You are on page 1of 5

Lịch sử ra đời, phát triển

- Ấn Độ cổ, trung đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á (bao gồm
cả nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay) có điều kiện tự nhiên và cư
dân rất đa dạng với dãy Himalaya nổi tiếng kéo dài 2600 km và hai con sông lớn
là sông Ấn ở phía Tây và sông Hằng ở phía Đông. Cư dân Ấn Độ rất phức tạp
với nhiều bộ tộc khác nhau, nhưng về chủng tộc có hai loại chính là người
Đraviđa cư trú chủ yếu ở miền Nam và người Arya chủ yếu sống ở miền Bắc.
Do tính đặc thù của “phương thức sản xuất châu Á” mà ở Ấn Độ không có sự
phân chia rõ thời cổ đại với thời trung đại. Lịch sử Ấn Độ cổ, trung đại được
chia thành bốn thời kỳ: Thời kỳ văn minh Sông Ấn (còn được gọi là văn hóa
Haráppa, từ giữa thiên niên kỷ III đến giữa thiên niên kỷ II TCN); Thời kỳ văn
minh Vêđa (từ giữa thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII TCN);
Thời kỳ các vương triều độc lập (từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII); Thời kỳ các
vương triều lệ thuộc (từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX):
- Trong mô hình công xã nông thôn đã hình thành bốn đẳng cấp (tăng lữ, quý
tộc, bình dân, nô lệ) với sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai dẳng; ruộng đất
thuộc quyền sở hữu nhà nước của các đế vương; nhà nước kết hợp với tôn giáo
thống trị nhân dân và bóc lột nông nô công xã; tôn giáo bao trùm mọi mặt đời
sống xã hội; con người sống nặng về tâm linh tinh thần và khao khát được giải
thoát. Sự phân biệt về đẳng cấp, chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo, nghề nghiệp, v.v.
đã tạo ra những xung đột ngấm ngầm trong xã hội nhưng bị kìm giữ bởi sức
mạnh vật chất và tinh thần của nhà nước - tôn giáo. Xã hội phát triển một cách
chậm chạp và nặng nề. Tuy vậy, nhân dân Ấn Độ vẫn đạt được những thành tựu
văn hóa tinh thần khá rực rỡ: Chữ viết đã xuất hiện từ thời văn hóa Haráppa;
Các bộ kinh Vêđa (bốn tập Vêđa sớm dạng thơ: Rích Vêđa, Xama Vêđa, Atácva
Vêđa và Yagiva Vêđa; ba tập Vêđa muộn dưới dạng văn xuôi: Brátmana,
Araniaca, Upanisát) và sử thi (Mahabarata, Ramayana…) sớm xuất hiện; Nghệ
thuật tạo hình như kiến trúc, điêu khắc được thể hiện trong các cung điện, đền
chùa, tháp, lăng tẩm, trụ đá...; Đạt nhiều thành tựu trong khoa học tự nhiên; Sản
sinh ra nhiều tôn giáo lớn như đạo Bàlamôn - Hinđu, đạo Phật, đạo Jaina, đạo
Xích...
- Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại: Thời kỳ
Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VIII TCN) nổi bật bởi các ý tưởng triết học
thấm đầy tính thần thoại, phát triển dần dần từ tư tưởng đa thần đến tư tưởng
đơn thần, được thể hiện trong kinh sách cổ có tính tổng hợp tri thức và giáo lý
tôn giáo như kinh Vêđa, Upanisát, Bàlamôn… Thời kỳ cổ điển (thời kỳ
Bàlamôn - Phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI) gắn liền với những
biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng làm xuất hiện hai hệ thống
triết học. Hệ thống chính thống thừa nhận uy thế của kinh Vêđa, biện hộ cho
giáo lý Bàlamôn, bảo vệ chế độ đẳng cấp, gồm sáu trường phái: Samkhya,
Vêđanta, Nyaya, Vaisesika, Mimansa, Yôga. Hệ thống không chính thống phủ
nhận uy thế kinh Vêđa, phê phán giáo lý Bàlamôn, lên án chế độ đẳng cấp, gồm
ba trường phái: Phật giáo, đạo Jaina, Lôkayatta. Dù cùng được hình thành và
phát triển từ trong truyền thống Vêđa, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại
luôn xung đột lẫn nhau, và sự xung đột này kéo dài cho đến hết thời trung đại.
Thời kỳ sau cổ điển (thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo, khoảng thế kỷ VII đến thế
kỷ XVIII) gắn liền với cuộc cạnh tranh uy thế giữa đạo Phật, đạo Bàlamôn và
đạo Hồi diễn ra ngày càng quyết liệt mà kết quả là đạo Hồi từng bước phát triển
làm cho đạo Phật suy yếu còn đạo Bàlamôn đổi mới thành đạo Hinđu.
 Các trường phái: Ngoài các tư tưởng triết học trong Upanisát bàn về brátman
(đại ngã) và átman (tiểu ngã); về nghiệp báo, luân hồi và số kiếp; về thượng trí
và hạ trí; về tính thần thánh của trật tự xã hội đẳng cấp…, triết học Ấn Độ cổ,
trung đại được chia ra thành hai hệ thống chinh thống và không chính thống.
- Các trường phái chính thống
+ Trường phái Vêđanta xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Badarayana khởi xướng
và Sankara phát triển, tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải
siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật).
+ Trường phái Samkhya do Kapila (~350 - 250 TCN) khởi xướng, và sau đó
Isvarakrisna phát triển thêm. Lý luận cơ bản của phái này là học thuyết duy vật
về bản nguyên của thế giới.
+ Trường phái Yôga xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do đạo sĩ Patanjali sáng lập.
Tư tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất của
vũ trụ nơi mỗi cá thể; và thông qua các phương pháp yôga mà mỗi cá thể có thể
tập luyện để khai thác sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến
tới làm chủ môi trường, và sau cùng, vươn tới sự giải thoát.

14
+ Trường phái Mimansa xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Gaimini khởi xướng
và được nhiều người góp
phần phát triển vào thời trung đại. Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ,
củng cố và tuyên truyền
cho các nghi thức được đề cập đến trong Vêđa nói chung, trong giáo lý đạo
Bàlamôn - Hinđu nói riêng.
+ Trường phái Nyaya xuất hiện vào thế kỷ III TCN, do Gôtama sáng lập, được
Vátsiaiana (thế kỷ IV)
và Yđiatakara (thế kỷ VII) phát triển. Lý luận cơ bản của phái này bao gồm ba
bộ phận là nguyên tử luận,
logic học và nhận thức luận.
+ Trường phái Vaisêsika xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Kanađa sáng lập và
được Parasatapađa (thế
kỷ V) phát triển. Nội dung tư tưởng của phái này và phái Nyaya có nhiều điểm
giống nhau. Tư tưởng chủ
đạo của phái Vaisêsika tập trung trong nguyên tử luận, logic học và nhận thức
luận.
- Các trường phái không chính thống
+ Trường phái Lokayatta xuất hiện khá sớm trong phong trào đấu tranh chống
lại truyền thống Vêđa và
chế độ đẳng cấp ở Đông Ấn, do Brihaspati sáng lập ra; và là trường phái duy
vật, vô thần, khoái lạc duy
nhất ở Ấn Độ.
+ Trường phái Jaina xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN, do Jaina sáng lập. Tư
tưởng triết học cơ bản
của đạo Jaina là thuyết về cái tương đối, thể hiện sự dung hòa quan niệm về
thực thể bất biến (trong
Upanisát) với quan niệm vô thường (trong Phật giáo).
+ Trường phái Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN, do Xítđácta
Gôtama sáng lập và nhanh
chóng được truyền bá ở miền Bắc Ấn Độ. Kinh điển của Phật giáo có khoảng
5.000 quyển, chia thành Tam
tạng (Kinh, Luật, Luận). Tam tạng lại chia làm hai loại là Đại thừa và Tiểu thừa.
Tư tưởng triết học cơ bản
của Phật giáo nguyên thủy (tiểu thừa) được trình bày trong tạng Kinh, chủ yếu
nói về thế giới quan và nhân
sinh quan của Xítđácta Gôtama (Phật Thích Ca) - triết lý về cái khổ và con
đường diệt khổ (thuyết tứ diệu
đế). Là một trường phái triết học - tôn giáo lớn của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại,
Phật giáo đã ảnh hưởng rộng
rãi và lâu dài đến đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.

Các đặc điểm
- Một là, do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ đại không
thể phân chia rõ ràng
thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu
hình (như triết học phương
Tây), mà chủ yếu được chia thành hệ thống chính thống và hệ thống không
chính thống. Trong các trường
phái triết học cụ thể, luôn có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm, giữa phép biện chứng
và phép siêu hình với nhau, song xu hướng chung là biến đổi từ vô thần đến hữu
thần, từ ít nhiều duy vật đến
duy tâm hay nhị nguyên. Các trường phái triết học thường kế tục mà không gạt
bỏ trường phái triết học có
trước.
- Hai là, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn Độ
cổ đại thường là một
bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý của các tôn giáo lớn. Tuy
nhiên, tôn giáo của Ấn Độ có
xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện
ra sức mạnh của linh hồn cá
nhân con người; vì vậy, triết học Ấn Độ cổ, trung đại mang nặng tính chất duy
tâm chủ quan và thần bí.
- Ba là, triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề.
Khi bàn đến vấn đề bản thể
luận, các trường phái xoay quanh vấn đề “tính không”, đem đối lập “không” và
“có”, quy cái “có” về cái
“không” thể hiện một trình độ tư duy trừu tượng cao. Song, vấn đề được quan
tâm nhiều nhất lại là vấn đề
thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ
của con người) dưới góc
độ tôn giáo với xu thế “hướng nội”, nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường,
cách thức giải thoát chúng
sinh trong tâm tưởng ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt.
b) Khái quát về triết học Trung Quốc cổ, trung đại
 Lịch sử ra đời, phát triển
- Trung Quốc là một đất nước rộng lớn thuộc vùng Đông Á có sông Hoàng Hà ở
phía Bắc và sông
Trường Giang ở phía Nam tạo nên miền Bắc và miền Nam khác nhau. Lúc mới
lập quốc (thế kỷ XXI
TCN), Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà. Dần dần,
lãnh thổ được mở rộng, đến
thế kỷ XVIII về cơ bản được xác định như hiện nay. Người Hán là dân tộc chủ
yếu của Trung Quốc hiện
nay, có nguồn gốc Mông Cổ, được gọi là Hoa Hạ (hay Hoa/Hạ), sống du mục,
thích săn bắn và chinh phục.
Còn cư dân phía Nam Trường Giang là các dân tộc Bách Việt, chủ yếu sống
bằng nông nghiệp, định canh,
định cư, có nền văn hóa riêng, nhưng sau này, dần dần bị dân tộc Hán đồng hóa.
Trong quá trình tồn tại,
người Trung Quốc đã tạo nên một nền văn hóa rất rực rỡ. Chữ viết phát triển
nhanh; kinh thi và thơ đường

You might also like