You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 1: Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại


-Là nền Triết học xuất hiện rất sớm (2000 TCN)
-Gắn liền với tôn giáo, vì vậy triết học khó tránh khỏi những yếu tố duy tâm, hữu
thần
-> Nguyên nhân:
 Tiền đề xã hội: Ấn Độ đa chủng tộc (2 chủng cơ bản là đravida và arya), đa
ngôn ngữ; lịch sử kéo dài gồm 3 giai đoạn; và cơ cấu xã hội mang tính chất
công xã nông thôn, quốc hữu ruộng đất (thuộc về nhà nc), phân chia đẳng cấp
khắc nghiệt (tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ )
 Tiền đề tư tưởng; thể hiện qua 2 bộ kinh
+Kinh Veda: gồm các bài hát ca ngợi công lao của các thần, phản ánh một tín
ngưỡng ma thuật và đa thần giáo
+Kinh Upanisad: bàn đến mối quan hệ giữa hai vị thần tối cao là Brahman và
Atman
 Triết học Ấn nghiên cứu về vấn đề con người trả lười cho ba câu hỏi
+con ng từ đâu ra? Brahman sinh ra
+con ng là gì? Thể xác và linh lồn. Thể xác do ba mẹ sinh ra còn linh hồn do
Brahman (linh hồn vũ trụ) và Atman ban cho
+con ng chết đi đâu? Thể xác mất đi, linh hồn bất tử, đầu thai
->Triết học Ấn gắn liền với Tôn giáo, hướng con ng đến giải thoát thế giới bên kia
 Toàn bộ nền triết học, 6 trường phái đều bắt nguồn từ vị thần tối cao, thần linh
tồn tại bên ngoài con người, do con người nghĩ ra (sáng tạo)
-Duy vật, duy tâm, vô thần – hữu thần tồn tại đan xen vào nhau khó nhận thấy.
Gianh giới chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm còn mờ nhạt, ko rạch ròi
+triết học ấn có nd tư tưởng và hình thức đa dạng, phản ánh đời sống xã hội Ấn
Độ đương thời, mặt khác các trg phái triết lại tập trung lí giải bản chất đời sống
tâm linh, tìm căn nguyên nỗi khổ của cuộc đời, chỉ ra cách thức, con đg để giải
thoát nỗi khổ đó

1
-Ít bàn đến vấn đề bản thể luận (quan điểm của con ng về bản thể thế giới, TG cấu
tạo là gì, tồn tại ra sao), nhận thức luận (quan điểm về nhận thức của con ng), logic
học, mà chủ yếu bàn đến vấn đề con ng, về thế giới tâm linh của con ng
+Nền triết học tập trung về Tôn giáo, tập trung tìm hiểu vấn đề giải thoát của
con ng
+Trong kinh Upanisad kđ vai trò của yếu tố con ng: “Ko có gì cao quý hơn con
ng”
-Chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sơ khai có giá trị
+triết học Ấn đã lý giải căn nguyên của vũ trụ; giải thích sự tồn tại, vận hành của
TG; các học thuyết kế thừa tư tưởng của nhau tạo nên những khái niệm, phạm trù
triết học – tôn giáo cơ bản mang tính truyền thống
Câu 2: Đặc điểm của triết học TQ cổ đại
-Là nền triết học xuất hiện rất sớm (2000 năm TCN): Âm dương gia, Nho gia, Mặc
gia, Đạo gia, Pháp gia
-Phát triển mạnh vào thời kỳ tan rã của chế dộ chiếm hữu nô lệ và bắt đầu hình
thành chế dộ pk (từ đồ đồng sang sắt – công cụ lao động mới; thể chế chính trị loạn
lạc – triết học ra đời trong thời lỳ Xuân thu – chiến quốc gắn liền với các cuộc đấu
tranh)
-Chủ yếu là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức của con ng (vì ra đời trong bối cảnh
loạn lạc triền miên ->các nhà tư tưởng bàn về nguyên nhân loạn lạc)
-Nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa tự nhiên và xã hội(trời đất, người liên
thông với nhau, hài hòa, trời là tất cả)
-Yếu tố duy vật, duy tâm, vô thần và hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau
+Các quan điểm duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức luôn chiếm vai
trò thống trị vì nó là quan niệm của giai cấp thống trị, được giai cấp thống tị cổ vuc
+Các quan điểm của các nhà duy vật về vấn đề này có tính hiện thực, khoa học
vì nó dựa vào khách quan, vào những kiến thức tự nhiên. Do vậy, nó là cơ sở cho
các quan niệm khao học, tiến bộ, có tác dụng phê phán các điểm tôn giáo, duy tâm,
thần bí
Câu 3: ND thế giới quan

2
-Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới và vai trò, ý thức của con
người trong thế giới đó. Thế giới quan của Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về
thế giới và vai trò, ý thức của con người trong thế giới đó
->Phật giáo quan niệm thuyết vô tạo giả: ko ai sáng tạo ra thế giới (dù là con người
hay thần thánh), thế giới là chính nó và nằm trong mối quan hệ nhân quả
*Bởi vậy ko có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng mà cho rằng nhân quả
là một chuỗi liên tục diễn ra
+Nhân: là cái đưa đến cái khác
+Quả: là cái xuất hiện cho nhân sinh ra
+Duyên: là đk, hoàn cảnh giúp nhân chuyển thành quả
Vd: hạt giống ->cây (hạt giống – nhân; cây – quả; nhiệt độ, a/s, độ ẩm – duyên)
-Phật giáo đưa ra thuyết “vô thường”, “vô ngã”
 Vô thường: tức là ko thường còn. Mọi cái sinh ra và tồn tại trong TG ko phải là
vĩnh hằng, bất biến, mà luôn luôn vận động, biến đổi ko ngừng theo quy luật
+đối vs con ng: sinh lão bệnh tử nhằm giải thích sự tồn tại vận hành
phấn
+đối với sinh vật: thành trụ dị diệt -> đấu của TG
+đối vs vũ trụ: thành trụ hoại ko ->tư duy biện chứng
=sự biến đổi ấy diễn ra theo một trình tự thời gian nhất định từ qk đến hiện
đại, tương lai. Theo Phật giáo,TG là vô cùng, vô tận, ko có giới hạn
 Vô ngã: ngã là cái tôi (con ng), vô ngã tức là cái tôi ko thường còn
+ Ngã (con người) theo quan điểm ngũ uẩn được hợp bởi 5 yếu tố: sắc
(vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý), thức (ý thức).
+Theo quan điểm lục đại con người được hợp bởi 6 yếu tố: Địa (đất), thuỷ
(nước), hoả (lửa), phong (gió), không (khoảng không trống rỗng), thức (ý thức).
->Dù theo quan niệm nào thì NGÃ = Danh + Sắc (vật chất và tinh thần). Ngã tồn
tại theo quy luật: sinh lão bệnh tử nên những yếu tố trên chỉ tồn tại trong một thời
gian nhất định rồi tan đi.

3
->Vì vậy ko có cái tôi vĩnh hằng, cái tôi trg sinh bất tử hay trg sinh bất lão đc
=>Nhận xét:
+tích cực: tư tưởng vô thần; tư duy biện chứng sơ khai; quan điểm duy vật trực
quan
+hạn chế: quá nhấn mạnh sự vận động mà phủ nhận sự đứng im tương đối; mâu
thuẫn ko nhất quán tư tưởng biện chứng
Câu 4: ND nhân sinh quan
-là quan niệm của con người về nhân sinh – đời sống, bao gồm: khổ đế + nhân đế +
diệt đế + đạo đế
 Khổ đế: 8 nỗi khổ
+Đời người là bể khổ
+8 nỗi khổ: sinh – lão – bệnh – tử; ái – thụ - biệt – ly(yêu nhau ko đến
được với nhau); oán – tăng – hội (ghét nhau nhưng phải ở với nhau); sở cầu bất
đắc; ngũ thủ uẩn khổ
 Nhân đế: nguyên nhân nỗi khổ của con người
+Ái dục: yêu thích sắc dục, vật dục trong đời
+Vô minh: ko sáng suốt khi nhận thức thế giới khách quan ->tham-sân-si
->Đẩy con người vào khổ đau
 Diệt đế: Phật giáo cho rằng nỗi khổ của con người là có thể tiêu diệt đc, con
người có thể đạt tới trạng thái Niết bàn – là nơi hư vô, tuyệt diệt, là nơi ko
mà có, là trạng thái chấm dứt vòng luân hồi và nghiệp
 Đạo đế: là con đường để tiêu diệt nỗi khổ(ám dục và vô minh)
+Phật giáo nhấn mạnh sự hoàn thiện đọa đức cá nhân và đưa ra nhiều
phương pháp để hoàn thiện
+trong đó có 8 phương pháp cơ bản là: Bát chính đạo: chính kiến (hiểu
biết đúng đắn về tứ diệu đế) ; chính tư duy (suy nghĩ, đúng đắn) ; chính ngữ (lời
nói phải đúng đắn, chân thực); chính nghiệp (giữ cho nghiệp không bị tác động
xấu); chính mệnh (giữ ngăn dục vọng, phải biết tiết chế dục vọng); chính tinh tiến
4
(rèn luyện, tu tập không mệt mỏi, hăng hái tích cực tìm kiếm và truyền bá chân lý
nhà Phật); chính niệm (có niềm tin bền vững vào sự giải thoát, thường xuyên thờ
Phật, niệm Phật); chính định (tập trung tư tưởng cao độ, suy nghĩ về tứ diệu đế,
về vô thường, vô ngã).
Ngoài ra còn có con đường tam học: Học giới, học tuệ, học định
Câu 5: Đg lối trị nước của Nho gia
Dùng 3 phạm trù:
*ND1: xuất phát từ bản thân con ng, tu thân
-Để tu thân, Khổng Tử cho rằng trc hết phải có nhân. Nhân đc hiểu theo nhiều
nghĩa:
 Ái nhân: yêu vật, yêu ng, vạn vật tốt tươi
 Mình ko muốn gì đừng làm cho ng khác, mik muốn gì cũng làm nó cho ng khác
 Tôn trọng các nguyên tắc, kỷ cương xã hội ->nhân là cái gốc để phân biệt phải
trái
-khi có nhân phải có lễ, “vô lễ bất nhân”
o Lễ nghi tôn giáo: trang nghiêm
o Nguyên tắc ứng xử giữa ng vs ng (nghi lễ, quy phạm đạo đức quy định quan
hệ giữa ng vs ng), là lẽ phải là bổn phận mà mọi ng có nghĩa vụ phải tuân
theo, hiếu thảo vs cha mẹ, hòa thuận vs anh em, tín nghĩa bạn bè ->nguyên
tắc ứng xử trong xã hội: “Vi quốc dĩ lễ” (làm vc nước lấy lễ làm căn bản),
“tề chi dĩ lễ” (làm việc xã hội lấy lễ làm căn bản)
o Sau đó đc Khổng Tử đưa vào làm nguyên tắc ứng xử trong chính trị
o Là nét ứng xử có văn hóa giữa ng vs ng trong xã hội, “Chiếu trải ko ngay
ngắn ko ngồi”, “Thịt thái ko vuông ko ăn”
->Lễ là yếu tố quan trọng hình thành nên đạo đức và tính cách con ng
-Làm thế nào để giữ lễ, phải có chính danh ->bởi vậy lễ còn là nguyên tắc chỉ chế
độ đẳng cấp tông pháp trong xã hội lúc bấy giờ thể hiện trong tư tưởng chính danh;
“Danh bất chính ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành”

5
+Mỗi ng có một danh và phải giữ đc, nhận thức rõ cái danh của mình. Khổng Tử
nói: “Danh ko chính, ngôn ko thuận”, ai ở vị trí nào phải ở nguyên vị trí ấy (ở thời
nay gọi là lạm quyền, lúc ấy là chính danh)
->Lễ là chuẩn mực điều chỉnh bản tính tự nhiên thường thái quá của con ng. Nhờ
nó mà con ng nhận rõ danh vị, bổn phận của mình. Từ đó điều tiết và phân biệt đc
các quan hệ cha con, anh em, bạn bè, vua tôi
Khổng Tử trong đg lối trị nước, ông đã nêu ra ba phạm trù: nhân + lễ + chính
danh
->nhân trị, đức trị (dùng đạo đức để cai trị)
+Mạnh Tử đã phát triển thành đường lối nhân chính (ông phản đối pháp luật), đưa
ra 4 đg lối: phải giảm thuế cho dân; đảm bảo ng dân có tài sản (bần cùng sinh đạo
tặc – khi ng dân có tệ nạn thì ít có tệ nạ xã hội xảy ra); phải giảm hình phạt cho
dân; mở trường dạy lễ nghĩa cho dân
->thể hiện rõ khuynh hướng đức trị
*ND2: Lấy dân làm gốc
-Nho giáo đã phát triển tư tưởng dân là gốc, gốc vững nước mạnh
-Khổng Tử đưa ra quan niệm dân tín, ông nói: “Túc thực, túc binh dân tín” (lương
thực đủ, binh đầy đủ, dân tin) ->xd một nền quốc gia phát triển, binh lính mạnh
-Mạnh Tử còn nêu lên tư tưởng “trọng dân”: Nếu vua xem bề tôi là tay chân mình
thì bề tôi xem vua như tim gan mình, nếu vua xem bề tôi như chó ngựa thì bề tôi
xem vua như ng dưng, nếu vua xem bè tôi như cỏ rác bề tôi xem vua như kẻ thù
->mối quan hệ 2 chiều trong triều đình
-Từ đó ông nêu lên quan điểm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh” (dân là
quý, xã tắc ở vị trí thứ 2, vua là bình thường, xem nhẹ)
-Tuân Tử cũng nêu: “Dân là nước, triều đình là thuyền, nước có thể trở thuyền
cũng có thể lật thuyền”
*ND3: Xd một xã hội hòa hợp lấy nhà làm gốc
-Nho giáo đề cao vai trò của gđ “quốc dĩ gia vi bản” (nước lấy nhà làm gốc)
-Nho gia cho rằng xã hội có bốn hạng ng khổ đau nhất là quan (đàn ông góa vợ),
quả (đàn bà góa chồng), cô (cô nhi), độc ( cô độc, 1 mình) ->họ đều ko có nhà

6
-Hiếu là p/c quan trọng để tạo nên gđ, bởi con có hiếu vs cha mẹ thì trung vs vua
 Chữ hiếu luôn đặt lên hàng đầu
 Phải kế thừa sự nghiệp cha ông
 Giương danh hiển thân (học hành đỗ đạt có danh mang về quê hương báo
hiếu cha mẹ, xã hội)
-Hiếu đc hiểu theo các nghĩa sau
+, Thủ thân: giữ gìn thân xác để phụng sự cha mẹ dài lâu vì thân xác là do cha
mẹ ban nên ko đc lãng phí nếu ko là bất hiếu
+, Sự thân: nuôi cha mẹ vs lòng thành kính, khi cha mẹ còn thì ko bao h làm điều
gì khiến cha mẹ phiền lòng
+, Vô vi : là xử cảnh thường thì thờ cha mẹ ko trái lễ
+, vô cảm: xử cảnh biến ko thay đổi ngay cái đạo của cha mẹ
->làm đc những điều này thì 1 gđ sẽ vững mạnh
**Nếu như chữ hiếu đưa vào chính trị mà ko xem xét thì dẫn đến nhiều hệ lụy:
+kết bè kết cánh ->gây nhiều hệ lụy
+vì lợi ích gia tộc mà bất chấp lợi ích quốc gia, dân tộc (xuất phát từ chữ hiếu)
+tạo ra một tầng lớp chỉ biết phục tùng, tuân lệnh ->ko có bàn bạc, phản kháng, ko
có tính dân chủ
=>SS vs Pháp gia: Nho gia dùng đức trị, nhân trị, gđ làm gốc, 1 xã hội ko có tính
dân chủ
+gây ra tình trạng tham quyền cố vị
+, Nhưng cũng có tích cực là tạo nên sự đoàn kết
Từ gđ ổn đinh, Nho gia đi đến trị quốc
Câu 6: Bản tính con người
-Khổng Tử cho rằng bản tính con người vốn thiện nhưng do đk sống mà bị biến
đổi. Ông nói: “ Tính tương cận tập tương viễn”
-Mạnh Tử: “nhân chi sơ tính bản thiện” (bản thân con ng là thiện)

7
+Sở dĩ như vậy vì ai cũng có sẵn trong tâm tứ đoan: “trắc ẩn” (lòng thương ng) –
sinh ra nhân; “tu ố” (xấu hổ) – sinh ra nghĩa; “từ nhượng” ( nhường nhịn) – sinh ra
lễ; “thị phi” (đúng sai) – sinh ra trí
=>nuôi dưỡng tứ đoan tốt sẽ trở thành một con người tốt
+bản tính này ko tuyệt đối bất biến mà nó có thể bị hoàn cảnh xấu làm mất đi, bởi
vậy con ng phải giữ lấy tính thiện mà trời ban, muốn đc như vậy cần “tu tâm,
dưỡng tính”, phải có giáo dục
-Tuân Tử lại cho rằng: bản tính con ng là ác
+Con người là một loài động vật, ai cũng muốn thỏa mãn ham muốn nhu cầu của
mình (Mắt thích nhìn sắc đẹp, tai thích nghe điều hay, ăn thích ngon, ở thích nơi
thoải mái) và lao ra ngoài để giành giật những điều đó nên bản tính con ng là ác
+Xuất phát từ lợi ích nên ko thể dùng đức để trị mà phải dùng lễ =>nguồn gốc
pháp trị sau này
-Cáo Tử lại cho rằng bản tính con ng ko thiện cũng ko ác; do xã hội định hướng,
ko phải do con ng
+Dương Hùng là người dung hoà tư tưởng của Mạnh tử và Tuân tử khi quan niệm
tính người là thiện ác lẫn lộn.

+Đổng Trọng Thư thì quan niệm tính con người có 3 loại: Thánh nhân (quý tộc,
vua chúa), trung nhân (quan lại), đấu thưng (người lao động).

Hàn Dũ cho “tính tam phẩm”: thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm

Câu 7: Đg lối trị nước của Pháp gia


- Pháp gia phản ánh quan điểm và ý chí của giai cấp địa chủ vào thời Chiến quốc.
Họ muốn dùng sức mạnh bạo lực để hoàn thành quá trình phong kiến hoá, kết
thúc cục diện phân tranh, thống nhất đất nước, sắp xếp lại trật tự xã hội, tập trung
quyền lực về một mối. Vì thế có thể nói tư tưởng của phái Pháp gia có ảnh hưởng
lớn đến sự nghiệp thống nhất về chính trị của xã hội Trung Quốc.
-Hình pháp có từ rất sớm trong xã hội TQ cổ đại. Ngay từ buổi đầu nhà Chu đã có
quan niệm về lễ và hình để quy định cách ứng xử vs 2 tầng trong xã hội “Lễ ko
xuống thứ dân, hình ko lên đại phu”

8
*Ng khởi xướng tư tưởng pháp trị là Quản Trọng. Ông có tư tưởng về “luật, lệnh,
hình và chính”
+Luật là để định phận cho mỗi ng mà dân ko tranh giành
+Lệnh là ban bố công khai luật để dân biết mà thi hành
+Hình là trừng phạt ng làm trái luật và lệnh đã ban hành
+Chính là làm ngay thẳng, là ng hướng dẫn cho dân thuận theo lẽ phải
*Sau đó là Lý Khôi, là Tướng quốc nước Ngụy, là ng đặt nền móng cho sự ra đời
của Pháp gia
+Bộ PL đầu tiên xuất hiện ở TQ thời kỳ này, ng viết là Lý Khôi: “Pháp kinh” bao
gồm 6 chương
+Tuy Pháp kinh đc dùng để bảo vệ quan hệ sở hữu pk nên nó ko tránh khỏi
những hạn chế lịch sử, nhưng nó là một bước nhảy vọt lớn trong h/c lịch sử lúc
bấy giờ
*Ngô Khởi là ng hiện thực hóa tư tưởng Pháp gia
+Ông đã thi hành quan điểm: “Ngôn bất tín, hành tất quả” (lời nói có đc chữ tín
thì hành động thành)
+Thực hiện tư tưởng “tín thưởng tất phạt” của pháp gia để giữ nghiêm quân lệnh
(giữ đc tín thì thưởng, ko thì phạt)
*Thân Bất Hại , là Tướng quốc nước Hàn
+Ông đưa ra chủ trương ly khai đạo đức, chống lễ và đề cao thuật trong phép trị
nước (thuật là thủ đoạn chính trị hay là phương pháp chính trị)
+Thuật và pháp khác nhau. Vua phải công khai pháp để mọi ng đều biết tuân thủ
còn thuật thì vua lại cần giữ kín trong lòng, có như vậy mới có thể độc thị, độc
thính, độc đoán
->Trong thời gian ngắn, thuật đã trở thành vũ khí lợi hại nhưng do bản chất của
thuật là lừa gạt cho nên nó ko tránh khỏi mặt tiêu cực, khi đã dùng đến luật thì thực
chất là đã đưa quan hệ vua tôi thành quan hệ đối lập, làm cho mâu thuẫn trong nội
bộ giai cấp thống trị càng trầm trọng hơn
+Coi trọng thưởng phạt và minh pháp

9
*Người có công xd cà phát triển tư tưởng của Pháp gia lên tình độ mới phải kể đến
Thận Đáo
+Cũng như Lý Khôi, Ngô Khởi, ông chủ trương “Thượng pháp”
+Ông đề cao vai trò của “Thế” cho rằng “ng hiền mà chịu khuất, kẻ bất tiếu là vì
quyền thế nhẹ, địa vị thấp”
+Thế là cái bao trùm vượt lên trên pháp và thuật
+Ông phê phán nhân trị, cho nhân trị là một biểu hiện tự tư
*Thương Ưởng là ng đầu tiên trên TG nghĩ ra hình phạt ngũ mã phanh thây
+Ông chủ trương đề cao pháp
+Thực hiện nguyên tắc “ngôn bất tín, hành tất quả” và thưởng phạt phân minh
+Ông chủ trương dùng PL nghiêm minh để trị nước, tập trung quyền lực vào tay
vua
+Lần Hiến pháp thứ 2 cải cách tập trung vào 4 nd: thiết lập chế độ quân huyện;
triệt để xóa bỏ chế độ ruộng đất chiếm hữ nô lệ; thống nhất chế độ đo lường trong
nc Tần; thực hiện chuyên chế văn hóa
=>Ông dùng PL quá cứng nhắc va khắc nghiệt, ko mềm dẻo, chỉ 1 chiều, ko thấy
đc cái lý, cái tình
*Hàn Phi Tử đc coi là tập Đại thành của pháp gia
-Ông tiếp thu lí luận của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, ông còn tiếp thu
tư tưởng Tuân Tử, đặc biệt là quan niệm “tính bản ác”
-Ng là động vật tự tư tự lợi – là bản chất vốn có, là đặc tính duy nhất của con ng và
ko thể thay đổi nên ko thể dùng đức trị
-Phản đối đức trị, chủ trương pháp trị, dùng “thưởng, phạt” làm công cụ chủ yếu để
điều chỉnh bản tính ác của con ng
-Đg lối trị nc phải phù hợp vs từng giai đoạn lịch sử cụ thể (lịch sử nhận loại luôn
luôn vận động biến đổi và phát triển ko ngừng)
=>Xét tư tưởng của ông dưới ba phương diện
+Thứ nhất, lấy pháp làm trọng, lấy thưởng phạt làm chính
+Thứ hai, dùng thuật chế ước quần thần
10
+Thứ ba, dựa vào thế để đạt quốc (thế là quyền thế và địa vị của vua)
=>Hàn Phi Tử chủ trương trị quốc phải lấy vua làm trung tâm, lấy pháp trị vs pháp,
thế, thuật làm cơ bản. Pháp là trọng, ba yếu tố bổ trợ cho nhau và ko thể tách rời
nhau trên cơ sở pháp là căn bản, thế thuật là các yếu tố bổ trợ

Câu 8: Quá trình du nhập của Phật giáo. Thuận lợi và khó khăn
Chia làm 3 thời kỳ:
*GĐ1: (TK 2 TCN – TK 1 SCN), gắn liền vs sự xâm lược của triều đại, Nho giáo
gai nhập chưa nề nếp, bài bản nên ảnh hưởng hạn chế
*GĐ2: (TK 5 SCN), Nho giáo đc truyền bá mạnh mẽ vào VN
+Vì từ TK 2 SCN, TQ xảy ra chiến tranh triền miên ->nhiều Nho sĩ từ phương bắc
xuống nước ta sinh sống rồi mở trường dạy học; lúc này nhà Ngô cai quản nước ta,
cách thức cai trị: ko trực tiếp mà cử người phương bắc (Sĩ Nhiếp) – chính ng TQ
để phải lệ thuộc vào nó nhưng vì chiến tranh, nhà Ngô ko giúp đc gì nên Sĩ Nhiếp
muốn Giao Chỉ, Giao Châu tách ra, giành độc lập, đẩy mạnh Nho giáo , nâng cao
trình độ cho ng dân
->nho giáo ko chỉ được đào tạo cho những người lãnh đạo mà còn đi vào cả làng,

+Người có công lớn nhất trong việc truyền bá nho giáo vào nước ta là Sỹ Nhiếp.
Các nhà nho VN rất coi trọng ông, gọi ông là “Nam giao học tổ”
-Đến đây, Nho giáo găp phải trở ngại lớn: sự ra đời của Phật giáo. Trong quá trình
du nhập đã nảy sinh mâu thuẫn và sự đáu trnah giữa các học thuyết. Nhưng vì đi
vào bằng con đường hòa bình, lại hòa hợp vs tín ngưỡng bản địa, hình thành nên
các vị thần, bởi vậy rất đc lòng nhân dân
->Từ khi Phật giáo du nhập cho đến cuối thời kỳ Bắc thuộc thì Phật giáo đã trở nên
phổ biến. Nó kết hợp với tín ngưỡng, ý thức dân tộc tạo tiền đề cho sự phát triển
mạnh mẽ của nó trong thời kỳ độc lập sau này
*GĐ3: (TK6 –TK9), có sự biến động, VN có nhiều thay đổi, sự ra đời triều đại đầu
tiên (Lý Nam Đế ko chọn Nho mà chọn Phật giáo nên xây dựng các ngôi chùa)
+Cuộc đấu tranh giữa Nho giáo với Phật giáo kéo dài nhiều thế kỷ diến ra ở cả
Trung Quốc và Giao Chỉ. Cho đến thế kỷ VI có 3 cuộc tranh luận lớn

11
+ Từ khi Lý Bí dựng nước (544) Nho giáo đã trở thành nhu cầu thực tế của đất
nước vì nó là cơ sở để hình thành cương lĩnh chính trị của công cuộc cứu nước,
dựng nước, tổ chức xã hội…tuy nhiên do còn bị lệ thuộc phương Bắc nên Nho giáo
không có điều kiện phát triển mạnh.

+Thời kỳ nhà Đường, TQ thống nhất, triều đình phương Bắc tiếp tục chính sách
đồng hóa ở mức độ mạnh mẽ hơn trước, do vậy việc học Nho đc phát triển.

Nguyên nhân:

 Thiết lập một hình thức cai trị chặt chẽ, ràng buộc mạnh là “An Nam đô hộ
phủ) thay cho Giao Châu, Giao Chỉ
 Thời kỳ pk đầu tiên kết nối cả phương Tây bằng con đg tơ lụa, thiết lập chế độ
chính trị, quân sự, ngoại giao vững mạnh
 Để thuần phục nhà Đường cung cấp rất nhiều sách vào nước ta, thiết lập các kì
thi y hệt TQ, thể hiện sự hòa hợp thống nhất ko phân biệt

->Hệ thống sách vở Nho giáo chính thống vào VN ngày càng mạnh mẽ

**Thuận lợi và khó khăn

Đến từ TQ, ủng hộ từ chính quyền Vào VN nhằm đồng hóa nên gặp phải
sự phản kháng
-Đi bằng con đg đấu tranh nên khó hòa
hợp
-Trình độ dân trí thấp, chưa đáp ứng đc
do học Nho cần biết chữ, trình độ học
vấn cao
-Mâu thuẫn tín ngưỡng bản địa ở Việt
Nam. Thời kỳ Hán, Nho thống trị tuyệt
đối, mnag tính chất khắc nghiệt, 1
12
chiều đề cao ng đàn ông, gia trưởng,
tuyệt đối hóa còn VN ảnh hửng tư
tưởng mẫu hệ

Câu 9: Du nhập của Nho giáo. Thuận lợi và khó khăn


Phật giáo vào VN qua 2 giai đoạn:
*GĐ1: (TK1 – 5), Phật giáo đến Việt Nam từ Ấn Độ = con đg rất khác biệt, từ đg
biển thông qua giao lưu buôn bán
-Điểm cập bến đầu tiên là Bắc Ninh (Kinh Bắc) vì là trụ sở của Giao Châu, Giao
Chỉ
- Sự du nhập Phật giáo vào Giao Châu thời kỳ này cú nhiều thuận lợi. Những
thuyết Nhân quả nghiệp báo, luân hồi, với những quan niệm công đức, tam bảo…
không những không đi ngược với tín ngưỡng của người Việt mà còn rất phù hợp
nên nó được tiếp nhận nhanh chóng. Đồng thời những người Giao Chỉ lúc này
cũng chưa bị ảnh hưởng sâu nặng của hệ tư tưởng Nho giáo.
- Trong quá trình du nhập đã nảy sinh mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa Nho giáo
và Phật giáo, mâu thuẫn đỉnh cao thể hiện qua ba cuộc tranh luận lớn
- Những tư tưởng Phật giáo sơ khai ở Giao Châu thời này được thể hiện đầy đủ
trong tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu tử. – t/p ra đời để giải quyết cuộc tranh
luận giữa hai tôn giáo này
->Từ đó tạo nên sự phân tầng
+Nho giáo – những ng lãnh đạo, tầng lớp trên, học tập ở thành thị
+Phật giáo – nông thôn, nhân dân, dấu ấn sâu trong đ/s nhân dân
*GĐ2: (TK6 – 9), thời kỳ du nhập các phái thiền từ TQ (nhà Đg du nhập Nho giáo
nhưng ở TQ, Phật giáo phát triển mạnh mẽ)
->3 nhánh Phật giáo chia ra 3 sự ảnh hưởng còn ở VN chủ yêud là dòng Thiền tông
+Tỳ ni đa lưu chi (580), muốn tu đc phải giác ngộ dần dần, vừa mang màu sắc của
TQ và Ấn

13
->ông tổ của thiền Việt Nam là người ấn Độ nhưng lại được tổ thứ 3 của Thiền TQ
truyền tâm ấn. Do vậy, mặc dù Thiền Việt Nam được truyền vào từ phương Bắc
nhưng mang nhiều đặc trưng của Thiền ấn Độ, nó truyền được 18 đời.
+Vô Ngôn thông (820), giác ngộ ngay lập tức, ko cần ngôn ngữ nhìn nhau là hiểu
=> Từ khi Phật giáo du nhập cho đến cuối thời kỳ Bắc thuộc thì Phật giáo đã trở
nên phổ biến. Nó kết hợp với tín ngưỡng, ý thức dân tộc tạo tiền đề cho sự phát
triển mạnh mẽ của nó trong thời kỳ độc lập sau này
Cuối thời kỳ Bắc thuộc, Nho và Phật giáo đã có vị thế nhất định trong đ/s văn
hóa tinh thần VN. Trong đó, Phật giáo giữ vai trò chủ đạo và ảnh hưởng sâu vào
đ/s itnh thần của nhân dân, địa phương, làng xã còn Nho giáo giữ vai trò chủ đạo
trong tầng lớp trên ở thành thị
**Thuận lợi và khó khăn
-đi vào bằng con đường hòa bình -ko đc chính quyền ủng hộ
-phù hợp vs tín ngưỡng bản địa nên
hình thành những vị thần, những tín
ngưỡng (Phật Quan âm nghìn mắt
nghìn tay)
-Sự linh hoạt mềm dẻo

Câu 10:Phật giáo thời kỳ Lý – Trần


**Phật giáo hưng thịnh thời kỳ Lý – Trần vì:
-Tinh thần tự lực tự cường
+Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư, Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm nơi đóng quân vì để
ko lệ thuộc vào phương bắc, kđ tinh thần độc lập chủ quyền, tự chủ tự cường,
thoát khỏi sự đô hộ
->những thời kỳ đầu tiên, chọn Phật giáo chứ ko phải Nho giáo
-Mềm dẻo mang tính chất dân tộc -> Phật giáo ủng hộ bất kỳ ai cũng đc lên làm
vua nêu đem lại hạnh phúc, quyền lợi cho đất nc
+Liên quan đến Lý Công Uẩn do sư Vạn Hạnh và nhà chùa nuôi dưỡng nên
sau khi lên làm vua muốn quay về báo đáp

14
-Ảnh hưởng của Phật giáo, cuối thời kỳ bắc thuộc, Phật giáo chủ yếu ở nhân dân.
Mà các triều đại pk rất ngắn 20-30 năm, vấn đề cấp thiết là đoàn kết nhân dân
chống lại sự đô hộ của phương Bắc nên phải lấy tư tưởng của nhân dân
**Sự phát triển: Phật giáo thời kỳ này giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội,
nó được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng vào việc ổn định trật tự xã hội,
phát triển chế độ phong kiến, dựng nước và giữ nước. Thời kỳ này chùa chiền xuất
hiện khắp nơi, các tín đồ Phật giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình
thành nhiều trung tâm Phật giáo lớn
-Phật giáo thời nhà Lý:
Chùa đc xd ở nhiều nơi: Chùa Một Cột – mang dấu ấn văn hóa VN, rất đặc
trưng đc xd; kinh sách đc nhà nc cấp tiền cho in, chia ruộng đất -> Phật giáo độc
lập cả về kinh tế, các nhà sư uyên bác gọi là quốc sư
-Phật giáo nhà Trần: mang đậm hơn nữa Phật giáo Việt Nam. Đặc trưng là tính
nhập thế (tham gia vào c/c trần tục)
+Phật giáo góp sức rất lớn vào 3 lần chống quân Nguyên Mông (vd: trong hội
nghị Diên Hồng, nhà sư đóng góp ý kiến, nhà sư ra chiến trận)
+Ba thiền phái dần hào nhập làm một, sự sát nhập đó đã đưa tới sự phát triển
của thiền phái “Trúc Lâm Yên Tử” – Trần Nhân Tông theo thiền phái này (riêng
ng VN) vs tư tưởng: hướng tới đời sống con ng
-Văn hóa, tinh thần: toàn bộ sáng tác văn học đều của các thiền sư, nd sáng tác: ca
ngợi cảnh đẹp quê hương, ca ngợi anh hùng dân tộc ->thể hiện tính nhập thế cao
-Kiến trúc: rất nổi bật như kiến trúc cung đình. Trong đó có 4 kiến trúc nổi bật mà
ng VN xưng là “An Nam tứ địa khí” (Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh;
Tháp Bảo Thiên ở Thăng Long, Hà Nội; Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu (chùa
Một Cột), Hà Nội; Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định)
-Giáo dục:
+Giai đoạn đầu phật giáo là cái nôi chủ đạo của giáo dục, đào tạo nhân tài (Lya
Công Uẩn) thông qua nhà chùa; bộ máy triều đình, quan lại đều mang tâm huyết
phật giáo và do các thiền sư đề cử và giới thiệu
+Sau này, khi phật giáo đã phát triển, đất nc ổn dịnh, truyền lại sự đào tạo cho
nho giáo, đăt nền móng ->Văn miếu đc xd –> trg đào tọa chính quy của Nho giáo –
Quốc Tử Giám, mở các cuộc thi để tuyển chọn nhân tài nho giáo đưa vào nhà nước

15
=>đưa nho học phát triển bắt nguồn từ giáo dục (TK15)
->thể hiện đc tính mềm dẻo
*Nhưng cuối thười kỳ Lý, Trần, phật giáo bắt đầu đi xuống vì phật giáo bị tràn tục
hóa, nhiễm các thói hư tật xấu
-PG bị nuông chiều quá nhiều trong 3 thế kỷ, phật giáo đc coi trọng nhất, muốn gì
đc nấy
-Nửa cuối thời kỳ nhà Trần, những phe pahis trong triều nổi dậy lật đổ nhà Trần –
dùng bạo lực để trấn áp, nhiều ng tìm cách bỏ chạy vào các nhà chùa ->những thói
quen trần tục đã đi vào các nhà chùa
-Nhà Minh khi xâm lược muốn đem VN trở về thời kỳ đồ đá, muốn xóa bỏ những
văn hóa, văn minh = cách những công trình đồ sộ bị phá bỏ; kinh sách, sách vở tư
tưởng của VN đều bị đốt hết; những công trình có giá trị đme về TQ, những nhân
tài bị bắt về phục vụ cho triều đình (Nguyên Trừng) ->nhiều ng dân tìm cách chạy
nạn vào chùa, đem toàn bộ đời sống bên ngoài vào chùa
=>TK16, PG rơi vào thảm cảnh, Lê Lợi lên ngôi, nhà Lê lấy Nho giáo làm độc tôn,
sd các biện pháo để hạn chế PG:
+Thi đỗ làn sư, trượt về sx
+Cấm xd chùa mới, cấm in kinh sách, muốn sửa chữa chù phải xin phép triều
đình
+Cấm các nhà vua vào kinh thành => vai trò chính trị của PG chấm dứt, từ đc
vua trọng dụng đến bị đuổi ra khỏi kinh thành, phải về quê. Nhưng Lê Thánh Tông
lên ngôi tiếp tục truy sát PG, thay đổi văn hóa, chính trị; đình làng xuất hiện, đánh
bật quyền lực ở làng quê của phật giáo, chùa chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh còn đình
mưới là nươi diễn ra mọi hoạt động cũng như chính trị - xã hội ở làng
=>Phật giáo ngày càng kiệt quệ
Câu 11: Hưng thịnh của Nho giáo thế kỷ 15, ảnh hưởng của nó đến các lĩnh
vực chính trị, văn hóa, giáo dục
Đến TK15, Nho giáo phát triển cực thịnh, giữ vai trò chi phối toàn bộ chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa VN
*Chính trị

16
-Chi phối toàn bộ đời sống chính trị của Đại Việt
-Đg lối nổi bật: dùng đức trị để cai quản
-Thông qua quan điểm trị nước đc hiện rõ của Nguyễn trãi, Lê Thánh Tông
+Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
+Lê Thánh Tông: kết hợp đức trị và pháp trị, cho biên soạn bộ luật Hồng Đức –
thời kỳ phát triển hưng thịnh của pk VN
->thể hiện tính nhân văn và nhân trị rất cao của LTT
->đc đánh giá là bộ luật nhân văn, tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ , nhưng vẫn thấy
được tính mềm dẻo của đức trị
=>Dù có luật pháp nhưng vẫn là đức trị
-Bộ máy quan lại có sự thay đổi
+Trước đây nhà Trần, chế độ quân chủ, do quan hệ huyết thống và tiến cử người
tài
+Nhà Lê, pk quan liêu, đc tuyển chọn thông qua quá trình thi cử, thi Nho giáo
->tạo nên một bộ máy phong phú
->tạo ra một tác động to lớn cho xã hội, cả xã hội đi học để làm quan, vc học phát
triển hưng thịnh
-Nho giáo đánh dấu sự học đầu tiên, Văn Miếu đc xd dưới thời Lý, sau đó xd Quốc
Tử Giám – trg học Nho giáo đầu tiên
=>Nho giáo bắt đầu có vị thế trong triều đình, quan lại đc tuyển chọn thông qua thi
cử (thi cử đc hoàn thiện vào 1396), thi = nd nho giáo; 3 năm 1 kỳ thi hương, hội,
đình – vua ra đề, ai đỗ là tiến sĩ, cao nhất của tiến sĩ là trạng nguyên. Đỗ thi đình
thì làm quan
=>Bộ máy nhà nc chủ yếu là Nho giáo, NG đạt đc vị thế cua mik bằng vc học
+) Triều Hồ lấy ngôi nhà Trần = con đg bạo lực nên nhà Hồ đánh mất lòng dân, gọi
là nghịch thần, bất trung (quan điểm của Nho giáo)
Vì long dân vẫn hướng về nhà Trần, bởi nhà Trần đã tạo đc hào khí rất cao, 3 lần
chống quân Nguyên Mông , gọi là Hào khí Đông A

17
->Nhà Trần đã tọa đc vị thế, uy quyền rất lớn, NG có dấn ấn mạnh mẽ ở thời kỳ
này
->Nho giáo phát triển nhưng ko bao giờ đề cập đến cương thường vì có hôn nhân
nội tộc, dù vậy vẫn đc nhân dân ủng hộ
+) Thời nhà Lý ko có dấu ấn Nho giáo, là Phật giáo nên rất mềm dẻo
** Nho giáo đi lên, Phật giáo đi xuống, sang TK15 phát triển hưng thịnh vì có ng
kết nối, trung chuyển là Nguyễn Trãi
+Ông là tôn thất nhà Trần, một nhà Nho uyên thâm, ông đã dùng tư tưởng nhân
nghĩa của mình trở thành quân sư của Lê Lợi giúp Đại Việt giải phomgs, thu phcuj
cả kẻ thù, “lấy nhân nghĩa để chống hung tàn”
+Nhà Lê cũng đi theo đg lối này
+) Quan lại đc hình thành = 2 hình thức: quân công, tập ấn (giữ vai trò của các
công thần, những ng có công) và thi cử để bổ sung, hỗ trợ ->thi cử phát triển đẩy
NG phát triển
+2 hình thức mâu thuẫn vs nhau, công thần nhà Lê có những lần khuynh đảo, sd
những ng thân cận, ng thân nghi kị lẫn nhau ->2 công thần bị giết chết
*TK15, Nho giáo cũng như giáo dục phát triển đỉnh cao
+Thi cử Nho học đc hoàn thiện nhất
+Tạo ra phong trào ng ng đi học, nhà nhà đi học
+Lê Thánh Tông có 2 pp để vc học phát triển, tạo ra một xã hội đi học
 Xd bia tiến sĩ, ai đôc tiến sĩ đc khắc vào bia, tọa ra cho ng học động kực, ghi
danh sổ sách
 Đưa ra lệ “vinh quy bái tổ”, đỗ làm quan thì về làng, kiệu, binh lính dẹp đg,
vinh hoa
Và vì đây là con đg duy nhất để đổi đời
+Sự học đc đẩy lên đỉnh cao
+Cách thức tuyển quan lại dựa trên tài năng, ko có một thời địa nào mà uy tụ một
dàn sao sáng như vậy (thời vua Lê Thánh Tông) ->vua quan tất cae đồng lòng,
đóng 1 vai trò rất quan trọng

18
Nho giáo Nhà Lê đề cao cương thường, tam cương ngũ thường, con nhà Trần thì
ko bao giờ đề cập đến
*Trong văn học NT
-Các sáng tá thời kỳ này chủ yếu là nho sĩ, chủ yếu trong “Hội Tao Đàng” vs
những nhà nho nổi tiếng như Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi
-Sử học cũng phát triển hưng thịnh “Địa Việt sử ký toàn thư”
Câu 12:Đặc điểm Nho giáo Việt Nam thế kỷ 19 (nhà nước)
*Cuối TK16, hệ tư tưởng rơi vào khủng hoảng, xuất hiện khuynh hướng mới “tam
giáo đồng nguyên” (nho, phật, đạo song hành vs nhau)
+) chính trị: VN thiên về khuynh hướng pháp trị
Nguyên nhân:
 Sau khi vua LTT mất, xã hội loạn lạc, nội chiến của các tập đoàn pk, Nho
giáo ko còn đủ khả năng lãnh đạo
 Nho giáo rơi vào sự suy thoái, thể hiện tính bảo thủ, lối học tầm trương
chích thú->xã hội chạy theo hướng: danh tiếng và tham vọng
 Các quan hệ xã hội cơ bản bị phá vỡ, nền tảng xã hội lung lay, bộ máy quan
lại bị phá vỡ
*Đỉnh điểm trượt dốc Nho giáo là TK18 – thời kỳ k/n nông thôn
->xã hội ngày càng suy thoái, Nho, Phật mất hết vị thế
**Nguyễn Ánh lên ngôi, Nho giáo giữ vị trí độc tôn trong hệ tư tưởng (nhà
Nguyễn đã đưa nó lên chứ ko phải từ từ xd và phát triển hưng thịnh như TK 15)
-Nho giáo độc tôn, để xd chế dộ pk tập quyền trung ương cao nhất, từ đó lập ra các
lệ là hệ tứ bất (ko phong vươgn, ko trạng nguyên, ko tể tướng, ko hoàng hậu), mục
đích thâu tóm quyền lực trong tay vua để củng cố vị thế của vua
=>NG TK19 bảo thủ hà khắc. Nguyên nhân:
+Chính trị: đg lối chính trị “ngoại nho nội pháp” – bên ngoài thì là nho giáo nhưng
bên trong lại sd pháp trị hà khắc ->xd bộ luật “Gia Long” để thực hiện đg lối
->hà khắc và phân chia g/c
+Kinh tế: “trọng nông ức cương”, “bế quan tỏa cảng”

19
+Văn hóa, đạo đức: đẩy giá trị đạo đức NG lên tuyệt đối, cực đoan nhất ->đẩy
nhân, nghĩa trung hiếu lên đỉnh điểm
=>Hậu quả: nền kinh tế VN suy yếu, sự bảo thủ của NG là nguyên nhân đẩy VN
vào sự đô hộ của Pháp
Nho giáo thế kỉ 15 tiến bộ bao nhiêu thì TK19 lạc hậu và bảo thủ bấy nhiêu

20

You might also like