You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tiểu luận giữa kì


Tên học phần: Lịch sử văn hóa tư tưởng phương Đông
Mã lớp: SEA1100
GVHD: Lê Đình Chỉnh
Đề bài: Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á

Họ và tên sinh viên: Vũ Bảo Anh


MSSV: 23030296
Email: 23030296@sv.ussh.edu.vn

Hà Nội tháng 1 năm 2024


ục lụcA – Mở đầu…………………………………………………
………………3I. Lý do chọn đề tài………………………………… ………
………………3II. Phương pháp nghiên cứu……………………………………

………...3III. Bố cục của đề tài. Gồm 3 mục lớn:…………………………
…………..4B – Nội dung……………………………………………………
……

…..5I. Phật giáo và sự ra đời của Phật giáo……………………………
………...51. Sự ra đời của Phật giáo………………………………………
…………..52. Giáo lý và học thuyết của Phật giáo…………………………
……….….7II. Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Na
Á……..91. Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á………………………
…………….92. Đặc điểm của Phật giáo ở Đông Nam Á…………………………
……...11a, Phật giáo ở Việt nam…………………………………………
………….12b, Phật giáo
Thái
ở Lan……………………………………… …
………….153. Ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa Đông Nam Á……… …
………….16a, Phật giáo với văn học Đô
ng Nam Á………………………… …
………..17b, Kiến trúc điêu khắchậtP giáo………………………… ……
……………19Kết luận……………………………………………………………
A – Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Phật giáo - một trong những tôn giáo ra đời sớm và phổ biến nhất trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo được thiết lập do Đức Phật, mang theo những học thuyết
triết học to lớn vì sự hạnh phúc của chúng sinh, đưa con người thoát khỏi bể
khổ và là sự tiến bộ của thế giới loài người trong tư tưởng. Có thể nói Phật giáo
là một tôn giáo thiết thực có sự chủ trương trong lý thuyết và thực hành trong
cuộc sống mỗi người nên tôn giáo này dễ dàng tiếp cận và du nhập với nhiều
người, đi đến nhiều nơi trên thế giới. Mọi người đều có thể áp dụng những giáo
lý, lời giảng dạy, hướng dẫn của Đức Phật vào cuộc sống tùy theo từng hoàn
cảnh, những khả năng điều kiện và ý chí của bản thân. Giải quyết vấn đề tâm
linh, những đau khổ bất hạnh của chính mình và cũng cứu giúp người khác để tu
dưỡng tích đức tấm lòng từ bi.

Tùy theo từng giai đoạn lịch sử, những diễn biến chuyển hóa của xã hội, thế
giới mà Đạo phật có những tư tưởng, học thuyết khác nhau, phát triển theo
nhiều hướng ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến cuộc sống con người trong
nhiều khía cạnh như: văn hóa, nghệ thuật, thói quen, đạo đức, suy nghĩ của mỗi
người.

Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, qua những con đường khác nhau mà du nhập vào
và ảnh hưởng sâu đậm đến Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á trong đó có Việt
Nam ta. Phật giáo đã đi vào cuộc sống con người một cách tự nhiên và đóng vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần, đó là lý do tôi chọn đề tài
“Phật giáo với văn hóa Đông Nam Á”, kết hợp cùng sự nghiên cứu về ngành
Đông Nam Á học của mình.

II. Phương pháp nghiên cứu.


- Phương pháp phân tích – tổng hợp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử

III. Bố cục của đề tài. Gồm 3 mục lớn:


Phật giáo và sự ra đời của Phật giáo.
Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Nam Á
Phật giáo ảnh hưởng tới văn hóa Đông Nam Á.

B – Nội dung
I. Phật giáo và sự ra đời của Phật giáo.
1. Sự ra đời của Phật giáo.

Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số tư tưởng chống đạo
Bàlamôn. Đạo phật là một trong những dòng tư tưởng ấy.

Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama (Siddharta
Gautama), sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích ca
Mâu Ni), con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân núi Hymalaya, miền đất
bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay.
Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđácta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt
những nỗi khổ của loài người. Đến năm 35 tuổi, Xitđácta đã nghĩ ra được cách
giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, do dó cho rằng đã
tìm được con đường cứu vớt. Từ đó, ông được gọi là Buddha, ta quen gọi là
Phật hoặc Bụt, nghĩa là "người đã giác ngộ", "người đã hiểu được chân lí". Về
niên đại của Phật, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau. Có một số người
cho rằng Phật sinh năm 563 và mất năm 483 TCN; một số người khác thì cho
rằng Phật sinh năm 624 và mất năm 544 TCN. Tín đồ Phật giáo lấy năm 544
TCN làm năm mở đầu kỉ nguyên Phật giáo. (Trang 84-85 Giáo trình Lịch sử
văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh chủ biên , Nxb giáo dục Việt Nam)

https://lpctravel.com.vn/nguon-goc-ra-doi-cua-phat-giao-va-su-phat-trien/
Phật giáo đã được Tất Đạt Đa Cồ Đàm - người sáng lập ra Phật giáo thuyết
giảng tại miền bắc Ấn Độ vào những năm của thế kỷ 6 TCN. Tôn giáo này được
truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm
theo Phật giáo Bắc tông). Khi Đức Phật còn tại thế đã đến nhiều nơi, nhiều dân
tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo được thấy là rất đa dạng về các bộ phái
cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ
những buổi đầu tiên, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật
chặt chẽ.

Nhưng tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỷ VII và đạo Phật
thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 do sự đàn áp mạnh của
chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài. Tuy nhiên do Phật giáo đã được
truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, nhờ sự khai sáng, sự uyển chuyển linh
động trong giáo lý học thuyết đã đã tiếp cận được nhiều dân tộc quốc gia, từ
Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Nó đã thích nghi cùng hoàn
cảnh điều kiện sống của người dân ở nhiều tầng lớp xã hội, phong tục tập quán,
thói quen của các nước. Thậm chí khai sáng các nước có nền khoa học kĩ thuật
tự nhiên phát triển ở Châu Âu như Hoa Kỳ, Canada, Úc….tại đây nhiều nhà
triết học đã nghiên cứu đồng thời truyền bá Phật giáo một cách rộng rãi. Bởi vậy
Phật giáo vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay với sống lượng tín đồ đông đảo, trở
thành quốc giáo của nhiều quốc gia, là một trong những tôn giáo lớn nhất trên
thế giới.

2. Giáo lý và học thuyết của Phật giáo.

Giáo lý cốt lõi của Phật giáo là “từ bi” và “trí tuệ”, hai yếu tố trụ cột chính để
hướng con người tới việc sử dụng trí tuệ sự hiểu biết thông minh của mình để
hiểu thế giới thực từ đó sống từ bi, lương thiện. Toàn bộ giáo pháp của Phật
giáo được chứa đựng trong Tam tạng, gồm có: Kinh tạng, Luật tạng, Luân tạng.
Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn, Phật Thích ca để lại lời răn
dạy: "Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo hãy lấy Giới luật làm Thầy".
Trong tam tạng pháp bảo (Tạng Kinh, Tạng Luật, Vi Diệu Pháp), Phật coi Giới
Luật là điều quan trọng nhất để duy trì đạo phật - “Giới luật còn, Phật pháp vẫn
còn. Giới luật không còn, Phật pháp cũng mất”.

Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được sơ lược trong một câu nói của
Phật Thích ca: "Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi
đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ". "Cũng như nước, đại dương chỉ có
một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt". Cái chân lí về nỗi đau
khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể hiện trong thuyết "tứ thánh
đế" hoặc còn gọi "tứ diệu đế", "tứ chân đế", "tứ đế", nghĩa là 4 chân lí thánh. Đó
là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. (Trang 85, Giáo trình Lịch sử văn minh thế
giới – Vũ Dương Ninh chủ biên , Nxb giáo dục Việt Nam)

Tứ thánh đế

Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Có tám nỗi khổ (bát khổ): sinh lão bệnh tử, gần
kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn.

Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ.

Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ.

Đạo đế là chân lí về cong đường diệt khổ.

Tín đồ của Phật giáo phải tuân thủ giới luật, trong đó phải kiêng 5 thứ (ngũ
giới):
- Không sát sinh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu

Về mặt giới quan, học thuyết của Phật giáo là Duyên khởi có thể hiểu là “các
pháp đều do nhân duyên mà có”. Mọi vật đều do nhân duyên cùng nhau hòa hợp
mà tạo thành, mà duyên khởi là do tâm tạo ra, tâm là nguồn gốc của duyên khởi
thì cũng là nguồn gốc của vạn vật. Ngoài ra Phật giáo còn có các thuyết như:
“Vô ngã”, “vô thường”.

Như vậy Đạo phật muốn khuyên con người từ bỏ ham muốn tham vọng, tránh
làm điều ác, chăm làm điều thiện để được cứu vớt, thoát khỏi đau khổ, những
thứ tự bản thân gây ra và cũng tự bản thân giải thoát cho chính mình.

II. Con đường du nhập và sự phát triển của Phật giáo với Đông Nam Á
1. Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á.

Với ưu thế hình thành từ rất sớm và với những giáo lý linh hoạt dễ dàng tiếp
cận, Phật giáo đã trở thành tôn giáo lớn được truyền dạy, truyền bá đến khắp các
quốc gia trên thế giới. quốc gia, Phật giáo đã du nhập vào Đông Nam Á theo
nhiều con đường khác nhau từ thế kỉ III TCN. Nó xâm nhập vào các quốc gia
trong từng khoảng thời gian không như nhau, và bằng những con đường du
nhập khác nhau cùng đó ảnh hưởng của nó cũng không đều giống như nhau.
Phật giáo ra đời từ thế kỷ VI TCN tại Ấn Độ, đến thế kỷ III TCN được sự ủng
hộ của hoàng đế Ashoka, các phái đoàn truyền giáo Đạo phật đã được cử đến
các quốc gia khác để truyền bá giáo lý đạo Phật như: vùng Tây Bắc của
Shravasti (Uttar Pradesh), Pataliputra (Patna ngày nay của Ấn Độ; Taxila
(Pakistan ngày nay); Sri Lanka (Ceylon); khu vực Trung Á; Trung Hoa;
Myanmar; Thái Lan... Con đường truyền đạo của các phái đoàn này theo hai
hướng, dọc theo các con đường thương mại quan trọng của thế giới cổ đại ta
còn đường biết đến là “con đường tơ lụa”, tuyến đường thương mại lớn nhất thế
giới lúc bấy giờ nối liền Châu Á với Châu Âu. Phật giáo được du nhập vào vùng
Đông Nam á chủ yếu bằng con đường truyền giáo giảng dạy bởi các phái đoàn
hoặc do giao lưu văn hoá và quan hệ thương mại bình thường. Ban đầu, Phật
giáo từ ấn Độ trực tiếp truyền dạy vào các nước ven biển phía Tây của Đông
Nam á. Dần dần, dưới sự truyền dạy quảng bá, một số nước tiếp nhận Phật giáo
gián tiếp qua một hoặc nhiều nước trung gian khác. Đây cũng là một trong
những nét đặc biệt của Phật giáo ở Đông Nam á.

Chính vì thế thương mại cũng giúp Phật giáo được tiếp xúc với xã hội Đông
Nam Á. Nhờ các tàu buôn, thương nhân đem theo các tang sĩ để cầu nguyện
cúng dường Tam bảo. Vào những buổi đầu, Phật giáo đã thông qua đường biển
bằng các con thuyền buôn từ ấn Độ vào thẳng Việt Nam ta. Nhưng đến quãng
thế kỷ IV – V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào.

Chính những tăng sĩ này đã thành lập ra trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó tại
Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), miền bắc Việt Nam
ngày nay những năm 194-195.

Khởi nguồn từ Ấn Độ, trước sự phát triển và giao lưu của các Một dấu mốc
trong dòng chảy từ thế kỷ XIII – thế kỷ XIV, Phật giáo cùng lúc xác lập trở
thành quốc giáo của hai quốc gia trung đại ở Đông Nam Á là Sukkhothai (Thái
Lan) và Đại Việt (Việt Nam). Trải qua những biến động của lịch sử, Phật giáo
vẫn giữ vai trò là quốc giáo của Thái Lan nhưng lại suy yếu tại Việt Nam sau
thời kì phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XIV.
Ở Inđônêxia, Phật giáo Đại thừa từ rất sớm đã xuất hiện, quãng thế kỷ II. Thái
Lan là đất nước với Phật giáo là tôn giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu
thừa có mặt khoảng thế kỷ I sau công nguyên. Còn Campuchia khoảng thế kỷ V
và Lào thì chậm hơn, khoảng thế kỷ VII và Phật giáo chính thức có ảnh hưởng
rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV… Nhưng Lào tiếp nhận Phật giáo không trực tiếp
từ ấn Độ mà từ Campuchia, Thái Lan. Trong nhiều con đường tiếp thu Phật giáo
của Thái Lan và Myanma có một con đường qua Srilanca. Thời kỳ đầu, Phật
giáo đã qua đường biển từ ấn Độ vào thẳng nước ta. Nhưng đến quãng thế kỷ IV
– V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào. Phật giáo Philippin thì được
truyền bá từ Inđônêxia hoặc Mã Lai vào.
(Nguồn tham khảo: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-con-duong-du-
nhap-phat-giao-o-dong-nam-a.html)

2. Đặc điểm của Phật giáo ở Đông Nam Á


Phật giáo cũng được hình thành những học thuyết giáo phái khác nữa dưới tác
động của quá trình biến đổi văn hoá, lịch sử. Nó cũng vừa phải duy trì
và tiếp tục phát triển vừa phải đấu tranh với các giáo phái khác (như Bàlamôn
giáo, Xê đu giáo…) vừa phải đấu tranh ngay trên phương diện học thuyết giáo
lý. Đã có 2 giáo phái: Thượng toạ (Mahayana) và Phật giáo (Hinayana) được
hình thành dưới những tác động biến đổi của các nhân tố nội, ngoại Tôn giáo.
Đông Nam á cơ bản tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và dựa theo địa bàn ảnh
hưởng người ta còn gọi Phật giáo Đông Nam á là Phật giáo Nam Tông. Còn các
nước Bắc á như Trung Quốc, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản (trừ Việt Nam)
tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên cũng được gọi là Phật giáo Bắc tông. Phật giáo
tồn tại với nhiều hình thức. Ba loại chính đại diện cho các khu vực địa lý cụ
thể là:
- Phật giáo Nguyên thủy: Phổ biến ở Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Lào
và Miến Điện

- Phật giáo Đại thừa: Phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore và Việt Nam

- Phật giáo Tây Tạng: Phổ biến ở Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ, Bhutan, và một
số vùng của Nga và miền bắc Ấn Độ

Ngoài ra còn có một số phân phái của Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Thiền
tông và Phật giáo Niết bàn.
(Nguồn tham khảo: https://lpctravel.com.vn/nguon-goc-ra-doi-cua-phat-giao-
va-su-phat-trien/)

Lịch sử Phật giáo ở Đông Nam Á thời kì đầu mới du nhập mang tính chọn lọc
và rời rạc nhưng về sau đã biểu hiện rõ nét đặc trưng của tông phái Phật giáo
Theravda. Tới thời kì sau, lịch sử Phật giáo tại khu vực này biểu hiện đặc trưng
ở mối quan hệ mật thiết hài hòa giữa bản sắc tôn giáo của Phật giáo và bản sắc
dân tộc của từng quốc gia khác nhau.
a, Phật giáo ở Việt nam.
Từ khoảng thế kỉ thứ II sau Công Nguyên, Phật giáo ở Việt Nam đang trên đà
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở miền Bắc đã thành lập một trung tâm Phật giáo
tại Luy Lâu. Thừa hưởng của Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào trong nước ngày
càng rộng mở hơn những trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa
thời đó. Nhưng từ sau thế kỉ V, dưới sự tác động và ảnh hưởng của Bắc thuộc,
Phật giáo Việt Nam đã chuyển dần sang dòng Mahayana của Trung Hoa với hai
dòng chính được thành lập là Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) và Vô Ngôn Thông

Việt Nam đã có “cái riêng” tách ra khỏi khuôn mẫu chung của Phật giáo ở Đông
Nam Á. Trên con đường truyền đạo, các phái đoàn Phật giáo khi đi từ Ấn Độ tới
Trung Hoa và các nước Đông Nam Á khác đã ghé qua Việt Nam và dừng chân
tại đây. Phật giáo tại Việt Nam chủ yếu đi theo ba hình thức đặc trưng và chịu
ảnh hưởng chính của Phật giáo Trung Hoa. Có 3 tông phái được truyền vào Việt
Nam: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông

+ Thiền Tông: chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ để tự mình tìm ra chân lý,
đề cao cái tâm.

Đòi hỏi nhiều công phu, trí tuệ, phổ biến ở giới tri thức thượng lưu

+ Tịnh Độ tông: dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài đề cứu chúng sinh thoát khổ
thường xuyên đi

chùa lễ Phật, tụng niệm “Nam mô A-di-đà Phật” đơn giản, phổ biến cho mọi
người giới bình

dân

+ Mật tông: sử dụng những phép tu luyện bí mật (linh phù, mật chú, ấn quyết,..)
để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Hòa vào dòng tín
ngưỡng dân gian Việt Nam

như cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị ma và chữa bệnh,...

Chính vì sự chuyển biến ấy đã dẫn tới một số hệ quả, việc sử dụng kinh văn ghi
chép chữ Hán khiến việc muốn đọc được, tìm hiểu giáo lý Phật giáo thì phải am
hiểu tiếng Hán. Vì vậy mà các nhà sư phải tinh thông chữ Hán, họ có thể tinh
tường cả Nho gia và Đạo gia. Khi mà nhà nước độc lập đầu tiên sau 1000 năm
Bắc thuộc, bộ máy cai trị cần các nhà sư làm cố vấn và đóng vai trò quan trọng
trong việc tham mưu chính trị. Bằng chứng là trong các ban của bộ máy cai trị
triều Ngô, Đinh, Tiền Lê có sự xuất hiện của Tăng ban. Sau đó Phật giáo ngày
càng chiếm vị thế trong xã hội Đại Việt. Các cao tăng được mời tham chính
hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng Như việc vua Đinh Tiên Hoàng phong
đại sư Khuông Việt làm tăng thống, tiếp sứ thần nhà Tống, vua Lê Đại Hành hỏi
ý kiến sư Vạn Hạnh trước khi xuất quân đánh Tống. Thời Lý, thiên sư Vạn
Hạnh cố vấn mọi mặt cho vua Lý Thái Tổ.

Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

- Tính tổng hợp:

+ Hòa nhập với tín ngưỡng dân gian:

VD: Hệ thống chùa Tứ pháp vẫn chỉ là những miếu dân gian thờ các vị thần tự
nhiên: Mây -Mưa - Sấm - Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc chùa: tiền Phật hậu
Thần, đưa cả thần thánh, thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ
trong chùa. Hầu như không chùa nào không để bia hậu, bát nhang cho các linh
hồn đã khuất.
+ Tổng hợp các tông phái với nhau: không có tông phái Phật giáo nào là thuần
khiết

VD: Phối hợp Thiền Tông với Tịnh Độ tông. Bắc: Chùa có nhiều pho tượng
Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Tượng Phật Thích ca có tới 5
dạng: Thích ca sơ sinh (Thích Ca Cứu Long), Tuyết Sơn, Thích Ca đứng thuyết
pháp, Thích Ca ngồi tòa sen, Thích Ca nhập niết bàn (lúc sắp mất). Nam: chùa
mang hình thức Tiểu thừa (thờ Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo
lý Đại thừa (cạnh Phật Thích Ca lớn có nhiều tượng nhỏ, ngoài áo vàng có đồ
nâu lam)

+ Tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác, Phật với Nho, với Đạo.

+ Kết hợp việc đạo với việc đời: Có thể thấy nhiều vua quan quý tộc đi tu, đầu
TK XX, Phật tử xuống đường phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngô: hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hè 1963.

- Khuynh hướng thiên về nữ tính (Đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp)

+ Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là đàn ông, sang VN thành Phật Ông, Phật Bà
VD: Bồ tát Quan Thế Âm, Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay. Tạo ra
Phật bà riêng: Đứa con giá nàng Man, sinh ngày 8/4, được xem là Phật Tổ Việt
Nam, bà Man là Phật Mẫu 8/4 là ngày Phật Đản; hay Quan Âm Thị Kính, Phật
bà chùa Hương, các thánh mẫu,...Chùa chiền mang tên các bà: Chùa Bà Dâu,
chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh,...Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: “Trẻ
vui nhà, già vui chùa”

- Tính linh hoạt: Tạo ra lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng Man, cô gái làng
Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật
Mẫu, đứa con gái của nàng hóa thân vào đá và trở thành Phật Tổ với ngày sinh
là ngày Phật Đản 8/4. Coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa:
“Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa” hay “Dù xây 9 bậc phù đồ,
không bằng làm phúc cứu cho 1 người”. Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông
bà hơn là thờ Phật; đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật. Đức Phật được đồng
nhất với những vị thần trong tín ngưỡng cứu giúp mọi người, làm mây mưa sấm
chớp để mùa màng tốt tươi, ban cho người hiếm muộn có con, ban lộc cho bình
dân để làm ăn phát đạt, cứu độ người chết và giúp họ siêu thoát. Tượng Phật
mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc
(Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích ca
tóc quăn),.. ; nhiều pho tượng tạc theo dáng chân co chân duỗi rất thoải mái,
giản dị,...Chùa thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái
cong có ba gian hai chái, năm gian hai chái, trở thành công trình công cộng
quan trọng thứ hai của mỗi làng Phật giáo Hòa Hảo (tổng hợp đạo Phật với đạo
ông bà - thờ cúng tổ tiên). Lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản, kết hợp với đạo
thờ ông bà tổ tiên đề ra thuyết “Tứ ân”: Ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam
bảo, ơn đồng bào và nhân loại.

Như vậy, Phật Giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của
dân tộc Việt Nam, kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân tộc và đã trở thành bản
chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

(Nguồn tham khảo:


https://theravada.vn/dai-cuong-lich-su-phat-giao-the-gioi-phan-ii-phat-giao-
ngoai-an-do-phat-giao-o-dong-nam-a/
https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-con-duong-du-nhap-phat-giao-o-
dong-nam-a.html)

b, Phật giáo ở Thái Lan


Cùng tiếp nhận một nền tôn giáo Phật giáo, nhưng Thái Lan thời đó lại tiếp
nhận dòng truyền thừa Theravada. Trước những năm của thế kỉ XIII, một phần
của đất nước Thái Lan bị người Môn, Khmer và vương quốc Srivijana ở Java
chiếm giữ. Sau lần tập kết của vua Ashoka, Phật giáo đã truyền vào Thái Lan
trong thế kỉ III TCN. Nhà nước và tôn giáo gắn bó với nhau rập khuôn theo
khuôn mẫu của Sri Lanka, được noi gương theo hình mẫu của vua Ashoka cùng
sự can thiệp của vua trong Tăng Già tại Đại hội thứ ba. Điều này mang đến một
sự tích cực khi các vị vua cố gắng noi gương để trở thành một vị vua anh minh
lỗi lạc, góp phần nâng cao, phát triển nền văn hóa, xã hội của đất nước. Có thể
thấy rằng, sau thiên niên kỉ thứ nhất, dưới sự ảnh hưởng của nhiều các thế lực
chính trị lớn ở Đông Nam Á lúc bấy giờ Srivijana, Angkor, Panga cùng sự xuất
hiện của hai giáo phái Phật giáo Theravada và Mahayana. Theo sự phát triển và
hình thành của các nhà nước dân tộc Thái khoảng thế kỉ XIII đã đánh dấu cột
mốc và thống nhất hướng Phật giáo ở Thái Lan theo con đường Theravada.

(Nguồn tham khảo: http://dev.kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-


truc-tuyen-dai-cuong-lich-su-phat-giao-the-gioi-b3362/chuong-25-20-phat-giao-
o-dong-nam-a-ti25)

3. Ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa Đông Nam Á
Trải qua sự truyền bá, hình thành, phát triển tại Đông Nam Á, Phật giáo đã có
chỗ đứng vững chắc trong xã hội, văn hóa, cuộc sống của cư dân vùng này. Nó
đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo của một số
nước trong Đông Nam Á, tiêu biểu như Thái Lan. Phật giáo đến Đông Nam Á là
và nó đã bám rễ sâu trong xã hội và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần
của người dân trong khu vực vì nó phải được bản địa hóa và dung hòa với tín
ngưỡng dân gian địa phương mà họ đã học. chấp nhận các yếu tố của các tôn
giáo nước ngoài khác. Nói cách khác, Phật giáo du nhập vào mọi quốc gia Đông
Nam Á đều bị hệ tư tưởng của quốc gia này biến đổi, thu nhận và phản ánh sao
cho phù hợp với từng quốc gia. Phật giáo khi được truyền bá vào Đông Nam á
đã được dân gian hoá, bản địa hoá rất mạnh, rất sâu sắc. Có thể nói rằng những
học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan khó hiểu, các suy tư huyền
bí đã phần nào bị tiêu bớt, giản lược đi để có thể hoà quyện, hài hòa nó vào các
tín ngưỡng dân gian bản địa chất phác và giản đơn. Một trong những đặc điểm
nổi bật của Phật giáo ở khu vực này đó chính là tính chất đơn giản tượng trưng
của nghi lễ. Khác với nghi lễ trong chùa chiền Bắc tông thường linh thiêng, ồn
ào, trọng tâm của người xuất gia đến chùa chiền ở Nam tông là sự hoà quyện
giữa Đạo và Đời, sự nỗ lực của con người không phải là lễ bái mà là toạ thiền,
suy tư về nguyên lý của Phật.

Phật giáo tác động mạnh mẽ, thâm sâu vào đời sống tư tưởng của người dân.
Nếu nhà thờ là nơi các con chiên ngoan đạo có thể gặp Chúa và cầu nguyện thì
Phật giáo là nơi các phật tử đến xá tội, niệm phật buông bỏ chốn phàm tục nhằm
thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tìm cho mình sự thanh thản nơi tâm hồn. Tuy nhiên
có vài điều đặc biệt, khác với các ngôi chùa của Phật giáo Đại thừa ở Bắc
phương, ngôi chùa ở Đông Nam Á chùa không chỉ là trung tâm về tôn giáo mà
còn là trung tâm văn hoá – xã hội. Chùa đồng thời là trường học dạy chữ, đạo
cho con em nhân dân, là nơi sáng tác văn chương. ở Lào, Campuchia một số
nhà thơ lớn trưởng thành từ trong chùa. Chùa là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ
thuật, là thư viện, là bệnh viện, nhà trọ, nơi hội hộp quyết định những vấn đề
quan trọng của bản mường, làng xã. Chùa vừa là nơi thờ Đức Phật vừa có thể là
nơi để người dân đến vui chơi, tham gia lễ hội. Và hơn nữa một số chùa tại một
số nước Đông Nam á còn là nơi để cúng ông bà tổ tiên và các vị thần địa
phương. Có thể nói ngôi chùa ở Đông Nam Á là nơi cung cấp kiến thức văn
hoá dân gian cho con em của người nông dân. Ở đây, cái linh thiêng, u mặc của
tôn giáo huyền bí bị loại bỏ để có thể hoà nhập một cách tự nhiên với các sinh
hoạt đời thường sôi nổi của cuộc sống.

a, Phật giáo với văn học Đông Nam Á


Phật giáo còn có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn học và nghệ thuật Đông Nam Á
là khá bao quát và sâu sắc. Trong việc xây dựng nền văn học viết truyền thống ở
một số nước Đông Nam Á bên cạnh tiếp nhận các kinh kệ, giáo lý của Phật
giáo, đã tiếp nhận chữ viết ấn Độ, từ đó tiếp nhận cả các đề tài, cốt truyện, tác
phẩm văn học Ấn – Phật. Ở các nước Lào, Thái Lan, Myanma, văn học có nhiều
xu hướng, nhiều tính chất, trong đó văn học có tính chất Phật giáo chiếm số
lượng tác phẩm rất đáng kể. Ví dụ như Tâm điểm lời Phật dạy (The Heart of the
Buddha's Teaching).
Thầy Thích Nhất Hạnh giải thích những lời dạy căn bản của đạo Phật. Tuy tác
giả đề cập đến những chủ đề truyền thống (như Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo,
Thập nhị Nhân duyên, …). Hay như An bình trong từng bước đi – Con đường
Tỉnh thức trong Đời sống hàng ngày (Peace Is Every Step - The Path of
Mindfulness in Everyday Life)

Nhưng phong cách giải thích của tác giả thì tươi mát và thực tiễn. Là một trong
hai vị Thầy dạy đạo Phật được ưa thích nhất hiện nay (chỉ đứng sau Đức Đạt
Lai Lạt ma), Thầy Thích Nhất Hạnh dạy bằng một phong cách rất đơn giản
nhưng lại truyền đạt những chân lý thực tiễn và sâu sắc nhất về sự vận động của
cuộc sống, và làm thế nào để chúng ta tìm được an bình cho bản thân và yêu
thương cho mọi chúng sanh.
(Nguồn tham khảo:
https://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/diem-sach/5749-Danh-sach-10-
tac-pham-Phat-giao-hay-nhat-trong-nam-2010.html)

b, Kiến trúc điêu khắc Phật giáo


Về mặt nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chùa chiền Phật giáo Đông Nam Á, cũng
được thể hiện rõ nét trong các công trình kiến trúc, đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân Đông Nam Á. Những ngôi chùa nổi tiếng là công trình kiến trúc
đồ sộ như Borobudur (Inđônêxia) và Thạt luổng (Lào) hay rất nhiều chùa chiền
ở Campuchia, Thái Lan, Myanma đã trở thành niềm tự hào và là biểu tượng
thịnh vượng của đạo Phật Tiểu thừa ở khu vực.

Một ngôi chùa Phật giáo ở quận Phra Nakhon của Bangkok. Wat Pho là nơi có
pho tượng Phật nằm cao khoảng 15 mét và dài 45,4 mét. Ngôi chùa, ngoài ra,
còn được gọi là trường đại học công đầu tiên của Thái Lan.

Phổ biến được biết đến như là địa điểm quay của bộ phim Tomb Raider, Ta
Prohm được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Ở đây có thể chứng
kiến cảnh tượng cây cối ngày càng phát triển, trèo qua, và bao bọc xung quanh
các di tích bằng đá, ban đầu là một tu viện Phật giáo và trường đại học.
Được gọi là chùa Trắng, Wat Rong Khun là một ngôi chùa Phật giáo không
điển hình được thiết kế vào năm 1997 bởi Chalermchai Kositpipat. Mặc dù
chùa đã bị hư hại bởi một trận động đất vào tháng 5-2014, Charlermchai hứa
sẽ sửa chữa nó theo tình trạng ban đầu trong vòng 2 năm.
(Nguồn tham khảo: https://giacngo.vn/12-kien-truc-chua-tuyet-dep-o-dong-
nam-a-post26330.html)
Kết luận.
Có thể thấy rằng, Phật giáo ở Đông Nam Á nằm trong một phức hợp văn hoá
tôn giáo vừa khá đa dạng vừa hài hòa với nhau. Đặc biệt những tín ngưỡng dân
gian chất phác, giản dị đã tràn ngập hòa trộn vào trong kinh kệ thiêng liêng đến
mức có thể che lấp hoặc giảm nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý. Phật
giáo cũng không tồn tại một cách đơn giản, thuần túy bởi nó thấm đượm và đan
xen giữa những yếu tố của tín ngưỡng bản địa và tàn dư văn hoá của các tôn
giáo vào nó trước nó. Sự hoà hợp dung nạp giữa của yếu tố văn hoá và tôn giáo
trên đây đã tạo nên một bộ mặt đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam Á. Cũng bởi
vì vậy mà Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tôn giáo chính và có vai trò
hết sức to lớn trong đời sống văn hoá, xã hội Đông Nam Á cho tới tận ngày nay
và trong tương lai.

You might also like