You are on page 1of 11

NHÓM 8B

Thành viên 1: Võ Thị Nhụy


MSSV: 2257060091
Thành viên 2: Bùi Cẩm Trúc
MSSV: 2257060140
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI PHẬT GIÁO:

VỊ THẾ CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI


I. SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO:
1. Sự hình thành
Buddha là người sáng lập ra đạo Phật. Buddha vốn là một thái tử tên Tất Đạt Đa
(Siddhatha), con trai vua nước Trịnh Phạn phía Bắc Ấn Độ (nay là nước Nepal).
Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng những tiện nghi vật chất trong thế gian
không bảo đảm hạnh phúc mà hạnh phúc thật sự nằm ở con đường cứu vớt đau khổ
của loài người; Vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để
tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài
tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi giác ngộ, Ngài dùng quãng
đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật – gọi là Pháp,
hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

2. Những giáo lý cốt lõi


a. Giáo pháp của Phật giáo
- Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo được thể hiện qua bộ Tam Tạng
Kinh (Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng)
+ Kinh tạng: các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử.
+ Luật tạng:  lịch sử phát triển của Tăng-già  cũng như các giới luật của
người xuất gia,
+ Luận tạng: các kiến thức về tâm
- Kinh sách Phật giáo được ghi chép qua hai thứ tiếng:
+ Tiếng Pali: ngôn ngữ bình dân, giản dị
+ Tiếng Phạn: ngôn ngữ trí thức
b. Tứ Thánh Đế:
- Sự nhận thức về các loại khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái
không có khổ đau và con đường để thoát khỏi đau khổ.
- Khổ đế :chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, lão, bệnh, tử; khổ tâm
gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong
muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn. Khổ đau là một hiện thực,
không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa.
Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa nhận nó, cố gắng phân tích nó
để nhận thức nó một cách sâu sắc.
- Tập đế : chân lý về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân
thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm đúng nguyên
nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do
vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên.
- Diệt đế : chân lý về diệt khổ: là trạng thái không có đau khổ, là một sự an
vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt dục vọng
và chấm dứt vô minh.
- Đạo đế : chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ tức là phương pháp thực
hiện việc diệt khổ. Con đường đó gọi là “Bát chính đạo”

c. Bát chính đạo:


- Chính kiến: tín ngưỡng đúng đắn
- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn
- Chính ngữ: nói năng đúng đắn
- Chính nghiệp: hành động đúng đắn
- Chính mệnh: sống đúng đắn
- Chính tịnh tiến: mơ tưởng đúng đắn
- Chính niệm: tưởng nhớ đúng đắn
- Chính định: tập trung tư tưởng ngẫm nghĩ đúng đắn
d. Nhân quả và luân hồi:
- Nhân quả:
+ Mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Sự việc đó chính nó
lại là một nguyên nhân của kết quả sau này. Nhân có khi còn gọi là nghiệp,
và một khi đã gieo nghiệp thì ắt sẽ gặt quả. Duyên là điều kiện thuận lợi, là
cơ hội cho phép kết quả xảy ra.  
+ Nhân quả tương tác theo luật tương ứng: nhân nào thì quả nấy
+ Con người dù không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn
toàn nhân quả này thì mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên
khách quan. uy nhiên khác với khoa học hiện đại, khi lý giải về cuộc sống
của con người, Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là xuyên suốt thời gian
chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến khái niệm luân hồi.
- Luân hồi:
+ Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống.
+ Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô
cùng tận
e. Thế giới quan:
- Nhiều tôn giáo khác cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, là nơi được
Thượng đế ưu ái nhất. Nhưng Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một
trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm
khác nhau, thế giới mà chúng ta đang sống chỉ giống như một hạt cát trong
vũ trụ.
- Một vài tôn giáo khác coi loài người là sinh vật tối thượng. Còn Phật giáo
quan niệm "chúng sinh là bình đẳng", loài người cũng chỉ là một kiếp sống
như các loài sinh vật, loài người cũng không phải là tối thượng 
- Phật giáo coi các "chư Thiên" không phải là đấng tối cao toàn năng, mà chỉ
là một dạng sống văn minh hơn loài người mà thôi. Đối chiếu theo quan
điểm khoa học hiện đại, có thể coi các "chư Thiên" mà Phật giáo nói tới
chính là những nền văn minh ngoài Trái Đất có trình độ cao hơn hẳn so với
loài người.
3. Bốn giai đoạn phát triển chính của Phật giáo
1. Giữa thế kỷ thứ 6 đến giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên: Giai đoạn
nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.
2. Kể từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra
nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp.
3. Kể từ thế kỷ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan
trọng là Trung quán tông và Duy thức tông.
4. Kể từ thế kỷ thứ 7: Xuất hiện Phật giáo Mật tông (Phật giáo Tây Tạng,
Kim cương thừa).
Sau thế kỷ thứ 12, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh
đạo Phật.
- Từ thế kỷ thứ 3, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và
mang nặng bản sắc của các nước đó.
- Mặc dù bây giờ Phật giáo đã quay trở lại và phục hồi chính nơi đã khai sinh
ra nó. Tuy nhiên để gầy dựng lại như thời hoàng kim trước đây là điều
không thể. Hiện nay chỉ khoảng 5% dân số Ấn Độ theo Phật giáo, phần lớn
vẫn là Hin Du giáo và các tôn giáo khác
II. SỰ SUY TÀN CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ
Câu hỏi được đặt ra: Tại sao Phật giáo lại suy vong tại chính cái nôi Ấn Độ

a. Nội dung 1: Sự suy thoái đạo đức trong Tăng đoàn


dẫn đến sự thất bại của xã hội Phật giáo
- Chúng ta phải thừa nhận rằng chính những tín đồ Phật Giáo lãnh phần trách
nhiệm lớn cho số phận đáng buồn của tôn giáo của họ. Đức Phật đã vạch ra
con đường cho các vị Tỳ kheo không những là người đi tìm sự giác ngộ
bằng thực hành những giới luật đạo đức và tâm linh, nhưng cũng là người
phụng sự xã hội hay là người bạn, triết gia và người hướng đạo cho quần
chúng. Đức Phật là một vị thầy tôn giáo đầu tiên ở Ấn Độ, hay nói đúng hơn
là toàn thế giới, cổ vũ những đệ tử của mình đi và đi khắp nơi vì hạnh phúc
và lợi ích của nhiều người. Thêm nữa, Ngài là người đầu tiên đưa ra lý
tưởng hy sinh, quên mình và phục vụ cho kẻ khác. Theo những lời dạy của
Thầy những vị Tỳ Kheo đầu tiên đã đạt đến những tiêu chuẩn cao nhất của
lòng kính tín, hy sinh và phụng sự. Điều này đã làm cho Phật Pháp trở thành
một tôn giáo phổ biến và được tôn kính nhất ở Ấn Độ.
- Nhưng bất hạnh thay, các tăng sĩ về sau đã không giữ những tiêu chuẩn dành
cho họ. Khi các tu viện trở nên giàu có, Tăng sĩ xao lãng việc tu tập, thờ ơ
với sứ mệnh truyền bá Chánh pháp phụng sự xã hội, đánh mất sự giao hảo
gần gũi với quần chúng. Các vị Tỳ Kheo trở nên xao lãng và thụ động đối
với những mục đích thực tiễn. Điều này làm cho Phật Giáo suy yếu.
- Tình trạng Tăng Già trong những năm chấm dứt thời kỳ vinh quang của Phật
Giáo tại Ấn Độ có thể được đánh giá từ những điều mà Cunningham, một
nhà khảo cổ, thám hiểm, và học giả vĩ đại nhất nói vấn đề nầy. Ông nói: –
Phật Giáo đã thật sự trở nên một tín ngưỡng già nua và kiệt lực, những vị
khất sĩ không còn đi khất thực, nhưng từ lâu đã được hổ trợ bằng đất đai
dành riêng cho các tu viện.
- Các vị Sa Môn và Tỳ Kheo không giống như những người của thời xưa,
những người uyên bác và trí tuệ. Những tín đồ Phật Giáo hiện đại rơi vào
tình trạng mục nát, họ bằng lòng sống một đời sống thụ động trong những
công việc tẻ nhạt hằng ngày của đời sống tu viện, không còn sự tha thiết
nồng nhiệt trong sinh hoạt thiếu sinh khí của những công việc tẻ nhạt hằng
ngày đó, và lòng hăng say đã có thời đốt cháy trong tim của mỗi người tu sĩ
Phật Giáo trong việc truyền bá tôn giáo của họ đã dập tắt từ lâu.
- Trong những ngày xa xưa, tăng sĩ và tu viện là huyết mạch của Phật Giáo.
Một khi các tăng sĩ trở nên thờ ơ và đánh mất cái tầm nhìn vào sứ mệnh của
họ, Phật Giáo suy tàn. Và khi các tu viện làm mồi cho sự phá hoại văn hoá,
Phật Giáo đi đến chỗ sụp đổ hoàn toàn. Rất nhiều sách vở Phật Giáo, hầu hết
được cất giữ trong các tu viện, cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ do sự phá
hủy các tu viện. Lý do là những tín đồ Phật Giáo không có tổ chức cư sĩ để
giảng dạy, truyền bá, và bảo vệ tôn giáo của họ. Với sự thiếu vắng những tổ
chức như vậy, họ chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị
cướp phá, xúc phạm và các tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại.
- Sự thiếu vắng những tập quán và nghi thức cho những cuộc lễ lộc trong xã
hội như đám cưới, …. của Phật Giáo cũng là một trong những yếu tố làm
cho Phật Giáo suy tàn ở Ấn Độ. Đức Phật chống lại chủ nghĩa nghi thức,
cũng như độc quyền của những người Bà La Môn là giai cấp thầy tế, không
cho phép những tăng sĩ hành động như những thầy tế trong những cuộc lễ có
tính cách xã hội. Cũng không có những cuộc lễ đặc biệt về sinh nhật, cưới
hỏi, …. được đề ra. Như vậy giới cư sĩ tiếp tục thực hành theo những phong
tục và lễ lộc đang lưu hành, phần lớn do những người Bà La Môn đề ra.
Nội dung 2: Đồng hóa Phật giáo và Ấn Độ giáo
 Quá trình tiếp cận gần gũi và rõ ràng giữa hai đức tin
- Để đối đầu tương xứng với Phật Giáo, Ấn Độ Giáo đã sớm tiến hành việc
sửa đổi và tự biến dạng. Về việc nầy họ đã vũ trang hệ thống của họ bằng
những tính chất tốt đẹp của Phật Giáo cả trong lý thuyết và thực hành.
- Trong tiến trình cải cách nầy, người Ấn Độ Giáo tiếp nhận lý tưởng Bất Sát
(Ahimsa) và từ bỏ việc tế súc vật; và cũng bắt đầu tổ chức theo cách thức
trong các tu viện Phật Giáo.
- Xa hơn, để chấm dứt việc đấu khẩu lâu dài và khó khăn để giành phần thắng
của những tín đồ của hai tôn giáo, Đức Thích Tôn được họ đặt vào trong các
thần Ấn Độ Giáo, như là một Hóa Thân (Avatara) của thần Vishnu. Và điều
nầy được công bố trong quảng đại quần chúng do các tác giả Purana. Bên
cạnh thánh thư Varaha, nói rằng nhờ tuân theo lời nguyện của
Buddhavadasi, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đã được thần Vishnu xuống
làm con dưới hình tướng Phật Đà.
* Sự phá hủy và sự phân biệt giữa hai đức tin: Phật giáo và Ấn
giáo
- Quá trình tiếp cận trên cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy và sự phân biệt giữa
hai đức tin: Phật giáo và Ấn giáo.
- Đức Phật đã bị coi là một Avatara của Vishnu trong Matsya, Bhagavata,
Garuda, và Linga Purana. Không chỉ vậy, những người thờ thần Shiva tiếp
thâu những yếu tố tu viện và chiêm nghiệm của Phật Giáo, và những người
thờ thần Vishnu tiếp thâu những yếu tố sùng bái và nhân đạo của Phật Giáo
để bảo đảm tính phổ biến trong quần chúng. Những người thờ thần Vishnu
còn sửa đổi thái độ của họ về vấn đề hệ thống giai cấp. Họ chấp nhận nó như
là một thể chế xã hội, không chuyên chở một sự theo đuổi tôn giáo hay tâm
linh nào.
- Như tiến sĩ Radhakrishnan nói: Một tiến trình thâm nhập và sửa đổi từ từ đã
phát triển, như việc ủng hộ thuyết cho rằng Đại Thừa Giáo chỉ là một giai
đoạn phân phái trong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa
Giáo, với tính chất khổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người
thờ thần Shiva. Khi tín ngưỡng Bà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và
sùng bái thần linh và tuyên bố rằng Đức Phật là hóa thân của Vishnu, hồi
chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Độ đã vang lên.
- Nội dung 3: Sự thù địch của đạo Bà La Môn
 Sự trở lại của đạo Bà La Môn
- Bà La Môn giáo có trước khi Đức Phật xuất hiện rất lâu. 
- Tôn giáo này đã ăn sâu bám rể trong hệ tư tưởng của người Ấn. Các kinh
điển Vệ Đà đã được giới thiệu quảng bá sâu rộng trong tư tưởng người Ấn.
Họ tạm thời ẩn núp trong thời kỳ Phật giáo hưng thịnh. Nhưng đến khi Phật
giáo bắt đầu suy yếu, họ khởi động và gây ảnh hưởng mạnh trở lại.
- Kể từ khi Phật giáo được thay thế bằng chiến thắng của Balamôn, sự lu
mờ của Phật giáo ở Ấn Độ đã được chứng tỏ rõ ràng là kết quả của sự hồi
sinh của đạo Balamôn. Đức Phật là một nhà cách mạng thực sự và cuộc thập
tự chinh của ngài chống lại đạo Balamôn được sự ủng hộ hăng hái nhất của
các đẳng cấp bị áp bức.  Ông cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và hệ
thống đẳng cấp hoặc varnashramadharma, mà kinh Veda và các kinh sách
Balamôn khác đã cho xử phạt tôn giáo, là hoàn toàn sai.
 Sự đàn áp của những vị vua theo đạo Bà La Môn đối với
Phật giáo
- Cuộc chiến của Đức Phật chống Balamôn đem lại cho Đức Phật nhiều kẻ
thù trong Balamôn giáo. Họ rất kiên quyết phản đối những sự rao giảng triết
học của ngài về tình anh em và quyền bình đẳng phổ thông vì nó trực tiếp
thách thức quyền bá chủ của họ cùng những kinh sách mà họ đã phát minh
để hợp pháp hóa điều này. Để chống lại Phật giáo và phục hồi quyền bá chủ
của đạo Balamôn đang lung lay, tăng lữ Balamôn áp dụng một chiến lược ba
hướng:
- Thứ nhất, họ phát động một chiến dịch hận thù và khủng bố chống
lại các Phật tử. Sau đó, họ chiếm dụng những khía cạnh tốt hơn của Phật
giáo, đưa vào hệ thống của mình để giành chiến thắng trong khối Phật
tử "đẳng cấp thấp", nhưng đảm bảo điều này sẽ không làm suy yếu quyền bá
chủ Balamôn. Giai đoạn cuối cùng trong dự án là đưa ra và tuyên truyền
những chuyện hoang đường là Đức Phật chỉ là một hóa thân của thần Ấn
giáo Vishnu.
- Đức Phật đã được chuyển thành chỉ là một trong vô số các vị thần của đền
bách thần Balamôn. Các Phật tử cuối cùng bị dồn vào hệ thống đẳng cấp,
chủ yếu là tiện dân (Shudras) và “Untouchables”, vì vậy, Phật giáo đã hoàn
toàn bị biến khỏi đất khai sinh ra nó. Tiến sĩ Ambedkar Bhimrao viết trong
cuốn sách của ông, Tiện dân (The Untouchables) rằng, tổ tiên của
Dalits ngày xưa đã có người Phật tử bị giáng xuống tình trạng thấp kém của
'tiện dân' vì không chấp nhận uy quyền của tăng lữ Balamôn.
- Họ buộc phải tách khỏi cộng đồng và bị buộc phải sống trong những khu
biệt lập. Họ bị đối đãi tàn tệ hơn cả súc vật và không được nhận bất kỳ sự
giáo dục nào. Những người này dần dần bị mất liên lạc với Phật giáo,
nhưng chưa bao giờ tự hòa mình hoàn toàn vào Balamôn. Nhiều người trong
số họ sau này chuyển đổi sang đạo Hồi, đạo Sikh và Thiên chúa giáo trong
sự giải phóng khỏi đạo Balamôn.
- Để hợp pháp hóa chiến dịch chống lại Đạo Phật, những văn bản Balamôn trở
nên chống Phật tử khốc liệt hơn. Luật Manu quy định: “Nếu một người
chạm phải một Phật tử… y sẽ phải tự làm sạch mình bằng tắm rửa." Luật
Aparaka cũng quy định vậy. Luật Vradha Harit tuyên bố, bước vào một ngôi
chùa Phật giáo là tội lỗi, mà chỉ có thể được chuộc tội bằng một nghi lễ tắm
rửa. Ngay cả những vở kịch và các cuốn sách cho giáo dân do tăng
lữ Balamôn viết cũng chứa đựng sự tuyên truyền độc ác chống lại các Phật
tử. Trong tác phẩm cổ điển, Mricchakatika, (Hành động VII), anh
hùng Charudatta, khi nhìn thấy một nhà sư Phật giáo đi qua, đã kêu lên với
người bạn của mình là Maitriya rằng: "Ôi! Đây là một cảnh bất hạnh,
một nhà sư Phật giáo bước về phía chúng ta."
- Ngoài việc bôi xấu tên tuổi Đức Phật, những người phục hồi đạo Balamôn
còn thúc giục các vua Hindu khủng bố và giết tróc ngay cả Phật tử vô tội.
Sasanka, vua của những người phục hưng Balamôn xứ Bengal đã sát
hại hoàng đế Phật giáo cuối cùng Rajyavardhana, anh trai của
Harshavardhana, vào năm 605 và sau đó hành quân vào Bodh Gaya, phá
hủy cây bồ đề, nơi tương truyền Đức Phật đạt được giác ngộ. Ông bị buộc
phải gỡ bỏ hình ảnh của Đức Phật từ Vihara Bodh gần cây bồ đề và thay
bằng một hình tượng của Shiva.
- Cuối cùng, vua Sasanka được cho là đã tàn sát tất cả các nhà sư Phật giáo ở
khu vực xung quanh Kushinagar. Giống như vậy, một vua Hindu khác,
Mihirakula, thuộc giáo phái Shaivite, người được cho là đã phá hủy hoàn
toàn hơn 1.500 ngôi chùa Phật giáo. Vua Hindu Toramana thuộc giáo
phái Shaivite được cho là đã phá hủy tu viện Phật giáo Ghositarama tại
Kausambi.
- Sự hủy diệt Phật giáo ở Ấn Độ được đẩy nhanh bởi đạo Balamôn tàn phá
quy mô lớn và chiếm đoạt các chùa Phật. Các chùa Vihara Mahabodhi ở
Bodh Gaya bị ép buộc chuyển đổi thành một ngôi đền Shaivite, và lưu lại
trong tranh cãi cho đến ngày nay. Các tháp hỏa táng của Đức Phật tại
Kushinagar đã được đổi thành ngôi đền Hindu dành riêng cho các vị thần tối
nghĩa với tên Ramhar Bhavani.
 Sự đồng hóa Phật giáo và Balamon:
- Sự bình dị trong thông điệp của Đức Phật, sự thẳng thừng của nó về
quyền bình đẳng và cuộc thập tự chinh chống tục hiến tế đẫm máu, tốn
kém và nghi thức chủ nghĩa của Balamôn đã thu hút số lượng lớn người
bị áp bức. Những người phục hưng Balamôn hiểu rằng cần phải chiếm
hữu một số khía cạnh tốt của Phật giáo và bỏ đi một số điều tồi tệ nhất của
mình để có thể thu phục quần chúng trở lại đạo Balamôn. Do đó bắt đầu quá
trình đồng hóa Phật giáo với Balamôn
- Các tu sĩ Balamôn, những người đã từng tham ăn thịt bò, chuyển sang ăn
chay, bắt chước các nhà sư Phật giáo trong lĩnh vực này. Lòng sùng
kính Đức Phật được thay thế bằng lòng sùng kính các vị thần Hindu như
Rama và Krishna. Các phiên bản hiện có của Mahabharata được viết
trong thời kỳ mà sự suy tàn của Phật giáo bắt đầu, và nó được đặc biệt dành
cho giới tiện dân, nhất là những người Phật tử, để thu hút họ rời bỏ Phật
giáo.
- Tuy vậy, người Balamôn vẫn ngăn cản lớp tiện dân tìm hiểu kinh Veda, và
Mahabharata có thể đã được viết để xoa dịu Phật tử trước sự phân biệt đối
xử này. Mahabharata kết hợp một số yếu tố nhân văn của Phật giáo để thu
phục lớp tiện dân nhưng trên tổng thể, đóng vai trò thúc đẩy quyền bá chủ
của đạo Balamôn khá tốt. Chẳng hạn, Krishna, trong Bài hát của Đấng Tối
Cao (Gita), được thực hiện để nói rằng một người không nên vi phạm các
"trật tự thần thánh" của pháp luật về đẳng cấp.
b. Nội dung 4: Cuộc xâm lược của người Hồi giáo:
- Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi
giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài
liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo, trong đó quan trọng là trung tâm Phật
học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo,
nhưng đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn
Độ, Afghanistan và Trung Đông.
- Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều
cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy. Vào
năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng
sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại
lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.
III. KẾT LUẬN:
- Phật giáo thịnh hay suy là do những nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài.
Khi nhận thức được những nguyên nhân cụ thể, người Phật tử cần phải tìm
kiếm giải pháp thích hợp để bảo vệ, tiếp thu những tinh hoa mà Phật đã xây
dựng nên.
- Quần chúng Phật tử cư sĩ là lực lượng bảo trợ quan trọng, một khi họ quay
lưng và không có trách nhiệm với Phật giáo thì lúc ấy, những thế lực thù
địch tấn công phá hoại, nhất là bằng vũ trang, Phật giáo không đủ nội lực
chống trả để bảo vệ tôn giáo của mình. Ngày nay, các tôn giáo đang cạnh
tranh khốc liệt để thu nạp các tín đồ nên họ không từ thủ đoạn, thậm chí sát
hại tín đồ theo đạo khác. Do vậy, hướng dẫn các cư sĩ tu học về việc có trách
nhiệm với tôn giáo của mình là nhiệm vụ cần phải thực hiện.
- Học giả Ahir từng nói, “Phật giáo không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy,
truyền bá và bảo vệ tôn giáo của mình. Phật giáo cũng thiếu vắng những
nghi thức cho các sinh hoạt liên quan đến đời sống văn hóa, tập tục xã hội
như hôn nhân, tang tế…”. Do không có các kế hoạch rõ ràng để đào tạo các
cư sĩ, tín đồ cũng như không thiết lập nghi thức mang đậm nét Phật giáo để
giáo hóa quần chúng, Phật giáo từng bị đánh mất vị thế của mình trong xã
hội. Vì vậy, tạo dựng nét văn hóa Phật giáo trong tất cả các tập tục, lễ hội…
cũng là điều cấp bách và hiển nhiên.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Patil Amruta (15/10/2022), Causes for the Decline of
Buddhism - Ancient India History Notes [online]
https://prepp.in/news/e-492-causes-for-the-decline-of-buddhism-
ancient-india-history-notes (Truy cập: 13/10/2022)
2. Johnbod (2:44 AM, 5/11/2022), History of Buddhism in India
[online]
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism_in_India (Truy
cập:19/10/2022)

3. Prof. David Dale Holmes (16/03/2020), On Moral Growth and


Mental Decay [online]
https://www.buddhistdoor.net/features/on-moral-growth-and-mental-
decay/ (Truy cập: 25/10/2022)

4. Chung-Hwa Buddhist Studies (2006), On the Question of Animosity


of the Brāhmaṇas and Persecution by Brāhmaṇical Kings Leading to
the Decline of Buddhism in India [online]
http://www.chibs.edu.tw/ch_html/chbs/10/chbs1010.htm (Truy cập:
25/10/2022)
5. Malaiya (06:06 AM, 5/10/2022), Decline of Buddhism in the Indian
subcontinent [online]
https://en.wikipedia.org/wiki/Decline_of_Buddhism_in_the_Indian_s
ubcontinent (Truy cập: 1/11/2022)
6. britannica.com (2018), The demise of Buddhism in India [online]
https://www.britannica.com/topic/Buddhism/The-demise-of-
Buddhism-in-India (Truy cập: 4/11/2022)

You might also like