Phật ở Việt Nam là kiến trúc sinh thái, hào hợp với thiên nhiên. Những
ngôi chùa trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xây dựng trên những
núi non và sông nước kỳ vĩ.

d. Phật giáo và tư tưởng Từ Bi

Thứ 4, về mặt văn hóa phi vật thể, Phật giáo đã truyền tải tư tưởng Từ Bi cứu
khổ, cứu nạn và được thấm nhuần trong đạo lý sống của người Việt. Phật giáo
với lý luận nhân quả được đưa vào hệ tư tưởng Việt. Ngoài ra, tư tưởng Từ Bi
của người Việt cũng thấm đẫm trong tâm hồn Việt từ người bình dân đến kẻ trí
thức, thể hiện trong truyện kể dân gian cũng như thơ văn. Phật giáo vào Việt
Nam mang đậm tính dân gian đến mức những người không theo Phật giáo cũng
có hiểu biết về Phật.

5
e. Phật giáo và những nghi lễ, phong tục, tập quán

Phong tục, tập quán của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ Phật giáo. Một vài
điểm nổi bật có thể chỉ ra như sau:

- Tục ăn chay: Ăn chay xuất phát từ quan điểm từ bi của Phật giáo thể hiện
lòng tư bi, không sát sinh hại vật, thương yêu muôn loài. Người Việt Nam
thường ăn chay mỗi tháng hai ngày, mùng Một hoặc ngày Rằm hàng tháng
hoặc ăn chay mỗi tháng bốn ngày: mùng Một, Mười bốn, Mười năm và Ba
mươi.
- Phóng sinh và bố thí: Cũng xuất phát từ quan điểm từ bi của đạo phật, tục lệ
bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân, Vào
ngày mùng Một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa để phóng sinh. Họ
cũng thích giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn thông qua các đợt cứu trợ, tiếp tế
cho đồng bào gặp thiên tai, người có hoàn cảnh khó khă, hoạn nạn.
- Cúng Rằm, mùng Một và lễ chùa: Truyền thống tập tục cúng Rằm, mùng một
là tập tục cúng sóc vọng, nó bắt nguồn từ việc ngày mùng một là ngày trong
sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày
sám hối nên vào ngày đó, các Phật tử thường đến chùa tham dự lễ sám hối,
cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm, Quan điểm ngày sóc vọng là
những ngày trường tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật
giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối, khi ở nhà ngày Rằm và mùng
Một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên, thể
hiện lòng tôn kính, thương nhớ với người quá cố.

3. Kết luận

Phật giáo có đóng góp lớn đối với văn hóa Việt Nam trong suốt chiều dài lịch
sự. Chúng ta dễ dàng nhận thấy Phật giáo qua những ngôi chùa cổ kính, những
pho tượng hay qua tư tưởng Từ Bi và Hướng Thiện của người dân. Kể từ khi du
nhập, Phật giáo gắn liền với trung tâm văn hóa làng và mang đến cho tâm hồn
người Việt một đời sống tâm linh sâu đậm, Ngoài ra, Phật giáo cũng gắn liền với

6
vận mệnh dân tộc khi có nhiều nhà sư đã có đóng góp không nhỏ cho sự thành
công của cách mạng, đưa đến một nước Việt Nam độc lập.

Tài liệu tham khảo

1. Lê, H. Đ. (2005). Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt
Nam. Nghiên cứu Tôn giáo, 5.

2. Nguyễn, H. T., & Nguyễn, T. T. (2018). Vị trí và vai trò của Phật giáo
trong đời sống tôn giáo và văn hóa Việt Nam. Tạp chí Giáo dục,, Số đặc
biệt Kì 1 tháng 5, 280-283.

3. Trang , H. T. (2014). Ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông đối với ngôn
ngữ, văn học và nghệ thuật của người Khome Nam Bộ. Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, 6(79).

You might also like