You are on page 1of 7

Phật giáo và 1 số ảnh hưởng đến đs VH-XH VN

Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo
Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật.
I. Phật giáo
1. Hoàn cảnh ra đời
- Bối cảnh: Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng
tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những số đó – xuất
hiện ở khoảng TK 6-5 TCN.
- Tiền đề tư tưởng: Bà la môn; tu thiền; tư tưởng đương thời
- Ng sáng lập: Xitđácta Gôtama, sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng
là Thích ca Mâuni. Năm 35 tuổi, Xitđácta đã nghĩ ra được cách giải
thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau -> được gọi là
Buddha (Phật hoặc Bụt) nghĩa là "người đã giác ngộ", "người đã hiểu
được chân lí".
- Tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỉ nguyên Phật
giáo.

2. Giáo lý, giáo luật


- Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):
+ Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn
gọi là Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý.
+ Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành
cho 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình
sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.
+ Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.

- Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo đc tóm tắt trong câu nói của
Phật Thích ca "Trc đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về
nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ". Cái chân lý đó đc thể
hiện trg thuyết “tứ đế” - khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
+ Khổ đế: là chân lí về các nỗi khổ. Theo Phật, con người có tám nỗi
khổ (bát khổ)
+ Tập đế: là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ
yếu là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp
+ Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ.
+ Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ. Con đường đó gọi là "bát
chính đạo" (8 con đường đúng đắn)
- Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới):
không sát sinh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không
uống rượu.
+Tục tín đồ, nhất là các tăng ni phải ăn chay, không đc ăn thịt động vật

- Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là
“thuyết duyên khởi” - "các pháp đều do nhân duyên mà có"
+ Học thuyết Phật giáo giải thích rằng duyên khởi do tâm mà ra. Tâm là
nguồn gốc của duyên khởi thì cũng là nguồn gốc của vạn vật.
 chủ trương "vô tạo giả" - không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ.
 nội dung cơ bản để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là một sự khác
biệt quan trọng giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác
+ Bên cạnh đó còn 2 thuyết:
+) “Vô ngã” là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố
định.
 Đây là nội dung thứ hai mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo
Bàlamôn, vì đạo Bàlamôn chủ trương có bản ngã.
+) “Vô thường” là mọi sự vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi,
tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định.
 Về thế giới quan, tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần (vô tạo giả)
nhưng chung quy vẫn là duy tâm chủ quan.

- Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì cho
rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để đc
cứu vớt.
 Đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên ng ta phải từ bỏ ham muốn,
tránh điều ác, làm điều thiện để đc cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế
và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái và cũng không
có tầng lớp thầy cúng.

3. Phát triển và truyền bá


- Sau khi Phật tịch, đạo Phật đc truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc ẤĐ.
- Từ nửa sau thế kỉ III TCN, tức là sau đại hội lần thứ ba, đạo Phật trc tiên
đc truyền sang Xri Lanca, sau đó đến các nc như Myanma, Thái Lan,
Inđônêxia...
- TK 4-7 TCN – thời vua Asoka là thời kì hoàng kim của đạo Phật
- Khoảng năm 100 sau CN, triệu tập đại hội lần thứ tư tại nc Cusan thông
qua giáo lí của đạo Phật cải cách, và phái Phật giáo mới này gọi là phái
Đại thừa để phân biệt phái Phật giáo cũ (phái Tiểu thừa).

Tiểu thừa Đại thừa


- chỉ có những ng xuất gia đi tu - những ng tu hành cả những ng
mới đc cứu vớt. trần tục quy y theo Phật cx đc
cứu vớt.
- Phật Thích Ca là Phật duy nhất. - Phật Thích Ca là Phật cao nhất.
Ngoài ra còn có nhiều Phật khác
- những ng thường không thể - ai cũng có thể thành Phật
thành Phật.
-quan niệm Niết bàn là cảnh giới - quan niệm Niết bàn là thế giới
yên tĩnh gắn liền với giác ngộ của các Phật giống như thiên
sáng suốt, không còn phiền não đường của các tôn giáo khác.
khổ đau.
- đề cao vai trò của tầng lớp tăng
ni, coi họ là kẻ trung gian giữa
tín đồ và Bồ tát.

- Sau đại hội T4, các nhà sư càng đc khuyến khích ra nc ngoài truyền đạo;
do đó đạo Phật đc truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc.
- Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy yếu dần ở Ấn Độ, nhưng lại
đc phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của
một số nc

II. Quá trình truyền bá vào VN và ảnh hưởng của đạo Phật

1. Qtrinh truyền bá: Phật giáo truyền vào Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Hoa
- Theo sử sách Phật giáo Việt Nam còn ghi lại, đạo Phật du nhập vào Việt
Nam cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam tông (từ phía Nam truyền xuống) và
Phật giáo Bắc tông (từ phía Bắc truyền sang) qua 2 con đường:

+ Đường bộ: năm 198 Phật giáo chính thức được truyền vào Việt Nam
qua đường bộ từ Trung Quốc xuống với tên tuổi của các danh Tăng nổi tiếng như:
Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La...

+ Đường thuỷ: đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ 2 hướng:
+) Thế kỷ XIII, đạo Phật được truyền từ Srilanca vào “Thuỷ Chân
Lạp”, nay là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
+) Khoảng giữa thế kỷ XVI, vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc, khi
đời sống xã hội bất ổn, một số thiền sư thuộc Thiền phái Lâm Tế đã đi
theo các tàu buôn sang lánh nạn ở Việt Nam và địa phương nơi tiếp nhận
phái thiền này đầu tiên là khu vực tỉnh Bình Định ngày nay.

- Có một số nhà nghiên cứu cho rằng có dấu hiệu đạo Phật du nhập vào
Việt Nam từ thế kỷ thứ III TCN tại khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) do một
số Tăng sĩ Ấn Độ đi cùng các thương nhân đến buôn bán ở Việt Nam.
Như vậy, có thể khẳng định đạo Phật là một tôn giáo được du nhập vào
Việt Nam từ rất sớm so với các tôn giáo khác và có sự gắn bó, hoà đồng
với truyền thống, văn hoá, bản sắc của dân tộc Việt, được người Việt
chấp nhận để có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay.

2. Ảnh hưởng
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình, đạo Phật được xem là quốc
giáo với hệ tư tưởng chủ đạo là Phật giáo vào hai thời kỳ: Nhà Lý (1010-1225)
và nhà Trần (1225-1400). Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có những đóng
góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc với
nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị như: kiến trúc chùa tháp,
các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, đồ thờ cúng,... cùng
những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học và nhiều nghi lễ Phật giáo khác

a) Trong đời sống sinh hoạt


- Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sanh và bố
thí:
+ Về mặt ăn uống, ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á
Đông, chú trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật. Trên tinh
thần đó, nên nguời việt nam dù không phải là Phật Tử cũng thích ăn
chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội
Việt Nam từ xưa đến nay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường,
còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ..

+ Ng Việt đồng hóa Phật vs tổ tiên bởi vì họ quan niệm Phật như 1 vị
thần thánh phù trợ. Ở đây Phật không còn là chủ thể của tôn giáo – cụ
thể là Phật giáo mà đã trở thành 1 vị thần bảo hộ cho gđ. Ng Việt thờ
Phật ko chỉ vì là giáo chủ của 1 tôn giáo mà cũng vì là 1 người bảo hộ,
phù trợ choc song của họ như 1 chỗ dựa tâm linh.

+ Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và
phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến
ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa..để
đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh. Người Việt cũng thích
làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các
ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại
những biểu hiện mang tính chất hình thức trên này càng bị thu hẹp.
Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ, tương tế cho
các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khăn
đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá làng đùm lá rách.

- Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.
+ Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng
sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần
thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện
sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được
thiết lập, là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình.
Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn chay
là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa
sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang, hương
hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà
+ Người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào
những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản)
và rằm tháng bảy (lễ vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, đi viếng chùa cũng
tùy thuộc vào mục đích và quan niệm của mỗi người. Trước cánh cửa
thiền môn, những khuôn mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh thoát của hoa
huệ, hoa cúc chen lẫn với hương trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí
ấm cúng, linh thiêng, thể hiện tấm lòng thành kính của họ đối với Đức
Phật và các bậc Thánh Hiền. Những hình ảnh đó đã góp phần tạo nên
bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt.

- Một số tập tục khác như:


+ Đốt vàng mã: Đây là tập tục rất phổ biến ở Việt Nam mà người Việt
đã tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập
tục này xuất gia từ quan điểm nhân quả luân hồi của Phật giáo, do đó nó
đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới ngày nay.
+ Coi ngày giờ: Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt
nói riêng và cả Châu Á nói chung. Mỗi khi sắp làm một việc gì quan
trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đám cưới, xuất hành đầu năm...
người ta thường về chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngày nào tốt thì
làm ngày nào xấu thì tránh
+ Cúng sao hạn
+ Xin xăm, bói quẻ

b) Trong nghệ thuật

- NT sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói)
+ Hát chèo: vở "Quan Âm Thị Kính" đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu
chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở "Trương
Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Thần"... đều
mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên
gọi là "chèo cổ".

+ Hát bội: Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương"; "Diễn Võ Đình",


"Nghiêu Sò Ốc Hến"... là những vở mang tính chất dân tộc chính thống
và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng" và hướng thiện một
cách cao đẹp.

+ Cải lương: Tiêu biểu như các vở "Thích Ca Đắc Đạo", "Quan Âm Thị
Kính", "Quan Âm Diệu Thiện", "Mục Liên Thanh Đề", đặc biệt gần đây
(đầu thập niên 90) có hai vở đáng chú ý là "Thoát Vòng Tục Lụy" và
'Thái Tử A Xà Thế" là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phật giáo
Việt Nam. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng
Phật giáo như các vở "Phạm Công Cúc Hoa", "Tấm Cám", "Kim Vân
Kiều"... do sự ảnh hưởng tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo nên luôn
luôn các tuồng cải lương ở phần kết thúc đều có hậu.

- NT tạo hình:
+ Về kiến trúc: Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem
theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình
kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Mô hình kiến trúc kiểu
chữ “Công”, “Đinh”, “Tam”. Một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Một
Cột, chùa Tây phương, chùa Hương, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu,
chùa Báo Quốc, chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng...

+ Về điêu khắc: Ngày nay vẫn có nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật
giáo được trưng bày. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan
Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp); 16 pho tượng tổ gỗ của chùa
Tây Phương (Hà Tây), Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm
(Hội An),... còn có những công trình điêu khắc quy mô và mang tính
lịch sử như tượng "Phật Nhập Niết Bàn" dài 49m ở núi Trá Cú, Phan
Thiết, tượng Đức Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 11m tại Vũng Tàu,;
tượng "Kim thân Phật tổ" cao 24m ở chùa Long Sơn.

+ Hội họa: Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập
đến Phật giáo như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí; "Lễ Chùa" của
Nguyễn Siêu; "Bức Tăng" của Đỗ Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của
Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lại đây, có
"Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn", "Rừng Thiền" của
họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh Tuần Bá; "Nhất
Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan...

+ Văn học: các tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia
Thiều, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cho đến Văn Học Lý Trần đã nói
lên một cách hùng hồn sự đóng góp rất lớn của văn hóa Phật giáo cho
nền văn hóa dân tộc.

c) Trong tâm lý: thầy cho ý này nma t nghĩ nó na ná phần đsong sinh hoạt
=)) với cả t cx ko tìm đc ý cho phần này

You might also like