You are on page 1of 13

Câu 3: Triết học Hy Lạp cổ đại (quan điểm của Thales, Heraclit, Pytago, Platon,...

)
1. Đặc điểm của Triết học HL cổ đại
2. Những giá trị thành tựu của triết học HL đạt được
3. Những hạn chế
4. Vị thế với sự phát triển của nhân loại

CÂU 1: TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ THỜI KÌ CỔ ĐẠI


* Để hiểu về triết học Phật giáo Ấn Độ thời kì cổ đại, đầu tiên phải hiểu về hoàn cảnh lịch sử, kinh
tế xã hội chung của Ấn Độ thời điểm bấy giờ. Ấn Độ thời kì cổ đại là một quốc gia rộng lớn, với
diện tích khoảng 5 triệu ki-lô-mét vuông. Ấn Độ có nhiều chủng tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo. Xã
hội Ấn Độ cổ đại thấm đượm màu sắc tâm linh, nên các trường phái triết học đi sâu vào việc giải
thích về vấn đề nội tâm, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của con người bên cạnh việc giải thích các
vấn đề thiên nhiên, vũ trụ. Về mặt địa lý và khí hậu, Ấn Độ cổ đại phong phú nhưng khắc nghiệt;
phía Bắc là nơi án ngữ của dãy Hi-ma-lay-a; nơi theo người Ấn Độ cổ đại là nơi trú ngụ của thần
linh, là bông sen trắng vĩ đại tinh khiết nở ra; phía Nam giáp với Ấn Độ Dương là vùng sa mạc khô
cằn, khắc nghiệt. Xã hội Ấn Độ là một xã hội công xã nông thôn với bốn đẳng cấp chính: Bờ-ra-
man (đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ, cao hơn cả vua chúa, dành cho những người tu hành,
có quyền rao giảng kinh Vê-đa, có quyền bất khả xâm phạm); Ko-Sa-tri-a (đẳng cấp vương công,
chiến binh; những người có công với đất nước, trị vì, bảo vệ đất nước; nhưng không có quyền rao
giảng kinh Vê-đa cũng như quyền bất khả xâm phạm); Va-shi-a (thương nhân và nông dân; có
công sản xuất tạo ra của cải sản phẩm, nuôi sống xã hội); Súc-dờ-ra (nô lệ, tôi tớ; không được
quyền học, đọc kinh Vê-đa cũng như tham gia những buổi tế lễ). Ngoài ra còn những con người
ngoài đẳng cấp, là những người không được giao tiếp trực tiếp cộng đồng, phải sống ở bìa rừng, ở
núi, họ là những chiến binh bại trận và gia đình của họ; những người phạm tội xúc phạm, phỉ báng
tôn giáo; những người làm nghề đồ tể, thuộc da, mai táng, thợ sơn phết. Sự phân chia của các đẳng
cấp, làm cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát sinh nhiều mâu thuẫn xã hội, cản trở sự phát triển xã hội;
tuy nhiên nó cũng làm hình thành những khát vọng, mong muốn, tư tưởng nhân đạo, duy vật vô
thần để chống lại trật tự xã hội của Đạo Bà la môn giáo, chống lại sự phân chia giai cấp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Về triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại, đây là hệ thống tư tưởng lớn của triết học Ấn Độ cổ đại; có
tính lan toả rộng rãi sang các quốc gia phương Đông khác trong đó có Việt Nam, thậm chí cả các
quốc gia phương Tây ngày nay. Trong tiếng Ấn Độ, Phật là Budda, có nghĩa là ngộ, là tỉnh, là giác
trí nên Phật giáo gọi là tôn giáo của đấng giác ngộ. Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI
trước công nguyên là một trào lưu tôn giáo – triết học. Đạo Phật được ra đời trong làn sóng phản
đối đạo sự ngự trị Bà La Môn; nạn kì thị đẳng cấp, tự do, bình đẳng xã hội; đề tìm cách lí giải
nguyên nhân của nổi khổ - đau cũng như tìm con đường để chúng sinh giải thoát khỏi sự khổ đau
đó; mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, là phương tiện để giải
thoát con người khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo bất tận. Đây được xem là giá trị vĩnh hằng, sâu sắc
của Phật giáo cũng như các tôn giáo nói chung. Đạo Phật nguyên thủy không phải là tôn giáo mà
là hệ thống triết lý lý giải về đời người, con người, con đường giải thoát chúng sinh. Tư tưởng triết
học Phật giáo được trình bày trong kinh Tam tạng, bao gồm Tạng kinh, Tạng luận, và Tạng luật.
Từ đó các quan điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại được thể hiện qua Bản thể luận (Thế giới
quan) và Nhân sinh quan.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Thứ nhất, nói về Bản thể luận (Thế giới quan). Đây là lý luận về bản chất của thế giới vũ trụ. Cơ
thể là những khách thể có cảm giác, lại chính là tổng hòa các nguyên tử. Phật giáo đưa ra tư tưởng
“vô tạo giả” “vô ngã”, “vô thường” và “Duyên”.
+ Một là “vô tạo giả” (không có đấng sáng tạo), thì Phật giáo bác bỏ Brahman và cho rằng thế giới
không do vị thần nào sáng tạo ra. Theo Phật giáo, mọi vật đều có nguyên nhân nhưng ko có nguyên
nhân đầu tiên, do đó cũng ko có người sáng tạo đầu tiên. Phật giáo với thế giới quan duy vật chất
phác và tư tưởng biện chứng tự phát, đã cho rằng thế giới về bản chất chỉ là một dòng biến ảo vô
thường, không do một vị thần nào sáng tạo nên cả.
+ Hai là “vô ngã” (không có cái tôi) tức thế giới là hữu hình, con người cấu tạo từ các yếu tố vật
chất, thể xác, cái tôi sinh lý - Sắc, yếu tố tinh thần, cái tôi tâm lý chỉ có tên gọi mà không có hình
tượng - Danh. Hai thành phần thể xác và tinh thần, sinh lý và tâm lý tạo nên từ ngũ uẩn do nhân
duyên hợp thành mỗi con người cụ thể có danh sắc. Không có cái tôi nào là cái tôi vĩnh hằng bất
biến. Do con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất - tinh thần, khi nào các yếu tố này phân
ly tan rã thì sự tồn tại hữu hình của con người sẽ biến mất. Danh và Sắc chỉ hội tụ với nhau theo
một nhân duyên nào đó trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang trạng thái khác, do vậy ko có cái
tôi trường tồn, bất biến, đó chỉ là sự ảo tưởng, ảo giả.
+ Ba là “vô thường” (không có sự thường định, không có sự vĩnh hằng, vĩnh cửu) nghĩa là con
người và vạn vật luôn luôn thay đổi, trong dòng chảy của sự biến chuyển liên tục; không có vị thần
linh sáng tạo ra vạn vật; không có cái gì là vĩnh hằng, là bất biến. Do đó mọi tham vọng để duy trì
sự trường tồn, sự bất biến là sự ảo giác, ảo tưởng. Bởi vì con người cũng như vạn vật đều nằm
trong quy luật của sự chuyển động, chuyển biến, thay đổi của quá trình sinh – trụ - dị - diệt Ví dụ
như tất cả quan hệ, tình cảm, danh lợi, địa vị đều không có gì là vĩnh cửu, sẽ đến rồi sẽ đi nên nếu
con người hiểu về nó thì có thể sống ung dung tự tại; nếu không sẽ thấy hoảng sợ, bấn loạn.
+ Bốn là “duyên”, duyên được xem như là điều kiện để nhân mau biến thành quả. Ví dụ như các
phản ứng hoá học muốn xảy ra được phải có các điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, các
chất xúc tác thì trong Phật giáo các điều kiện ấy được xem là chữ “Duyên”. Con người phải có
duyên mới có thể gặp gỡ, biết đến nhau nên chúng ta cần trân trọng những cái duyên này. Duyên
cũng được xem như một yếu tố để nhân mau chóng biến thành quả. Tuy nhiên, cái duyên chỉ là
chất xúc tác, là cái hỗ trợ mà thôi; do đó, dù là người đồng môn, đồng nghiệp, vợ chồng con cái dù
có duyên gặp gỡ thì cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ chúng ta, là chất xúc tác để nhân có thể biến thành
quả, còn cuộc đời của mình thì nhân biến thành quả như thế nào thì là do mình tự quyết định để tạo
ra. Người ta cho rằng, mọi sự vật hiện tượng đều biến chuyển theo chu trình sinh trưởng hoặc huỷ
diệt do nguyên nhân nội tại của sự vật thúc đẩy theo luật nhân quả, và nhờ có duyên nhân mới sinh
ra quả, nhân khác do có duyên khác thúc đẩy thì sẽ có quả khác, cứ như thế nối tiếp nhau sẽ có sự
biến chuyển liên tục.
Vì vậy, quan điểm Phật giáo về “vô tạo giả”, “vô thường”, “duyên” có mang yếu tố duy vật, cũng
như yếu tố biện chứng. Trong đó, nó mang yếu tố duy vật vì không thừa nhận sự sáng tạo của thần
linh, thượng đế cũng như sự thúc đẩy của thượng đế vào quá trình tồn tại và phát triển; còn mang
yếu tố biện chứng vì lí giải được sự vận động, phát triển, thay đổi, biến chuyển liên tục của các sự
vật và hiện tượng theo quá trình sinh, trưởng, dị diệt.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Thứ hai, nói về “Nhân sinh quan” thì trong cuộc đời của mỗi con người rất khó để biết được cái
gì là cái ta đang có và cái gì ta đang không có; cái gì sẽ tồn tại và cái gì sẽ mất đi; và tất cả những
điều đó con người sẽ không thể biết trước được. Nhân sinh quan nói về thuyết luân hồi và quan
điểm về đời người.
+ Một là “thuyết luân hồi”, Phật giáo trình bày quan điểm về luân hồi, về nghiệp báo, về con đường
giair thoát. Luân hồi có nghĩa là bánh xe quay tròn khi con người chết đi thì đầu thai kiếp khác
cũng như vạn vật, mãi mãi nằm trong cái vòng của sự luân chuyển từ kiếp này xong lại đến kiếp
sau. Do đó, cái chết không phải là sự kết thúc vĩnh viễn mà nó là kết thúc của một giai đoạn, của
dạng tồn tại này để bắt đầu đi vào một giai đoạn tồn tại mới. Phật giáo cho rằng khi nào con người
sống đời sống mà đức độ mới có thể thoát khỏi vòng luân hồi và được tái sinh vào một cuộc đời
mới. Nghiệp báo tức là hành động của ta gây ra thì cuộc sống mai sau hoặc kiếp sau chính chúng
ta sẽ gánh chịu hoặc thụ hưởng tức là những gì chúng ta làm ngày hôm nay sẽ đem đến những kết
quả của ngày mai, ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão. Có những thứ con người sẽ nhận hậu quả tức
thời, nhưng cũng có những thứ sẽ gây ra nghiệp báo cho kiếp sau, đời sau không chỉ là cho bản
thân mình mà còn cho con cháu mình, ví dụ như câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Về con
đường giải thoát đó chính là sự thành tâm, là hướng thiện, biết chấp nhận thân phận của mình, sống
một cuộc đời đạo đức; để đó như là một phương tiện để giải thoát khỏi vòng quay của bánh xe luân
hồi – nghiệp báo. Con người khi sống có tâm, ắt sẽ sinh được đức; con người ta khi có đức ắt sẽ có
phúc. Do đó, phúc hay là sự may mắn của mỗi người không phải tự nhiên mà có, mà nó có được
là bởi người đó đã sống bằng cả cái tâm của mình. Khi con người là việc có sự hiểu biết và có tâm
thì sẽ làm việc gì cũng tốt, mà làm được việc tốt tức là đã tích được đức và rồi sẽ có phúc.
+ Hai là, quan điểm về đời người, Phật giáo cho rằng đời người là bể khổ vì vậy nước mắt của
chúng sinh nhiều hơn nước biển cộng lại. Đức Phật đã chỉ ra con đường thoát khổ cho chúng sanh
nhưng chỉ có con người mới tự đi được trên con đường thoát khổ của chính mình chứ không ai có
thể đi thay được kể cả Đức Phật. Muốn thoát khổ con người phải hành động, phải bước đi chứ
không thể đứng yên tại chỗ mà có thể thoát khổ được. Tất cả những điều này đã được đạo Phật chỉ
ra trong thuyết Tứ diệu đế - nghĩa là bốn chân lí, con đường tuyệt diệu để giải thoát chúng sanh
khỏi bể khổ. Thuyết Tứ diệu đế đã có chịu sự ảnh hưởng từ tư tưởng Tứ quyết – bốn điều quyết
định đến sự trị bệnh của người thầy thuốc, trong y khoa của Ấn Độ cổ đại. Tứ quyết bao gồm: giỏi
biết bệnh, biết nguồn gốc của bệnh, biết cách tìm ra phương cách trị bệnh, biết cách trị bệnh cụ thể.
Từ sự ảnh hưởng của Thuyết Tứ quyết - để làm dịu nổi đau về thể xác thì Tứ diệu đế để làm giảm
nổi khổ về tinh thần. Tứ diệu đế bao gồm: khổ đế, nhân đế, diệt đế và đạo đế. Khổ đế là triết lí bản
chất cuộc đời của mỗi con người là bể khổ, Phật giáo đã chỉ ra phương cách để nhận thức được nổi
khổ của mỗi con người mà ai ai cũng sẽ phải trải qua. Khổ đế chỉ ra bát khổ. Sinh khổ là khổ trong
lúc sinh, khổ cho người đi sinh và khổ cho người được sinh ra, người được sinh ra đã có sự hợp
nhất của danh và sắc nên mới có cảm xúc, mới biết buồn vui oán hận thù ghét, con người khổ vì
sự hợp thành cảu 5 yếu tố tạo thành thân xác con người. Lão khổ là khổ về thể xác và tinh thần lúc
về già. Bệnh khổ là sự hành hạ của bệnh tất về thân xác, trí tuệ, tiền bạc, thời gian, công sức. Tử
khổ là khổ trong việc chết và cả người chứng kiến cái chết, với những người thân chứng kiến cái
chết thì nổi đau khổ, nhớ thương sẽ mang theo cả cuộc đời. Ái ly biệt khổ là yêu thương mà phải
chia lìa. Sở cầu bất đắc khổ là không đạt được những điều mình mong muốn. Oán tăng hội khổ là
những người thù ghét nhau mà phải gặp gỡ, ở chung với nhau. Ngũ uẩn xí thạnh khổ là khổ sơ nằm
trong thân xác với 5 yếu tố tạo thành con người với cảm xúc buồn vui thù ghét sinh ra nổi khổ.
Tám nổi khổ này là những nổi khổ hiện thực trong cuộc đời mỗi con người mà ai ai cũng sẽ phải
trải qua. Nguyên nhân gây ra 8 nổi khổ trong cuộc đời con người đó là “nhân đế - tập đế” là thập
nhị nhân duyên. Nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất là “vô minh” – nghĩa là không trong
sáng, u tối, u mê, lầm đường lạc lối, thiếu hiểu biết. Mười một nguyên nhân còn lại cũng có gốc rễ
là từ sự vô minh, sụ thiếu hiểu biết mà ra. Do đó, nguyên nhân dẫn đến khổ đau của mỗi con người
nằm trong chính bản thân của họ chứ không đến từ đâu sâu xa. Từ đó, gây ra ba nguyên nhân cơ
bản dẫn con người đến đau khổ đó là tham – sân – si (tham lam – nóng giận, oán hận – ngu dốt, u
tối). Con người có thể loại trừ vô mình, tham sân si bằng chân lí thứ ba gọi là “diệt đế”. Diệt đế
nghĩa là để loại trừ được gốc rễ của khổ đau thì con người phải thực hiện được cái gọi là tam học:
giới – định – tuệ. Giới là những hiểu biết về thế giới, bằng cách thực hiện ngũ giới, tức là sự rèn
luyện về đạo đức, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối.
Rèn luyện được ngũ giới con người sẽ từ bỏ được tham. Định là giữ cho mình trạng thái yên tĩnh
tuyệt đối, hoàn toàn tách rời khỏi thế giới bên ngoài, chủ động cảm xúc của mình, không phân biệt,
không để ngoại cảnh bên ngoài tác động. Rèn luyện được định con người sẽ loại bỏ được sân. Tuệ
tức là sự học tập, để khai mở trí tuệ, sự hiểu biết. Rèn luyện được tuệ con người sẽ đẩy lùi được
cái si. Vì vậy con người có thể sử dụng, rèn luyện, thực hành tam học để trị tam độc. Cuối cùng
chính là “đạo đế” là con đường để đi. Trong đạo đế có 8 con đường để thực hành giới, định, tuệ -
hay còn gọi là “bát chánh đạo”. Đó là, chính kiến, chính định, chính tư duy, chính ngữ, chính
nghiệp, chính mệnh, chính niệm. Tám con đường đó là con đường thực hành từ trong suy nghĩ, lời
nói để giúp con người hướng thiện từ đó giúp con người tiêu diệt được vô minh, tham – sân – si và
thoát khỏi nổi khổ. Thực hiện bát chính đạo là con đường rộng mở cho tất cả chúng sinh, không có
sự phân chia trai gái, giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, lớn bé; tất cả đều như dòng sông hoà tan ra biển
cả. Như vậy trong triết lí thoát khổ là dành cho tất cả mọi người, dành cho tự mỗi người đi mà
không ai đi hộ. Thực hành bát chính đạo giúp con người tâm trạng thảnh thơi, sống ung dung tự
tại, đầu óc nhẹ nhàng thanh thoát, cuộc sống an vui từ đó có thể thoát khỏi nổi khổ của cá nhân
mình và đạt đến trạng thái niết bàn. Niết bàn là khái niệm trong triết lí Phật giáo Ấn Độ cổ đại là
một trạng thái tinh thần an lạc tuyệt đối khi ánh sáng của trí tuệ hiền minh xua tan mọi tăm tối trong
ngóc ngách của mỗi con người, khi ngọn lửa tham – sân – si bị tịch diệt không còn thiêu đốt con
người nữa, khi những áng mây mờ không còn che vầng trăng sáng tỏ; chứ không phải là một nơi
chốn địa danh có thể chỉ ra. Do đó, con người có thể đạt đến niết bàn ngay trong đời sống hiện thực
mà không cần phải trông chờ vào thế giới bên kia, kiếp sau. Ở trạng thái niết bàn, con người đã
giác ngộ tình chí, đã có sự hiểu biết nên suy nghĩ đúng đắn, nói lời đúng đắn, làm việc đúng đắn. -
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Tóm lại, từ việc tiếp cận ở khía cạnh triết học của triết lý Phật giáo Ấn Độ cổ đại, chúng ta thấy
được những giá trị nhân văn sâu sắc, hướng con người đến một đời sống đức độ, sống có đạo đức
tốt đẹp, suy nghĩ tốt, lời nói tốt, làm việc tốt, hành động tốt và con đường giải phóng chúng sinh là
con đường dành cho tất cả mọi người. Phật giáo là tiếng nói, là ngọn cờ đầu trong việc phản kháng
lại trật tự xã hội hiện hành có sự phân chia đẳng cấp, một xã hội nghèo đói và bất hạnh, một xã hội
chiến tranh phi nghĩa. Ở một khía cạnh nào đó, Phật giáo đã góp tiếng nói về tư tưởng của duy vật
biện chứng khi lí giải về thế giới của vũ trụ vạn vật thông qua bản thể luận, thế giới quan, vô tạo
giả, vô ngã, vô thường và duyên. Đồng thời, Phật giáo đã lí giải và dẫn dắt con người thoát khổ
bằng cách dẫn dắt con người sống thiện, sống tốt, sống đạo đức. Tình yêu thương, sự chan hoà cho
tất cả mọi chúng sinh, cho con người đều đã được thể hiện trong triết lí của Phật giáo. Đó là những
giá trị nhân văn sâu sắc và vĩnh hằng của Phật giáo. Nhưng đồng thời dưới khía cạnh triết học, Phật
giáo cũng còn thể hiện tính hạn chế về mặt lịch sử, về mặt nhận thức. Triết lí Phật giáo mới chỉ ra
nguyên nhân nguồn gốc nổi khổ đau của cá nhân mỗi con người, mà đặc biệt chỉ là nguyên nhân
về mặt tinh thần của con người nhưng chưa chỉ ra được nguyên nhân nổi khổ về mặt thể xác, xã
hội của đời người; nổi đau của con người không chỉ từ tham sân si của chính mình, mà họ còn phải
đối mặt với bệnh tật, với nghèo đói, áp bức, phân biệt giai cấp, chiến tranh phi nghĩa; do đó chưa
chỉ ra được con đường để giải quyết nổi khổ của xã hội, của hiện thực.
CÂU 2: TRIẾT HỌC NHO GIÁO CỦA KHỔNG TỬ
* Trường phái triết học Nho gia được sáng lập bởi Khổng Tử. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
không hình thành một cách ngẫu nhiên mà xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của xã hội Trung Quốc
thời Xuân thu Đó là sự biến đổi toàn diện, sâu sắc về lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và đạo đức
luân lý thời kỳ này. Về kinh tế, thời Xuân thu, nền Kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời kỳ đồ
đồng sang thời kỳ đồ sắt Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lực lượng sản
xuất đã dẫn đến sự thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn sang hình thái kinh
tế-xã hội phong kiến tập quyền; về chính trị-xã hội, sự phân hóa giai cấp, nạn tiếm ngôi việt vị và
các cuộc chiến tranh khốc liệt giữa các nước chư hầu xảy ra liên tiếp và ngày càng khốc liệt; về
đạo đức luân lý thời kỳ này bị băng hoại, quan hệ giữa người với người bị đảo lộn, các chuẩn mực
đạo đức bị suy đồi, dẫn đến tình trạng xã hội vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha,
con chẳng ra con. Những điều này đã thúc đẩy, yêu cầu các nhà tư tưởng, các bậc tài sĩ phải trăn
trở, tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những diệu kế cứu đời, cứu người, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ. Khổng Tử là người xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội, cuộc đời của ông là người đi chu du
thiên hạ, do đó người ta còn gọi Nho giáo là Khổng giáo. Học thuyết về đạo xử thế của Khổng Tử
được đưa ra một nguyên tắc là “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và đây là một triết lí để
giáo dục con người trong đó cái khó khăn nhất của đời người là nhìn nhận và tu dưỡng bản thân
mình. Với hơn 3000 học trờ, trong đó có 72 người là hiền tài của đất nước, Khổng Tử được suy
tôn là “Vạn thế sư biểu”. Quan điểm của Triết học Khổng tử được sang định lại trong Kinh dịch,
Kinh thư, Kinh thi, Kinh lễ và Kinh xuân thu. Kinh dịch nhằm giải thích bản chất của thế giới xuất
phát từ quan điểm của Âm Dương, Ngũ hành. Kinh thư là bộ biên niên sử qua các triều đại và đề
cao biện pháp trị vì đất nước. Kinh thi là bộ sưu tập các ca dao, dân ca có tính chất văn học dân
gian. Kinh lễ có các nghi lễ đặc biệt mang tính triết hoc trình bày về cách tổ chức, hành chính, trật
tự, xã hội. Kinh xuân thu là bộ biên niên sử của Khổng tử thể hiện quan điểm của ông về đường lối
chính trị của các triều đại trong lịch sử. Trong tư tưởng của Khổng tử, có quan điểm về thế giới
quan hay bản thể luận, nói đến trời đất, đến con người, đến yếu tố của tự nhiên; nhưng hệ thống tư
tưởng có tầm ảnh hưởng sâu rộng và lớn nhất chính là học thuyết về chính trị xã hội của Khổng Tử
với mơ ước xây dựng một xã hội đại đồng, xây dựng một mẫu người quân tử, nguyên tắc trị nước
trị dân bằng nhân đức.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Một là, nói về thế giới quan, trong hệ thống triết học của Khổng Tử, quan niệm về trời đất, về
con người hết sức phong phú, sâu sắc. Nói về thế giới vũ trụ tự nhiên, trời đất, con người. Khổng
Tử cho rằng, thế giới tự nhiên tuân theo lẽ của tự nhiên, không chịu tác động của một ai đó. Theo
ông, trời có nói gì đâu mà bốn mùa vẫn thay đổi, vạn vật vẫn sinh trưởng, không có vai trò của thần
linh thượng đế tức là tự nhiên không chịu tác động của trời của đất. Đây là một quan điểm rất duy
vật, do đó trời đất và con người là ba yếu tố rất độc lập. Nói về con người., theo quan điểm Khổng
Tử, con người là kết quả của sự bẩm thụ lý – khí của trời đất và sự hội tụ của âm dương mà thành.
Đạo sống của con người là biểu hiện của đạo trời; bản tính cảu con người là tính tự nhiên trời phú,
sinh ra đã có; bản tính cảu con người ta hết thảy đều giống nhau, nhưng bởi nhiễm thói quen, nên
họ thành ra xa khác nhau Tuy nhiên, khi nói về xã hội, về con người, ông lại cho rằng nhân khó
thắng thiên, mưu sự tại nhân thành sự tại thiên; ở đây ông lại rơi vào thuyết định mệnh, nên vai trò
của con người trong xã hội, với thế giới thì con người chỉ biết nhắm mắt đưa chân. Có thể thấy
trong con người của Khổng Tử luôn rất đan xen, giữa tư tưởng duy vật và tư tưởng duy tâm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Hai là, nói về nhân sinh quan; ông cho rằng nếu cai trị dân chúng bằng đạo đức, bằng khuôn
phép, lễ nghi thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng tuân phục; nếu bề trên trọng lễ thì không ai dám
không tôn kính, bề trên trọng nghĩa thì không ai dám không phục tùng, bề trên trọng tín thì dân
không ai dám không ăn ở hết lòng. Ông đặt chữ nhân, đức, nghĩa, tín vào con đường trị quốc trị
dân. Để đạt được con đường đó, ông đã xây dựng học thuyết nhân - lễ - chính danh; trong đó, nhân
là nội dung, lễ là hình thức, chính danh là con đường để đạt đến chữ nhân; bởi thế nhân là giá trị
cốt lõi nhất mà lễ và chính danh xoay xung quanh đó.
- Thứ nhất, nói về chữ “nhân”. Đây là học thuyết lớn, thể hiện nội dung triết lí tư tưởng về chính
trị, xã hội của Khổng tử. Trong học thuyết về chữ nhân, nhân có vai trò, vị trí bao quát, rộng lớn;
không chỉ dừng lại ở nhân từ, nhân ái, là tình yêu thương con người mà phải được hiểu gồm nhiều
yếu tố đạo đức khác gồm trung, hiếu, cung kính, khoa hoà, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng
cảm, tự trách mình hơn trách người, biết yêu người đáng yêu và ghét người đáng ghét. Như vậy,
chữ nhân không chỉ là yêu thương con người mà còn là đạo làm người. Học thuyết chữ nhân của
Khổng Tử chung quy lại là nói về đối với mình và đối với người, thể hiện mối quan hệ giữa con
người với con người. Hai nguyên tắc của học thuyết chữ nhân, thứ nhất là cái gì mong muốn cho
mình thì cũng mong muốn cho người khác và cái gì không mong muốn cho mình thì cũng không
mong muốn cho người khác; thứ hai là mình lập thân bằng cách giúp người lập thân, tức là trong
con đường của mình cấn biết hỗ trợ, giúp đỡ người khác. Có thể hiểu nhân là tính hướng thiện của
con người mà nhân tố cơ bản là thương người. Muốn có chữ nhân thì phải biết trừ bỏ tham lam,
ích kỷ, dục vọng, phải biết nhận ra chân lí và hành động theo chân lí, phải có sức can đảm để bảo
vệ chân lí. Việc muốn trở thành người có nhân là do mình làm lấy, nếu như bản thân không tận
tâm thì dẫu có nhiều thầy hiền, đông bạn tốt đến mấy cũng khó thể trở thành người có nhân được.
Do đó, Nho giáo thực chất là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội, đó là điều cốt lõi để
tạo ra những con người cai trị theo kiểu mẫu, mà ông nói là người quân tử phải có ba điều, có đức
nhân, có đức trí và có đức dũng. Bởi vì người quân tử khi có đức nhân thì chẳng việc gì phải lo
buồn, có đức trí thì chẳng bao giờ nhầm lẫn, có đức dũng thì chẳng bao giờ phải kinh sợ bất cứ
điều gì. Người làm chính trị phải có năm điều: kính dân, an dung độ lượng, giữ lòng tin, mẫn cán,
đem lòng nhân ái đối xử với dân. Đối với người làm bậc quân vương, trị vì đất nước thì phải có ba
điều: kính sự nghĩa là chăm lo việc công hơn việc tư, duy tín nghĩa là giữ lòng ngay thẳng lời nói
trước sau như một, tiết dục nghĩa là tiết kiệm. Như vậy, chữ nhân là phạm trù cao nhất trong nguyên
lí đạo đức, là trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Quan điểm chữ nhân thể hiện sự
nhân văn, sâu sắc đề cao đạo đức, sự cai trị dân chúng của quan lại. Tuy nhiên cũng bộc lộ sự
không nhất quán, vừa thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội trên dưới một lòng, dùng nhân, dùng
đức nhưng cũng dùng để bảo vệ cho một xã hội phân chia đẳng cấp, có sự trị vì của vua chúa, quan
lại vì ông cho rằng kẻ quân tử bất nhân thì cũng có, nhưng chưa bao giờ kẻ tiểu nhân lại có nhân,
không học được chữ nhân bao giờ. Do đó, học thuyết chữ nhân vẫn chưa đạt đến sự nhân đạo, chân
chính đích thực đúng nghĩa của nó vì vẫn hướng đến sự bảo vệ quyền lợi, lợi ích của tầng lớp mà
Khổng Tử xuất thân. Như vậy , trong tư tưởng đạo đức của hổng Tử, nhân có nội dung rất phong
phú, sâu sắc, nhân không chỉ riêng một đức tính nào mà chỉ chung cho mọi đức tính và là cái gốc
đạo đức của con người cho nên người có nhân được hiểu là người c đức tính hoàn thiện nhất.
- Thứ hai, nói về chữ “lễ”. Người ta cho rằng lễ đóng vai trò là những quy định trong đời sống đạo
đức, đời sống chính trị. Lễ vừa là nghi lễ nhằm thực hiện mối quan hệ siêu hình nhân – thần, giữa
con người với trời đất, quỷ thần, tổ tiên; vừa là thể chế chính trị ở đó vua là cao nhất, kế đến là
quan lại, rồi thấp nhất là thần dân, vừa là quy phạm đạo đức là giao tiếp trên dưới, kính trên nhường
dưới. Lễ là phương thức giúp người ta đạt được chữ nhân, một người ném mình theo lễ thì thiên hạ
sẽ quay về với nhân, chớ nên nghe trái điều lễ, nói trái điều lễ, làm trái điều lễ; bởi vì trái điều lễ
có nghĩa là đã không đạt được chữ nhân. Nhân và lễ là hạt nhân tư tưởng trong quan điểm của
Khổng Tử, ông xem nhân lễ là hệ thống khái niệm đạo đức, lễ là toàn bộ chuẩn mực trong đối xử
giữa người với người từ giao tiếp, trang phục, nhà cửa. Do đó, học thuyết chữ lễ giúp cho con người
ở đúng vai trò vị trí của mình, khi thực thi lễ là của bề trên với tầng lớp ở dưới như là quân xử thần
tử thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu; ngoài ra còn có tam cương, ngữ
thường, ngữ luân, tam tòng, tứ đức làm chuẩn mực đạo đức trong hành vi ứng xử giữa con người
với con người. Trong đó, tam cương được xem là ba mối quan hệ rường cột để giữ ổn định trật tự
xã hội: vua – tôi; phụ - tử; phu – phụ; ngũ luân là 5 mối quan hệ cơ bản được phát triển từ tam
cương bổ sung thêm hai mối quan hệ huynh đệ, bằng hữu; ngũ thường là năm tiêu chuẩn đạo đức
cơ bản của người quân tử nhân – nghĩa – lễ - trí – tín; tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng
phu, phu tử tòng tử; tứ đức cho người nữ là công – dung – ngôn – hạnh, còn cho người nam là trung
– hiếu – đễ - tín. Như vậy, theo quan điểm của Khổng Tử, lễ được đề ra với những yêu cầu rất khắt
khe, tỉ mỉ; lễ trở thành những quy tắc, chuẩn mực, biện pháp giáo dục con người hiệu quả nhất, nó
là phương tiện cơ bản nhất để ràng buộc, điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với những yêu
cầu của chế độ hiện hành và duy trì trật tự, kỉ cương của chế độ ấy. Từ đó, lễ có vai trò, sức mạnh
rất lớn không chỉ là những lễ giáo, nghi thức, kỉ cư ng mà quan trọng hơn là đạo đức, bổn phận,
- Thứ ba, nói về “chính danh”. Theo Khổng tử, danh là tên gọi, địa vị, công dụng; chính là ngay
thẳng, đúng đắn; chính danh tức là mỗi người phải ở đúng địa vị, danh hiệu, bổn phận của mình.
Chính danh thì định phận, không được mạo danh, loạn danh, ngôn chính thì việc làm mới thực,
ngôn không chính thì việc làm không thực và việc bất thành. Do đó mỗi con người phải xác định
đúng vai trò, vị trí của mình, làm đúng phận sự của mình. Ý nghĩa tích cực của chính danh là làm
cho con người ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan
hệ xã hội Trong xã hội, con người tồn tại với vô vàn các quan hệ xã hội đan xen Ở mỗi mối quan
hệ xã hội xác định, con người cần có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này rất cần thiết ở
mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại Nhưng học thuyết chính danh lại nhằm xây dựng những quy tắc
chuẩn mực để duy trì ổn định trật tự xã hội phong kiến lúc bất giờ, nên chống lại sự đấu tranh giai
cấp để làm thay đổi xã hội.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Tóm lại, khi nghiên cứu tư tưởng triết học Khổng tử cho thấy nó chứa đựng nhiều yếu tố tích cực
nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bảo thủ hạn chế của nó. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể
hiện sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị; đó còn là sự thống nhất giữa ý thức cá nhân, gia đình
với ý thức cộng đồng. Đối với Khổng Tử, đạo đức và chính trị gắn bó mật thiết, tác động qua lại
lẫn nhau Ở đây, đạo đức đã được chính trị hóa và chính trị cũng được đạo đức hóa. Vấn đề ổn định
chính trị - xã hội vừa là động lực, vừa là mục đích tối cao trong việc đưa ra học thuyết đạo đức của
Khổng Tử; hay nói cách khác, muốn ổn định chính trị - xã hội, theo Khổng Tử, cần phải nghiên
cứu về đạo đức con người, giáo hóa đạo đức con người; ngược lại, đạo đức được coi là phương
tiện, công cụ chủ yếu và hiệu quả nhất của giai cấp thống trị trong việc trị nước, quản lý xã hội.
không những thế, đạo đức còn là điều kiện quan trọng nhất để hoàn thiện nhân cách con người, là
phương tiện hữu hiệu nhất để khắc phục những hành vi bất nhân của con người, từ đó góp phần
củng cố, duy trì, ổn định kỷ cương của xã hội Tuy nhiên, tư tưởng của Khổng tử như một chiếc áo
tơi có tác dụng kép, nửa vời, không triệt để vừa muốn xây dựng một xã hội đại đồng, mọi người sử
dụng nhân trị và đức trị, tình yêu thương với nhau, đề cao vai trò của giáo dục, nhưng lại muốn duy
trì một xã hội hiện hành có sự phân chia giai cấp, khi cho rằng thánh nhân và quận tử như gió còn
tiểu nhân như cỏ, gió bao giờ cũng lướt trên đầu ngọn cỏ, cỏ không nhờ gió thì không bao giờ lay
động được, do đó trước những cơn gió nhẹ nhàng thoảng qua thì ngọn cỏ khẽ lay động, trước những
trận cuồng phong bão táp thì cỏ cúi rạp mình xuống, tư tưởng của Khổng Tử chỉ có trung quân mà
không có ái quốc. Trong tư tưởng của Khổng Tử luôn dằn xé đan xen, không nhất quán giữa tư
tưởng một xã hội nhân và đức trị và tình yêu thương dành cho con người với duy trì trật tự xã hội
hiện hành lúc bấy giờ khi quyền và đạo học làm người không dành cho tầng lớp dưới nên mới nói
đó là một tư tưởng nửa vời, không nhất quán. Tư tưởng của Khổng tử còn thể hiện quan điểm duy
tâm, trên các lĩnh vực Khổng Tử đã chưa thấy được vai trò to lớn của sản xuất vật chất và những
nhu cầu cơ bản của con người; ông quá đề cao giá trị đạo đức danh dự mà hạ thấp việc thoả mãn
những nhu cầu vật chất chính đáng của con người nên không thấy nội lực lợi ích vật chất chi phối
suy nghĩ và hành đọng của con người, điều này đã đánh mất đi những như cầu có tính bản năng
cảu con người; tư tưởng đạo đức của Khổng Tử chủ yếu tập trung bàn đến vấn đề con người, xã
hội mà ít bán đế vấn đề kinh tế nên phương pháp cải biến xã hội của ông chỉ dừng lại ở tính chất
cải lương duy tâm chứ không phải bằng cách mạng hiện thực.
CÂU 3: TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Đặc điểm nổi bật của triết học phương Tây là có xu hướng hướng ngoại vì đa số các nhà triết học
phương tây là những nhà khoa học nên họ sử dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên để tạo
thành những thực chứng cho những luận điểm của triết học về bản nguyên của thế giới, vũ trụ, sự
vận hành của thế giới, của xã hội, của con người tất cả đều được các học thuyết của khoa học tự
nhiên minh chứng cho nó. Nền văn minh và triết học của phương Tây khởi đi từ Hy Lạp cổ đại,
đây là một vùng đất rộng lớn, nằm ven biển, kéo dài từ Âu sáng Á, là cơ hội thuận lợi để phát triển
đánh bắt thuỷ hải sản, buôn bán, giao thông trên biển. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ IX TCN chế độ
công xã nguyên thuỷ bị tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, nên có rất nhiều sự biến đổi về kinh
tế chính trị xã hội ở Hy Lạp cổ đại. Nền triết học của Hy Lạp hình thành từ thế kỉ XI TCN và đạt
đến đỉnh cao rực rỡ vào khoảng thế kỉ VIII - thế kỉ IV TCN kéo dài đến cuối thế kỉ III đầu thế kỉ
IV SCN. Những biến đổi trong giai đoạn chuyển giao được phản ánh trong tập thơ Iliat và Odissey.
Sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với người Ba Tư, Hy Lạp trở thành một quốc gia hùng
mạnh ở châu Âu lúc bấy giờ về cả kinh tế, chính trị, quân sự với sự kết nối của 300 thành bang,
trong đó 2 thành bang nổi lên như những thế lực là Athene và Sparta đã tạo nên một cuộc nội chiến
giữa hai thành bang này, dẫn đến sự suy yếu của Hy Lạp cổ đại và mở ra cuộc chiến tranh giữa La
Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Cuộc chiến này đã để lại cho nhân loại một sự kiện độc nhất vô nhi
trong lịch sử thế giới đó là dù là người đi xâm chiếm nhưng vì nền văn hoá Hy Lạp đủ sức mạnh
đã đồng hoá ngược trở lại người La Mã. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội bắt đầu phân
chia giai cấp, phân chia tầng lớp trong đó giai cấp chủ nô sẽ trở thành người thống trị xã hội. Sự
phân chia giai cấp đã tạo nên sự sắp xếp và phân chia lao động tách biệt nhau, trong đó những
người ở tầng lớp thống trị là những người không lao động trực tiếp và có điều kiện để đi vào lao
động trí óc, nghiên cứu, làm khoa học. Những nhà triết gia xuất thân từ tầng lớp lao động trí óc
này. Triết học Hy Lạp cổ đại có đặc trưng là để lại đậm nét, được xem như là những giá trị tinh
thần, là tinh hoa là cốt lõi, có ảnh hưởng to lớn trong vai trò là người dẫn dắt, đặt nền móng cho
nền văn minh phương Tây, cho Triết học và khoa học phương Tây cũng như cho nhân loại.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nội dung của triết học Hy Lạp cổ đại nổi lên ba chủ đề chính: một là luận giải về tự nhiên với câu
hỏi là thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu; hai là lí giải khả năng nhận thức của con người với
thế giới hiện thực và nhận thức tới giới hạn nào; ba là luận giải về con người là gì, con người có
nguồn gốc từ đâu.Từ đó thể hiện những đặc trưng lớn của triết học Hy Lạp cổ đại: mang tính mộc
mạc, sơ khai thể hiện mối quan hệ giữa thần thoại và sinh hoạt tôn giáo nguyên thuỷ; thể hiện khát
vọng của con người tự dùng lí trí, trí tuệ để lí giải thế giới hiện thực mà không có bóng dáng thần
linh. Vì vậy, triết học Hy Lạp có sự phân cực và đối lập quyết liệt, giữa duy vật và duy tâm, giữa
biện chứng và siêu hình, giữa khoa học và thần học, tôn giáo; có sự quyết liệt một mất một còn nên
có thể nói đây là thời kì có cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai con đường, hai trường
phái Democrit duy vật, vô thần và trường phái Platon duy tâm, thần học, tôn giáo. Triết học Hy
Lạp mang nặng tính trực quan, thực nghiệm và khoa học, được xem như là khoa học của các khoa
học bởi vì thành tựu của các ngành khoa học sẽ giúp cho các nhà triết học luận giải về thế giới, do
họ có quan điểm rằng các nhà triết học có khả năng lí giải mọi vấn đề của trời đất, của vũ trụ, của
con người. Bên cạnh xu hướng hướng ngoại, triết học Hy Lạp cổ đại vẫn đề cập đến vấn đề con
người, đến những luân lí, đạo đức, chính trị, xã hội. Giá trị của nền văn minh Hy Lạp là sự mở
đường cho khoa học, cho triết học phát triển đến ngày nay, nên thành tựu lớn nhất của họ không
phải là ngay tại thời điểm đó họ giải quyết được vấn đề gì mà là cái nôi, đặt viên gạch đầu tiên cho
sự phát triển của văn minh nhân loại hàng ngàn năm sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các triết gia nổi tiếng và những thành tựu của hệ thống triết học Hy Lạp. Đầu tiên là Thales – một
nhà toán học, một triết gia, một thương nhân giàu có, một nhà thiên văn học, một thuỷ thủ, một nhà
kiến trúc, một người tạo vũ khí, xây dựng cầu cống đền thờ và ở phương diện nào cũng uyên bác,
xuất chúng hơn người. Ông đã phát minh ra phương pháp đo bóng của kim tự tháp bằng một cây
gậy của mình từ đó tính ra được chiều cao của kim tự tháp, ông là người say mê bầu trời, dù chỉ có
những phương tiện thô sơ, nhưng với quan sát trực quan và tư duy toán học của mình ông đã chỉ
ra chính xác ngày, giờ, tháng diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại thời ông đang sống, ông
còn là người phát hiện ra mối liên quan giữa chu kì chuyển động của mặt trăng với sự lên xuống
của thuỷ triều. Từ những quan sát đó, người ta đã rút ra được có những mối liên hệ tác động qua
lại lẫn nhau giữa vạn vật trong tự nhiên không ai có thể ngắt một cành hoa dưới mặt đất mà không
làm lung lay một vì sao trên bầu trời. Một trong những điểm nổi bật trong tư tưởng của Thales là
ông đã nhận xét rằng nước là cội nguồn của sự sống, vạn vật đều sinh ra từ nước, tan biến vào nước
thông qua một lần vô tình nhận ra được vai trò của nước đối với một cái cây trong chậu để trên
bàn; điều này có những sự tương đồng với triết học Ấn Độ, Trung Hoa cổ đại. Tư tưởng này của
Thales được nhận xét là có tính duy vật thông qua dạng tồn tại cụ thể của vật chất là nước mà không
hề có sự tồn tại của các vị thần, có tính dự báo về khoa học. Ông còn tạo ra trường phái triết học
Mile, tập trung các nhà khoa học nghiên cứu về khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Sau khi ông mất,
trên bia mộ của ông có khắc “Nấm mộ này mới nhỏ bé làm sao, nhưng vinh quang của con người
này, ông vua của các vì thiên thể mới thật là vĩ đại” đã cho thấy ngàn đời sau không ai có được bao
giờ như ông. Thứ hai là Heraclit là nhà triết học duy vật, người được xem là ông tổ của phép biện
chứng sơ khai là khoa học nghiên cứu về sự biến đổi, vận động liên tục của các sự vật hiện tượng.
Ông đã chỉ ra, vạch ra các sự vật hiện tượng luôn nằm trong những sự vận động và chuyển hoá
không ngừng, không có sự đứng yên, ổn định tuyệt đối. Ông chọn lửa là bản nguyên của vũ trụ,
của thế giới, mọi vật sinh ra từ lửa, mất đi tan biến trong lửa; ông nói thế giới đã, đang và sẽ như
ngọn lửa sinh động muôn đời bùng cháy lên rồi lại tắt đi tuân theo lẽ tự nhiên. Những tư tưởng của
ông được trình bày một cách ẩn ý, ngụ ý một cách sâu sắc, trong ông là sự kết hợp giữa duy vật
chất pháp và phép biện chứng. Ví dụ ông từng nói rằng “Con khỉ thì đẹp nhất, nó có thể đẹp nhất
trong các con khỉ khác nhưng đứng cạnh con người thì lại xấu hơn” tức là cái gì cũng có giá trị
tương đối của nó, khi đem so sánh vật này với vật kia thì đương nhiên có tính khập khiễng. Ông
còn nói “Nước biển vừa sạch vừa không sạch” tức là nói lên tính hai mặt của sự vật hiện tượng,
không có một tính chất nào tồn tại một cách tuyệt đối và duy nhất mà các sự vật hiện tượng luôn
chứa đựng những tính chất đối lập nhau. Ông còn nói “chúng ta vừa tồn tại vừa không tồn tại”, dù
là câu nói ẩn ý khó hiểu nhưng hết sức duy vật, hết sức biện chứng nghĩa là mỗi giờ mỗi phút trôi
qua không có sự vật hiện tượng nào, không có con người nào là không nằm trong dòng chảy của
sự biến đổi liên tục, như câu nói “chúng ta không ai tắm hai lần trên một dòng sông” nghĩa là nước
của dòng sông ấy luôn cuộn trôi đi, luôn thay đổi, trong từng thời khắc nước của dòng sông đã thay
đổi liên tục, không còn như cũ nữa; con người chúng ta cũng vậy, mỗi phút mỗi giờ đều có những
sự thay đổi về thể xác, về tinh thần nhưng những sự thay đổi ấy chậm chạp nhưng nó cũng có tính
ổn định tương đối để biểu hiện tính hiện hữu của nó. Tuy nhiên do không viết sách nên ông chỉ để
lại cho hậu thế những suy ngẫm thông qua những câu nói đầy ẩn ý của mình. Thứ ba là Democrit,
ông đưa ra quan điểm, xuất phát điểm, bản thể, bản nguyên đầu tiên của thế giới là yếu tố nhỏ bé
nhất, không chia cắt được nữa, không màu, không mùi gọi là nguyên tử. Vì vậy, toàn bộ quan điểm
của Democrit về bản nguyên của thế giới, sự vận động và phát triển của vạn vật thông qua thuyết
nguyên tử. Sự tồn tại đa dạng và phong phú của các sự vật hiện tượng là do sự kết hợp và phân rã
của các nguyên tử. Sự tiếp cận này về thế giới tự nhiên sự vật hiện tượng được cho là rất gần với
thuyết nguyên tử của vật lý học hiện đại. Thuyết nguyên tử được xem như một đại thành, một cơ
sở, bức tường, nền móng vĩ đại để cho các hệ thống triết học, các học thuyết khoa học tự nhiên
đứng trên nó trong suốt 20 thế kỉ, bởi thế ông được xem như là nhà triết học tiêu biểu xuất sắc nhất
của Hy Lạp cổ đại. Ngoài ra còn có Hippocrates một nhà khoa học, ông còn là một triết gia của Hy
Lạp cổ đại nhưng ông nổi trội và xuất chúng hơn trong tư tưởng về y học và sau đó là những nguyên
tắc, quan điểm về vai trò của người thầy thuốc, ông được xem là người phát minh ra nền y học
phương Tây, là người thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông, ông cho rằng cơ thể phải được
xem như là một tổng thể chứ không phải một tập hợp rời rạc các bộ phận, thấy được sự thống nhất
toàn vẹn, liên hệ giữa các bộ phận trong cơ thể con người, là người thầy thuốc đầu tiên miêu tả
triệu chứng của viêm phổi, động kinh ở trẻ em, tin vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ
ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lí, không khí trong lành, sự sạch sẽ; các cá thể khác nhau có biểu hiện
bệnh ở các mức độ khác nhau, có những cái thể có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn những cá
thể khác, là người thấy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não, chứ
không phải xuất phát từ tim như những người ở các giai đoạn trước quan niệm, lời thề đạo đức y
khoa để cho các y sinh noi theo do ông soạn ra.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bên cạnh. các nhà triết học duy vật thì Hy Lạp cổ đại còn có các nhà triết học duy tâm. Có thể kể
đến như là Pythagoras, một nhà triết học, nhà toán học là người thành lập liên minh về triết học,
chính trị học, toán học, tôn giáo học mang tên Pythagoras. Hai nhà toán học nổi tiếng bấy giờ
Thales và Pythagoras lại có hai trường phái triết học hoàn toàn đối ngược nhau, đấu tranh một mất
một còn với nhau. Khi nói về con người, về xã hội. Pythagoras có nói về con số, mỗi vật tương ứng
với một con số nhất định, con số có trước vạn vật, ông thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn,
điều này rất gần với thiên mệnh của Khổng Tử. Kế đến phải nói đến nhà triết học được xem là nhà
triết học duy tâm tiêu biểu nhất – Platon. Ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm để luận
giải về bản nguyên, nguồn gốc của thế giới. Theo ông, con người và thế giới bắt nguồn từ ý niệm,
tinh thần; trước khi các sự vật hiện tượng được hình thành từ thế giới vật chất thì nó đã được hình
thành từ trong ý tưởng, tư tưởng ví dụ như trước khi có cái bàn, cái ghế được làm ra thì ý tưởng về
chúng đã có sẵn trong suy nghĩ của con người, do đó ý niệm mới là cái có trước, tồn tại lâu dài.
Ông từ có lần chỉ vào cây sồi và cái bóng của nó dưới mặt nước và nói rằng cái bóng của cây sồi
dưới mặt nước mới là có thật còn cây sồi trên bờ chỉ là cái bóng mà thôi, tức là cái ý thức của sự
vật hiện tượng mới là cái có trước, tồn tại vĩnh viễn; nói khác đi ông xuất phát từ thế giới quan ý
niệm, thần thoại, thần linh, tôn giáo.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tóm lại, có thể thấy rằng triết học phương Tây cổ đại là một hệ thống các tư tưởng học thuyết mà
ở đó hệ thống triết học duy vật gắn kết với các nhà khoa học tư nhiên và hệ thống triết học duy tâm
tôn giáo không dung hoà vào nhau mà có sự đối lập quyết liệt một mất một còn, nhưng dường như
sự thắng thế thuộc về thế giới quan khoa học và triết học duy vật, nó đang dần thoát đi khỏi thế
giới quan thần thoại. Thành tựu của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đó là không phải ngay lập tức
họ có thể luận giải đầy đủ về vũ trụ, về tự nhiên, về con người; mà thành tựu lớn nhất là họ đã là
người đặt nền móng, viên gạch đầu tiên, thoát khỏi thế giới quan thần thoại để đến với thế giới
quan khoa học, duy vật sử dụng lí trí và sụ hiểu biết của bản thân con người để lí giải về vũ trụ tự
nhiên, con người, xã hội loài người. Công lao của những nhà triết học, khoa học tự nhiên Hy Lạp
cổ đại chính là những người mở đường cho sự phát triển của khoa học hàng ngàn năm sau này
không chỉ ở phương Tây mà còn trên toàn thế giới. Vì vậy, Triết học Hy Lạp cổ đại xứng đáng
được xem là nền văn minh phương Tây và nhân loại, xứng đáng với nhận xét của Engels.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các nhà triết học Hy lạp cổ đại đã nhận thức được và phát hiện nhiều yếu tố của phép biện chứng
như mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng, sự vận động vĩnh viễn của vật chất, tính thống nhất
của những mặt đối lập của sự vật, thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật
chất đầu tiên như nước, lửa, nguyên tử, … Song do trình độ còn thấp của khoa học nên các nhà
duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra
những kết luận triết học. Nhưng yếu tố biện chứng đó chính là phỏng đoán thiên tài, chưa được
chứng minh một cách khoa học và cũng chưa được nghiên cứu một cách tự giác. Bên cạnh đó vẫn
chưa thể thoát khỏi hoàn toàn ảnh hưởng của quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Nhưng
nhà triết học đã tách rời hoàn toàn khỏi các công việc thực tiễn trực tiếp, nên đã sinh ra tình trạng
không có sự quan tâm đến các quá trình sản xuất, đến việc lý giải các quá trình đó từ phía các nhà
triết học tự nhiên. Sự phát triển nhanh về kinh tế đã diễn ra ở Hy Lạp đã tích luỹ được khối lượng
của cải vật chất khỏng lồ, trở thành cơ sở cho sự phát triển toàn bộ văn hoá của nước này, kể cả
nghệ thuật và khoa học, nhưng khi tách rời thực tiễn sản xuất, các nhà triết học chỉ thảo luận những
vấn đề mang tính triết học chung, tư tưởng triết học đã đi trước rất nhiều, mặc dù kinh nghiệm của
quá trình sản xuất khi đó chưa được tổng kết, xuất hiện sự tách rời đó dẫn đến tình hình: một mặc
không có cơ sở kinh nghiệm, chính xác nên triết học tự nhiên cổ đại chỉ đem lại bức tranh chung,
thiếu sự phân tích có hệ thống về các bộ phận, mặt khác, kỹ thuât rất thô sơ, lạc hậu đã quy định
trình độ khoa học về tự nhiên chỉ nằm ở trạng thái phôi thai.

You might also like