You are on page 1of 33

CHƯƠNG 1: TRANG 19

Nội dung cơ bản, đặc điểm và ý nghĩa của triết học Phương Đông
1. Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông
Sự phát triển của bất cứ nền triết học cũng đều dựa trên chính những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - cái cơ
sở vật chất để nó nảy sinh và phát triển. Triết học phương Đông cổ, trung đại cũng vậy.
Về mặt địa lý: “phương Đông cổ đại” bao gồm một vùng đất hết sức rộng lớn, từ Ai Cập, Babilon tới Ấn Độ,
Trung Hoa...
Về mặt văn hóa: “phương Đông cổ đại” là nơi sớm xuất hiện nhiều nền văn minh của nhân loại, với các trung
tâm nằm bên những con sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc); sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ);
sông Nile (Ai Cập), Tigơrơ và Ơphơrát (Lưỡng Hà)…
Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp. khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ canh tác đã cho phép các quốc gia
cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi.
Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát hiện và lợi dụng
những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội
sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Chính dựa trên những điều kiện đó, lịch sử triết học của các nước phương Đông xuất hiện từ rất sớm, vào
khoảng thiên niên kỷ thứ III tr.CN. Sự phát triển của tư tưởng triết học phương Đông cổ, trung đại có những
đặc điểm mang bản sắc độc đáo so với triết học phương Tây. Về cơ bản có thể thấy triết học phương Đông cổ,
trung đại có những đặc điểm chung cơ bản như:
1. Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người với vũ trụ
1.1. Ở phương Đông, thiên nhiên ưu đãi, giữa con người với vũ trụ hình như không có điều gì tách biệt. Cái cơ
sở ban đầu ấy dần dần được người phương Đông khái quát thành tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, con người chỉ
là một tiểu vũ trụ.
Ví dụ:
Ở Trung Quốc, “thiên nhân hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết triết học khác nhau.
Đây là cái đặc trưng rõ nét của triết học Trung Quốc (thuận thiên), ở phương Tây, vấn đề này mờ nhạt (chế
thiên). Phương tây, con người là bộ phận của tự nhiên, tách khỏi tự nhiên, chinh phục tự nhiên…
- Trang Tử (~365–290 trước CN) cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một.
- Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN) cho rằng, vạn vật đều đầy đủ trong ta, chỉ cần quay về với mình thì mọi sự vật
đều yên ổn không còn gì vui thú hơn.
- Trong những kinh điển của Nho giáo (Kinh dịch, Luận ngữ, Trung dung, Đại học...) đều nhất quá tư tưởng
“biết đến cùng cái tính của người thì cũng có thể biết đến cùng cái tính của vạn vật trời đất”.
Ở Ấn Độ, quan niệm “thiên nhân hợp nhất” lại có màu sắc khác. Upanishad cho rằng, Brahman là tinh thần vũ
trụ còn Atman là linh hồn con người. Atman chẳng qua là Brahman cơ trú trong thể xác con người mà thôi.
Như vậy, gắn con người với vũ trụ cũng là tư tưởng nhất quán trong triết học Ấn Độ cổ đại.
Trong khi đó, triết học phương Tây lại tách con người ra khỏi vũ trụ (thế giới khách quan), coi con người là chủ
thể, còn thế giới là khách thể, con người cần nghiên cứu, chinh phục.
1.2. “Thiên nhân hợp nhất” là xuất phát điểm của triết học phương Đông. Nó là cơ sở quyết định những đặc
điểm khác của nền triết học này.
Ví dụ:
Ngay từ khi mới xuất hiện và trong suốt thời kỳ cổ, trung đại, triết học phương Đông đều lấy con người và các
vấn đề liên quan đến con người làm đối tượng nghiên cứu, nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với vũ trụ.
Nghiên cứu thế giới trong triết học phương Đông cũng chỉ để nhằm giải thích rõ vấn đề con người. Vì thế, vấn
đề bản thể luận trong triết học phương Đông rất mờ nhạt.
Còn triết học phương Tây lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới, vấn đề con người cũng chỉ được bàn tới
nhằm giải thích thế giới. Do đó, trong triết học phương Tây vấn đề bản thể luận rất đậm nét.
Ngay vấn đề con người trong triết học phương Đông và triết học phương Tây cũng có những điểm khác biệt:
triết học phương Đông đặt trọng tâm vào việc giải thích mối quan hệ giữa người với người và đời sống tâm linh
của con người, ít quan tâm đến mặt sinh vật; còn triết học phương Tây lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con
người... Sau này, triết học Mác – Lênin đã khắc phục nhược điểm này của triết học phương Tây...
Sự phân tích trên cho thấy, khuynh hướng chung của triết học phương Đông là hướng nội, các nhà triết học
thường xuất phát từ nhân sinh quan để giải thích thế giới quan, từ đời sống thực tiễn xã hội để giải thích các
hiện tượng tự nhiên, từ con người để giải thích các hiện tượng tự nhiên, từ con người để giải thích trời, đạo trời,
sự biến đổi của vũ trụ và thế giới bên ngoài.
2. Những tư tưởng triết học phương Đông ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần túy, mà thường được trình bày
xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật ... Điều này xuất
phát từ chính đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông, chẳng hạn như: triết học Trung Quốc đi sâu
nghiên cứu các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và luân lý; Triết học Ấn Độ đi sâu nghiên cứu các vấn đề xã
hội, tôn giáo và tâm linh.
Chính vì điều đó mà chủ thể của các học thuyết triết học phương Đông thường là các nhà hiền nhân, nhà giáo
dục, nghiên cứu chính trị - xã hội (Trung Quốc) và là nhà truyền giáo, đạo sĩ (Ấn Độ). Cũng vì vậy, ở phương
Đông ít khi có những triết gia và tác phẩm triết học độc lập.
Còn ở phương Tây, triết học thường gắn liền với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học
tự nhiên; chủ thể của các học thuyết vừa là nhà triết học vừa là các nhà khoa học, nhà bác học. Đối tượng
nghiên cứu của triết học phương Tây cũng rất rộng, bao gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy, trong đó, nhìn
chung tự nhiên được lấy làm gốc, làm cơ sở.
Như vậy, nếu ở phương Đông, triết học ẩn giấu đằng sau các khoa học khác thì ở phương Tây, các khoa học
khác lại ẩn giấu đằng sau triết học vào buổi bình minh của nó.
Tính đại chúng, tính nhân dân của triết học phương Đông là một nét nổi bật. Triết học phương Đông ra đời từ
văn hóa dân gian, thường là của tập thể hơn là tính cá nhân, mọi khái quát lý luận khi đã thành mục tiêu hành
động và là phương châm sống để đời thì ai là tác giả, người sáng tác đều không cần thiết, không quan trọng. Do
đó, các triết lý nhân sinh và tư duy triết học đều rất cụ thể, không cầu kỳ, dài dòng, lý luận nhiều; song sức sống
lại rất bền vững, thiết thực, giá trị chỉ đạo hành động tốt...
3. Triết học phương Đông phong phú, đa dạng, nhưng vận động chậm chạp, ít thấy những bước phát triển nhảy
vọt về chất có tính chất vạch thời đại.
3.1. Nho giáo, Phật giáo, Bàlamôn giáo, Mặc gia, Âm Dương gia... được hình thành từ thời cổ đại (khoảng thế
kỷ VI đến thế kỷ IV tr.CN) nhưng đến tận thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên tên gọi và hình thức biểu hiện.
Nội dung của chúng có phát triển, nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, đi sâu vào từng chi tiết, từng tư tưởng trên
cơ sở cũ có cải biến về phương diện nào đó mà thôi.
Điều đó còn thể hiện ở chỗ những nhà tư tưởng ở những giai đoạn lịch sử sau thường cho mình là học trò, là kế
tục sự nghiệp của các nhà sáng lập ra học thuyết ở những giai đoạn trước, chứ không phải phủ định học thuyết
trước. Những tư tưởng mới mà họ đưa ra chỉ là để giải thích sâu hơn hoặc là nhằm bảo vệ những ý tưởng của
các vị tiền bối. Vì vậy, ở các giai đoạn sau ít thấy những trường phái, học thuyết mới xuất hiện.
Tình hình đó phản ánh tính tiệm tiến, bảo thủ, trì trệ của triết học phương Đôn - nền triết học dựa trên cơ sở là
sự tồn tại lâu dài của phương thức sản xuất châu Á.
3.2. Ở phương Tây lại khác. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, bên cạnh những trường phái cũ lại có những trường phái
mới xuất hiện, có những trường phái còn phát huy tác dụng nhưng cũng có những trường phái đã đi vào lịch sử,
đồng thời có những trường phái mới ra đời có ý nghĩa vạch thời đại như triết học Đêmôcrít, triết học Khai sáng
Pháp, triết học mácxít...
Triết học phương Tây, nghiêng về học tập, tích lũy kiến thức dần về lượng và đến một thời điểm nhất định có
sự nhảy vọt, đột biến thay đổi về chất.
Tình hình đó phản ánh tính gián đoạn có ý nghĩa nhảy vọt trong sự phát triển của lịch sử triết học phương Tây
do sự phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội quyết định.
4. Trong các trào lưu, học thuyết của triết học phương Đông thường đan xen các yếu tố duy vật và duy tâm,
biện chứng và siêu hình; cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt, quyết liệt,
không thành trận tuyến rạch ròi như trong triết học phương Tây. Điều này thể hiện:
4.1. Trong các học thuyết cơ bản của triết học phương Đông xuất phát chính từ đối tượng nghiên cứu của nó là
con người và những vấn đề liên quan đến đời sống con người nên tính đan xen giữa các yếu tố là điểm nổi bật.
Nho giáo về cơ bản là duy tâm nhưng vẫn có một số những luận điểm duy vật, nhất là ở thời kỳ đầu.
Lão giáo, Mặc gia, Âm Dương gia... bên cạnh những luận điểm duy vật, lại cũng có những điểm duy tâm.
Ở Ấn Độ cổ đại, có đến 8 trong 9 trường phái triết học lớn ngả về duy tâm, còn 1 trường phái nghiêng về duy
vật.
Phật giáo tuy là một tôn giáo nhưng lại chứa đựng nhiều yếu tố duy vật và biện chứng.
Như vậy, có thể thấy, thế giới quan bao trùm của triết học phương Đông là duy tâm, cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có diễn ra, song không cân sức, không rõ chiến tuyến. Trong cuộc đấu
tranh đó, chủ nghĩa duy vật chỉ là yếu tố chống lại cả một hệ thống là chủ nghĩa duy tâm. Trong triết học
phương Đông cổ, trung đại thường có sự đan xen giữa các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.
Tính đảng, tính giai cấp trong triết học không đậm nét, không sâu sắc như ở triết học Hy Lạp cổ đại. Những
điều đó là cơ sở giải thích tại sao khoa học, kỹ thuật ra đời rất sớm ở phương Đông, song lại không phát triển và
phát huy tác dụng.
4.2. Ở phương Tây, do đối tượng nghiên cứu bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy, trong đó, điểm cốt lõi là
lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở để nghiên cứu, từ đó triết học phương Tây đi từ thế giới quan đến nhân sinh
quan, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng nên sự phân định duy vật và duy tâm là rất rạch ròi.
4.3. Cả triết học phương Đông và triết học phương Tây đều có phép biện chứng, nhưng giữa phương Đông và
phương Tây cũng có những điểm khác nhau:
Ở phương Tây, nghiêng về động, đấu tranh, thì ở phương Đông nghiêng về tĩnh, thống nhất, cân bằng. Tư duy
phương Đông mang tính “chủ toàn” còn tư duy của phương Tây lại mang tính “chủ biệt”.
Ở phương Tây, nghiêng về vận động, phát triển đi lên theo hình xoáy ốc, còn ở phương Đông lại ngả về vận
động vòng tròn, tuần hoàn khép kín.
5. Hệ thống thuật ngữ, khái niệm phạm trù trong triết học phương Đông vừa tương ứng cũng vừa có những
điểm khác biệt với triết học phương Tây.
5.1. Để phản ánh tính chất của thế giới: Hệ thống triết học phương Tây sử dụng các thuật ngữ “giới tự nhiên”.
“bản thể”, “vật chất”, thì phương Đông lại sử dụng các thuật ngữ như “thái cực”, “đạo”, “sắc”...
5.2. Triết học phương Tây sử dụng các thuật ngữ “biện chứng”, “siêu hình”, “thuộc tính”... triết học phương
Đông sử dụng các thuật ngữ “động”, “tĩnh”, “biến dịch”, “vô thường”, “vô ngã”...
5.3. Triết học phương Tây sử dụng thuật ngữ “quy luật”, thì triết học phương Đông sử dụng các thuật ngữ
“đạo”, “lý”...
5.4. Triết học phương Tây sử dụng thuật ngữ “liên hệ” thì triết học phương Đông sử dụng thuật ngữ “cương,
thường”.
Tóm lại, triết học phương Đông cũng như triết học phương Tây đều nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học, nhưng triết học phương Đông đặt trọng tâm vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết
học. Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản, tuy cũng được đề cập đến nhưng chỉ coi nó như là vấn đề có liên quan, có
tác dụng giải thích và bổ sung cho mặt thứ hai mà thôi.
2. So sánh triết học Phương Đông và Phương Tây
Đông (Á) Tây (Âu)
Tinh thần – Đời người – Tĩnh lặng Vật chất – Máy móc – Mạnh mẽ,
cảm nhận các mối quan hệ quyết liệt, Sức động, quan tâm
thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ Thiên về khoa học công nghệ
thuật
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan
đức — Con người, đạo học tâm sự vật/hiện tượng — Vũ trụ,
học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh Dùng lý trí, mất dần tổng thể,
quanh những lối cũ, bề ngòai ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh Quan tâm phần gốc: thế giới
quan, cách sống, lối sống quan, bản thể luận, nhận thức
luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận
thiện cá nhân, ổn định xã hội về thế giới, thực hành kỹ nghệ,
tự do cá nhân, cách mạng xã hội

Ưu điểm, Khắc phục


A. Nho gia
Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử
gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng
Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức
chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên.
Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng
Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương -
thường.
Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi
suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương -
thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà
Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội
ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. Mặt khác, đạo cương - thường với nội dung
“quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi
không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc con
người, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của
xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ.
Phạm trù đạo đức đầu tiên, cơ bản nhất trong đạo cương - thường là Nhân (đức nhân). Tất cả các
phạm trù đạo đức khác đều xoay quanh phạm trù trung tâm này. Từ đức nhân mà phát ra các đức khác và các
đức khác lại quy tụ về đức này. Cả cuộc đời mình, Khổng Tử đã dành nhiều tâm huyết để làm cho đức nhân trở
thành hiện thực. Ông mong muốn các học trò rèn luyện để đạt được đức nhân và ứng dụng nó trong thực tiễn.
Đức nhân được Khổng tử bàn đến với nội dung cơ bản sau:
- Nhân có nghĩa là yêu người : “Phàn Trì hỏi về người nhân, Khổng Tử nói: (đó là người biết) yêu
người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “ái nhân”)(1).
- Nhân có nghĩa là trung và thứ. Bàn về chữ trung, ông giải thích:“Người nhân là người mình muốn lập
thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt” (Phù nhân giả, kỉ dục
lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân)(2). Về chữ thứ, ông viết: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành
cho người khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân)(3). Như vậy, trung thứ tức là từ lòng mình suy ra lòng người,
phải giúp người. Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người
những cái mình không muốn.
- Đối với bản thân mình, người có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là
phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân)(4). Lễ là hình thức thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực của
Ngũ thường.
Phạm trù đức nhân tuy bao chứa nhiều nội hàm khác nhau, song cái gốc và cốt lõi của nhân là hiếu đễ.
Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình)
là những tình cảm tự nhiên, vốn có thuộc về bản tính con người. Từ cách hiểu này, ông cho rằng, trong gia đình
nếu người cha đứng đầu thì mở rộng ra trong nước có ông vua đứng đầu. Khổng Tử hình dung quốc gia là một
gia đình lớn, ông vua là người cha của gia đình ấy. Nho giáo đặt vua đứng đầu trong tam cương và ngũ luân. Vì
vậy, đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua. Một người biết yêu thương kính trọng cha mẹ
mình thì mới biết yêu thương người ngoài. Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là gia đình, từ
đó suy rộng ra đến quốc gia và thiên hạ. Coi trọng vai trò gia đình trong việc hình thành và tu dưỡng đạo đức
của con người ở Nho giáo là một khía cạnh hợp lý và vẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với ngày nay, bỡi lẽ, gia
đình là một tế bào của xã hội, xã hội không thể ổn định, thịnh trị nếu các gia đình lục đục và vô đạo. Vì vậy,
người cầm quyền nếu không “tề gia” (cai quản gia đình) của mình thì cũng không thể “trị quốc” (cai trị đất
nước) được.
Nhân còn gắn liền với Nghĩa (nghĩa vụ, thấy việc đúng cần phải làm để giúp người). Khổng Tử cho rằng
người quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thường lợi. Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm
(dũng) và có Trí (trí tuệ). Có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu
và ghét người, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng. Tuy nhiên, trí theo Khổng
Tử và các môn đệ của ông không phải là những tri thức phản ánh thực tại khách quan của tự nhiên và xã hội để
từ đó chỉ đạo hành động của con người mà là những tri thức mang tính giáo điều, chỉ gói gọn trong sự hiểu biết
sách vở của Nho giáo (Tứ thư và Ngũ kinh).
Như vậy, đối với Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người (ái nhân), vừa phải giúp
người (cứu nhân). Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phái phân biệt thân sơ, trên dưới. Nếu ở Khổng Tử đức
nhân mang tính phức tạp rất khó thực hiện, nó vừa là lý tưởng nhưng lại mang yếu tố không tưởng thì đến thời
Hán, đức nhân lại được khoác thêm cái vỏ tôn giáo thần bí, do vậy càng không tưởng hơn.
Về phạm trù Lễ, theo Nho giáo, lễ là quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với
người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải
trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin. Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải
tuân theo. Lễ là sợi dây buộc chặt con người với chế độ phong kiến tập quyền. Khổng Tử yêu cầu, từ vua cho
đến dân phải rèn luyện và thực hiện theo lễ. Đến Đổng Trọng Thư, lễ đã được đẩy lên đến cực điểm của sự khắt
khe. Chỉ vì giữ lễ mà dẫn đến những hành vi ngu trung, ngu hiếu một cách mù quáng ở không ít người trong xã
hội trước đây.
Tư tưởng lễ của Nho giáo có tính hai mặt. Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở
thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người. Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội
rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo
huấn mà đã đi vào lương tâm của con người. Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại
phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu
Hy). Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hội theo Nho giáo đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự ngoài xã
hội trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia
đình. Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập.
Về mặt hạn chế, lễ là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên
cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ đã kìm hãn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ. Điều này nói
lên rằng, tư tưởng Nho giáo mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của
nhà Chu vì lễ đó rực rỡ lắm thay” và ông luôn mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn. Khách quan
mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có nguyên nhân từ thực tế lịch sử. Bởi vì, Khổng Tử sống trong thời
đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau, chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá,
tranh vương, để có bổng lộc chức tước. Ông hoài cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục,
lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và
chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Tín là đức tính thứ năm trong Ngũ thường. Tín có nghĩa là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau,
là lòng tin của con người với nhau. Tín góp phần củng cố lòng tin giữa người với người. Trong ngũ luân thì tín
là điều kiện đầu tiên trong quan hệ bè bạn. Tuy nhiên, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ
duy nhất này mà nó còn bao gồm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền và các mối quan hệ vua tôi,
cha con, chồng vợ. Theo quan niệm của Nho giáo thì đức tín là nền tảng của trật tự xã hội.
Để thực hiện nhân và lễ, Khổng tử đã nêu ra tư tưởng chính danh (danh nghĩa là tên gọi, danh phận, địa
vị; chính có nghĩa là đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng tên gọi và danh phận). Do đó, chính danh là làm cho mọi
người ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không dành vị trí của
người khác, không lấn vượt và làm rối loạn. Ông cho rằng nguyên nhân hỗn loạn ở thời Xuân Thu là do thiên tử
nhà Chu không làm tròn trách nhiệm (không làm đúng danh) để quyền lợi vào tay chư hầu; chư hầu không làm
đúng danh nên sĩ đã lấn át. Vì vậy, để xã hội ổn định thì mọi người cần làm đúng danh phận. Theo ông, “Danh
không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng
hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử
trí ra sao” (danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất
hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc)(5). Riêng đối với
người cầm quyền vua- thiên tử được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của mình, như vậy mọi người
mới noi theo. Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại chính danh,
phải xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người để họ hành động cho đúng. Khổng tử cho
rằng không ở chức vị ấy thì không được bàn việc của chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bổng lộc của
chức vị ấy.
Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của
thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Chính danh không những chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho
giáo, mà còn mang ý nghĩa đạo đức, là một yêu cầu về mặt đạo đức của con người. Chúng ta biết rằng, một
trong những phạm trù đạo đức đó là lương tâm, trách nhiệm. Nếu xét theo nghĩa này thì một người làm tròn
nghĩa vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức.
Ý nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Con người tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan
xen, ở mỗi mối quan hệ đó con người có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ
xã hội, ở mọi thời đại. Tư tưởng chính danh yêu cầu con người thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản
thân trước cộng đồng và xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vào duy trì bình ổn xã hội. Tư tưởng này
còn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức không chấp nhận bất kì sáng kiến nào của con người, làm cho con
người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ làm theo mà
không sáng tác gì thêm). Tư tưởng chính danh đã quá đề cao danh phận, làm cho con người luôn có tư tưởng
hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức nhiều người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo
lý.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức khác của con người nhưng nói
chung, các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín.
Vận dụng
- Một là, phương pháp biết phân loại học trò.
- Hai là, phương pháp kết hợp học với hành, học tập với tư duy.
- Ba là, phương pháp coi trọng tinh thần tự giác, sự nỗ lực của người học.
- Bốn là, phương pháp thiết lập các mối quan hệ trong quá trình học, là mối quan hệ giữa những người học,
giữa thầy và trò, dạy và học.
- Năm là, phương pháp “ôn cố tri tân” (ôn cũ để biết mới).
- Sáu là, phương pháp “nêu gương”.
Có thể nói, Nho giáo đã đưa ra những phương pháp rất cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho học trò có thể lĩnh hội
được tri thức, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nó cũng làm cho những nội dung của tư tưởng giáo dục
trở nên phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với không chỉ người học và còn với cả người thầy và hoạt động giáo
dục nói chung.
- Những giá trị tích cực:
+ Thứ nhất, về quan niệm giáo dục, Nho giáo đã chủ trương “hữu giáo vô loại”. Có thể nói đây là chủ trương
bình dân hóa trong giáo dục. Quan điểm đó đã vượt qua đẳng cấp, danh phận trong xã hội để góp phần đưa sự
nghiệp giáo dục con người đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Cũng từ quan điểm này, Nho giáo đã
phá vỡ đặc quyền của tầng lớp quan lại, quý tộc, làm cho giáo dục mang tính chất phổ cập bình dân.
+ Thứ hai, về mục đích giáo dục, Nho giáo đã nhận thấy vai trò quan trọng và quyết định của giáo dục trong sự
phát triển chung của xã hội. Vì thế, mục đích của giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là rất đúng đắn, thiết
thực.
+ Thứ ba, về nội dung giáo dục, chủ yếu là giáo dục đạo làm người. Nho giáo hướng đến dạy đạo trị nước cho
con người với mục đích quan trọng là đào tạo ra những con người có đức, có tài để bổ sung vào đội ngũ quan
lại. Chính điều đó đã làm cho mỗi người học có tinh thần trách nhiệm, có ý chí phấn đấu, luôn coi trọng tinh
thần, danh dự, đạo đức, khí tiết.
+ Thứ tư, về phương pháp giáo dục, chứa đựng nhiều điểm tích cực và tiến bộ. Các nhà Nho đã đưa ra những
phương pháp rất cụ thể như dạy từ xa đến gần, từ dễ đến khó, tùy theo từng đối tượng mà áp dụng những
phương pháp dạy học khác nhau, kết hợp giữa học tập và suy nghĩ, học và hành, phát huy ý thức và tính sáng
tạo của người học, kết hợp giữa thầy và trò trong giáo dục…
- Những hạn chế, nhược điểm:
+ Thứ nhất, về quan niệm giáo dục, mặc dù coi giáo dục là bình đẳng với tất cả mọi người nhưng trong giáo
dục lại phân biệt từng loại người khác nhau.
+ Thứ hai, về mục đích giáo dục, Nho giáo luôn đánh giá thấp khả năng nhận thức của tầng lớp dưới so với bậc
quan lại và quý tộc. Do vậy, mục đích của việc giáo dục họ là để biết phục tùng, biết lắng nghe những người
cầm quyền. Đây chính là bệ đỡ về mặt tư tưởng cho tầng lớp thống trị trong xã hội.
+ Thứ ba, về nội dung giáo dục, mặc dù đề cao việc giáo dục đạo đức trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ là rất
quan trọng và cần thiết nhưng nội dung giáo dục đó chưa đủ, mang tính lý tưởng nhiều hơn hiện thực. Trong
nội dung giáo dục, lại tách giáo dục ra khỏi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Quan điểm đó đã cho thấy
các nhà Nho định hướng con người theo một chiều, đề cao vai trò của yếu tố tinh thần, xa rời các hoạt động vật
chất, hoạt động cải tạo tự nhiên. Do đó, nội dung của giáo dục Nho giáo chưa thật sự đầy đủ, chưa chú trọng
đến việc giáo dục những kiến thức về khoa học tự nhiên, kỹ thuật sản xuất, canh tác cho con người.
+ Thứ tư, về phương pháp giáo dục, hạn chế rõ nét nhất là mặc dù đề ra chủ trương cần áp dụng phương pháp
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học nhưng các nhà Nho lại bó hẹp sự sáng tạo trong khuôn
khổ sẵn. Điều đó đã khiến cho những phương pháp giáo dục của Nho giáo dù rất tiến bộ nhưng không thật sự
triệt để.
B. Đạo gia: Sách 26, 27
Vận dụng:
C. Phật giáo: Tài liệu in ra
Vận dụng:
Phương pháp giáo dục nhân cách trong trường học
Thứ nhất. Xây dựng môi trường trong trường học văn hóa để giáo dục nhân cách. Môi trường văn hóa là tổng
hòa các điều kiện văn hóa tồn tại xung quanh con người và tác động tới hoạt động của con người. Yếu tố chủ
yếu tạo thành môi trường văn hóa là giáo dục, khoa học, kinh tế, văn nghệ, đạo đức, tôn giáo, triết học, tâm lý
dân tộc và tập tục truyền thống. Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh, sinh
viên. Ngoài môi trường cảnh quan từ lớp học, thư viện, ký túc xá khang trang, sạch đẹp, quan trọng là cần xây
dựng được môi trường văn hóa chứa đựng các mối quan hệ công việc và quan hệ ứng xử giữa các thành viên
trong nhà trường: quan hệ giữa thầy, cô và học trò, giữa cán bộ quản lí nhà trường, các khoa với giảng viên và
sinh viên, giữa học trò với nhau, bầu không khí hoà thuận vui tươi của nhà trường đặc biệt là sự làm gương của
giáo viên cần thấm đượm các giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”;” Công dân tích cực”; “Tận tụy/Tận tâm”;
“Hợp tác”; “Sáng tạo”. Các giá trị này cần được thể hiện trong nội quy ứng xử và phong cách làm việc của đội
ngũ cán bộ nhà trường. Đồng thời, sự làm gương của đội ngũ giảng viên và cán bộ trong trường sẽ có tác động
giáo dục rất tốt cho học sinh, sinh viên. Khi sinh viên sư phạm được sống và học tập trong môi trường như vậy
sẽ được sự lan toả các hành vi thể hiện nhân cách văn hóa một cách tự nhiên.

Thứ hai. Giáo dục nhân cách thông qua rèn luyện tại trường học. Thông qua các môn học như giáo dục đạo
đức, giáo dục công dân…trong nhà trường có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các
em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có sống hiếu đạo để ứng xử đúng trong các mối quan hệ
trong và ngoài nhà trường. Người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng
nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp quản lý và giáo dục. Bên cạnh đó, hoạt động rèn
luyện số kỷ luật cũng là một hoạt động quan trọng gắn với giáo dục nhân cách, văn hoá cho người học ở lứa
tuổi học đường. Vì đây là một trong những con đường quan trọng để hình thành con người khoẻ mạnh, có nhân
phẩm, có giá trị cho cộng đồng xã hội. Khi những giá trị này đã trở thành niềm tin vững chắc thì người học sẽ
cảm thấy họ cần hành động và sống theo những giá trị này. Để thực hiện biện pháp này cần có sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu Nhà trường và sự phối hợp thực hiện của đội ngũ giảng viên phụ trách hoạt động dạy học của
các Khoa và Nhà trường. Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, như đóng vai thầy cô giáo, hay các
hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Qua đó các em sẽ thấu hiểu nhu cầu của trẻ, gần gũi, nhân từ với trẻ, bảo
vệ lợi ích của trẻ; khoan dung, thân thiện với mọi người xung quanh (biểu hiện của giá trị yêu thương); sự tự
tin, lễ phép và tôn trọng người khác; phải trung thực, khách quan, công bằng trong các mối quan hệ; Tự giác, tự
chịu trách nhiệm; Kiểm soát bản thân (các biểu hiện của giá trị Tin tưởng/Tin cậy); ham học hỏi, Kỉ luật, coi
trọng hiệu quả; Phục vụ cộng đồng tạo nên các giá trị Công dân tích cực…

Thứ ba. Giáo dục nhân cách văn hóa thông qua các hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội gắn với các sự kiện xã
hội của đất nước, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như hiến máu nhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa,
chiến dịch mùa hè xanh… do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc Hội Sinh viên tổ chức. Bản thân
việc tham gia các hoạt động xã hội phục vụ cộng đồng đã là một biểu hiện của giá trị công dân tích cực trong
nhân cách văn hóa. Quan trọng hơn, tham gia các hoạt động này người học có cơ hội thể hiện thái độ và các
hành vi, hành động theo định hướng của giá trị đã lựa chọn – biểu hiện các giá trị của nhân cách văn hóa. Trong
quá trình hoạt động người học được trải nghiệm những cảm xúc tích cực do thể hiện các giá trị của nhân cách
văn hóa, do cảm nhận được ý nghĩa của những việc làm, hành động của mình, những cảm xúc tích cực đó lại
giúp củng cố, phát triển giá trị của nhân cách văn hóa.

Thứ tư. Tổ chức giáo dục nhân cách thông qua mô hình sinh hoạt câu lạc bộ của Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên, hoặc Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa học: Thông qua hình thức này có thể tổ chức các chủ đề giáo dục
giá trị “Yêu thương”; “Tin tưởng”; “Công dân tích cực”; “Tận tụy/ Tận tâm”; “Hợp tác”; “Sáng tạo”.

Cũng có thể tổ chức giáo dục các giá trị này dưới dạng một chuyên đề giáo dục. Người tổ chức cần vận dụng cơ
chế chuyển hóa giá trị khách quan thành giá trị chủ quan để thiết kế các hoạt động. Nhiều hình thức sinh động
như các sân chơi, chương trình giao lưu, hội trại, chuyên đề… tổ chức trong trường học để tạo không khí hứng
khởi chào đón học sinh bước vào năm học mới. Song song đó, chú trọng đến việc giáo dục những giá trị tích
cực, lòng yêu thương cho học sinh ngay từ những ngày đầu năm học, đẩy mạnh phối hợp với phụ huynh trong
việc giáo dục toàn diện học sinh. Thông qua đó, các em hình thành ý thức về cảm xúc, quan điểm, giá trị, động
cơ học tập cũng như biết phát huy những mặt mạnh, khắc phục điểm yếu để tổ chức tốt cuộc sống của mình
trong học tập cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.

Chương 2: BẢN THỂ LUẬN


1. Khái niệm bản thể luận và nội dung bản thể luận trong lịch sử triết học:
a. Khái niệm bản thể luận
b. Một số nội dung bản thể luận trong lịch sử Phương Đông: Sách 59
Nhân duyên: Ấn Độ
Âm dương, Ngũ Hành: Trung Quốc
c. Một số nội dung bản thể luận trong lịch sử Phương Tây: Sách 65
2. Nội dung bản thể luận trong triết học Mác Lê - nin
a. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề
b. Quan niệm của triết học Mác Lê - nin về vật chất
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc và cảm
giác. VC là mọi sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan.
Ví dụ: Bàn là một dạng cụ thể của vật chất.
c. Quan niệm của triết học Mác Lê - nin về bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức
- Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức không phải VC, ý thức là hình ảnh.
- VC và YT đều tồn tại. VC tồn tại khách quan, YT tồn tại chủ quan trong bộ não, không tách rời với bộ
não.
=> YT gắn liền với bộ óc con người ( là sản phẩm của bộ não, thuộc tính của bộ não, đặc tính phản
ánh), ý thức chức năng của bộ não.
* VC có trước YT.
* YT là kết quả của VC, sự tác động thế giới khách quan vào ý thức.
Kết cấu của ý thức
- Tri thức là hoạt động nhận thức.
- Vai trò của tri thức: chỉ đạo, định hướng cho con người hoạt động, cực kì quan trọng.
- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người hành động, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo trên con
đường thực hiện mục tiêu.
- Ý chí được biểu hiện ra bên ngoài nghị lực.
- Lý tưởng: ước mở cao động nhất của cả đời, tập trung toàn bộ thời gian, công sức để thực hiện.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa VC và ý thức
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình:
Chủ nghĩa duy tâm:
Coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ
là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
- VC quyết định ý thức: nguồn gốc, bản chất, sự biến đổi, nội dung.
- YT tác động trở lại GV: chỉ đạo con người trong thực tiễn.c
Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định
ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò
to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
A. Khái niệm
Là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức và quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất thông qua hoạt động của con
người..
B. Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Điều kiện vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức.
Ý thức có tính độc lập, tương đối so với vật chất vì ý thức có tính năng động, sáng tạo.
- Sự thay đổi của ý thức phản ánh sự thay đổi của vật chất.
Điều kiện vật chất thay đổi, đời sống tinh thần của con người thay đổi theo.
- Ý thức tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Tác động tích cực: Nếu con người nhận thức đúng, có các tri thức khoa học và tuân thủ các quy luật
Tác động tiêu cực: Nếu không phản ánh đúng hiện thực khách quan
C. Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, nên ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người -
cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra.
- Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên nội dung của nó do vật
chất quyết định.
- Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay
đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.
4. Ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở VN
- VC là mọi sự vật tồn tại khách quan.
Ý nghĩa 1: Quan điểm khách quan: nhận thức, đánh giá sự vật khách quan.
=> Đảng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đánh gia sai lầm trong quyết định của mình
và công khai thừa nhận sai lầm.
Ý nghĩa 2: Nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế kết quả động thời tôn trọng khách quan.
Chống bệnh chủ quan, duy ý chí.
Ý nghĩa 3: Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức của ý thức, phát triển vai trò tích cực của
nhân tố chủ quan: cơ chế thị trường (năng động, vận dụng kinh tế - công nghệ).
VẬN DỤNG:
- Đánh giá HSTH dựa trên quan điểm khách quan. => tinh thần học tập, ngược lại đánh giá cao quá
thì HS như thế nào.
Nguyên tắc này bao hàm các nguyên tắc truyền thống trong đánh giá kết quả học tập như đảm bảo
tính khách quan chính xác, tính công bằng, tính công khai, tính toàn diện.
3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh
Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh là nội dung cốt lõi của nguyên tắc đảm
bảo tính nhân văn và tính giáo dục trong đánh giá học sinh. Quan điểm coi trọng việc động viên,
khuyến khích sự tiến bộ của học sinh trong khi đánh giá thể hiện cách tiếp cận nhấn mạnh mục đích
phát triển của giáo dục và dạy học ở tiểu học, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
nhỏ
Nguyên tắc khách quan
Là những quy tắc cần được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá để đảm bảo cho kết quả thu thập
được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
Các quy tắc thực hiện nguyên tắc khách quan gồm:
- Kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật đánh giá khác nhau như: đánh giá định tính với đánh giá
định lượng; kĩ thuật đánh giá truyền thống với đánh giá hiện đại.
- Bảo đảm môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập đánh giá của
học sinh.
- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng
đến kết quả làm bài hay thực hiện hoạt động của các em (sức khỏe, tâm lí lúc làm bài, độ dài của bài
kiểm tra, ngôn ngữ diễn đạt của bài kiểm tra, yếu tố quen thuộc...).
- Những phán đoán giá trị và quyết định về việc học của học sinh phải đuwocj xây dựng trên ba cơ sở:
+ Kết quả học tập thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học
+ Các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được một cách rõ ràng.
+ Sự kết hợp và cân bằng giữa hai loại đánh giá: thường xuyên và tổng kết (đánh giá quá trình và
đánh giá sản phẩm).
- Hiểu được cơ sở vật chất của trường: trang thiết bị trình độ học sinh như thế nào? => phương
pháp dạy học phù hợp.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục
tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học
cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với
các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn,
nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng
các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng
học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật
chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn
mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những
phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Lựa chọn phương pháp dạy học cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học viên, kinh nghiệm
sư phạm của giảng viên
- Cần chẩn đoán nhu cầu, hứng thú của HV khi lựa chọn các PPDH.
Đối với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PPDH sử dụng phương tiện nghe
nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt.
Đối với các hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp
với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của HV càng tốt.
- Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho HV.
Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
- Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà HV, GV đã thành thạo.
Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV và HV đã
thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.
1.4. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học
- Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là
thiết bị dạy học (TBDH). Đương nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của
nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.
- Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt nhất.
- Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của
TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các
mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.
.4. Chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể
Hầu như các CSĐTBDCBQLGD đều có cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đầy đủ và
hiện đại để GV có thể áp dụng các PPDH tích cực. Nên khi giảng dạy ở các cơ sở chính các GV
có thể có nhiều phương án để lựa chọn các PPDH, nhất là các PPDH mới miễn là nó phù hợp
với mục tiêu dạy học, tương thích với nội dung học tập, kích thích được sự hứng thú, thói quen
học tập của HV và kinh nghiệm sư phạm của mình.
Tuy nhiên, trong thực tế các CSĐTBDCBQLGD thường liên kết mở các lớp bồi dưỡng ở
các địa phương, điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học không đồng nhất, thường là
thiếu thốn và lạc hậu. Do vậy, khi lựa chọn PPDH người GV cần căn cứ vào thực tế ở từng địa
phương mà linh hoạt áp dụng các PPDH cho phù hợp.
3. Kết luận
Việc lựa chọn PPDH cần dựa vào các mối quan hệ của PPDH với các yếu tố liên quan. Đó
là: mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của HV; năng lực,
sở trường, kinh nghiệm sư phạm của GV và điều kiện giảng dạy và học tập cụ thể. Đây là
những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để người GV nói chung và người GV ở các
CSĐTBDCBQLGD nói riêng xác định lựa chọn và kết hợp các PPDH phù hợp, sao cho HV
của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám
phá; lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực. Người học được chủ động, sáng tạo
trong môi trường tương tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể nhằm
đạt được mục tiêu học tập.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo của HS: tình cảm, lời khen.
Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.
Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen
ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học
tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao.
- Tìm hiểu tâm, sinh lí của HS.
- Tổ chức các hình thức, phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
Chương 3:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2 Nguyên lí: MLH phổ biến, NL về sự phát triển
3 Quy luật: Quy luật Lượng - chất, Quy luật mâu thuẩn, Quy luật phủ định
SIÊU HÌNH
DUY VẬT
SIÊU HÌNH BIỆN CHÚNG
- PP xem xét sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - PP xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ,
và sự phản ánh chúng vào tư duy con người tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn
trong trạng thái biệt lập, nằm ngoài mối liên nhau, trong quá trình vận động, phát triển
hệ với các sự vật, hiện tượng. không ngừng.
- Chỉ thấy sự tồn tại sự vật mà không thấy sự - Không chỉ thấy sự vật cá biệt mà còn thấy
phát sinh và tiêu vong của sự vật. cả sự hình thành, tiêu vong của sự vật.
- Trong trạng thái không vận động, phát triển - Không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy
(Nếu có chỉ là sự thay đổi về lượng, không có cả trạng thái động của sự vật.
sự thay đổi về chất).

Lịch sử PBC: thời cổ đại (mang tính ngây thơ, chất phát (sinh ra từ sự quan sát trực tiếp) cổ điển Đức
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. HAI NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA PBC
- Nguyên lí về mối liên hệ:
Khái niện liên hệ
MLH là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố,
bộ phận trong đối tượng với nhau.
- Nội dung lý thuyết
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù
có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất
duy nhất.
Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vật động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng chúng ta cần rút ra quan điểm toàn
diện trong việc nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Cần lưu ý rằng, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó.
Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Tính chất của mối liên hê
1. Tính khách quan của MLH
- Là gì? sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái
vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các
mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
2. Tính phổ biển của MLH
Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ nơi đâu, trong tự
nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong
sự vận động, chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự
vật hiện tượng
Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các
sự vật có mối liên hệ lẫn nhau.
Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh.
Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.
3. Tính đa dạng của MLH
hể khác nhau, giữ vị trí , vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Cùng một mối liên hệ nhất định của sự
vật, hiện tượng nhưng trongnhững điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò phong phú khác nhau
Không thể đồng nhất tính chất và vị trí , vai trò cụ thể của các mối liên hệ
khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện cụ thể xác định.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Nguyên tắc toàn diện
Nguyên lí về sự phát triển
Khái niệm phát triển: là quá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ
cao hơn.
- Nội dung lý thuyết
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động.
- Phương pháp luận
Tự nhiên, xã hội và tư duy đều nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản chất khách quan đó của quá
trình đòi hỏi chúng ta, để phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, cần có quan điểm phát triển.
Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, tức là
phương pháp biện chứng trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Tính chất
1. Tính khách quan của sự phát triển
2. Phát triển là quá trình đa dạng
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN: Nguyên tắc phát triển
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CẢ NGUYÊN LÍ: Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
II. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng
1. Cái chung và cái riêng
Cái riêng: một sự vật, 1 quá trình cụ thể nào đó. Mang tính phong phú, mờ nhạt.
Cái chung: những mặt, thuộc tính có trong cái riêng. Đều tồn tại trong cái riêng. Cái đơn nhất có trong một cái riêng.
Mang tính nghèo nàn, bản chất.
- Nội dung lý thuyết
Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định và cái đơn nhất. Cái chung là phạm trù dùng để
chỉ những mặt, những thuộc tính lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những
mặt, những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất có mối liên hệ biện chứng với nhau.
- Phương pháp luận
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chúng ta chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ
không thể ở ngoài cái riêng.
Mặt khác, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qua lại với những
mặt còn lại của cái riêng - những mặt không gia nhập vào cái chung - nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái
riêng dưới dạng bị cải biến.
Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết
những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì chúng ta không thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung - những
vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó.
Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung; ngược
lại, cái chung có thể biến thành cái đơn nhất nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
cái đơn nhất biến thành cái chung, nếu cái đơn nhất đó là cái tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển, và ngược lại, biến
cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự tồn tại của cái chung đã lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự phát triển.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Cần nắm cái chung, hoạt động thực tiễn: căn cứ vào cái chung.
2. Khi vận dụng, cần cá biệt hóa cái chung để giải quyết tình huống cái riêng cụ thể.
3. Không được tuyệt đối hóa cái chung, mà coi thường cái riêng và ngược lại.
2. Cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biển
3. Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân: sự tương tác giữa các đối tượng hay các yếu tố cấu thành đối tượng.
Kết quả
4. Nguyên nhân và kết quả
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
1. Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau.
2. Một nguyên nhân thường sinh ra nhiều kết quả và ngược lại
3. Không có hiện tượng nào mà lại không có nguyên nhân, nó là kết quả của nguyên nhân này hoặc nguyên nhân khác.
Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. NN dẫn đến KQ cho nên muốn xóa bỏ KQ thì phải xóa bỏ NN đã sinh ra KQ đó.
2. Để xóa bỏ NN thì phải xác định, xóa bỏ cho hết NN.
3. 1 NN thường do nhiều NN do đó tạo điều kiện NN tác động đồng bộ, cùng chiều để nhanh chóng sinh ra KQ như ý
muốn.
- Nội dung lý thuyết
Nguyên nhân là sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Giữa nguyên nhân, kết quả có mối liên hệ qua lại, qui định lẫn nhau.
- Phương pháp luận
- Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong, nên không có vấn đề có hay không có nguyên
nhân của một hiện tượng nào đấy, mà chỉ có vấn đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện mà
thôi. - Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yếu, nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động.
4. Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Nội dung lý thuyết
Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong
những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên do mối liên hệ không bản chất, do
những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định; có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này
hoặc có thể xuất hiện thế khác.
Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có mối liên hệ biện chứng với nhau.
- Phương pháp luận
- Vì cái tất nhiên là cái trong những điều kiện nhất định dứt khoát phải xảy ra và phải xảy ra đúng như thế chứ không thể
khác được, còn cái ngẫu nhiên là cái có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, có thể xảy ra như thế này, cũng có thể xảy ra
như thế khác, nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu
nhiên.
5. Khả năng và hiện thực
Nội dung lý thuyết
Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại
thực sự.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến, mà phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học và thực tiễn. Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy
vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vậy, khi nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau và với
các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các phạm trù hoặc các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật cũng không phản ánh đầy đủ các mối liên hệ của thế giới.
- Phương pháp luận
- Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có nên trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào hiện thực
chứ không thể dựa vào khả năng. V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: "Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện thực chứ không
phải dựa vào "khả năng" để vạch ra đường lối chính trị của mình"1, "Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không
phải dựa vào những khả năng"2.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là có thể bỏ qua, xem thường khả năng. Vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát
triển của sự vật trong tương lai nên tuy không dựa vào khả năng nhưng ta phải tính đến các khả năng để có thể đề ra chủ
trương, kế hoạch hành động cho sát đúng. Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng là
phải tìm ra, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật.
- Vì khả năng do sự vật gây nên và tồn tại trong sự vật nên chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật ở ngay
trong chính bản thân nó chứ không thể ở nơi nào khác.
- Vì khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt khác nhau ở bên trong sự vật, vừa do sự tác động qua lại
của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài, cho nên trong nhận thức ta chỉ có thể căn cứ vào "tương quan lực lượng" giữa các
mặt ở bên trong sự vật, vào sự phát triển của mâu thuẫn nội tại trong nó cũng như vào những điều kiện bên ngoài trong đó
sự vật đang vận động và phát triển để dự kiến những khả năng phát triển của nó.
- Vì khả năng tồn tại trong chính bản thân sự vật, gắn bó chặt chẽ với sự vật nên nhiều khi rất dễ lầm lẫn khả năng với
hiện thực. Để tránh sai lầm ấy, trong quá trình xác định khả năng, cần lưu ý đến dấu hiệu hết sức quan trọng phân biệt khả
năng với hiện thực là: hiện thực là cái đã có, đã tới, còn khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới.
- Do khả năng tồn tại ngay trong hiện thực, gắn bó hết sức chặt chẽ với hiện thực nên sẽ là sai lầm nếu tách rời cái nọ khỏi
cái kia. Kết quả là trong hoạt động thực tiễn hoặc sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tàng trong sự vật, do đó không xác
định được tương lai phát triển của nó; hoặc không thấy khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những
điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến này hoặc ngăn cản nó tuỳ theo yêu cầu của mình.
Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh đến mối liên hệ khăng khít trên đây giữa khả năng và hiện thực mà quên mất sự khác biệt
về chất giữa chúng, lẫn lộn cái nọ với cái kia cũng sẽ mắc sai lầm. Sự lẫn lộn này, việc dựa lầm vào cái mới tồn tại dưới
dạng khả năng chứ chưa phải là hiện thực trong hoạt động thực tiễn sẽ đưa lại những hậu quả hết sức tai hại, V.I.Lênin đã
chỉ rõ: "người mácxít chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt
và không thể chối cãi được"1.
- Sau khi đã xác định được khả năng phát triển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn là phải tiến hành lựa chọn và
thực hiện khả năng.
6. Nội dung và hình thức
- ND là toàn bộ các mặt, yếu tố cấu thành của sự vật.
- HT là cách thức tổ chức, sắp xếp và liên hệ các bộ phận. TÀI LIỆU
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
1. ND quyết định HT
2. 1 ND có thể có nhiều HT
3. 1 HT có thể có nhiều ND
4. HT tác động trở lại ND
Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. ND quyết định HT cho nên thay đổi ND cần phải thay đổi ND
2. 1 ND có thể có nhiều HT khác nhau cho nên để thực hiện ND nào đó chúng ta cần phải biết mọi hình thức có thể có
không nên chỉ sử dụng 1 hình thức quen thuộc nào đó.
3. HT có thể tác động trở lại ND cho nên phải biết lựa chọn hình thức phù hợp để tác động tích cực đến ND
Nội dung lý thuyết
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng.
Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.
- Phương pháp luận
Nếu nội dung và hình thức luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thì trong hoạt động thực tiễn cần chống lại mọi khuynh
hướng tách rời nội dung với hình thức.
7. Bản chất và hiện tượng
- Nội dung lý thuyết
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là những biểu hiện bề ngoài, bên ngoài của sự vật.
Giữa bản chất và hiện tượng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau.
- Phương pháp luận
- Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, còn
hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài, là cái không ổn định và biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PBC DV


UY LUẬT NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
a) Khái niệm về chất.
· - Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng.
· - Là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng khác.
· Đặc điểm.
·  Thể hiện tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng
khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.
·  Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình ổn tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có
chất riêng.
→ Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất. Nhờ đó, con người có thể phân biệt sự vật,
hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Vd: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880°C… Những thuộc
tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
· Mối quan hệ giữa chất và sự vật.
·  Có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.
·  Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.
· Biểu hiện của chất:
·  Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng không phải bất kì thuộc tính nào cũng có sự biểu
hiện chất của sự vật.
·  Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố kết cấu thành sự vật. Đó là những cái của sự
vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của sự vật.
·  Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện 1 chất của sự vật.
·  Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.
·  Thuộc tính cơ bản: là những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành vật chất của sự vật; quy định sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc
tính ấy chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác.
Vd: Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người: khả năng chế tạo vũ khí, máy
móc và khả năng sử dụng công cụ, tư duy...
· ·  Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những nguyên tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành mà, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố
như nhau, song chất của chúng lại khác nhau.
Vd: Kim cương và than chỉ đều có cùng thành phần hóa học là nguyên tố Cacbon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết
giữa các nguyên tố Cacbon là khác nhau nên chất của chúng hoàn toàn khác nhau. → Kim cương rất cứng còn than chì rất
mềm.
b) Khái niệm về lượng.
· - Là phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
· - Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý
thức của con người.
· Biểu hiện của lượng.
·  Lượng của sự vật biểu hiện kích thước dài hay ngắn, số lượng ít hay nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay
thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm...
Vd: Đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc ánh sáng là 300.000 km trong 1 giây,...
· ·  Bên cạnh đó, lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trìu tượng và khái quát.
Vd: Trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của 1 công dân,...
· ·  Lượng còn biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng
lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) hoặc có những lượng còn vạch ra yếu tố qui định bên ngoài của sự vật (chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của sự vật).
Phân biệt lượng và chất: chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những
tính quy định trong mối quanh hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và
ngược lại.
Vd: Xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8, bình phương của 4, tứ thừa của 2, 16 tổng khác
nhau...
II. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.
· - Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thay đổi thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại với
nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.
· - Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện
tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đến một ngưỡng nhất định.
· - Quy luật này cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật hiện tượng
diễn ra từng bước và kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật hiện tượng vừa có những bước tiến tuần tự,
vừa có những bước tiến đột phá.
a. Chất và lượng có mối quan hệ thống nhất với nhau.
· -Chất và lượng không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải
phải có tính quy định về chất lại vừa vừa có tính quy định về lượng, nên không có chất thiếu lượng và ngược lại.
· -Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự
thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là
Độ.(Độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó,
chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.)
Vd: Người sống lâu nhất trên thế giới theo Guinness công nhận có tuổi thọ là 118 tuổi. Như vậy giới hạn từ 0→118 năm
là “độ” của con người xét về mặt tuổi.
b. Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất.
· -Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới
hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là Điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt
tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới(sự thay đổi về lượng đạt đến điểm
nút). Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Vd: 0°C, 100°C, 118 tuổi là điểm nút,...
· -Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự
thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện
của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,... Bước nhảy là sự
kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn
trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
Vd: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là 1 bước nhảy. Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về
nhiệt độ và đạt đến 100°C.
· Các hình thức của bước nhảy:
·  Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
·  Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
·  Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự
vật.
·  Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
c. Lượng tác động trở lại chất.
· -Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên
nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Vd: Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm
bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
· → Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần
dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở
lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức
cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Phương pháp luận. III.
· -Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, không
được nôn nóng cũng như bảo thủ. Bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận
động, phát triển của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, những thay đổi về chất do bước nhảy gây nên vì vậy khi lượng tích lũy
đến mức giới hạn, đến điểm nút, độ nên muốn tạo ra bước nhảy phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng.
· -Thứ hai, vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng
phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh;
mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra
bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác
thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng
thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện
bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.
· -Thứ ba, vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần
phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc
biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào
nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
· -Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu
tố tạo thành sự vật, hiện tượng, do đó phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó
trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
· IV. Vận dụng quy luật này vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ngày nay.
· * Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau:
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học:
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể.
Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia
đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến
2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh
viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến
thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu
học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng
là thách thức cho sinh viên. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể
nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà
người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành
giáo dục Đại học. Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình
học tập và nghiên cứu của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ: Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật
bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về
chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó.Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy
đủ số lượng các tín chỉ của các môn học.Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ
thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do
đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất
(kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp
rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ
quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày. Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học
tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì
kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập
và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt
nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã
thay đổi và biến đổi sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự
bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào
khác.Với việc học tập và rèn luyện của sinh viên cũng vậy. Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết quả tốt
thì chẳng khác gì “không làm mà đòi có ăn”. Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có
được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng
được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo cách của anh bạn thì không khác gì chúng ta đang hại họ.
*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu
nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta
đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như
thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta,và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ.
Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ
năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày.Trong cuộc sống cũng
như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt,
như:phải biết tiết kiệm thời gian,làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình
thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá
nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều
cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn
sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh
viên.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp
luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai
mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do
đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện
và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con,
bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công
việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ
quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường có câu:
“tích tiểu thành đại”,...
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:VỞ
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH: TRONG VỞ
hực hiện công bằng xã hội trong học tập bằng cách coi học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, cần ban hành chính
sách về học bổng và học phí để khuyến khích và giúp đỡ người học gặp hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho tất cả mọi
người đều được đi học, trường học không có sự phân biệt dân tộc, giàu – nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, nam – nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội… Mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập, để người giỏi được phát huy tài năng.
Sau đó, về cơ sở vật chất – Kỹ thuật trong các cơ sở giáo dục xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là coi phát triển giáo dục là
sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Kêu gọi và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư vào giáo dục, đa dạng
hóa các loại hình trường học và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học
suốt đời của nhân dân.
Cuối cùng là, vai trò giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Nền giáo dục Việt Nam phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội và gia đình.

2.2.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Nội dung lý thuyết
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là "hạt nhân" của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc
động lực của sự vận động, phát triển.
- Phương pháp luận
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Ở đây, việc phát hiện ra những mâu thuẫn chủ yếu trong từng thời kỳ, trong phạm vi cả nước cũng như ở từng ngành,
từng địa phương, từng cơ sở có ý nghĩa quyết định. Song, việc phát hiện ra các mâu thuẫn đó đòi hỏi, một là, phải nắm
vững tình hình thực tế của sự vật; hai là, có tư duy khoa học cao; ba là, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
Như vậy, việc chú ý tới vấn đề mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết là nhân tố bảo
đảm sự thắng lợi của hoạt động lãnh đạo và quản lý.
– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau
+ Sự thông nhất của các mặt đối lập chính là sự lệ thuộc, sự ràng buộc pháp luật lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng
sống sót ; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật .
+ Có thể hiểu một cách đơn thuần thì thống nhất chính là sự giống hệt, sự tương thích ngang nhau của hai mặt đối lập đây
là trạng thái cân đối của xích míc .
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là trong thời điểm tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ sống sót trong một thời
hạn nhất định, đó là trạng thái đứng im, không thay đổi tương đối của sự vật .
+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.
– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển
Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những đổi khác các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở
nên kinh khủng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là khi các xích míc được xử lý thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự
vật mới Open. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây :
+ Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về
phương diện vật chất của sự vật .
+ Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới .
+ Các mặt đối lập xâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau .
Trong mỗi mâu thuẫn thường có hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại, triết học gọi đó
là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau với nhau.
Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu
dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất đều cần có người tiêu dùng.
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng. Nếu như không có quá trình sản xuất
để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu dùng.
Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra cho đối tượng cho tiêu dùng, đây không phải là đối tượng nói chung mà
là đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu dùng.
Do đó sản xuất không chỉ là đối tượng của người tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức tiêu dùng. Sản xuất
cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Điều ày có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra
một loại sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phảm đó.
Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng
và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó dạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển.
Trong cuộc sống cần biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức để thấy được
các mặt của vấn đề.
- Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân
cách.
- Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình,
tránh thái độ xuề xòa, “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.

2.2.2. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
- Nội dung lý thuyết
Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp luận
Để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó.
Trong sự phát triển xã hội, phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay
đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng.
2.2.3. Quy luật phủ định của phủ định
- Nội dung lý thuyết
Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là quá trình khách quan,
tự thân, là quá trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật,
hiện tượng mới cao hơn, tiến bộ hơn.
- Phương pháp luận
Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tin rằng cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái
tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Trong sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn hiện nay của thời đại,
chủ nghĩa xã hội với tính cách một chế độ xã hội là cái mới.
Trong công tác, chúng ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới,
mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt, ít ỏi; phải ra sức bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ.
Mỗi quy luật của phép biện chứng đề cập một phương diện của quá trình vận động và phát triển. Trong thực tế, sự vận
động và phát triển của bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sản phẩm tổng hợp của tất các quy luật biện chứng đã
nêu. Do vậy, để có tác động tích cực tới sự phát triển trong hiện thực, chúng ta phải vận dụng tổng hợp cả ba quy luật đó.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có
thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong môi trường Đại
Học văn hóa thể thao và du lich Thanh Hóa như sau:
*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học
phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng
tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên
đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm
hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông
còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ
yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên..
Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ
thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải thay
đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ
khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu
của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến
một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều
đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi
học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy
kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết
từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng
ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm
nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn
hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều,
nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm
việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua
thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh
viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự
bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.
Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngôn sau: “ Một người nọ tìm thấy cái kén của con
bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con
sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Động lòng thương, anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén
để sâu bướm ta vượt ra ngoài đễ dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì nhỏ lại. Người
nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi.
Than ôi! Vô ích! Con bướm đã trọn đời tàn tật, lê lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”. Người nọ vì lòng
thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời của con bướm. anh không biết luật của tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn
đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi
cánh và sau khi vượt ra khỏi cái kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.
Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết quả
tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì
vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được,
không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách của anh chàng trong câu chuyện
kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến
điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp
những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà
chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học
tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp
thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó
sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều
sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản
đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết
quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục
nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện
và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất
mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng
ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm
những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh
tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc
một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến
thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình
độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu
nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta
đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như
thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ.
Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ
năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng
như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như:
phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành
nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể
đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành
tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp
phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp
luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Văn hóa thể thao và Du lich
Thanh Hóa hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một
độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần
về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi
về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải
luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người
phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt
động của mình ông cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”...đó sao.

2.3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (2 tiết)
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản
như cái riêng, cái chung, cái đơn nhất, tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên nhân và kết quả, khả năng
và hiện thực; nội dung và hình thức v.v... Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt
động cải tạo tự nhiên, xã hội.

Chương 4: NHẬN THỨC LUẬN


I. Một số vấn đề cơ bản của nhận thức luận
- Nhận thức là gì?
Nhận thức là hoạt động phản ánh khách quan vào bộ não con người một cách tích cực, chủ động và sáng tạo
thông qua thực tiễn.
- Mục đích, bản chất, nguồn gốc.
Đối tượng nhận thức là một bộ phận của khách thể, liên quan trực tiếp đến hoạt động nhận thức của khách thể.
II. Nhận thức luận duy vật biện chứng
1. Nhận thức
- Nhận thức cảm tính
+ Giai đoạn đầu tiên
+ Môi trường bề ngoài
+ NT trực tiếp
+ Mang tính riêng rẻ
+ Hình thức: Cảm giác, tri giác, biểu tượng.
- Nhận thức lý tính
+ Giai đoạn tiếp theo, giai đoạn cao của quá trình nhận thức
+ Môi trường gián tiếp
+ NT được bản chất
+ NT khái quát
+ Hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy lí.
2. Tri thức
Tri thức là kết quả của nhận thức đã được thực tiễn kiểm nghiệm nên bản thân nó có sự thống nhất với nhau.
Tri thức bao gồm:
- Tri thức thông thường (tiền khoa học): cơ sở của mọi hình thái tri thức khác. Dựa trên lẽ phải và ý thức thông
thường nó định hướng quan trọng cho mọi hành vi của con người và các mối quan hệ với tự nhiên.
- Tri thức khoa học: thu được nhờ suy ngẫm bằng hệ thống các khái niệm khoa học, tham gia vào thành phần
của lí thuyết tạo thành trình độ tri thức khoa học cao nhất.
- Tri thức nghệ thuật: định hình mặt thẩm mĩ của mọi hoạt động con người, kể cả hoạt hộng nhận thức.
3. Chân lý: khái niệm, tính chất
- Là tri thức con người, phản ánh đúng hiện thực khách quan. Đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
- Tính chất:
3.1. Tính khách quan
- Chân lí khách quan là nội dung các tri thức của con người phù hợp với các đối tượng được phản ảnh.
- Chân lí khách quan là sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan vào ý thức con người.
VD: Trái đất xoay quanh mặt trời (chân lý khách quan nó không phụ thuộc vào truyền thống đã có từ hàng
nghìn năm trước)
3.2 Tính cụ thể
- Chân lí đạt được trong quá trình nhận thức bao giờ cũng gắn liền với một lĩnh vực cụ thể của hiện thực và
được phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó.
- Chân lý là cụ thể bởi đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể.
VD: Phải chú ý điều kiện lịch sử của từng quốc gia để tránh tình trạng rập khuôn, máy móc.
VD: Mọi phát biểu định lí đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó. (nước sôi
100 độ: P = 1atmotphe, nước nguyên chất)
3.3 Tính tuyệt đối và tính tương đối
- Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định. (Nước sôi)
- Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Còn chân lý tuyệt đối là
chân lý phản ánh đầy đủ đối với thực tại khách quan.
VD: Tính chất của nước.
III. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
1. Lí luận
Khái niệm
- Là một hệ thống tri thức phản ánh bản chất, quy luật của hệ thống HTKQ
Tính chất
- LL phản ánh gián tiếp HTKQ
- LL phản ánh khái quát bản chất HTKQ
Hình thức
- Khái niệm, phạm trù, học thuyết.
Vai trò
- Định hướng chủ đạo hoạt động thực tiễn con người.
- Dự báo để chủ thể hoạt động thực tiễn có thể chủ đạo.
2. Thực tiễn
Khái niệm
- Toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - XH nhằm cải tạo TN -XH, phục vụ cho
nhu cầu con người.
Tính chất
- Hđ có tính xã hội, không có tính riêng rẻ mà hđ bị quy định bơi những điều kiện lịch sử - XH cụ thể nhằm đáp
ứng nhu cầu của XH.
- Mục đích: trước khi hoạt động con người đã hình dung kết quả sẽ đạt được => trước khi làm ruộng, con người
sẽ biết có gạo để ăn.
- HĐTT có tính sáng tạo, hđ cải tạo thiên nhiên xã hội khiến cho tự nhiên biến đổi.
Hình thức
- Sản xuất vật chất => quan trọng nhất, chính trị XH (đấu tranh giai cấp)
Vai trò
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức.
+ Thông qua TT (đặc điểm TT sxvc) làm cho các giác quan con người ngày càng trở nên hoàn thiện, bộ não có
sự phát triển về chất. Chính TT làm cho các giác quan con người, bộ não của con người trở thành cơ quan nhận
thức.
_+ Nhờ có thực tiễn, mà con người tác động vào tự nhiên XH làm cho TT X bộ lộ bản chất, quy luật của nó =>
con người mới NT được.
+ TT đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng thúc đẩy NN phát triển.
+ TT đã, đang và sẽ cung cấp cho con người ngày càng nhiều công cụ, phương tiện tinh vị hiện đại hỗ trợ cho
các giác quan tăng thêm, khả năng nhận thức con người và thế giới.
- Thực tiễn là mục đích của NT.
+ NT chỉ có mục đích duy nhất, cao nhất hướng về TT, phục vụ TT hướng dẫn cho TT đúng hướng đạt hiện
quả.
- TT là tiêu chuẩn của chân lí.
+ NT có thể đúng hoặc sai. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TT vừa có tính tương đối, tuyết đối.
IV. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều
VẬN DỤNG
Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn. Hai là, nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng
viên khoa học xã hội nhân văn và đổi mới phương pháp học tập của học viên. Ba là, tiếp tục đổi mới chương
trình, nội dung, hình thức giảng dạy, đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạoBốn là, phát huy tính chủ động, tích
cực, tự giác trong tự học, tự rèn nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn.

Một là, tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức nghiên cứu lý luận và thực tiễn, áp dụng hiệu quả vào giảng
dạy, khẳng định bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng
phù hợp với thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là, phát huy dân chủ trong công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tôn trọng tính sáng tạo và nâng
cao ý thức trách nhiệm của nhà khoa học, tăng cường trao đổi, đối thoại trong nghiên cứu lý luận.
Ba là, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự
học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Bốn là, trên cơ sở nguyên tắng gắn lý luận với thực tiễn cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phản bác
có hiệu quả, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch. Ða dạng hóa hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chương 5: HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI


1. Phương pháp duy vật và phương pháp duy tâm về xã hội
A. Phương pháp tiếp cận duy tâm về XH
B. Phương pháp tiếp cận duy vật về XH
2. Những nội dung cơ bản của học thuyết HTKTXH
A. Sản xuất vật chất - nền tảng của sự vận động, phát triển của XH
B. Biện chứng của sự phát triển LLSX và QHSX - quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất
trong lịch sử
C. Biện chứng của CSHT và KTTT - quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển trong cơ cấu tổng thể của đời sống XH
D. Cấu trúc HTKTXH và quá trình LS TN của sự phát triển các HTKTXH
3. Giá trị khoa học, cách mạng của học thuyết HTKTXH và sự nhận thức về con đường đi lên CNXH ở VN
A. Giá trị khoa học, cách mạng của học thuyết HTKTXH
B. Sự nhận thức về con đường đi lên CNXH ở VN

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy
vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với
một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là
các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và
tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ
bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế -
xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh
tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết
định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sởI. CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1. Bản chất con người (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)
Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lẩn tránh một vấn đề đã được đặt ra trong lịch sử; Con
người là gì? Bản chất của con người là gì? Quan điểm duy tâm quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực
ý thức tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực
lượng siêu tự nhiên.

Một số trào lưu triết học khác lại giải thích bản chất con người từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật
trên trái đất. Bản chất đó là bản tính tự nhiên, là những nhu cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để phát
triển giống nòi; hoặc tìm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách
khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất của con người
biểu hiện ở chỗ, con bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản tính tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở
nên bất biến.
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt
trong việc nhận thức bản chất con người. Các ông xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực, con
người cải tạo thế giới và thông qua hoạt động vật chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả
những nội dung văn hoá – lịch sử của nó. Như vậy, các ông không xem xét bản chất con người một cách cô lập
và phiến diện mà đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Con người sống dựa vào tự nhiên
như hết thẩy mọi sinh vật khác. Nhưng con người sở dĩ trở thành con người chính là ở chỗ nó không chỉ sống
dựa vào tự nhiên, Ph.Ăngghen là người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ
có lao động. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người. Ph.Ăngghen
nói “lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy”. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện
nay)

Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con người, xã hội cũng con
người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà mỗi hình thái kinh tế – xã hội chỉ thích hợp với
mỗi phương thức sản xuất nhất định.Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản
xuất, bao gồm con người và công cụ lao động. Như thế, không phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với
những công cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi bộ mặt xã hội. Vậy xã hội đã sản xuất ra con người
với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế.

Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô lập C.Mác đã đưa ra luận
điểm nổi tiếng về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Luận điểm trên
thể hiện những điểm cơ bản sau:

– Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều
góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì, các
quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có
một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối, và chính kiểu quan hệ sản xuất đó là cái xét đến cùng,
tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó.

Ở đây, cái phổ biến (cái chung của nhân loại) tồn tại và thể hiện qua cái đặc thù (hình thái xã hội, giai cấp) và
cái đơn nhất(cá nhân từng con người). Do đó, khi bàn đến bản chát chung của con người không thể gạt bỏ bản
chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau; và ngược lại khi nói bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau
không được quên bản chất chung của con người. Nhưng từ đó quy bản chất con người chỉ còn là bản chất giai
cấp và tất cả mọi hoạt động của con người đều được giải thích trực tiếp từ đây lại là xuyên tạc thực chất quan
điểm macxít về bản chất con người. Đây là một quan hệ không thể tách biệt của các thứ bậc về bản chất trong
con người. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

– Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ ở từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát những
quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang
(đương đại) vừa theo chiêù dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã
hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản
của những thế hệ trước nó.

Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn lên, nhưng cũng có những
truyền thống “đè nặng lên những con người đang sống”. Do đó khi xem xét bản chất con người không được
tách rời hiện tại và quá khứ.

– Cái bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong chỉnh thể cụ thể phong phú đa dạng.
Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt. Không hiểu bản chất chung của con người hay quy
tất cả những gì của con người để chỉ vào bản chất là sai lầm. Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các
quan hệ xã hội “vốn có” của con người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người
đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ.
Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng, trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh
co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước
mắt và lâu dài; giữa bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã hội…
Trong diễn biến đầy mâu thuẫn đó, bản chất thể hiện ra như một xu hướng chung, xét đến cùng mới thấy sự chi
phối của xu hướng đó.

Con người là một thực thể sinh vật – xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến động đời sống
xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Điều đó cũng có nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã
hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử,
không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của toàn bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện
có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người.

Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người, song không có nghĩa
là, chủ nghĩa Mác- Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người.
Bởi vì theo C. Mác “giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá
trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới
tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là
một bộ phận của giới tự nhiên”.

Con người và con vật đều có những nhu cầu như ăn uóng, tính dục…, nhưng C. Mác đã từng vạch ra tính chất
khác nhau của những nhu cầu ấy: con người hoạt động theo bản năng, con người hành dộng theo ý thức. Và
chính mặt xã hội của con người đã làm cho mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những
động vật khác.

Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền sẵn có như các động vật thông
thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử – xã hội. Khác con vật, con người ngoài
chương trình di truyền, còn có chương trình kế thừa về mặt xã hội. Bằng con đường giáo dục, chương trình này
truyền lại kinh nghiệm của những thế hệ trước cho các thế hệ sau. Những đặc điểm di truyền của từng người
vừa bảo đảm những thuộc tính sinh học của mình, vừa bảo đảm để con người tiếp thu chương trình xã
hội. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Ngày nay, mối tương quan giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong sự phát triển của con người vẫn là đối tượng
của những cuộc tranh luận khoa học gay gắt. Nhiều nhà khoa học tư sản vẫn đem đối lập và tách mặt sinh học
khỏi mặt xã hội. Chẳng hạn, phải duy sinh vật tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật trong sự phát triển của con người.
Họ tuyên truyền thuyết Đácuyn xã hội. Đại biểu trường phái này là: Ph.Nítsơ, Trenherơlen, Klovenơ…

Nhiều tác giả như Liônen Tigơ và Rôbin Phốcxơ cắt nghĩa hành vi của con người theo quan điểm di truyền
học…

Chủ nghĩa Phơrớt cho rằng, toàn bộ cái xã hội trong tâm lý học người chỉ là mặt khác nhau của giới tính, là sự
biểu hiện quanh co của những đam mê bẩm sinh.

Ngược lại quan điểm xã hội học tầm thường về con người thường quy kết bản chất con người là một sản phẩm
văn hoá của xã hội, của kinh tế và tước bỏ tính hữu cơ, tính tự nhiên của con người.

Trường phái “Triết học nhân bản hiện đại” quan niệm về bản chất của con người phải được xuất phát từ nguyên
tắc tinh thần.

Xuất phát từ những lập luận trên, kết luận tất yếu rút ra là: con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên,
là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực
lượng đối lập với tự nhiên. Sự tác động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người tạo thành bản
chất người.

2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)
Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống
những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ…
Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm cộng
đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử quy định. Trong mối quan hệ với giống loài, tức là trong
mối quan hệ với xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách sau:

– Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài “người”. Không có con người nói chung, loài người nói chung
tồn tại cảm tính.

– Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân
cách.

– Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội. Nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử
cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một “kiểu xã hội của cá nhân” mang tính định
hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó. (Tiểu
luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên
ngoài của cá nhân này với cá nhân khác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt những yếu tố bên trong
riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. Nhân cách là nội dung, trạng
thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của “cái tôi” do tác động tổng hợp
của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên. Mỗi cá nhân “dấn thân” vào cuọc sống, tiếp thu và chuyển
những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên
thế giới riêng của mình. Đây là quá trình kép, xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, cá nhân xã họi và cá
nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng ý thức về mình, làm chủ cuộc
sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.

Vấn đề cá nhân, nhân cách không giải quyết một cách khoa học nếu không có phương hướng triết học rõ ràng
giải quyết mối quan hệ cá nhân và xã hội. Mối quan hệ này được giải quyết liên tiếp thông qua tập thể cơ sở.
Nó tạo thành một bộ phận hết sức quan trọng của một cơ thể xã hội hoàn chỉnh. Cá nhân có nhân cách gia nhập
vào tập thể như là bộ phận của cái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể, nhưng
không “hoà tan” vào tập thể. Đây là mối quan hệ biện chứng bao hàm mẫu thuẫn cá nhân và tập thể. Tuỳ theo
tính chất và khả năng giải quyết những mâu thuẫn đó mà mối quan hệ này có thể duy trì phát triển hoặc tan
rã. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết
định. Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan
hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và
thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích
cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội,
của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không
phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân). Nhân dân
là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành phát triển
trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã
hội và trình độ văn minh khác nhau.

Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh để giành tự do ngày càng cao. Trong các xã hội có giai cấp
đối kháng, tự do của người này được thực hiện bằng cách tước đoạt tự do của người khác. Tự do cá nhân của
giai cấp thống trị được đảm bảo bằng cách tước đoạt tự do của giai cấp bị trị. Cho nên, quá trình đấu tranh của
giai cấp và quần chúng lao động là quá trình giành tự do của họ đã bị giai cấp thống trị cướp đoạt. Tự do của
con người không tách rời những điều kiện xã hội, không tách rời trình độ của con người chinh phục thiên nhiên.
Chỉ đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản con người mới thực sự có tự do. Ở đây, tất cả những vấn đề về
lực lượng sản xuất, quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị, đấu tranh giai cấp… đều được thực hiện theo mục đích
phát triển tối đa năng lực con người và vì con người. Trước đây C.Mác và Ph. Ănghen đã chỉ ra rằng, nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã làm phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc, và
“sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế”. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang
đẩy mạnh quá trình này, nhưng về thực chất đó vẫn là sự mở rộng quan hệ bóc lột và nô dịch con người sang
các dân tộc khác. Nó tạo ra một số nước tư bản phát triển cao, giàu có, thì đồng thời cũng làm cho châu Phi đói,
châu Á nghèo, châu Mỹ Latinh nợ nần chồng chất.

Chủ nghĩa xã hội thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống nhân loại để mỗi dân tộc có điều kiện tiếp cận nhanh
chóng những giá trị tiến bộ của nhân loại, làm cho con người phát triển nhân cách phong phú, biết đấu tranh
chống những quan hệ không có tính người trong cuộc sống nhân loại. Đó là đặc trưng của chủ nghĩa nhân đạo
xã hội chủ nghĩa trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

3. Cá nhân và quần chúng nhân dân trong lịch sử (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện
nay)
Lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Nhưng lịch sử không diễn ra qua
hoạt động của từng cá nhân cô lập, tách rời mà phải thông qua hoạt động của quần chúng đông đảo theo những
mục đích nhất định. Khái niệm quần chúng nhân dân có tính lịch sử, nghĩa là ở các chế độ xã hội khác nhau thì
kết cấu quần chúng nhân dân cũng khác nhau và luôn luôn biến đổi theo sự phát triển của phương thức sản
xuất. Nói chung, quần chúng nhân dân bao gồm tất cả những lực lượng, giai cấp, những tập đoàn, những cá
nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội, trong đó chủ yếu là quần chúng lao động.

Trước Mác, triết học duy tâm và duy vật đều hiểu không đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân và mối
quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.

Tư tưởng tôn giáo cho rằng, mọi sự thay đổi trong xã hội là do ý chí của đấng tối cao, là do “mặt trời”, ý chí đó
được các cá nhân thực hiện. Triết học duy tâm cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của các bậc vua chúa, anh
hùng hào kiệt, thiên tài lỗi lạc. Còn quần chúng nhân dân chỉ là “lực lượng tiêu cực”, là “phương tiện” mà các
vĩ nhân cần đến để đạt mục đích của mình.

Các nhà duy vật trước Mác tuy không tin vào Thượng đế, thần linh, nhưng lại cho rằng nhân tố quyết định sự
phát triển của xã hội là đạo đức, tư tưởng, là các vĩ nhân sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển
của lịch sử vì những lý do sau: (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

– Tư tưởng tự nó không dẫn đến biến đổi xã hội. Tư tưởng chỉ có giá trị khi nó dẫn đến hành động làm biến đổi
lịch sử, sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động làm phát triển xã hội chỉ có thể xảy ra qua hoạt động của
quần chúng nhân dân. Sức mạnh quần chúng nhân dân là sức mạnh vật chất và mọi sự vận động lịch sử đều do
quần chúng trực tiếp tạo ra. Nói quần chúng nhân dân quyết định lịch sử là nói tới sức mạnh này.

– Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng là ngày hội của quần
chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động là động lực phát triển
của xã hội.

– Quần chúng nhân dân là người đóng vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá, nghệ thuật và khoa học. Trong
lịch sử, do sự phân công lao động dẫn đến tạo ra một lớp người chuyên về sáng tạo tinh thần tư tưởng, những
hoạt động này của họ cũng chỉ diễn ra được trên cơ sở đời sống tinh thần và sáng tạo của quần chúng. Quần
chúng nhân dân là người trực tiếp sáng tạo ra văn học nghệ thuật. Hoạt động thực tiễn của quần chúng là cái
gốc, là nguồn vô tận cho văn học nghệ thuật sáng tạo, đồng thời quần chúng nhân dân còn là người thưởng
thức, phê phán, kiểm nghiệm các giá trị đó. Trong lịch sử phát triển của xã hội, không có văn học dân gian thì
cũng không thể có văn học bác học, không có kinh nghiệm của đa số người lao động thì cũng không có các
khoa học. Đây là hai mặt không thể tách rời của đời sống tinh thần trong xã hội. (Tiểu luận: Con người trong
quá trình đổi mới hiện nay)

– Hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân là cái nôi, là cơ sở cho sự hình thành các nhân vật ưu tú của xã
hội. Sức mạnh và tài năng của lãnh tụ cũng chỉ được phát huy trong phong trào quần chúng, gắn bó mật thiết
với quần chúng. Một nhân dân anh hùng, một đại chúng cách mạng năng động sẽ là cơ sở để sản sinh ra những
anh hùng, những lãnh tụ tiêu biểu của mình.
Như vậy, xét tất cả các mặt trong đời sống xã họi từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tinh thần tư tưởng,
khi quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định lịch sử. Song, theo quan niệm duy vật lịch sử, quần chúng
nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong lịch sử không tách rời nhau. Cá nhân lãnh tụ là những người có năng lực và
phẩm chất tiêu biểu nhất trong phong trào quần chúng, được quần chúng tin yêu. Vai trò to lớn của họ trong quá
trình phát triển lịch sử được thể hiện ở những điểm sau:

– Lãnh tụ là người đúc kết trí tuệ, nhu cầu nguyện vọng của quần chúng để định hướng cho hoạt động của quần
chúng. Cá nhân ưu tú là con đẻ của quần chúng và chỉ có những cá nhân như thế mới “sống mãi” với lịch sử.

– Lãnh tụ do có trình độ nhận thức cao, họ nhìn xa trông rộng, thấy được xu hướng tất yếu khách quan của lịch
sử, từ đó, họ đưa ra những dự đoán khoa học thiên tài và chủ động tổ chức quần chúng hoạt động thống nhất
tiếp nhận và thực hiện xu hướng lịch sử đó. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

– Lãnh tụ là người giáo dục, thức tỉnh, tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh, hướng phong trào qua những khó
khăn, đưa phát triển phát triển nhanh chóng. Và, quần chúng chuyển hoạt động từ tự phát sang tự giác, từ kinh
nghiệm sang khoa học, từ phân tán sang có tổ chức thống nhất, từ nhu cầu hàng ngày sang biến đổi lịch sử phải
qua mất khâu trung gian là hoạt động khái quát tư tưởng và tổ chức lãnh đạo của các cá nhân lãnh tụ, đại diện
cho lợi ích quần chúng. Họ không phải là người đứng bên ngoài, hay bên trên quần chúng mà là sản phẩm, là
một nhân tố tự nhiên của phong trào quần chúng, sống và phát triển phụ thuộc vào sự chấp nhận tín nhiệm của
quần chúng.

Chủ nghĩa Mác LêNin đánh giá cao vai trò của cá nhân lãnh tụ trong sự phát triển của lịch sử, đồng thời kiên
quyết chống tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân là thần thánh hoá cá nhân, lãnh đạo, đi đến chỗ chỉ thấy
vai trò của cá nhân quyết định tất cả mà không thấy, hoặc coi nhẹ vai trò của quần chúng. Đây là biểu hiện của
quan niệm duy tâm về lịch sử, hoàn toàn trái ngược với thế giới quan của giai cấp vô sản.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp, quần chúng nhân dân là những bị trị, sống phụ thuộc vào lợi ích và quyền
lực của thiểu số giai cấp bóc lột và cầm quyền lực của thiểu số giai cấp bóc lột và cầm quyền thống trị. Trong
chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân là người làm chủ xã hội. Tất cả những cá nhân và bộ máy lãnh đạo,
quản lý đều là công cụ thực hiện quyền làm chủ của quần chúng nhân dân.

Những người cầm đầu của giai cấp bóc lột có tác dụng tiến bộ trong thời kỳ mà vai trò lịch sử của giai cấp đó
còn phù hợp với tiến trình lịch sử.Nhưng khi giai cấp đó trở thành phản động, những người cầm đàu của nó trở
thành lực lượng cản trở, kìm hãm sự phát triển của lịch sử. Nói một cách khác là, trong những thời kỳ lịch sử
nhất định có những cá nhân đại diện cho các lực lượng tiến bộ và những cá nhân cầm đầu các lực lượng xã hội
phản động. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Công lao to lớn của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin và lãnh tụ vô sản vĩ đại khác là ở chỗ, các ông đã chỉ cho
giai cấp vô sản và quần chúng bị áp bức hiểu được nhiệm vụ lịch sử của họ, sức mạnh vĩ đại của họ và con
đường đi đến tự giải phóng khỏi mọi ách áp bức bóc lột. Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam vô cùng tự
hào có vị lãnh tụ là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người đã kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của một lãnh tụ
vô sản. Thắng lợi của “cách mạng Việt Nam, ngót lửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của chủ tịch Hồ
Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam, người vun
trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công
nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.

II. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người
Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan điểm Mác – Lênin về con
người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử. Trong thời igan gần đây, xuất hiện nhiều
khái niệm: nhân tố con người, nguồn nhân lực, nguồn lực con người, phát triển người… Khái niệm nhân tố con
người đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau.
Có tác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả đề cập dưới góc độ phân tích tâm lý – xã hội. Trong tài liệu
triết học – xã hội về nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu trung lại, có hai cách
tiếp cận chính: (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)
– Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những năng lực và khả
năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định.

– Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng
của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau.

Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố xã hội, quy định
vai trò chủ thể của con người. Nhưng sự khác nhau là quan niệm thứ nhất lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản,
còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động. Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những
phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó.

Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là: nhân tố con người là hệ thống
các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể
thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá
trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.

Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố “người” với các yếu tố khác: kinh tế, chính trị,
xã hội… trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là để khẳng định vai trò của nhân tố “người” đối với các yếu
tố đó. Tức là không có khái niệm nhân tố con người tách khỏi hoạt động, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

Tịch cực hoá nhân tố con người là phát hiện, như bộc lộ, hình thành và sử dụng tiềm năng sáng tạo của người
lao động và phát huy nhân tố con người chính là chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi
cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế – xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây cũng chính là quá trình làm cho mỗi con người
trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử

Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị thể chất, vật chất. Con người
ở đây được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực. Vì thế, phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con
người trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như vật
lực, tài lực, nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm. Lịch sử phát triển nhân loại là
lịch sử giải phóng từng bước con người cả vật chất và tinh thần. Và không phải đến chủ nghĩa xã hội mới bàn
đến chiến lược con người, khai thác yếu tố người, vì trong lịch sử, không chế độ nào tồn tại lại không nhắc đến
yếu tố người, nhưng vấn đề là khai thác, phát huy theo lợi ích giai cấp nào và bằng phương thức nào. Thực chất
chiến lược con người là tạo ra môi trường xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu
tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đó là môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị
xã hội, môi trường văn hoá xã hội. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)

2. Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Sự phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo lối “vựot trước, đi tắt, đón
đầu” nhất thiết gắn liền với phát triển con người và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp
đổi mới. Đảng ta khẳng định lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững..

Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần
thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:

Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường không đối lập với chủ
nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, nó tồn tại khách quan trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thị trường phải có sự quản lý của Nhà nước. Thực chất của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế
thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn chứng minh, những
chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong gần 20 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên động lực kinh tế giải
phóng sức sản xuất, trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng con người
Việt Nam mới. (Tiểu luận: Con người trong quá trình đổi mới hiện nay)
Hai là, ổn định chính trị và mở rộng dân chủ. Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào, dù ở chế độ chính trị nào cũng
cần có sự ổn định chính trị – xã hội. Bởi vì, đó là tiền đề để phát triển và tiến bộ xã hội. Ổn định chính trị, trước
hết thể hiện sự ổn định hệ thống chính trị, cơ cấu hợp lý và thể chế chính trị hoàn chỉnh. Ở Việt Nam, khi bước
vào công cuộc đổi mới, vấn đề quan trọng được đặt ra giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là phải có sự
kết hợp ngay từ đầu, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, và từng bước đổi mới chính trị, nhằm làm cho hệ thống
chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là quá trình
củng cố và phát triển hệ thống chính trị từ nền tảng kinh tế của nó. Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị là nhằm
thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Ba là, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. Ngày nay, cùng với việc đổi mới công nghệ, phải chú ý đổi mới
công tác giáo dục, với phương châm: “Giáo dục cái mà đất nước cần, chứ không phải giáo dục cái mà ta có”.
Mặc khác, giáo dục toàn diện: giáo dục chính trị, giáo dục lao động nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, phải sử
dụng nhiều hình thức giáo dục đào tạo đa dạng phong phú, tạo điều kiện cho con người tự giác, tự giáo dục, chủ
động sáng tạo. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho
tương lai Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước trên thế giới, trong kế hoạch phát triển đất nước, các quốc
gia này đều đặt giáo vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục khoa học và mở cửa.

Có thể nói, ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua ở thế kỷ XXI mà thực chất
là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong cách mạng khoa học và công nghệ. (Tiểu luận: Con người
trong quá trình đổi mới hiện nay)

Bốn là, mở rộng giao lực quốc tế, Để tạo điều kiện cho con người Việt Nam sáng tạo tránh được những sai lầm
quanh co, để đưa đất nước đi lên tiến kịp trên con đường tiến hoá của nhân loại đòi hỏi phải kết hợp việc tổng
kết kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm của thế giới. Không chỉ tìm phương thức, hình thức xây dựng chủ
nghĩa xã hội nội bộ nước mình, dân tộc mình, các nước xã hội chủ nghĩa mà còn tìm ngay trong các nước tư
bản chủ nghĩa. Tiếp thu có phê phán chọn lọc những giá trị phong phú của loài người sẽ tạo thành một động
lực mạnh mẽ để hình thành từng bước một chủ thể mới của lịch sử – con người Việt Nam mới vừa mang bản
chất giai cấp công nhân, vừa đại biểu cho sự phát triển của dân tộc. Và chắc chắn rằng “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ
nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, đưa nước ta sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới”.

KẾT LUẬN
Ngày nay, với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến khẳng định sự phát triển con
người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người. (Tiểu luận: Con người trong quá
trình đổi mới hiện nay)

Đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta phải coi nhân tố con người là nhân tố quyết định, từ đó phải nâng cao
dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm
hồn thấm đượm sâu bản sắc dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp
thành xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại thắng của dân đã đi vào lịch sử suy
cho cùng là thắng lợi của chính con người Việt Nam. Bài học đó còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với chiến
lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng
ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một
kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt
các chế độ xã hội.
Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi
là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc
đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ
sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù
trong lịch sử nhân loại
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là
công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về
gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư
tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa
tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi
của quan hệ sản xuất.

2. Các loại hình thái kinh tế - xã hội


Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã
hội từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và
nông nô
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

You might also like