You are on page 1of 21

Chương I: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Câu hỏi 1: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI: Triết học Ấn Độ phật giáo cổ đại


1. Nội dung
Vào khoảng 2500 năm TCN, thời kỳ Cổ đại diễn ra ở Ấn Độ, thời kỳ này đất nước Ấn Độ có
diện tích khoảng hơn 5 triệu ki lô mét vuông, đây là một quốc gia rộng lớn có hình tam giác mà
đỉnh lộn ngược xuống và đáy của nó hình tam giác chính là nơi áng ngự của dãy núi Hymalaya.

Ngày nay diện tích Ấn Độ còn khoảng hơn 3 triệu km vuông, vì trong quá trình phát triển ở Ấn
Độ thì họ đã có sự tách rời thành 1 quốc gia độc lập. (Pakistan, Nepal, Bangladesh là các quốc
gia nằm trong lòng Ấn Độ cổ đại).

Hiện nay biên giới giáp ranh Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, thường xuyên bị tranh chấp
liên tục là do lịch sử để lại.

Điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu của Ấn Độ khá khắc nghiệt và đối lập nhau. Nếu ở vùng
phía Bắc là nơi áng ngữ của dãy Hymalya thì quanh năm tuyết phủ trắng xóa, thì ở phía Nam
đỉnh của tam giác lại là nơi sa mạc khô cằn, quanh năm nắng thiêu đốt. (49 – 50 độ C, hàng ngàn
người chết).

Đời sống văn hóa tâm linh của người Ấn Độ ở vùng núi Hymalaya là khu vực địa lý có giá tri
đặc biệt về tâm linh, tín ngưỡng. Bởi họ cho rằng nơi tuyết phủ quanh năm trắng xóa là nơi trong
sạch và tinh khiết nhất và đó là nơi trú ngụ của các vị thần linh. Trong triết lý Phật giáo họ xem
vùng đất đó là một “bông sen trắng” vĩ đại nở ra. Đặc biệt trong văn hóa tâm linh tín ngưỡng của
người Ấn Độ là 1 năm chỉ có 365 ngày nhưng họ thờ 3000 vị thần. Như vậy Ấn độ từ khởi
nguyên cũng giống như hầu hết các quốc gia là tờ tôn giáo đa thần. Vị thần Xuân, Hạ, Thu,
Đông, mây, mưa, sấm, chớp…Về sau, tôn giáo phát triển dần dần xuất hiện tôn giáo nhất thần
(có 1 đấng chí tôn).

Trong 3000 vị thần có vị 3 thần tối cao, và đó là thần Brahman được gọi là vị thần sáng tạo. Vị
thần thứ 2 là thần Vishnu là thần bảo vệ sự tồn tại nên người ta còn gọi là thần bảo tồn. Vị thần
thứ 3 là thần Shiva là thần hủy diệt. (tôn trọng thần Shiva vì họ cho rằng có kết thúc rồi mới có
khởi nguyên & ngược lại). Vì thế trong đời sống tâm linh của người Ấn Độ cổ đại cho tới bây
giờ người ta rất xem trọng yếu tố “nước” và vai trò đặc biệt quan trọng trong tâm linh là Sông
Ấn và Sông Hằng, nhất là sông Hằng, những người theo đạo HinDu, Balamon đều quan niệm
tắm trên Sông Hằng 1 năm ít nhất 1 lần chính là sự gột rửa tâm hồn, và khi chết cũng trở về Sông
Hằng.

Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế
– xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã
hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu
này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa
Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Và người ta
cho rằng Ấn Độ là một dân tộc ngộ đạo và trọng triết học bậc nhất thế giới. Do đời
sống tâm linh tín ngưỡng của người Ấn Độ xuất phát từ thế giới các vị thần và vai
trò của các vị thần cùng với mô hình xã hội lúc bấy giờ đã làm phát sinh chủ yếu
không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp
cổ đại, mà là sự chia đẳng cấp xã hội rất khắc liệt, đối kháng và giai dẵng của
bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng lữ (Brahman), quí tộc (Ksatriya), bình dân
tự do (Vaisya) và tiện nô (Ksudra). Sư phân tầng XH này của các quốc gia
phương đông thì dựa trên các truyền thuyết, mang màu sắc huyền bí thần linh. Nó
rất khác biệt với phương tây bởi vì hầu hết các quốc gia phương tây phân tầng XH
thì dựa trên nguồn gốc xuất thân và sự sở hữu tài sản.
Trong hệ thống triết học Ấn Độ thời kỳ cổ đại thì nó được làm 9 hệ thống
triết học chia làm hai phái: chính thống và không chính thống. Trong đó có 6 hệ
thống thuộc phái chính thống có Sàmkhuy, Mimasa, Védanta. Yoga, Nỳaya và
Vasêsika. Và có 3 hệ thống thuộc phái không chính thống hay còn gọi là tà đạo, tà
giáo là Jaina, Lokayata và Phật giáo (Buddha) là do 3 hệ thống này không lấy xuất
phát điểm từ kinh Veda mà họ tự thiết lập nên một hệ thống triết lý của riêng mình,
thậm chí còn tiếng nói phản kháng và chống lại trật tự xã hội hiện hành.

Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ cũng có sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt gắn liền với yếu tố
tâm linh. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại chia làm 4 đẳng cấp:

1. Đẳng cấp Brahman: những người tu hành được đọc kinh Veda, rao giảng kinh Veda, tổ chức
các buổi tế lễ và có quyền bất khả xâm phạm.

2. Đẳng cấp Kshastriya : Vương tôn và chiến binh được học, đọc kinh Veda, tham gia các buổi tế
lễ.

3. Đẳng cấp Vaishyas: thương nhân và nông dân được học, đọc kinh Veda, tham gia các buổi tế
lễ.

4. Đẳng cấp Shudras: nô lệ và tôi tớ không được học, đọc kinh Veda, không được tham gia các
buổi tế lễ.

Thực tế trong lòng xã hội Ấn Độ cổ đại còn có những con người không được xếp vào đẳng
cấp nào hết:

1. Người xúc phạm, phỉ báng tôn giáo


2. Chiến binh bại trận

3. Những người hành nghề được xem là ô uế: đồ tể, thợ thuộc da, mai táng, thợ sơn.

Qui định đẳng cấp trên bất di bất dịch ở Ấn Độ. Những người ngoài đẳng cấp họ sẽ không được
sống và giao tiếp cộng đồng xã hội. Hiện nay sự phân chia đẳng cấp này vẫn còn tồn tại trong
lòng xã hội Ấn Độ, điều này lý giải tại sao Ấn Độ là quốc gia khởi nguyên sớm nhất của nền văn
minh nhân loại nhưng về phương diện phát triển văn hóa xã hội nói chung vẫn đi sau nhiều quốc
gia khác. Họ nổi trội ở 1 số lĩnh vực: chế tạo vũ khí, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y
học.

Tóm lại:

Chính dấu ấn phân chia đẳng cấp đã kìm hảm sự phát triển Ấn Độ.

Nền văn minh phương Đông khởi nguyên rất sớm so với Phương Tây nhưng vẫn phát triển chậm
chạp vì nó có sự đứt đoạn, do tư tưởng và sự phân chia đẳng cấp kìm hãm sự phát triển.

Hệ thống triết học người PĐ hầu hết được hình thành và phát triển, xây dựng trên cơ sở tôn giáo
và các quy tắc chuẩn mực chính trị đạo đức xã hội (nhà triết học ở AĐ: nhà tôn giáo học, Trung
quốc: đạo đức chính trị), vì thế mạnh người PĐ là KHXH, đời sống tâm linh & tôn giáo. Các
khoa học đó định tính hơn định lượng. Việc thay đổi suy nghĩ, tình cảm trong mỗi con người rất
khó.

Lenin từng nói: để thay đổi được suy nghĩ, quan niệm trong đầu óc hàng triệu triệu con người là
việc làm khó khăn nhất.

Mỗi con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

Người Ấn Độ xem Kinh Veda là thánh kinh bao gồm 4 bộ. 6 trường phái triết học lấy Veda làm
gốc, phát triển và lý giải thế giới được xem là chính thống. 3 hệ thống triết học không xuất phát
từ Veda, đi ngược lại Veda, phản đối Veda là không chính thống. Đặc biệt nội dung Veda có
thừa nhận trật tự xh Ấn Độ là có phân chia đẳng cấp.

3 hệ thống triết học không xuất phát từ Veda trong đó có triết lý Phật giáo. Dưới triều đại
Ashoka Phật giáo phát triển rất mạnh và có giai đoạn trở thành quốc giáo, sau khi triểu đại
Ashoka suy tàn thì phật giáo cũng suy tàn. Và giai đoạn sau đó là sự phát triển Hồi giáo.

Phật giáo bị xem là tà đạo do: thứ 1: không thừa nhận bất kỳ 1 thần linh nào tạo ra thế giới, thứ
2: bản thân đức phật Thích Ca mâu ni không xem mình có vị thế toàn năng, thứ 3: Thời phật
Thích ca mâu ni không có chùa chiềng, không có tượng thờ và chưa phát triển thành 1 hệ thống
tôn giáo.
Sau khi Đức phật qua đời, các đệ tử mới xây tượng thờ, xây bệ thờ, xây chùa thờ, ghi chép lại lời
thuyết pháp, các cao tăng bình giảng, bình chú thêm nên trong hệ thống giáo lý nhà phật hình
thành 3 bộ gọi là Tam tạng:

1. Bộ kinh: những lời nguyên thủy về thuyết pháp của Đức Phật

2. Bộ luật: những quy định tổ chức tế lễ, tu hành của tôn giáo

3. Bộ luận: sự bình giảng, luận giải của các vị cao tăng đắc đạo về lời thuyết pháp của Đức Phật.

Ngay từ mới khi ra đời thì triết lý của Phật giáo không phải là 1 tôn giáo bởi vì Đức phật Thích
ca không xem mình là 1 vị thần linh nên không xây dựng 1 hệ thống tôn giáo, mà ông đi thuyết
pháp do Ông ngộ ra nên vốn kinh của Phật giáo là để ngộ ra, tỉnh ra nên Đức Phật có nói: khi ta
chỉ tay hướng nào đó thì các ngươi hãy nhìn theo hướng tay ta chỉ mà đừng nhìn vào ngón tay
ta…định hướng cuộc đời đề biết hướng đi của riêng mình, theo triết lý nguyên thủy của Phật
giáo Ấn Độ cổ đại.

Theo sự phát triển của Phật Giáo hình thành 3 nhánh lớn: Đại Thừa, Tiểu Thừa, Phật Tông ( Bắc
Tông Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cồ, Hàn Quốc, Nam Tông gắn liền Phật giáo nguyên thủy đó
là Ấn Độ). Riêng Việt Nam nằm trong khu vực các quốc gia Đông nam á nhưng trường phái lớn
nhất là theo xu hướng Bắc Tông do ảnh hưởng của triết lý, tôn giáo phật giáo của người Trung
Hoa.

Nam Tông: tu cho chính bản thân, không thực hành ăn chay, ko có nhà bếp trong chùa, áo cà sa
hở 1 bên vai, ngực

Bắc Tông: tu để mang lại phước hạnh cho dòng họ và những người xung quanh mình, ăn chay,
áo cà sa đều 2 vai, ngực ko hở, có nhà bếp trong chùa.

Như vậy Đức phật nói con đường đi là của mỗi người, không ai đi thay cho ai được.

Trong triết lý phật giáo quan niệm đời là bể khổ, Đức phật nói; nước mắt của chúng sinh nhiều
hơn nước mắt của 4 biển cộng lại bởi đời con người là bể khổ, nguyên nhân nỗi khổ của con
người qua sự lý giải: Tứ diệu đế

1. Tứ: 4

2. Diệu: tuyệt diệu

3. Đế: đạo, là con đường

Triết lý phật giáo cũng nói đến: Vô ngã, vô thường, duyên, nghiệp, luân hồi, nỗi khổ và con
đường giải thoát chúng sinh.Trong kinh phật thì họ không chia ra phần nào là nhân sinh quan,
phần nào là bản thể luận hay thế giới quan. Nhưng trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận góc độ
triết học thường tách ra 2 nội dung: 1 là bản thể luận (thế giới quan), 2 nhân sinh quan lý luận về
đời người và con đường giải thoát chúng sinh.

* Bản thể luận: vô ngã (ngã là bản ngã, cái tôi), nói vạn vật sinh ra từ 2 yếu tố là sắc và danh,
trong đó sắc là những yếu tố thuộc về vật chất, danh là những yếu tố thuộc về ý thức và tinh
thần, con người chúng ta là sự hội tụ cả 2 yếu tố sắc và danh, 2 yếu tố này phân ly thì vạn vật con
người biến mất. Do đó trong triết lý Nhà Phật có nói vô ngã nghĩa là không có cái tôi mà trường
tồn vĩnh viễn, bất biến là vì thân xác con người cũng như vạn vật do yếu tố tự nhiên cấu thành.
Nên vạn vật nói chung theo quy luật: sinh (sự hình thành), trụ (tồn tại), dị (sự thay đổi), diệt (tiêu
vong). Vô thường không có gì là không thay đổi, không có gì là bất biến, là cái không chắc chắn,
cái sẽ trôi qua là con người không biết trước được. Cái quan trọng 1 đời người là biết ta đang có
gì và không có gì? Biết ta là ai? Biết mình như thế nào? Vd: Gia tài lớn mình đang có là Cha
mẹ…

* Nhân sinh quan: quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc lối
sống, một ông vua sống trong cung điện thì suy nghĩ sẽ khác người nông dân cày ruộng ở trong
tuýp lều tranh.

Vd: người quê thật thà dễ tin người, thành thị luôn ở tư thế cảnh giác

Hệ thống Triết học phản chiếu lại toàn bộ xã hội,

2. Ý nghĩa: Ảnh hưởng của các tư tưởng này đối với đời sống văn hóa tinh thần của
người VN nói chung, đ/v cá nhân mỗi người nói riêng
Lý tưởng thiện chân trong học thuyết này thể hiện như là một đức tính tốt đẹp mà con người
cần phải có, và có thể đạt được. Mỗi con người muốn đạt được sự giải thoát phải thực sự nỗ
lực trên cơ sở tự do lựa chọn của mình. Để khẳng định phẩm chất đạo đức cá nhân, con
người phải chiến thắng chính bản thân mình. Trong khổ đau vả giải thoát ra khỏi nỗi đau đó,
mọi người đều bình đẳng.

Tuy nhiên, xu hướng xuất thế, lảng tránh cuộc sống thực tiễn trần thế là điểm yếu của Phật giáo.
Phật giáo khuyến khích con người tu luyện theo cách hướng nội, làm thay đổi tâm lý cá nhân chứ
ko có mục đích cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực.

3. Liên hệ: Vận dụng những triết lí này vào đời sống và công việc của bản thân
a. Trong đời sống:
-  Phật giáo có bản chất từ bi, bác ái: phải biết yêu thương đồng loại, sống hiền

lành, giúp đỡ người khác, biết vị tha.

-  Quy luật nhân quả: Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Mọi vấn đề muốn

giải quyết phải tìm nguyên nhân và sửa chữa.


-  Thuyết luân hồi: Khi gặp bất trắc: không than trời trách đất mà nghĩ rằng do

nghiệp của kiếp trước, để bình thản chấp nhận, phấn đấu vượt qua và tu tỉnh để hóa giải nghiệp
ác đó.

- Tiếp thu trên tinh thần tích cực, bài trừ mê tín dị đoan.

b. Trong hoạt động chuyên môn:

-  Theo quan niệm Phật giáo, mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân, bệnh tật cũng

vậy. Nguyên nhân gây ra nỗi khổ nằm trong chính bản thân con người. Do vậy, để điều trị bệnh
cần phải tim nguyên nhân và chữa lành nguyên nhân đó. Mặt khác, con người được cấu tạo từ
vật chất và tinh thần (danh và sắc) nên chữa bệnh cho con người phải chú ý đến cả hai mặt thể
xác và tinh thần.

-  Dựa vào thuyết “Tứ diệu đế”, y học đã đề ra những phương pháp chữa bệnh như Thiền (hành
thiền duy trì sức khỏe vượt qua bệnh tật giúp giải trừ bệnh để đi tới giải thoát. Thiền mang lại an
lạc, hạnh phúc, thiền có cái chánh niệm và để tự giác ngộ phải từ bỏ cái ngã), Khí công (giữ tâm
bình, nghĩ và làm những điều thiện).

-  Phật giáo đề cập nhiều đến đạo đức. Làm trong ngành Y tế, chúng ta phải nỗ lực học tập và rèn
luyện ko ngừng cả về chuyên môn và đạo đức.

Đời là vô thường: Cha mẹ, con cái. Không biết là khi nào là những cái mà mình có sẽ mất nên
đừng vì những phù phiếm, ảo tưởng để chạy theo mãi mà quên mất những thứ rất quan trọng với
đời mình mà mình nghĩ nó sẽ mãi ở đó đợi mình. Bởi vì đời là vô thường: ngày hôm nay còn gặp
mặt nhau, còn nói chuyện với nhau qua điện thoại, nhưng không chắc là ngày mai có thể còn gặp
lại nên hãy quý trọng những gì mình đang có, đặc biệt là những người thân yêu duy nhất trong
cuộc đời của mình.

Nên trong cuộc sống của mỗi người nên xác định những cái gì là ý nghĩa, giá trị trong cuộc đời
của mình thì nên phấn đấu cho nó.

Người ta cho rằng mình đừng quá nặng lòng vì quá khứ đã qua, đừng quá mơ mộng về tương lai
sắp đến, hãy sống thật giá trị cho ngày hôm nay đang sống. Bởi vì ngày mai tương lai thì mình
không thể biết trước nên đừng hứa hẹn thật nhiều, còn ngày hôm qua thì nó đã trôi qua rồi, xảy
ra rồi không thể quay trở lại được nữa nên hãy sống trọn vẹn cho cái đang diễn ra bởi cuộc đời là
vô thường.

Là bởi vì mình đang có trong tay đôi khi nó là vô giá , một giá trị ý nghĩa to lớn trong cuộc đời
nhưng mình lại xem nó là bình thường, mình thấy nó chẳng có gì cả. So với những cái mà mình
chẳng có gì và nó chẳng có ý nghĩa gì với cuộc đời mình thì cứ cố gắng nắm thật chặt không
buông, sống chết phải có được nó. Nhưng sau khi cố gắng hết sức, sống chết để có được nó rồi
thì những thứ khác mất hết, sau đó nhìn trở lại mới thấy bao nhiêu thứ quý giá thật sự trong cuộc
đời mình, mình đã buông bỏ nó rồi. Đó là ý nghĩa của cái có và không.

Con người phải biết cái gì là giá trị của đời mình. Khi đã lựa chọn thì phải biết đánh đổi, phải
biết trả giá. Vd: nếu một người đặt nặng gia đình, đặt cao gia đình hơn là vị trí của bản thân, hơn
công việc, niềm vui của bản thân. Nhưng mà mình không đuổi theo ngôi vị, không đuổi theo
chức tước, danh vọng hảo huyền mà mình dành thời gian đó sau công việc cho gia đình, nên
mình tạm chấp nhận đánh đổi bằng sẽ ít thời gian vui chơi, ít bạn bè, ít những thú vui cá nhân lại:
chơi game café, karaoke, câu cá, nhậu, ….. Mình có thể tiết chế những thú vui đó lại, thời gian
còn lại mình dành cho gia đình. Cuộc đời của con người ngắn lắm. Do đó mình sẽ không bao giờ
hối tiếc vì sự lựa chọn của bản thân mình. Giữa cái có và không của cuộc đời con người rất là
quan trọng, mỗi một con người tự định được cái giá trị đó và chấp nhận đánh đổi những cái của
bản thân mình. (vô thường).

Đừng bao giờ cố chấp quá vì đời là vô thường, không có gì là vĩnh hằng là bất biến. Thời gian
thay đổi thì con người cũng thay đối. Đừng nên quá cố chấp bắt người khác phải giữ nguyên như
cũ để vừa ý mình, trong khi mình thì thay đổi hoặc ngược lại mình bắt người ta thay đổi, trong
khi đó mình giữ nguyên như cũ.

Mà chúng ta có thể suy nghĩ theo chiều ngược lại, mình có gắng thay đổi bản thân để có thể phù
hợp với người mà mình yêu thương và xem trọng.

Câu hỏi 2: Triết học Nho giáo của Khổng tử? Chú ý: học thuyết Nhân-Lễ-
Chính Danh.
Bối cảnh lịch sử thời kỳ Trung Hoa cổ đại.
Lịch sử cổ đại của trung hoa có 2 thời kỳ là: giai đoạn 1: bắt đầu từ sự tan rã của công xã
nguyên thủy để hình thành nên chế độ chiếm hữu nô lệ, giai đoạn 2: tan rã của nhà nước chiếm
hữu nô lệ và sự hình thành của nhà nước phong kiến.
Người ta cho rằng lịch sử trung hoa đã từng có thời gian xảy ra cuộc chiến thất hùng giữa
7 nước lớn: nước tần, tề, sở, triệu, yên, hàn, ngụy. Người có công lần đầu tiên thống nhất toàn bộ
lãnh thổ trung hoa và thiết lập nên nhà nước phong kiến trung hoa tập quyền trong lịch sử phong
kiến trung hoa chính là Tần Thủy Hoàng, xây dựng nên hệ thống phòng thủ là Vạn lý trường
thành. Tuy nhiên, nhà nước trung hoa của Tần Thủy Hoàng chỉ tồn tại 15 năm bởi vì đường lối
“Pháp trị” của Tần Thủy Hoàng.
**Điều kiện tự nhiên, Trung Quốc là quốc gia rộng lớn thuộc vùng Đông Á, có 2 con
song lớn song Hoàng HÀ ở phía bắc, sống trường giang ở phía Nam. Thế kỉ 21 tr Cn TQ vùng
đất nhỏ ở trung lưu Hoàng HÀ. Thế kỉ XVIII lãnh thổ TQ được mở rộng. Dân tộc chủ yếu là
người HÁn (xuất thân nguồn gốc từ gốc mông cổ gọi là người hoa hạ) phong tục sống du mục,
thích săn bắn và chinh phục, Ở phía Nam sông trường gian dận tộc bắc biệt sống nông nghiệp
định canh định cư có nền văn hóa riêng.
Điều kiện kinh tế xã hội:
- Thời kỳ thứ nhất có các triều đại nhà Hạ (thế kỷ 21 tr Cn), nhà Thương (Tk 16
đến 12 trc CN) và nhà Tây Chu -> đất đai thuộc về vua
- Thời kì thứ hai là thời kỳ Đông Chu (thường gọi là thời kỳ Xuân Thu- Chiến
quốc) -> chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ PK. Thơi fkyf này, quyền sở hữu tối
cao thuộc về giai cấp địa chủ và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành -> xã hội đảo lộn,
chiến tranh xảy ra liên mien,…
b. Đặc điểm của triết học Trung Quốc
- Tập trung vào chính trị- xã hội, đạo đức
- Thế giới quan bao trùm là thế giới quan duy tâm, tôn giá, đấu tranh giữa Dv và
DT có diễn ra song không nổi bật.
- Nho giáo, Đạo giáo và phật giáo là ba dòng chủ đạo kiến tạo nên HTTPKTQ
(NHo giáo vẫn là dòng chủ đạo). Coi trọng đạo làm nguời chuẩn mực đạo đức. không coi trọng
khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên nên có những khoa học được xuất hiện nhưng không được
ứng dụng.
c. Các học phái chủ yếu
Thời kỳ trung hoa cổ đại với bối cảnh lịch sử văn hóa và biến cố đặc biệt như vậy đã hình
thành hệ thống triết lý hết sức phong phú và đa dạng. Và thời bấy giờ đã hình thành 103 trường
phái triết học gọi là bách gia tranh minh.
- Nho gia (Khổng tử sang lập
- Đạo gia (Lão Tử)
- Mặc gia (mặc định)
- Danh gia (Huệ Thi và Công Tôn Long)
- Trung Hoảnh gia (Tô Tấn và Trương Nghi)
- Âm dương gia (Trâu Diễn)
- Pháp gia (Hàn Phi tử)
Bối cảnh lịch sử hình thành Nho giáo
Thời kỳ trung hoa cổ đại với bối cảnh lịch sử văn hóa và biến cố đặc biệt như vậy đã hình
thành hệ thống triết lý hết sức phong phú và đa dạng. Và thời bấy giờ đã hình thành 103 trường
phái triết học gọi là bách gia tranh minh. Nổi bật lên là các trường phái triết học như âm dương,
ngũ hành, kinh dịch, nho gia, đạo gia, danh gia, pháp gia…. Trong đó có trường phái Nho giáo
tồn tại suốt hai ngàn năm lịch sử do Khổng Tử sáng lập và được Mạnh Tử và Tuân Tử cụ thể hóa
và phát triển thêm.
Hệ thống triết lý nho gia phát triển đến 3 thời kỳ: nho tiên tần (nhà Chu), hán nho và tống
nho. Hệ thống triết lý nho gia của Khổng Tử chỉ phát triển ở thời kỳ nho tiên tần mà không đến
thời nhà Tần. Bởi vì cuối thời kỳ nhà chu và đầu thời kỳ nhà Tần thì Tần Thủy Hoàng với sự
tham mưu của quân sư là Lã Bất Vi đã ra lệnh tiêu diệt toàn bộ nhà nho, đốt toàn bộ sách nho là
do trong học thuyết Nhân - Lễ - Chính - Danh của Khổng tử chủ trương đường lối trị quốc và trị
dân dựa trên nhân trị và đức trị trong khi đường lối của Tần Thủy Hoàng là pháp trị.
Khổng tử
Khổng tử (551TCN – 497TCN) là người sáng lập học thuyết Nho giáo, tên Khâu, tự
Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đình quý phái nhưng nghèo. Khổng Tử sinh sống trong
nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó. Trong thời cổ đại Trung Quốc, tiếp
thụ giáo dục là đặc quyền của tầng lớp quý tộc. Song Khổng Tử đã phá vỡ đặc quyền này, ông tự
tiếp nhận học sinh bất cứ tầng lớp nào tới theo học. Được biết ông có tới 3 nghìn học trò, những
người này đã kế thừa và phát triển tư tưởng Khổng tử và truyền bá rộng rãi. Sau khi Khổng tử
mất, Nho giáo được chia thành nhiều phái, trong đó nổi bậc nhất là hai phái: Mạnh Tử và Tuân
Tử.
Nội dung học thuyết Nhân – Lễ - Chính Danh
Quan điểm của Nho giáo được thể hiện ở nhiều mặt, những quan điểm về chính trị - xã
hội được tập trung nhiều và mang tính nổi trội. Khi học thuyết Khổng tử mới xuất hiện không trở
thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến TK2 TCN thì học thuyết của Khổng Tử mới chiếm vị
thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc. Bởi vì tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư
tưởng cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã
hội lúc bấy giờ. Trong đó, học thuyết tiêu biểu nhất, trung tâm nhất là học thuyết về Nhân – Lễ -
Chính Danh. Theo Khổng Tử, Nhân là nội dung, Lễ là hình thức và Chính Danh là con đường
đạt đến điều Nhân. “Nhân – Lễ - Chính Danh” tuy là các phạm trù khác nhau, nhưng giữa chúng
luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu tách rời nhau sẽ không chỉ làm hạn chế tác dụng
của nhau mà còn làm cho chúng không thể tồn tại, không có giá trị gì trong cuộc sống, bởi vì
trong nhân đã có lễ và chính danh, cũng như trong lễ đã có nhân và chính danh, và đương nhiên
trong chính danh cũng đã có nhân và lễ.
Nhân:
Đây là phạm trù vừa mang tính khởi đầu vừa là hạt nhân của Khổng Tử.
Nhân của Khổng Tử không chỉ dừng lại ở tình yêu thương, sự nhân từ, bát ái dành cho
con người. Nó có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều đó là “Đạo học làm người”. Tư tưởng ái nhân của
Khổng Tử rõ rang là thời đại nào cũng rất cần, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện nay. Nếu như ở thời đại Khổng tử do xã hội loạn lạc, do tồn tại chế độ áp bức bóc lột,
nên tư tưởng ái nhân là một tư tưởng tiến bộ và cần thiết, thì ngày nay tư tưởng ái nhân vẫn cần
thiết, thậm chí còn là vấn đề bức thiết khi trong xã hội đã có không ít người chà đạp lên nhân
phẩm, coi thường mạng người, đối xử với nhau trên cơ sở giá trị của đồng tiền, trong nhiều mối
quan hệ xã hội hiện nay đã và đang có xư hướng “tiền hóa”, thậm chí ngay cả trong quan hệ
huyết thống.
Khổng tử nói: nếu con người muốn học đạo làm người thì phải khiêm tốn, chang hòa, bản
lĩnh, dũng cảm, thật thà, khiêm tốn và con người ta phải trách mình hơn trách người. Phải biết
yêu người đáng yêu và biết ghét người đáng ghét và đừng làm ngược lại.
Và học thuyết chữ nhân của Khổng tử: được ông xây dựng dựa trên cơ sở của 2 nguyên
tắc:
Nguyên tắc thứ 1: Cái gì mà mình mong muốn cho mình thì hãy mong muốn cho người
khác. Và cái gì mình không mong muốn cho mình thì cũng đừng mong muốn cho người khác.
Nguyên tắc thứ 2: Mình lập thân bằng cách giúp người lập thân. Mình làm nên sự nghiệp,
mình làm nên thành công bằng cách mình phải giúp người khác thành công. Đấy là một triết lý
sống quan trọng trong hoạt động của con người nhưng thực tế không mấy ai làm được vì con
người về mặt tâm lý dễ đố kị và ghen ghét, người ta không thích người khác giỏi hơn mình.
Và đó là một nguyên tắc thúc đẩy và là một triết lý sống trong đối nhân xử thế của con
người. Nếu là một cá nhân trong một tập thể với chức vụ là lãnh đạo. Mình muốn có thành tựu,
mình muốn có thành tích, mình phải hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho nhân viên làm việc, hoàn
thành tốt nhiệm vụ của họ. Mình quan tâm, mình giúp đỡ, mình hỗ trợ tạo điều kiện cho đồng
nghiệp mình sống vui, sống khỏe, hoàn thành tốt vị trí việc làm của họ có nghĩa là mình đang
giúp mình đó. Nhưng mà mọi người nghĩ là mình đang ban ơn cho người khác
Yêu người đáng yêu và biết ghét người đáng ghét: nghĩa là: phải biết yêu ghét một cách
chính đáng, chính xác. Trong cuộc sống con người thường hay bị nhầm lẫn, ngộ nhận người
đáng yêu lại ghét họ, người đáng ghét thì mình lại yêu họ.
Lễ: là để nói đến những qui định, qui tắc, chuẩn mực, tôn ti trật tự trong xã hội. Sự thực
thi các quan hệ ràng buộc của XH để đảm bảo XH đó trên dưới ổn định, hài hòa và không gây ra
sự rối loạn. Ông có nói đến tam cương, ngũ luân, ngũ thường, tam tòng, tứ đức.
Tam cương: được hiểu như 3 sợi dây cương để điều khiển con ngựa đi đúng hướng. Ý
ông nói đến 3 mối quan hệ đường cột giữ ổn định, trật tự một đất nước, một xã hội đó chính là
quan hệ vua – tôi (theo nguyên tắc vua xử thần tử thần bất tử bất trung), cha – con (phụ xử tử
vong, tử bất vong bất hiếu), chồng – vợ (phu sướng phụ tùy).
Trên cơ sở tam cương ông phát triển thêm 2 mối quan hệ nữa (Huynh đệ và bằng hữu)
gọi là ngũ luân (5 mối quan hệ chính). Huynh đệ ở đây nói đến vai trò người con trai trưởng,
quyền huynh thế phụ.
Trên những cơ sở đó thì ông có đưa ra tiêu chuẩn mẫu người lý tưởng, người quân tử mà
ông khát vọng xây dựng một xã hội đại đồng. Mẫu người quân tử là mẫu người đạt được: ngũ
thường (Nhân- lễ - nghĩa – Trí-Tín). Còn nếu mà làm vua thì phải: Chăm lo việc công, giữ chữ
tín với dân và tiết kiệm.
Ông có nhắc đến Tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. (Khi
còn ở gia đình thì phục tùng tuyệt đối cha, lấy chồng thì phục tùng tuyệt đối chồng, chồng chết
thì phục tùng theo con nhưng con ở đây theo tư tưởng của Khổng Tử và thời phong kiến nói
chung là con trai chứ không phải là con gái và đó là vai trò quyền lực của con trai trưởng). Bởi
trong xã hội phong kiến ngày xưa, ai sinh ra cũng cần có mẹ nhưng mà vai trò người phụ nữ thời
đó là không có chỗ đứng. Vì vậy đó là một xã hội trọng nam khinh nữ (Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô).
Tứ đức (Công, dung, ngôn, hạnh) là dành cho phụ nữ. Người việt tiếp thu tư tưởng Tứ
đức của Khổng Tử nhưng chỉ nhấn mạnh tứ dức dành cho phụ nữ nhưng quên tứ đức dành cho
nam giới (trung, hiếu, đễ, tín). Trung với vua, hiếu là chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, đễ là sự tôn
kính và phục tùng bậc huynh trưởng, tín lời nói thẳng ngay trước sau như một.
Vậy là Khổng tử đã sử dụng tất cả những qui định như vậy để thực hiện chữ Lễ giúp ổn
định trật tự xã hội không bị đảo lộn, trên dưới trước sau. Và đó là lý do vì sao hầu hết các triều
đại phong kiến trung hoa lúc bấy giờ không thích thú và tin dùng triết lý của Khổng Tử. Mà phải
300 năm sau Khổng Tử mất đến triều đại của nhà Hán đặc biệt là dưới triều đại của Hán Vũ Đế
và Hán Cảnh Đế thì triết lý của Khổng Tử mới được tin dùng và đẩy lên vị trí độc tôn theo đó nó
có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ trung hoa và các quốc gia lân cận. Nhưng thực ra dưới thời Hán
Vũ Đế và Hán Cảnh Đế không còn là nho giáo nguyên thủy ban đầu của Khổng Tử đã được nhào
nặn và chế biến bởi Đổng Trọng Thư.

Chính danh:
Theo Khổng tử, chính danh là phải làm mọi việc cho ngay thẳng, tỏng xã hội mỗi người
đều có địa vị, bổn phận (danh) nhất định, nên người có chính danh phải là người luôn làm tròn
bổn phận, nghĩa vụ, công việc của mình; từ trên xuống, từ vua đến tôi, từ cha đến con, từ chồng
đến vợ… phải phân minh rõ rang, mỗi người sống làm sao cho phải xwsnng với từng cương vị.
Chúng ta đều thấy điều quan trọng trong cuộc sống không phải là hữu danh vô thực mà phải là
từ cái thực ấy làm nổi lên cái danh, đó mới là cái đáng quý, đó mới là người sống đúng chính
danh. Trong xã hội hiện nay đang không ít kẻ hữu danh vô thực, có người dự vào chỗ này chỗ
kia để tạo cái danh cho mình mà trình độ, năng lực và phẩm chất rất yếu kém. Những người này
cần phải lên án, đấu tranh để cho những người có tài, có đức thực sự được đứng ở vị trí, hàng
ngũ ấy để họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội và cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng đân chủ văn minh.
Khổng tử cũng nhấn mạnh muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì nếu
“danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành, việc không
thành thì lễ nhạc không hung thịnh, lễ nhạc không hung thịnh thì hình phạt không đúng, hình
phạt không đúng thì dân không biết đặt tay làm, đặt chân đúng vào đâu”. Để đạt được chính
danh, ông đề cử tư tưởng nhân trị, ông mong muốn vừa bằng giáo hóa, vừa bằng sự nỗ lực của
bản thân mỗi cá nhân mà con người có thể đạt được điều nhân, có thể tự sửa mình cho hợp với
lễ và như vậy cũng tự bản thân họ ắt sẽ đạt được chính danh. Đây là một mong ước chính đáng,
tốt đẹp, một tư tưởng nhân từ, “trọng hiền” của ông, nhưng tiếc rằng trong xã hội loạn lạc ấy
không thể dùng lễ trị, đức trị, nhân trị mà phải dùng biện pháp mạnh – đó là pháp trị mới có thể
ổn định xã hội.
Trong XH, Khổng tử chia làm 3 hạng người: thánh nhân, quân tử, tiểu nhân. Thánh nhân là
những người có khả năng tiên tri, tiên đoán trước việc tương lai, không cần học cũng biết mọi
điều. Quân tử là những người có học hành, có hiểu biết, tiểu nhân là những kẻ có học cũng chả
biết. Vì vậy đối với Khổng tử, ông nói rằng: Quân tử cũng có những người không học được chữ
nhân nhưng mà kẻ tiểu nhân thì ông chưa thấy ai học được chữ nhân bao giờ. Vì đối với ông chữ
Nhân là đạo học làm người.
*Ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Việt Nam nói chung và cá nhân mỗi người nói
riêng

+ Nho giáo đối với người Việt Nam

Bối cảnh lịch sử

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Tây hán, nó song hành với việc truyền bá chữ nho
từ nhiều nguồn khác nhau, song với tư cách một học thuyết chuyên chú trọng vào trị nhân, trị
quốc, Nho giáo đã trở thành công cụ đắc lực cho chính quyền đô hộ trong việc đồng hóa dân tộc
ta dưới thời Bắc thuộc. Nho giáo buổi đầu vào Việt Nam mang tính quan phương, do đó ảnh
hưởng của nó chỉ ở số ít các tri thức Việt Nam. Ba triều đại phong kiến Việt Nam trong thế kỷ X
không chú trọng đến Nho giáo và Nho học mà hướng tới Phật giáo và Đạo giáo nhiều hơn. Từ
nữa cuối thế kỷ XI, Nho giáo ngày càng khẳng định được vị thế của nó trong đời sống chính trị -
xã hội của đất nước. Đến thế kỷ XV, sau cuộc kháng chiến giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ
của nhà Minh, triều Lê sơ đã thực hiện độc tôn Nho giáo trên lĩnh vực chính trị, lấy Nho giáo
làm bệ đỡ hệ tư tưởng cho đường lối đất nước. Trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong
kiến Việt Nam kéo dài khoảng 3 thế kỷ, Nho giáo tuy có bị suy yếu nhưng bản thân nó vẫn duy
trì được thế chủ đạo trong đời sống chính trị - xã hội. Sau khi nhà Nguyễn lật đổ nhà Tây Sơn,
lập nên triều Nguyễn thì triều đại này lại độc tôn Nho giáo lần thứ hai. Tuy nhiên Nho giáo từ thế
kỷ XVIII, đặc biệt là từ sau sự xâm lược của thực dân Pháp, đã bị công kích từ phía Thiên Chúa
giáo và từ năm 1919, Pháp đã bãi bỏ chế độ khoa cử theo lối cổ học, làm cho Nho giáo bị mất hết
vai trò của nó trong đời sống chính trị - xã hội

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Việt Nam

Sự du nhập và tiếp biến của Nho giáo ở Việt Nam trong thời kỳ lịch sử lâu dài đã làm cho học
thuyết này có những biến đổi đáng kể.

Thứ nhất, cha ông ta tiếp thu ở Nho giáo những yếu tố cần thiết cho đời sống thực tiễn của đất
nước, chủ yếu là phương diện chính trị - đạo đức, tất cả những gì liên quan đến lập luận trừu
tượng, khái quát, hoặc gắn với khoa học, kỹ thuật thường lại là điều hiếm hoi. Đó là sự “lược bỏ
những tuế toái” ( Trần Đình Hựu), xa với thực tiễn. Song, sự tiếp thu đó cũng là một kiểu “có
chọn lọc” theo sự kiểm nghiệm của Nho giáo trong hoạt động thực tiễn.

Thứ hai, những phạm trù cơ bản của Nho giáo tuy được tiếp thu và vận dụng trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam, song cách hiểu, cách vận dụng và sự lý giải chúng đã theo cách riêng, phù hợp
với nhu cầu thời đại và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Có thể chỉ ra một số nội dung của
Nho giáo ở Việt Nam như sau:

Về phương diện triết học, Nho giáo ở Việt Nam cũng đề cập đến những vấn đề về bản
thể của thế giới như âm dương khí và mối quan hệ của nó với Lý. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-
1585) trong Bạch Vân am thi tập, Lê Quí Đôn (1726-1784) trông Vân đài loại ngữ và một số nhà
tư tưởng khác đều có quan điểm thống nhất rằng, thế giới và vạn vật của nó có nguồn gốc từ
Thái cực, đó là Khí; Khí và Lý có quan hệ mật thiết, không thể tách rời, song Khí có trước Lý.

Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) trong Hải
Thượng y tông tâm lĩnh cũng bàn nhiều đến âm dương và mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở
của Dịch học, các ông đề cập đến sự kết hợp hài hòa của hai thế lực dối lập này, đồng thời khẳng
định âm dương chính là những yếu tố tạo nên “cơ trời” huyền diệu để các ông suy xét quy luật
vận động, biến đổi của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Đặc biệt, Hãi Thượng Lãn Ông đã vận
dụng học thuyết âm dương vào chẩn trị cứu người.

Vấn đề chính trị - xã hội được xem là trọng tâm trong tư tưởng triết học của các nhà
Nho ở Việt Nam. Đó là vấn đề về đường lối trị nước dựa trên nền tảng đức trị của Nho giáo. Nho
giáo ở Việt Nam trước hết chú trọng đến vấn đề trị nước an dân dựa trên nguyên tắc quyền mưu
để trừ gian cho dân và nhân nghĩa để duy trù quốc thế dân an. Nước trị dân an là tâm thế của các
nhà nho, đồng thời cũng là mục đích tối thượng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Thực
hiện đường lối đức trị trong điều kiện Nho giáo độc tôn, các triều đại từ Lê sơ trở đi đã chú trọng
kết hợp với pháp trị, yếu tố thứ hai đóng vai trò bổ trợ để thực hiện mục đích chính trị.

Vấn đề đạo đức trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam cũng có những điểm khác với Nho
giáo Trung Quốc. Nho giáo ở Việt Nam đề cập đến đạo hiếu mang nặng tính nhân văn và không
cực đoan. Đạo trung trong Nho giáo ở Việt Nam cũng không tới mức ngu trung, tuy chưa đạt tới
“ý tưởng” dân chủ như Mạnh Tử. Trung quân trong Nho giáo ở Việt Nam luôn đi liền với ái
quốc một cách có điều kiện, đồng thời tinh thần trung nghĩa trở thành tất yếu của chủ nghĩa yêu
nước truyền thống Việt Nam. Nếu như Khổng Tử khẳng định “quân tử như gió, tiểu nhân như
cỏ, gió thổi thì cỏ rạp” với nghĩa “tiểu nhân là dân”; “quân tử động khẩu, tiểu nhân động thủ”, thì
Nguyễn Trãi cho rằng, những kẻ làm quan “ăn lộc phải biết đền ơn kẻ cấy cày”,…

Nho giáo Việt Nam cũng bị chi phối bởi các học thuyết khác, đặc biệt là Phật giáo và Đạo giáo
cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, sự đặc thù của Nho
giáo ở Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của mối quan hệ tam giáo, từ đó Nho giáo ở Việt Nam
nhận được sự bổ sung cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động chính trị xã hội của nó.

Tiêu cực:

Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh
khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa hạt giáo dục khoa học. Các quan
lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi
người suy nghĩ và hành động của mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho
mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu
chuẩn để bình giá mọi sự việc. Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực
khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực
này bị dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay từ khi người
nho sĩ phải mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp.
Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi người nhất là các phần tử tri thức đi sâu vào cải
tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dương danh thiên hạ. Vì vậy mà trong thực tế, Nho
giáo đã làm cho những người gia nhập tầng lớp Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực
sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri
thức vè khoa học tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông. Tính chất tiêu cực ấy
của Nho giáo càng về sau càng gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lượng sản xuất
của xã hội.
Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam không tiếp tục đi sâu
vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần
và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội
phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở
thành bất lực. Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy
trừu tượng.
Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặc biệt phát triển mạnh. Khi
đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong
sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở
nên phản động, cổ hủ và lạc hậu

+ Nho giáo của Khổng Tử đối với mỗi cá nhân


Nho giáo Khổng Tử thông qua Nhân – Lễ - Chính danh giúp mỗi cá nhân tu dưỡng đạo đức, giữ
gìn các mối quan hệ cơ bản. . Đối với người mình phải có lòng thương người, đừng làm điều
không tốt cho người, giúp đỡ người khác, học cách tha thứ . Đối với mình: nghiêm khắc nhìn
nhận những lỗi lầm của bản thân, thật thà, khiêm tốn, chang hòa, bản lĩnh, dũng cảm và con
người ta phải trách mình hơn trách người. Phải biết yêu người đáng yêu và biết ghét người đáng
ghét và đừng làm ngược lại. Các mối quan hệ cơ bản tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức
hiện một số cái đã không còn phù hợp nhưng mỗi người vẫn phải giữ đạo cha – con, vợ - chồng,
tích cực tu dưỡng ngũ thường. Mỗi người luôn làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, công việc của mình.
Mối quan hệ giữa nghĩa và lợi: Cái cho và cái được, Chọn nghĩa bỏ lợi, phải hài hòa giữa lợi và
nghĩa. Không để xảy ra xung đột
Nho giáo của Khổng tử ảnh hưởng tới mỗi cá nhân là rất lớn. Tuy có một số tư tưởng hiện đã
không còn phù hợp nữa nhưng vẫn còn những giá trị đạo đức cần phải nghiền ngẫm, học tập và
phát huy trong suốt quá trình học tập, làm việc của mỗi người. Mỗi người hãy cố gắng, nỗ lực để
trở thành người quân tử theo tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử

*Tiếp thu những ưu điểm và khắc phục những hạn chế từ triết học Nho giáo của Khổng
Tử, chúng ta có thể vận dụng vào đời sống và hoạt động chuyên môn.
 Trong đời sống:
Đề cao tu thân, đặc biệt là rèn luyện ngũ thường. Bản thân phải không ngừng học tập, tu
dưỡng kiến thức và đạo đức để xây dựng cuộc sống gia đình và góp phần xây dựng xã hội.
Không chaỵ theo hư danh, tránh các cám dỗ. Phấn đấu học tập và rèn luyện, không tự an ủi bằng
tư tưởng”số trời” khi có khó khăn.
Nho giáo hướng con người vào con đường ham học hỏi, học đi đôi với thực hành để đạt
hiệu quả cao, đồng thời khẳng định vai trò đức “lễ” trong việc giáo dục, rèn luyện tu dưỡng đạo
đức cá nhân.
Trong đối nhân xử thế, việc gì mình không thích thì không làm với người khác, có thái
độ khiêm nhường, sống có nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Xây dựng mối quan hệ đúng mực đối
với bản thân và mọi người trong xã hội, hướng đến trọng đạo nghĩa trong giao tiếp giữa người
với người, hướng đến làm giàu phải hướng đến việc nghĩa, hướng đến quản lý xã hội phải biết
chính nghĩa.
Phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thuyết Tam tòng, Tứ đức
đến người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Coi trọng đạo hiếu: kính trên, nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu anh chị em,
đồng thời cần lọc bỏ yếu tố lạc hậu, bảo thủ của lễ giáo đạo Nho trong quá trình xây dựng gia
đình.
Sống có trật tự, kỷ cương. Có lòng yêu nước và trung thành với Tổ quốc.
Không vi phạm pháp luật.
 Trong hoạt động chuyên môn ngành y:
Rèn luyện đạo đức, đặc biệt là y đức, coi trọng đạo đức nghề nghiệp.
Người thầy thuốc phải thông cảm với nỗi đau của bệnh nhân, xem bệnh nhân cũng như
chính bản thân mình. Tận tình thăm khám, cứu chữa, ko phân biệt giàu nghèo, sang hèn, không
làm trái lương tâm nghề nghiệp, không vì bất cứ lý do gì mà làm điều bất nhân.
Trong ngành y, phải tìm nguyên nhân của bệnh để tìm ra cách điều trị chứ không đổ lỗi do
trời. Phải đứng trên lập trường khoa học để giải thích cho bệnh nhân hiểu, đi ngược lại tư tưởng
“thiên mệnh”.
Người thầy thuốc ngoài chuyên môn (trí) vững vàng còn phải có đạo đức nghề nghiệp: tận
tụy, yêu thương bệnh nhân (nhân), có trách nhiệm với công việc (nghĩa), thực hiện đúng quy chế,
chuẩn mực trong cư xử (lễ), nói đi đôi với làm (tín), và quyết tâm đến cùng vì mục đich đúng
đắn (dũng).
Không ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn để phục vụ cho công việc.
Luôn giữ lễ nghĩa và có lòng nhân ái với tất cả bệnh nhân và đồng nghiệp. Xem trọng nghĩa
hơn danh lợi. Coi trọng những việc đem lại lợi ích chung.
Bên cạnh điều trị bệnh đúng theo phác đồ, bác sỹ cũng cần quan tâm, ân cần, động viên
người bệnh, để họ tin tưởng, hợp tác, không buông xuôi.
Hướng bệnh nhân: không tin mệnh trời mà phải tin thầy thuốc, tin vào khoa học.

Câu 3: TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


 Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại?
 Nội dung cốt lõi triết học Hy Lạp cổ đại?
 Đánh giá những giá trị và hạn chế của Triết học Hy Lạp cổ đại?
1. Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại:

1.1. Điều kiện ra đời:

Hy Lạp cổ đại là quốc gia rộng lớn, nối từ ven biển Địa Trung Hải đến ven biển Êgiê đến bán
đảo tiểu Á (kéo dài từ Âu sang Á), có khí hậu ôn hòa, điều kiện địa lý thuận lợi đặc biệt là giao
thông đường thuỷ, phát triển giao thương với các nước Tiểu Á, Bắc Phi và các nước phương
Đông. Nhờ vậy Hy Lạp cổ đại sớm trở thành quốc gia có một nền nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng.

 Biến động chính trị xã hội:

Thế kỷ XV-IX TCN: Thời kì này xảy ra biến động lớn về kinh tế, thể chế xã hội với chế độ công
xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Biến động này được phản ánh qua 2
bộ sử thi nổi tiếng của nhà thơ mù Homer là Iliad và Odyssey. Bước chuyển mình từ công xã
nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ là bước chuyển rất lớn về quản lý, điều hành, thể chế
chính trị xã hội: từ không quốc gia, nhà nước, không đẳng cấp, mọi người hoà tan vào cộng
đồng, đến phân chia thành hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, lao động bị phân hóa
thành lao động chân tay, phân chia quyền lực, lợi ích kinh tế, sở hữu tài sản giai cấp trong xã hội,
và lao động trí óc cơ sở để hình thành nhà nước.

TK VIII – VI trước CN, nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang đồ sắt, năng xuất lao động
tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố, kéo theo phân công lao
động, thúc đẩy trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận.

Quá trình hình thành xã hội có giai cấp và hệ thống tư duy, lý luận Hy Lạp cổ đại kéo từ thế kỷ
XI TCN đến thế kỷ VIII TCN. Người ta cho rằng hệ thống triết học hình thành từ thế kỷ XV,
nhưng thật sự thành hệ thống, trường phát từ thế kỷ XI TCN đến cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV
sau công nguyên. Trong đó, nền triết học đạt đỉnh cao rực rỡ từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN.

Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng sáng lạng với những
thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ văn học, nghệ thuật đến luật pháp, toán học,
thiên văn, vật lý... Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ
và sâu sắc. Tầng lớp thượng lưu không phải lao động chân tay, họ có thời gian và điều kiện đi
vào nghiên cứu khoa học và triết học. Trong đó 3 nội dung chính mà các nhà triết học Hy Lạp
chú tâm tìm hiểu và nghiên cứu là:

 Tự nhiên: phát triển theo chiều hướng hướng ngoại, với các câu hỏi thế giới bắt
đầu từ đâu? (nguồn gốc của thế giới và vũ trụ) và quay về đâu? (sự vận động biến
đổi của nó), bản tính của thế giới là gì?, khác với phương Đông cũng nghiên cứu
về tự nhiên nhưng hướng nội (hướng vào con người).
 Khả năng nhận thức của con người: thực sự con người có khả năng nhận thức hay
không?
 Con người là gì và con người có nguồn gốc từ đâu?

(Phần thêm có thể khỏi ghi) Thế kỷ II TCN, Hy Lạp bị đế quốc La Mã xâm chiếm và đô hộ. Tuy
nhiên, La Mã lại bị Hy Lạp đồng hóa về văn hóa (điều chưa từng xảy ra trong lịch sử). Do đó có
thể nói Hy Lạp cổ đại có “nền văn hoá của quốc gia bị đô hộ có đủ sức mạnh để đồng hóa lại
quốc gia xâm lược mình”. Bằng chứng là kiến trúc, văn hoá. hội hoạ, điêu khắc của La Mã có
ảnh hưởng của Hy Lạp.

1.2. Đặc điểm:

Việc tập trung luận giải 3 câu hỏi lớn dẫn đến hình thành những đặc trưng tiêu biểu của nền Triết
học Hy Lạp cổ đại:

- Tính mộc mạc, sơ khai và mối liên hệ của nó với các thần thoại và các hình thức sinh hoạt tôn
giáo nguyên thủy (tương đồng với phương Đông).

- Tính bao trùm về mặt lý luận của triết học với tất cả các lĩnh vực của nhận thức: Trong thời kì
Hy Lạp cổ đại, triết học đóng vai trò nhận thức phổ quát có tính sơ khai và trực quan, bao trùm
tất cả các nền khoa học tự nhiên khác chứ chưa có sự phân chia cụ thể. Vì vậy triết học còn được
gọi là “khoa học của các khoa học”, các nhà Triết học lúc bấy giờ cũng là các nhà khoa học tự
nhiên (khác với phương Đông các Triết gia là các nhà tôn giáo học và chính trị đạo đức học).
Tên gọi của Triết học Hy Lạp cổ đại cũng là Philosophia là từ ghép mang ý nghĩ yêu mến sự
thông minh, thông thái (love of wisdom). Triết học gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để
tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như
một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật.

- Tính đa dạng muôn vẻ và sự phân cực quyết liệt, thể hiện qua hai quan điểm duy vật và duy
tâm: đã duy vật thì không duy tâm, đã biện chứng thì không siêu hình, đã khoa học thì không tôn
giáo, thần học. Đây là điểm rất khác biệt vs Triết học phương Đông.

- Đặc điểm lớn nhất: cố gắng thoát ly khỏi ảnh hưởng khỏi thế giới quan thần thoại, cố gắng tiếp
cận với thế giới quan duy vật (tự nhiên), muốn khẳng định sức mạnh lý trí, sự hiểu biết của mình
bằng cuộc đối thoại trực tiếp với thế giới tự nhiên mà không cần qua thần linh.

+ Ưu điểm: nổi bật tính nhân văn sâu sắc, thể hiện qua sự kết hợp lý trí-đức hạnh, khôn ngoan-
mực thước, khát vọng tự do-trách nhiệm công dân. Triết học Hy lạp cổ đại là kho tàng tri thức
tổng hợp, kết tinh từ những gì tinh túy nhất mà nhân loại đã tích lũy được, đã dung chứa hầu hết
các vấn đề của thế giới quan và đóng vai trò mở đường, đặt nền móng cho tư tưởng triết học duy
vật biện chứng và khoa học tự nhiên phát triển đến tận ngày nay, với các học thuyết nổi bật như:
trường phái Mile (Talet), thuyết nguyên tử (Democritus) kéo dài hơn 20 thế kỉ.
+ Hạn chế: Tính biện chứng chất phác sơ khai. Các nhà triết học đã nhìn nhận các sự vật, hiện
tượng và thế giới trong sự biến đổi nhưng đó chỉ là kết quả của cảm nhận trực quan, thiếu tính
liên hệ sâu sắc, phổ biến, bản chất. Các nhân tố cấu thành thế giới mà các nhà triết học duy vật
Hy Lạp cổ đại hướng tới thường là các yếu tố trực quan trong đời sống hàng ngày, một dạng tồn
tại cụ thể của vật thể như nước (Talet), lửa (Hecralit), nguyên tử (Democrit) chứ không lí giải từ
một quan điểm chung nhìn nhận về cội nguồn của thế giới, dẫn đến học thuyết sẽ bị sụp đổ khi
khoa học càng phát triển và lí giải được các dạng tồn tại nhỏ bé hơn.

2. Nội dung cốt lõi Triết học Hy Lạp cổ đại:

Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát
của lịch sử thế giới. Về cơ bản các nhà triết học cổ đại Hy lạp kể cả các nhà triết học duy vật và
các nhà triết học duy tâm đều cố gắng phát triển lý luận triết học dưới dạng một hệ thống bao
gồm lý luận về học thuyết tồn tại phản ánh thế giới quan.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật:

Thales là nhà triết học đầu tiên trong lịch sử Hy-Lạp cổ đại. Ông là người đầu tiên giải thích về
vũ trụ: vạn vật không bắt nguồn từ thần linh mà bắt đầu từ nước.

Democrit đưa ra thuyết nguyên tử luận: thế giới có cấu tạo từ nguyên tử, nguyên tử là đơn vị nhỏ
nhất không thể phân chia được, các nguyên tử đồng nhất về mặt chất lượng nhưng khác nhau về
mặt số lượng và cấu trúc. Về vận động nguyên tử được quy về vận động cơ học tức là sự dịch
chuyển, thay đổi vị trí của nguyên tử và các vật thể ở trong không gian.

Heraclit coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng
siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng
bùng cháy và lụi tàn theo quy luật nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa
không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa
thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”. Ông đã thừa nhận sự thống nhất mâu thuẫn
của 2 mặt vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu. Heraclit cũng là người đầu tiên nêu ra
mối quan hệ giữa nội dung khách quan của cái phản ánh với hình thức chủ quan của quá trình
phản ánh chính là tư duy của con người có thể phản ánh phù hợp tương đối với đối tượng phản
ánh đó là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Heraclit cũng là người đầu tiên đã
trình bày khái niệm Logos. Logos là sự thống nhất giữa các yếu tố tạo nên sự vật nhưng nó
không phải là sự thống nhất giữa các yếu tố rời rạc mà là sự thống nhất của những mối liên hệ tất
yếu ở trong quá trình các yếu tố của sự vật thường xuyên liên hệ tác động qua lại và quy định lẫn
nhau. Heraclit khẳng định tư duy của con người là logos chủ quan, có thể phản ánh phù hợp
tương đối với logic khách quan.

Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí.
Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”. Anaxagorax xem
“ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:

Pitago là nhà triết học, toán học uyên bác. Ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là
bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư
tưởng Pitago cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn.

Xénophane cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật.
Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài.

Parménide cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế
giới, mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính.

Zeno đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua
chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa
dạng và vận động của thế giới là không thực.

Platon là nhà triết họ duy tâm xuất sắc nhất. Ông cho rằng thế giới bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối.

Socrate, khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần
lớn nghiên cứu về con người, đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự
nhận thức của con người về chính mình. Ông cho rằng, “Hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu
dốt là cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là cơ sở
của đức hạnh”.

- Quan niệm của chủ nghĩa nhị nguyên:

Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng đặc biệt ông phê phán học thuyết “ý niệm” của
Platon. Ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động”. Tự nhiên là toàn bộ của
sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự
nhiên được thể hiện. Aristot là người khởi đầu xây dựng logic học với tư cách là logic nhận thức
ông đã chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc và kéo theo tạo ra sự phát triển của nhận thức như mối quan
hệ giữa khái niệm và phán đoán, giữa phán đoán và suy luận chính là cơ sở hình thành tư duy
trừu tượng. Aristot là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về Tam đoạn luận (tư duy 3 đoạn).

Tuy nhiên, triết học của Aristote còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm 

3. Những giá trị và hạn chế của Triết học Hy Lạp cổ đại:
3.1. Giá trị:
- Triết học Hy Lạp cổ đại như hồi chuông thức tỉnh giấc mộng thần thánh muôn đời của người
dân Hy Lạp, tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của con người.
- Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi đến tìm hiểu con
người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu. Tư tưởng của các triết gia về vấn đề con người và
xã hội phản ánh thực tiễn điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội Hy Lạp giai đoạn này.
- Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
- Triết học Hy Lạp cổ đại đã đánh dấu sự xuất hiện và cũng là cơ sở để phát triển những tư tưởng
mới, tiến bộ, và là nền tảng cho các trường phái triết học sau này. - Khoa học Duy nghiệm và
Duy lý manh nha hình thành.
- Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
3.2. Hạn chế:
- Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
- Quan điểm duy vật mới chỉ dừng lại ở tính mộc mạc, sơ khai.
- Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa một cách chặt chẽ.
- Do hạn chế của sự khái quát thuộc về trình độ nhận thức đặc trưng của thời đại nên các nhà triết
học đồng nhất vật chất với một hoặc một số dạng biểu hiện của vật chất, làm hạn chế vai trò
phương pháp luận của triết học và không đáp ứng được sự phát triển của khoa học tự nhiên trong
quan niệm về vật chất.
- Tuy có đề cập đến vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần linh.

You might also like