You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: DẤU ẤN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở CÁC QUỐC GIA


ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA

Giảng viên: TS. Hồ Thị Thành

Họ và tên: Đào Thị Mai Ánh

Mã sinh viên: 21030585

Chuyên ngành: Thái Lan Học

Hà Nội – 12/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
1. Tổng quan về Phật Giáo tại Đông Nam Á lục địa.................................................2
1.1. Khái quát về Phật Giáo...................................................................................2
1.2. Khái quát về Phật Giáo ở Đông Nam Á lục địa................................................3
2. Dấu ấn của văn hóa Phật giáo ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa.....................4
2.2. Dấu ấn trong phong tục tập quán, lễ hội............................................................6
2.3. Dấu ấn trong tư tưởng, đạo đức và cách ứng xử, giao tiếp................................7
2.4. Dấu ấn trong giáo dục........................................................................................8
2.5. Dấu ấn trong văn học - nghệ thuật.....................................................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................12
MỞ ĐẦU
Phật Giáo đã xuất hiện từ rất sớm và là một trong những tôn giáo lớn nhất trên
thế giới. Phật giáo xuất hiện, phát triển và mang đến những ảnh hưởng cho nhiều quốc
gia trên thế giới. Phật giáo đã du nhập hầu hết ở các quốc gia trên thế giới và bất cứ
châu lục nào cũng có thể tìm thấy Phật giáo. Xuất phát từ quốc gia tại Châu Á, Phật
giáo có sự phát triển ở hầu hết các quốc gia tại đây và trong đó không thể không nhắc
đến Đông Nam Á. Nếu như Hồi giáo đã đến và phát triển tại những quốc gia Đông
Nam Á hải đảo, thì ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa, Phật giáo được đón nhận và
phát triển rực rỡ trong nhiều thế kỷ qua. Chính vì vậy, Phật giáo đã để lại những dấu
ấn sâu đậm và rõ nét trong nhiều khía cạnh của quốc gia và cả đời sống con người ở
các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa, Phật giáo đã
du nhập và hòa nhập, để rồi trở thành một phần trong bản sắc, trong văn hóa của chính
các quốc gia đó. Phật giáo đã có những sự thay đổi uyển chuyển để phù hợp với nền
văn hóa bản địa và từ đó tạo nên những sự ảnh hưởng ngược lại với các khía cạnh về
văn hóa, xã hội và cả con người ở những quốc gia này. Có thể nói, Phật giáo là đã trở
thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á
lục địa. Đồng thời có thể thấy rằng, sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến các quốc
gia Đông Nam Á lục địa là vô cùng to lớn và sâu sắc. Chính vì vậy, thông qua bài làm
này, em mong muốn có thể làm rõ những ảnh hưởng và dấu ấn của văn hóa Phật giáo
ở các nước Đông Nam Á lục địa.

1
NỘI DUNG
1. Tổng quan về Phật Giáo tại Đông Nam Á lục địa

1.1. Khái quát về Phật Giáo


Theo truyền thuyết, “Phật giáo” là một trong những tôn giáo ra đời từ rất sớm -
vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên tại Ấn Độ và nhiều sự ảnh hưởng đến với
cuộc sống con người. Người sáng lập ra Phật giáo là Hoàng tử Tất Đạt Đa (Gautama
Siddhartha); ngài chính là con trai của vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đạt Na (Sudhodana)
trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) và hoàng hậu Ma Da (Maya) tại miền Trung Ấn
Độ. Thái tử Tất Đạt Đa vốn được sống trong một cuộc đời quyền lực, vương giả nhưng
sau một lần vô tình chứng kiến được cuộc sống thực sự của nhân sinh với những sự
đau khổ, bế tắc vì sinh, lão, bệnh, tử, từ đó, thái tử quyết tâm đi tìm ra căn nguyên của
cái khổ và tìm ra con đường giúp giải thoát con người khỏi những đau khổ, bế tắc của
vòng sinh tử luân hồi. Sau rất nhiều năm đi tìm tòi và đặt mình vào trong nhiều
phương pháp tu hành nhưng vẫn không đạt được mục đích tìm lời giải đáp cho những
thắc mắc của mình và tìm ra con đường tu hành đúng đắn. Cuối cùng, sau 49 ngày
đêm phát nguyện ngồi tọa thiền dưới gốc bồ đề để tâm thức được nhập định thì đã
mang lại khoảnh khắc chứa đựng minh triết sâu xa. Đức phật đạt đến giác ngộ và tìm
ra câu trả lời cho về bản chất của vòng sinh tử luân hồi cũng như con đường giải thoát
cho nhân sinh. Từ đó, ngài lấy hiệu là “Phật Thích Ca Mâu Ni”, đạo Phật ra đời và
được ngài đi giảng giải ở khắp mọi nơi.
Phật Giáo là tôn giáo luôn răn dạy con người sống với tư tưởng hướng về cái
thiện, làm việc thiện, điều thiện và đây cũng chính là bản chất của Phật Giáo. Phật
Giáo luôn là tôn giáo của cái thiện, sống với tư tưởng hài hòa, tâm từ bi, vị tha và rộng
lượng. Bên cạnh đó, mục đích của Phật Giáo là để giúp con người tu tập, từ đó thoát
khỏi cái khổ và không còn phải luẩn quẩn trong vòng “sinh, lão, bệnh, tử”. Đạo Phật
cho rằng, bản chất của đời người là cái khổ, con người khổ từ khi sinh ra, khi lớn lên
và cuối cùng là khi chết đi vẫn còn khổ. Chính bởi cái khổ mà con người mới tiếp tục
ở trong vòng luẩn quẩn của sinh - lão - bệnh - tử, ở trong kiếp luân hồi mãi không thể
dứt. Vậy nên, mục đích cuối cùng và tư tưởng chủ đạo của Phật Giáo là giải thoát
chúng sinh khỏi kiếp trầm luân đau khổ. Giáo lý của đạo Phật rất nhiều nhưng đều

2
xuất phát từ chính cuộc sống thực tế, đều là hướng con người sống tốt đẹp, tu tập để
thu được chánh quả, đạt được mục đích cuối cùng là thoát khỏi đâu khổ. Trong đó có
hai giáo lý cơ bản nhất là “Lý nhân duyên” - mối quan hệ của nhân và duyên và
“Thuyết Tứ Diệu Đế” - các giáo lý cơ bản về “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”. Có thể thấy rằng,
Giáo lý nhân sinh quan của Phật giáo đã hướng hành động con người hướng đến
những điều thiện, tu tâm dưỡng tính và làm những điều tốt cho xã hội. Đồng thời, mục
đích cuối cùng chính là giải thoát con người khỏi vòng luân hồi của đau khổ.

1.2. Khái quát về Phật Giáo ở Đông Nam Á lục địa


Phật Giáo vốn ra đời từ rất sớm tại Ấn Độ và có sự phát triển mạnh mẽ không
chỉ tại nơi nó hình thành mà còn lan rộng sang các khu vực khác tại Châu Á và trên
toàn thế giới. Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có sự du nhập của Phật
Giáo từ những năm đầu công nguyên và đặc biệt là sự truyền bá mạnh mẽ ở các Đông
Nam Á lục địa. Theo một số ghi chép sớm nhất được phát hiện, vào thế kỷ III TCN,
đạo Phật từ Ấn Độ đã truyền vào Đông Nam Á. Đồng thời thông qua sự đồng ý, ủng
hộ của vua Ashoka, các đoàn thuyền đã bắt đầu xuất phát từ Ấn Độ để truyền đạo tại
những khu vực lân cận như Sri Lanka, Trung Á, Trung Hoa,... Hoàng đế Ashoka đã
cho các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni cùng con gái của mình đi truyền tạo tại các khu vực lân
cận theo hai con đường thương mại lớn và quan trọng nhất của thế giới cổ đại khi ấy.
Theo một số nghiên cứu thì vào thời điểm này, cả Phật giáo Theravada (Phật giáo
nguyên thủy) và Phật giáo Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng được truyền bá theo
đường biển.
Các đoàn thuyền truyền bá giáo đi theo đường biển đã đi và mang Phật giáo đến
Myanmar và Thái Lan vào khoảng thế kỷ III TCN. Cũng từ đây, Phật giáo bắt đầu
truyền bá vào sâu trong Đông Nam Á trong khu vực và trong những thập kỷ tiếp theo.
Phật giáo đã mở rộng sức ảnh hưởng lên khắp các khu vực của Đông Nam Á không
chỉ thông qua đường biển mà con qua con đường trao đổi buôn bán, thương mai, hôn
nhân,.... Theo một số ghi chép, dường như Phật giáo đã du nhập vào Suvannabhumi,
(vùng đất vàng) của Campuchia vào năm thứ ba trước Công nguyên dưới triều đại của
nhà vua Ashoka. Đồng thời hai hòa thượng Sona và Uttara, đã được vua Ashoka cử đi
truyền bá giáo lý Phật pháp trong vùng này. Tại Campuchia, đạo Phật đã được truyền

3
bá vào từ thế kỷ V và phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Phật giáo tiếp tục phát
triển mạnh mẽ và bắt đầu mở rộng đến các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. Phật giáo
phát triển, được công nhận ở nhiều quốc gia và để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa, các
công trình cũng như đời sống con người. Tuy nhiên, từ khoảng thế kỷ VII - XIX, Phật
giáo có sự suy tàn do những ảnh hưởng của chiến tranh và sự nổi dậy của Hồi giáo
(đặc biệt là tại các quốc gia Đông Nam Á hải đảo) hay những lý do khác. Ngày nay, ở
nhiều nước Đông Nam Á, Phật giáo vẫn là một trong những tôn giáo có nhiều dấu ấn
đến văn hóa và đời sống con người, thậm chí là có sự ảnh hưởng lớn với sự phát triển
của quốc gia. Phật giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á tương đối sớm. Đặc biệt
là tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa, nơi có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật,
đã mang rất nhiều những dấu ấn sâu đậm của văn hóa Phật giáo trong các khía cạnh
của cuộc sống.

2. Dấu ấn của văn hóa Phật giáo ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa
Phật giáo vốn là một tôn giáo lớn và đã để lại nhiều dấu ấn ại các nước Đông
Nam Á lục địa, bao gồm: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Capuchia, Myanmar và (Tây)
Malaysia. Trong đó, ngoại trừ Việt Nam thì các nước khác - Lào, Thái Lan,
Campuchia, Myanmar đều coi Phật giáo là quốc giáo của quốc gia mình. Đây đều là
các quốc gia được truyền bá đạo Phật sớm và có những khoảng thời gian trong lịch sử
Phật giáo đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Có lẽ chính bởi sự du nhập từ lâu đời, cùng
với sự mềm dẻo uyển chuyển của mình, Phật giáo tại các nước Đông Nam Á lục địa có
sự thích nghi và biến đổi để hòa hợp cùng những văn hóa truyền thống cốt lõi. Nhờ có
sự hòa hợp với văn hóa bản địa, cùng với những sự biến đổi nhanh chóng để phù hợp
với môi trường và con người của các quốc gia mà Phật giáo ngày càng nhận được sự
ủng hộ và có điều kiện phát triển vững mạnh. Cũng chính vì lý do đó, khi đã ngày một
phát triển, lớn mạnh thì Phật giáo lại quay trở lại tác động vào các khía cạnh trong
cuộc sống của con người, từ khía cạnh văn hóa, xã hội, hay tiền đề đạo đức, tư tưởng
của con người,...

2.1. Dấu ấn trong đời sống của con người

4
Đầu tiên, dấu ấn sâu đậm của văn hóa Phật giáo được thể hiện trong đời sống và
vòng đời của con người. Phật giáo, nhà chùa và các nhà sư vốn đóng vai trò quan trọng
ở các nước Đông Nam Á, thường gắn liền với các sự kiện trong vòng đời của con
người. Ở một số quốc gia Đông Nam Á lục địa, các sự kiện của cuộc đời con người từ
khi sinh ra, trưởng thành, cho đến khi mất đi thường có sự xuất hiện của các nhà sư,
ngôi chùa và nó gắn liền cùng với Phật giáo. Có lẽ bởi trong suy nghĩ của người dân,
Phật pháp chính là một điều thiêng liêng và quan trọng, luôn đi cùng với sự bình an,
may mắn, nên họ thường nghĩ đến các nhà sư và nhà chùa trong các dịp trọng đại của
đời người, từ khi được sinh ra, khi kết hôn và cuối cùng là mất đi. Họ cũng cho rằng,
các nhà sư sẽ là người kết nối họ cũng như cuộc đời họ gần hơn với Phật pháp và đây
cũng là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chính họ. Đồng thời, các ngôi chùa cũng
được xem là một nơi thực hành tâm linh và đồng thời là một không gian sinh hoạt văn
hóa cộng đồng của người dân.
Điều này có thể thấy rất rõ tại các nước Đông Nam Á lục địa nhưng có thể thấy
nổi bật hơn cả là trong văn hóa của Thái Lan, Lào và Campuchia, các nghi lễ trong
vòng đời của hai quốc gia này có những sự tương đồng khá lớn với nhau. Ngay từ khi
người mẹ đang có mang, người mẹ sẽ thường xuyên đến chùa hoặc mời các nhà sư đến
nhà để nghe tụng kinh với mong muôn em bé khỏe mạnh. Sau khi em bé đã chào đời,
bố mẹ thường sẽ đưa em bé đến chùa để nhà sư đặt tên và làm lễ cầu bình an, khỏe
mạnh cho em. Tại Thái Lan, khi em bé được 1 tháng tuổi, bố mẹ thường đưa con đến
chùa hoặc mời các sư thầy đến nhà để làm lễ “cắt tóc” cho con, với mong muốn loại
bỏ đi những điều xấu từ trước và chỉ còn những điều tốt đẹp ở lại, phát triển. Đến khi
trưởng thành, người con trai sẽ phải đi tu một khoảng thời gian ngắn tại chùa, điều này
phổ biến cả ở Lào và Thái Lan. Việc này đánh dấu sự trưởng thành của một người nam
giới và cũng là dịp để họ đền đáp công ơn với bố mẹ - bậc sinh thành của mình. Ngay
cả khi kết hôn, các cặp đôi có thể đến chùa để xin phước lành từ các nhà sư hoặc mời
nhà sư về tại nhà riêng, làm lễ và chúc phúc cho cặp vợ chồng dưới sự chứng kiến của
người thân.
Có thể thấy rằng, các dấu mốc quan trọng của con người tại các nước Đông
Nam Á lục địa thường có sự kết nối và có sự hiện diện của Phật giáo. Phật giáo đã trở

5
thành một phần trong đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của con người và trở thành
một nơi chứng kiến, dõi theo sự phát triển của cả một đời người.

2.2. Dấu ấn trong phong tục tập quán, lễ hội


Phật giáo cũng đã để lại những dấu ấn đặc sắc trong phong tục, tập quán và lễ
hội của người dân Đông Nam Á lục địa. Phật giáo đã hòa nhập một cách hài hòa thông
qua sự biến đổi để tồn tại và phát triển giữa nền văn hóa bản địa cùng các phong tục,
tập quán khác nhau. Văn hóa bản địa của các quốc gia Đông Nam Á lục địa luôn sâu
sắc, đa dạng và phong phú, vì vậy khi Phật giáo được truyền bá vào đã hòa nhập một
cách hài hòa. Cùng với đó, Phật giáo đã kết hợp cùng các phong tục, tập quán bản địa
để làm nên những phong tục, tập quán vừa mang đậm dấu ấn bản địa, vừa có những
nét văn hóa của Phật giáo. Các phong tục tập quán bản địa và các giá trị của Phật giáo
tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên những nét văn hóa đặc sắc. Các phong tục,
tập quán và các lễ hội này được người dân đón nhận, duy trì cho đến ngày hôm nay và
đã trở thành một phần không thể nào thiếu trong đời sống văn hóa của các quốc gia,
dân tộc. Đây cũng trở thành một nét đẹp của mỗi dân tộc, được gìn giữ với một thái độ
tự hào qua các thế hệ cho đến ngày hôm nay.
Phong tục tập quán và các lễ hội dân gian tại mỗi quốc gia Đông Nam Á lục địa
lại có sự khác nhau và mang những đặc trưng riêng. Như tại Việt Nam, Phật giáo
không chỉ góp phần làm củng cố, gìn giữ mà còn phát huy, cũng như thổi vào những
những phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam những ý nghĩa, màu sắc mới.
Ví dụ văn hóa bản địa của người Việt Nam vốn dựa trên niềm tin về “vạn vật hữu
linh”, vì vậy nên khi Phật giáo truyền bá vào Việt Nam cũng đã tiếp thu nét đặc trung
văn hóa này. Điều đó được thể hiện qua việc nhiều nhà chùa tại Việt Nam thường đặt
bát hương dưới các gốc cây lâu năm trong chùa, hay việc sử dụng các con vật bằng đá
ngoài cổng chùa…. Phật giáo cũng là khởi nguồn cho vô số lễ hội lớn của Việt Nam,
như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Phật Đản - Huế…
và đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của con người Việt Nam.
Hay ở Thái Lan hoặc Myanmar có rất nhiều các lễ hội quan trọng của đất nước
liên quan đến Phật giáo được người dân bảo tồn và duy trì cho đến ngày hôm nay. Như
năm mới theo Phật Lịch của họ thường bắt đầu vào giữa tháng tư hàng năm và được tổ

6
chức với lễ hội tế nước, họ sẽ té nước vào nhau với ý nghĩa có nhiều may mắn, bình an
trong năm mới. Vì đều chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ nên lễ hội này tồn tại ở cả hai
quốc gia là Myanmar và Thái Lan, là một ngày lễ rất quan trọng liên quan đến Phật
giáo và của cả đất nước. Qua đó ta thấy được rằng, Phật giáo vừa giúp bảo tồn, phát
huy các giá trị bản sắc dân tộc và đồng thời tạo dựng nên những bản sắc mới, vừa ý
nghĩa lại vừa phù hợp với văn hóa bản địa của dân tộc.

2.3. Dấu ấn trong tư tưởng, đạo đức và cách ứng xử, giao tiếp
Không chỉ để lại những dấu ấn trong bản sắc, phong tục tập quán mà quan trọng
hơn cả, Phật giáo đã lưu lại những dấu ấn đẹp đẽ trong tư tưởng và đạo đức con người
tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Phật giáo là tôn giáo của cái thiện, luôn khuyên
răn và hướng con người làm điều thiện, sống tốt đẹp, tránh làm những điều ác để tạo ra
những kết quả tốt đẹp trong đời sống của chính mình. Phật giáo đã đóng một vai trò rất
lớn trong việc xây dựng nên tư tưởng, đạo đức và lối sống của người dân. Phật giáo
không những tạo ra tư tưởng sống đẹo, sống khoan dung, hài hòa, nhân ái trong các
chính sách của các bộ máy nhà nước trong lịch sử, mà nó còn kéo dài cho đến tận ngày
nay, đồng thời nó góp phần rất quan trọng trong việc định hình lối sống, phong tục,
chuẩn mực giá trị văn hóa Việt Nam. Phật giáo luôn đề cao sự hài hòa trong quan hệ
giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Vì thế, con người trong
xã hội phải có sự hài hòa, nhân ái với những người khác; còn đối với môi trường tự
nhiên phải dựa vào tự nhiên để sinh sống đồng thời cũng phải biết bảo vệ tự nhiên,
chung sống hài hòa với tự nhiên để đảm bảo cho cuộc sống luôn ổn định, có sự cân
bằng và bền vững. Những quan điểm này rất phù hợp với lối sống và quan niệm sống
của người dân Đông Nam Á lục địa nên rất nhanh chóng được chấp nhận và trở thành
một nét văn hóa đặc trưng trong phong cách ứng xử với những người trong cùng cộng
đồng và sự ứng xử với tự nhiên bao đời nay. Cũng từ đó cũng tạo nên cách giao tiếp
hòa nhã, thân thiện và thái độ rất chừng mực, có văn hóa, đạo đức trong các mối quan
hệ. Có thể thấy các giáo lý Phật giáo rất phù hợp với quan điểm và nhân sinh quan, thế
giới quan của con người Đông Nam Á lục địa, từ đó tạo nên những giá trị vô cùng tốt
đẹp trong tư tưởng đạo đức và cách ứng xử, giao tiếp của con người nơi đây.

7
Khi nhắc đến những dấu ấn của Phật giáo trong khía cạnh tư tưởng đạo đức thì
ta có thể tìm thấy ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á lục địa và có những đặc điểm rất
sâu sắc. Như trong giáo lý Phật giáo tại Thái Lan thường đề cập, răn dạy con người
tìm đến những giá trị nhân đạo và sự tập trung vào lòng nhân ái, lòng khoan dung.

Phật giáo luôn răn dạy con người “คิดดี พูดดี ทำดี” - nghĩa là “Suy nghĩ tốt, nói lời tốt
đẹp và làm việc tốt”; Phật giáo luôn răn dạy người dân phải sống tốt, làm một người
tốt, có như vậy thì mới có thể sống cùng mọi người một cách hòa thuận và hạnh phúc.
Nhờ đó, xã hội sẽ phát triển và con người cũng ngày càng phát triển hơn. Điều này
được người Thái thực hiện và thể hiện qua tính cách, cách ứng xử nhẹ nhàng, hài hòa
của người dân Thái Lan.
Đối với người Việt Nam chúng ta luôn coi trọng chữ hiếu, sự hòa thuận, dĩ hòa
vi quý - luôn tích cực và sống hòa hợp với mọi người trong cuộc sống. Những điều
này cũng rất phù hợp với những quan niệm, lời răn dạy trong của giáo lý Phật giáo từ
bao đời nay. Nhiều giáo lý, quan niệm của Phật pháp đã được nhân dân ta Việt hóa để
trở thành nền tảng cho những giá trị văn hóa của dân tộc như: “Lá lành đùm lá rách” -
yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, làm điều tốt; hay “Thương người như thể thương thân”,
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… tất cả đều nói về lối sống hài hòa, đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam ta.

2.4. Dấu ấn trong giáo dục


Phật giáo không chỉ để lại những dấu ấn trong tư tưởng, đạo đức; cách ứng xử,
giao tiếp hay các phong tục, tập quán của con người mà còn có những ảnh hưởng to
lớn trong vấn đề giáo dục con người. Phật giáo đã dùng những giáo lý, quan niệm
đúng đắn của mình để khuyên răn, dạy bảo con người sống theo nề nếp, theo những
giá trị đẹp đẽ của cha ông, của những thế hệ đi trước. Phật giáo tại các quốc gia Đông
Nam Á lục địa không chỉ đem lại giáo dục về mặt tư tưởng, đạo đức mà đã từng có vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc đem đến hiểu biết về con chữ, về văn hóa, xã hội,...
trong thời kỳ trước và nhiều nơi vẫn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ trước tại nhiều quốc
gia Đông Nam Á lục địa, khi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế và nền giáo
dục chưa phát triển, nhà chùa chình là nơi dạy con chữ cho các em nhỏ song song với
việc học giáo lý Phật pháp.

8
Như tại Thái Lan, Phật giáo có vai trò cực kì quan trọng trong việc giáo dục của
nhà nước, trước khi nền giáo dục của Thái Lan phát triển như hiện tại thì nhà chùa và
các nhà sư có vai trò lớn trong việc giáo dục trẻ em và người dân. Trong lịch sử thái
Lan, từ lâu, nhà chùa chính là trường học và các tu sĩ chính là những người thầy giáo.
Cha mẹ thường gửi con cái của mình đến chùa, vừa là để học chữ và đồng thời là để
học giáo lý Phật pháp, học đạo đức, cách làm người. Nhà sư không chỉ dạy cho những
đứa trẻ mà còn dạy cả người trưởng thành, những người lớn tuổi. Nhà chùa chính là
trung tâm giáo dục trong xã hội Thái Lan trước đây và chính vì lý do đó khiến nhân
dân Thái Lan có sự gắn bó sâu sắc với Phật giáo.
Hay tại Lào, trong nhiều thế kỷ trước đây, nền giáo dục của Lào vẫn luôn diễn
ra trong các tu viện và chùa chiền. Không chỉ vậy, trong thời kỳ Lào trở thành thuộc
địa của Pháp từ năm 1893 - 1954, khi cuộc chiến tranh kéo dài cho đến năm 1975 và
kể từ cuộc đảo chính của Cộng sản năm 1975, các ngôi chùa vẫn luôn là trung tâm
cung cấp giáo dục miễn phí cho các trẻ em trong xã hội. Đặc biệt, ở các vùng nông
thôn, nơi các trường công thiếu thốn về tài liệu giảng dạy, thiếu giáo viên và thậm chí
là thiếu cả trường học, việc học tập ở các ngôi chùa sẽ mở ra cơ hội lớn cho cả trẻ em
cũng như cha mẹ của chúng.

2.5. Dấu ấn trong văn học - nghệ thuật


Bản thân của Phật giáo đã góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các
bản sắc và nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, chính Phật giáo đã khơi
gợi và mang đến những nguồn cảm hứng cho các trường phái nghệ thuật trong đời
sống hằng ngày của người dân tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Phật giáo đã trở
thành một phần trong tiềm thức của con người và từ đó, con người lại thể hiện suy
nghĩ, niềm tin của mình qua các công trình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, hay trong các bài thơ, lời ca, trong nghệ thuật biểu diễn, trong các trang phục,...
Tất cả đều cho thấy những dấu ấn vô cùng đậm nét và được người dân thể hiện khéo
léo, tình tế qua những tác phẩm nghệ thuật. Từ đấy, có thể thấy rằng những ảnh hưởng
rất sâu sắc của Phật giáo đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của người dân và rồi họ đã thể
hiện niềm tin, sự kính phục của mình thông qua những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

9
Ta không thể không nhắc đến dấu ấn của Phật giáo trong kiến trúc và điêu khắc
cực kì độc đáo tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á
lục địa đều có những công trình về các ngôi chùa với những nét đặc trưng khác nhau.
Ta có thể thấy những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng và chạm khắc cực kỳ công
phu tại Thái Lan như Wat Arun (chùa Bình Minh), Wat Yannawa (chùa Thuyền), Wat
Phra Kaew (chùa Phật Ngọc),...1 Hay tại Lào cũng có vô số ngôi chùa với kiến trúc cực
kỳ ấn tượng mang phong cách Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của kiến
trúc truyền thống Lào. Hầu như làng nào ở Lào cũng có chùa và mang những phong
cách rất truyền thống nhưng pha trộn với các yếu tố Khmer vô cùng ấn tượng, như
chùa That Luang, chùa Phra Keo, chùa Wat Simuang và vô số những ngôi chùa khác
với các phong cách riêng biệt cực kỳ ấn tượng.2
Trong khía cạnh văn học và hội họa có sự ảnh hưởng của Phật giáo tại các nước
Đông Nam Á lục địa cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Có thể nói rằng, hầu hết ở
các quốc gia này đều có những tác phẩm văn học và hội họa mang những phong cách
và nét riêng biệt nhưng điểm chung lớn nhất chính là thể hiện được dấu ấn của Phật
giáo trong các tác phẩm ấy. Hay các khía cạnh về điêu khắc, trạm trổ; trong lời ca
tiếng hát hay trong nghệ thuật biểu diễn cũng tổn tại rất nhiều những kiệt tác thể hiện
những nét đẹp trong dấu ấn văn hóa của Phật giáo.

1
Tuyết Hạnh (30/11/2017), Những ngôi chùa độc đáo tại Thái Lan, Trang thông tin trực tuyến Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, (http://phatgiaonamtongkhmer.org/nhung-ngoi-chua-doc-dao-tai-thai-lan-a-342.aspx), Truy cập
ngày 3 tháng 1 năm 2024.

2
Minh Chính (7/9/2019), Top 5 ngôi chùa cổ nổi tiếng của nước Lào, Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, (https://phatgiao.org.vn/top-5-ngoi-chua-co-noi-tieng-cua-nuoc-lao-d36687.html), Truy cập ngày 3 tháng 1
năm 2024.

10
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, Phật giáo thâm nhập và mở rộng vào từng quốc gia trong
những khoảng thời gian không giống nhau, bằng những con đường khác nhau và
những ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau giữa các nước trong khu vực Đông
Nam Á lục địa. Sau khi được truyền bá và phổ biến rộng rãi tại các quốc gia Đông
Nam Á lục địa, Phật giáo đã nhanh chóng đồng hành cùng với dân tộc, hòa mình với
văn hóa bản địa, từ đó để làm phong phú thêm, sâu sắc thêm nền văn hóa của các quốc
gia Đông Nam Á lục địa. Không chỉ chịu sự ảnh hưởng từ Phật giáo mà chính nền văn
hóa bản địa của các quốc gia lại quay trở lại và làm cho Phật giáo có những sự thay
đổi, biến đổi để thích nghi với văn hóa truyền thống dân tộc, bản sắc của từng quốc
gia. Từ đó, tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt của Phật giáo tại các quốc gia, tạo ra
sự khác biệt giữa Phật giáo ở các nước trong khu vực và khác biệt với chính Phật giáo
quê hương đã sản sinh ra chính tôn giáo đó. Tất cả đều cho chúng ta thấy rằng, Phật
giáo không chỉ đơn thuần tôn giáo là răn dạy con người theo những giáo lý về cách
sống, cách làm người, mà hơn hết Phật giáo đã truyền tải cho con người biết trân trọng
cuộc sống, trân trọng mọi người, khơi gợi những cảm hứng và từ đó để con người có
nhận thức đúng đắn, mỗi người có sự phát triển cũng chính là giúp cho xã hội, quốc
gia ấy ngày càng phát triển hơn.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban tôn giáo Chính phủ (5/5/2021), Đôi nét về Phật giáo và Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Ban Dân vận tỉnh ủy Tuyên Quang,
(https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-
Phat-giao-Viet-Nam.html), Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.
Lê Trương Ánh Ngọc (12/2018). Tinh Thần Phật giáo trong nền hội họa
Myanmar (Từ buổi đầu đến thế kỉ XIX). Tạp chí Khoa học (số 35), 78 - 83.
Minh Chính (7/9/2019), Top 5 ngôi chùa cổ nổi tiếng của nước Lào, Cổng
thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (https://phatgiao.org.vn/top-5-ngoi-chua-co-
noi-tieng-cua-nuoc-lao-d36687.html), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Nguyễn Quang Lê (9/2016). Phật giáo trong bối cảnh lễ hội dân gian các nước
Đông Nam Á. Tạp chí Đại học Tân Trào, p.22-26.
Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thùy Giang (14/5/2022), Đạo Đức Phật Giáo với
việc giáo dục con người hướng thiện, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
(https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tac-gia-tac-pham/dao-duc-phat-giao-voi-viec-
giao-duc-con-nguoi-huong-thien-105.html), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Nguyễn Xuân Trung (9/5/2018), Dấu ấn Phật giáo trong văn hóa, Ủy ban nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài, (https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/dau-an-
phat-giao-trong-van-hoa-viet-nam.html), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Phan Nhật Huân. (2015). Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục,
tập quán và lối sống của người Việt thời kỳ Lý - Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tôn giáo, 09 (147), 119 - 132.
Phattuvietnam.net (13/6/2006), Vị trí của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã
hội Đông Nam Á, Phật tử Việt Nam, (https://www.phattuvietnam.net/vi-tri-cua-phat-
giao-trong-doi-song-van-hoa-xa-hoi-dong-nam-a/), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm
2024.
Roger Bischoff (1995). Buddhism in Myanmar: A short story, Sri Lanka:
Buddha Dharma Education Association Inc.
Thích Đức Hoàng, Bản chất Phật giáo, Trường trung cấp Phật học Khánh Hòa,
(http://kbc.edu.vn/vi/blog/ban-chat-phat-giao.171#:~:text=Ph%E1%BA%ADt%20gi
%C3%A1o%20l%C3%A0%20t%E1%BB%91i%20th%C6%B0%E1%BB%A3ng,do
%20t%E1%BB%B1%20t%E1%BA%A1i%20v%C3%B4%20ng%E1%BA%A1i),
Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Tuyết Hạnh (30/11/2017), Những ngôi chùa độc đáo tại Thái Lan, Trang thông
tin trực tuyến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (http://phatgiaonamtongkhmer.org/nhung-
ngoi-chua-doc-dao-tai-thai-lan-a-342.aspx), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
T.Phong (26/09/2018), Sự ra đời của Đức Phật, Báo Bình Phước Online,
(https://baobinhphuoc.com.vn/news/24/70321/su-ra-doi-cua-phat-giao), Truy cập ngày
2 tháng 1 năm 2024.
Võ Phúc Toàn (29/4/2022). Những con đường du nhập Phật giáo ở Đông Nam
Á. Tạp chí nghiên cứu Phật học.
Johannes Zeck (11/6/2016), Education in Laos (Part I) – The beginning of a
formalized school system, The Laos Experience,
(https://www.thelaosexperience.com/education-in-laos-part-i-the-beginning-of-a-
formalized-school-system/), Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.

12
13

You might also like