You are on page 1of 1

hoà quyện vào nhau, quan niệm của Phật giáo về con người, đời người, nỗi khổ

của con người


và sự giải phóng con người khỏi những nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc… …

thì ở Hy Lạp, nền triết học tự nhiên đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Những tinh hoa
về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn
bán, vượt biển đến các nước phương Đông…. Ta lét, Pitago vừa là nhà Triết học cũng là các nhà
khoa học nổi tiếng với các định lí toán học quen thuộc…

=> Triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại
từ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ hai ở phương Tây vì vậy ở đó
đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri
ND-TRIẾT-NHÓM-1 - khái niệ…
thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng
cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ… Như đánh giá của Ph. Ăng ghen thời kì này
rằng: với “các hình thức muôn hình muôn vẻ của nó, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu
hết tất cả các loại thế giới quan sau này”.

2. Thời trung cổ: Triết học mang tính tôn giáo, hay còn được gọi là “Triết học kinh viện”

- Ở Tây Âu thời Trung cổ, những điều kiện về KT- XH có sự thay đổi, ảnh hưởng đến đối
tượng nghiên cứu của Triết học:

+ Điều kiện KT: Xã hội Tây Âu thế kỷ II đến thế kỷ V là xã hội đánh dấu sự tan rã của
chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến. Vào thế kỷ thứ V, những cuộc nổi
dậy của nô lệ bên trong cùng với sự tiến công của những bộ tộc bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ
của đế quốc La Mã (đã tồn tại từ thế kỷ II tr.c.n đến thế kỷ V). Sự kiện đó dẫn đến kết quả chấm
dứt hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến tây Âu ra đời. Trong xã hội đó, nền
kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp thống trị. Điều hành sản xuất xã hội là những tiểu nông lệ thuộc
vào địa chủ phong kiến.

+ Điều kiện XH: trong thời kỳ đầu của thời đại phong kiến tây Âu đã diễn ra sự suy đồi
không chỉ về kinh tế, mà còn về toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.

XH Xuất hiện tổ chức giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới toàn bộ
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội thời kỳ này. Về mặt tinh thần, thời Trung cổ ở tây Âu
lúc đầu Cơ đốc giáo, về sau là Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị. Những giáo lý tôn giáo
trở thành những nguyên lý về chính trị; Kinh thánh là luật lệ trong xét xử; Giáo hội độc quyền
trong lĩnh vực văn hoá,… Có thể nói tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy; thế giới
quan tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến triết học, luật học và chính trị.

- Với điều kiện như vậy, khi mà quyền lực của Giáo hội (Giáo hội Thiên Chúa) bao trùm mọi
lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nữ tì của thần học. Nền Triết học tự nhiên bị thay
bằng Triết học kinh viện.

+ Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ tập trung vào các chủ đề như niềm tin tôn giáo,
thiên đường, địa ngục, mặc khải hoặc chú giải các tín điều phi thế tục…- những nội dung nặng
về tư biện. Nhiệm vụ của triết học thời kỳ đó là lý giải và chứng minh tính hợp lý, đúng đắn của
các giáo điều trong kinh thánh. Trong khuôn khổ của tôn giáo, triết học phát triển rất khó khăn và
chậm chạp, đặc biệt là những tư tưởng triết học duy vật. Trong thời kỳ này nhiều nhà khoa học
nói ngược lại với tư tưởng tôn giáo có thể phải đối diện với cảnh tù tội hoặc bị tử hình (Những
nhà khoa học ủng hộ thuyết nhật tâm: Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-
1642))

+ Triết học kinh viện: Chủ nghĩa kinh viện , còn gọi là triết học sĩ lâm, là một trường phái
triết học tại châu Âu thời Trung Cổ dựa trên phương pháp phân tích. Bản thân các viện đại học,
có nguồn gốc từ trường học thuộc các đan viện và nhà thờ chính tòa Công giáo, được các nhà
kinh viện lập nên.

You might also like