You are on page 1of 37

Mục Lục

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................... 2
Chương 2: Tổng quan về tôn giáo ĐNA ................................................................................................ 5
Chương 3. Phật giáo & Phật giáo tại các nước ĐNA ............................................................................ 5
CHƯƠNG 4. TÔN GIÁO TẠI THÁI LAN & PHẬT GIÁO CỦA THÁI LAN ................................. 11
CHƯƠNG 5. TÔN GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở MYANMAR ............................................................. 14
CHƯƠNG 6. PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 17
CHƯƠNG 7. ISLAM GIÁO VÀ ISLAM GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á .................................................. 20
Chương 8. ISLAM TẠI MALAYSIA .................................................................................................. 28
CHƯƠNG 9. CÔNG GIÁO TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ TẠI VN & PHILIPPINES ............................. 31
CHƯƠNG 10. MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM................................................................. 35

1
CHƯƠNG 1
Khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong
lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu
nhiên”.
- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi
cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ
có tôn giáo”.
- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh
thần của trật tự không có tinh thần”.
- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự
phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà
thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
Định nghĩa của E.B.Tylor: Tôn giáo là niềm tin vào các thực thể tinh thần/linh hồn
(spirituals beings), hoặc thực thể tâm linh
Định nghĩa của Emile Durkheim: Tôn giáo là hệ thống liên thể niềm tin và nghi lễ có liên
quan đến những cái thiêng liêng (thánh), hay nói cách khác là những cái bị tách rời và cấm
kỵ, gắn kết những con người phụ thuộc vào nó với một cộng đồng mang tính đạo đức là tổ
chức tôn giáo.
Tóm lại:

• Tôn giáo mang tính xã hội, tính cộng đồng và tính văn hóa, được biểu hiện đa dạng và
tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý, văn hóa khác nhau của mỗi cộng đồng
xã hội hay tôn giáo.
• Khi xét đến định nghĩa tôn giáo cần nghiên cứu thêm những yếu tố cấu thành, tổ chức,
chức năng của tôn giáo cũng như những hiện tượng gần với tôn giáo hay mang tính tôn
giáo

2
Bản chất tôn giáo
Mác và Ăng-ghen cho rằng : “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo
ra con người”. CÓ nghĩa là “ tôn giáo là sự tự ý thức hoặc sự tự cảm giác của con người
chưa tìm được bản thân mình hoặc để mất bản thân mình một lần nữa”
Đặc trưng của tôn giáo : 3 đặc trưng cơ bản:
+ Niềm tin (sự tồn tại và sức mạnh siêu nhiên)
+Hành vi ( tín ngưỡng, nghi lễ, cầu cúng)
+Tổ chức ( cộng đồng tín ngưỡng )
Chức năng tôn giáo
Chức năng tâm lý, chức năng xã hội
Một số hình thái của tôn giáo
- Tính ngưỡng vạn vật hữu linh ( Animism)
Vạn vật hữu linh tức thế giới linh hồn, mọi vật đều có linh hồn
- Tín ngưỡng vật tổ ( Totemism)
Totem giáo tức là thờ cúng, tôn thờ, kiêng kỵ về cội nguồn tổ tiên sinh ra dòng họ và
cộng đồng qua biểu tượng và truyền thuyết. Mỗi nhóm đều tin vào mối quan hệ họ hàng
thần bí của mình với một loại đối tượng vật chất nào đó là “totem” của nhóm, thường
là động vật hoặc thực vật.
Totem giáo thường được nhìn dưới góc độ là các nghi lễ cố kết cộng đồng xã hội.
- Shaman (Shamanism)
Shaman giáo là hình thái tôn giáo thể hiện bằng phép thuật và các shaman là những
người có khả năng tự đưa mình vào trạng thái xuất thần.
Ý thức, tinh thần và tâm lý của họ biến đổi và họ làm nhiệm vụ trung gian giữa con
người với “thần linh” để giao tiếp với “thần linh”, nương vào sức mạnh của “thế giới
siêu nhiên” để làm những việc như hành lễ, chữa bệnh, phù phép, tiên báo hậu vận cho
cá nhân hay cộng đồng, ban ơn phúc và bảo hộ cho cá nhân hay cộng đồng.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đặc điểm của tôn giáo
1. Cầu nguyện
2. Nhạc

3
3. Tập luyện sinh lí
Việc vận dụng trạng thái tâm lí bằng phương cách vật chất để tạo ra một tình trạng đê
mê tinh thần, hư giác,… là điều có trong mọi hệ thống tôn giáo
4. Thúc đẩy
Trong mọi hệ thống tôn giáo, người ta tin rằng một vài người có quan hệ gần gũi với
những quyền năng vô hình và những người có thể vận dụng khả năng này có thể giúp
ích cho tâm linh kẻ khác ( thầy cúng, shaman, chữa bệnh…)
5. Đọc đạo lí
6. Diễn cảnh
Đôi khi các nghi lễ bắt chước thực hiện những gì có liên hệ với vũ trụ. Có thể là bói
toán hay ma thuật, nhưng thường hay liên hện đến chính các thần thánh. Trong một số
nghi lễ có tính cách sân khấu, thường có người đóng vai thần thánh
7. Mana
Mana là quyền năng siêu phàm không có cá tính người, mà đôi khi người ta cho rằng
có thể truyền từ đồ vật này sang đồ vật khác. Chữa bệnh bằng cách đặt tay lên người
bệnh là một ví dụ truyền lực để kéo bệnh ra khỏi người bệnh, hay để hủy diệt bệnh
8. Vật cấm kị
9. Tiệc tùng
Ăn uống nhân dịp lễ tôn giáo, cầu nguyện sau khi ăn
10. Tế thần
11. Tụ tập cử hành lễ
12. Linh cảm
13. Biểu tượng
Xu thế của đời sông tôn giáo đương đại
Nhiều tôn giáo mới ra đời hoặc các tôn giáo cũ đã điều chỉnh cách tân cho hiện đái hóa
phù hợp với tính chất xã hội
Xu hướng dân tộc hóa thể hiện rõ rệt. Có nghĩa mỗi dân tộc vận dụng tôn giáo ấy theo
lăng kính văn hóa và tâm lý riêng của dân tộc mình, làm cho tôn giáo ây ngày càng
mang sắc thái dân tộc hóa

4
Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng
trong xu thế đa dạng hóa và thế tục hóa tôn giáo. Hậu quả tất yếu đa da dạng hóa tôn
giáo là nếu tôn giáo truyền thống không đáp ứng được nhu cầu quần chúng thì sẽ bị
thay thế. Ex: Cao đài, Hòa Hảo

Chương 2: Tổng quan về tôn giáo ĐNA


Brunei Islam*(67%), Phật giáo, Kito giáo, còn lại
Cambodia Phật giáo tiểu thừa* (90%)
Indonesia Islam*(88%), Tin Lành, Công giáo, Hindu, Phật giáo, còn lại
Lào Phật giáo tiểu thừa*, một số dân tộc ở miền núi theo thuyết vạn vật
hữu linh hoặc kết hợp với đại thừa
Malaysia Islam* (55%), Phật giáo, Hindu, còn lại
Myanmar Phật giáo* (89%), Kito giáo, Hindu, Islam, còn lại
Philippines Công giáo*(83%), Tin Lành, Islam, còn lại
Singapore Lão giáo*(31%), Phật giáo, Kito giáo, Hindu, còn lại
Thái Lan Phật giáo tiểu thừa* (95%)
Vietnam Phật giáo chiếm 2/3. Ngoài ra có công giáo, tin lành, Hindu, Islam,
Khổng giáo, Cao đài, Hòa Hảo, Lão giáo

Chương 3. Phật giáo & Phật giáo tại các nước ĐNA
A. PHẬT GIÁO
- Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới
- Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) sáng lập vào thế kỉ thứ VI TCN sau khi
thức tỉnh, giác ngộ được pháp, nguyên lí vạn vật
Giáo lí cơ bản: Tứ diệu đế => Phật là người đầu tiên thuyết giảng về tứ diệu đế. Pháp
giáo trung tâm của đạo Phật và cũng điều mà Phật đã chứng minh trong lúc đạt đạo

5
1.Khổ đế: Chân lí về sự khổ
-> mọi dạng tồn tại đều mang
một khi gốc
tính khổ não, không trọn vẹn.
của mọi tham
ái được tận
diệt thì sự
khổ cũng
được tận diệt
Diệt
khổ
-> Bát
chính
Đạo đế TỨ DIỆU ĐẾ Diệt đế
đạo

Ngũ ấm thạnh khổ. Khổ Tập đế


về 5 ấm hưng thạnh: sắc,
thọ tưởng, hành, thức Oán tắng hội khổ
(oan gia hội tụ)
 Khổ THÂN và
TÂM
Tham, sân, si
 Nguồn gốc luân hồi

 Không thấu hiểu được tứ diệu đế là VÔ MINH


 Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử là chứng ngộ niết bàn
 Theo tứ diệu đế, con đường dẫn đến niết bàn là bát chính đạo

6
BÁT CHÍNH ĐẠO
Chính kiến Là sự hiểu biết đúng đắn, giữ 1 quan niệm xác đáng về TDĐ và
GLVN -> khía cạnh nhận thức
Chính tư duy Là suy nghĩ đúng đắn, là thanh lọc tâm -> khía cạnh tinh thần
Chính ngữ Không nói dối, không nói lời ác thị phi
Chính nghiệp Tránh phạm giới luật, hành thiệt xa ác hạnh, ko trộm cắp, ko dâm
dục bất chính và ko tổn hại đến người khác
Chính mệnh Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh
Chính tinh tiến Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu
Chính niệm Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý
Chính định Tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, hợp chân lý có ích cho
mình, cho người

TAM TẠNG
Được viết vào khoảng năm 25 TCN và gồm 3 cuốn:
- Luật Tạng (Vinaya – Pitaka)
- Kinh Tạng (Sutta – Pitaka)
- Luận Tạng (Abhidhamma – Pataka)

Quá trình phát triển và phổ biến phật giáo

Giữa TK6
TCN TK5 TCN TK4 TCN TK1 SCN TK7

Giai đoạn giai đoạn bắt đầu phân Xuất hiện sự xuất
nguyên thủy hoá ra nhiều trường giáo pháp hiện của
Đức Phật và đệ phái qua các lần kết Đại Thừa Mật tông
tử của ngài đi tập về giáo pháp. với hai tông giáo
truyền bá phái quan (Phật
trọng là giáo tây
Trung quán tạng, Kim
tông và Duy cương
thức tông. thừa)

7
Thế kỉ thứ 3 -> Phật giáo lan truyền khắp thế giới . Nhưng sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo
bị tiêu diệt ở Ấn Độ.
Ngày nay phái tiểu thừa với quan niệm của thượng tọa bộ được truyền bá rộng rãi ở Sri
Lanka, Thái Lan, Myanmar, Cambodia. Phái đại thừa phát triển ở TQ,HQ,NB,Triều
Tiên,Nepal,VN. Kim cương thừa cũng xếp vào đại thừa, phát triển mạnh ở Tây Tạng, Mông
Cổ.
Tín đồ Phật giáo ước lượng 150-500tr người
Đối với phái tiểu thừa
 Không tin thuyết về các vị Bồ Tát. Chỉ nghe lời dạy của Đức Phật. Cố gắng trở
thành A La Hán ( Arahat) -> Người thấm nhuần lời dạy của Phật, đạt được sự cứu
cánh của bát chính đạo qua sự tịnh tiến về tâm và trí
 Cần phải qui y nếu muốn đến niết bàn
 Tam tạng là bộ kinh chính
Đối với phái đại thừa
 Tín đồ tuân theo lời dạy của Đức Phật nhưng trong các kinh sách chú trọng không
bao gồm Tam Tạng
 Mọi chúng sinh đều đạt giác ngộ không chỉ tăng ni
 Tin vào các vị Bồ Tát từ bi giúp mọi người giác ngộ -> Bồ Tát là những người đã
chứng phật quả nhưng không gia nhập niết bàn, mà tiếp tục dâng hiến đời mình giúp
chúng sinh giác ngộ bất kể bao lâu. Bồ Tát có 6 đức hạnh (lục độ): từ bi, đạo hạnh,
nhẫn nại, can trường, thiền định, trí tuệ.
 Tin rằng sẽ có một Phật khác đến và sẽ làm sống lại giáo lí nhà Phật.

Chỉ có thể giải thoát khỏi vòng luân hồi khi gia nhập niết bàn
Sự đầu thai, niết bàn
Ngũ uẩn: Con người có 5 tố chất là Sắc chất, cảm thọ ( tri giác giác năng); suy tưởng;
tập hành ( tác hành) và thức. Ngũ uẩn không mang tính bất biến. Uẩn thứ nhất là thế
giới vật chất hoặc chất thể của mọi vật. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm thế giới
Nghiệp: chia làm hai nghiệp xấu nghiệp tốt. Nghiệp tác động trực tiếp tới kiếp sau

B. PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á


( QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN)
Phật giáo du nhập vào ĐNA khi các thương nhân Ấn Độ mua bán thông qua
con đường thương mại ( trước kỉ nguyên tây lịch) . Từ từ Hindu giáo và Phật

8
giáo du nhập vào khu vực này. Tín ngưỡng mới cùng tồn tại song song với các
tín ngưỡng cũ
TẠI MYANMAR
- Vào thời vua Asoka (268 – 232 tr.TL) nhiều tu sĩ đã được phái đến
Thalon,trung tâm thương mại ở phía nam Burma, để truyền bá đạo Phật. Tuy
nhiên, cho đến đầu thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch thì giao thương giữa Ấn
Độ mới mở rộng phát triển và bắt đầu tiếp xúc tôn giáo lẫn nhau
- Thaton tiếp nhận Phật giáo một cách cởi mở, nhiều Tăng nhân đến truyền đạo
-> Thaton sớm trở thành trung tâm quan trọng của Phật giáo Theravada
- Những thế kỉ sau đó, Phật giáo kim cang thừa được người dân phía Bắc
Myanmar biết đến. Họ đã theo 2 tôn giáo Hindu và Phật giáo cùng những tín
ngưỡng dân gian
- Đến giữa thế kỉ thứ XI, vị vua hùng mạnh Anawratha thống nhất Bắc Nam và
ông đã đưa Phật giáo Theravada thành quốc giáo. Ông thỉnh kinh điển và xá
lợi Phật. Ông bắt đầu cho xây chùa ở thủ đô Pagan. Những người sau này kế
thừa và tiếp tục phát triển -> Pagan trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo
- Trải qua nhiều biến động chính trị nhưng Phật giáo vẫn phát triển và được dạy
ở các trường học tu viện
- Đến thế kỉ XIX, Myanmar trở thành thuộc địa của Anh, các công trình Phật
giáo đã bị đe dọa. Tuy nhiên đến thế kỉ XX những giá trị của Phật giáo đã
phục hồi

TẠI THÁI LAN


- cuối thế kỷ thứ XIII, Phật giáo Theravada đã được sự ủng hộ của quốc vương
Thái Ramkhanm – haeng
- Hơn nữa, đức vua cũng khởi đầu cho truyền thống bổ nhiệm một vị Tăng
trưởng trông coi việc quản lý cộng đồng Tăng già. Dưới sự bảo trợ của vua,
tất cả người dân sống trong vương quốc hầu như đều trở thành những Phật tử.
- Khoảng nữa thế kỷ sau, một vị vua khác, Luthai, trí thức và mộ đạo, cũng ủng
hộ Phật giáo một cách mạnh mẽ. Vua gia nhập Tăng đoàn trong một thời gian
và ông còn được biết đến như là người khởi xướng truyền thống người Phật
tử Thái Lan trở thành tu sĩ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là
khoảng ba tháng
- Mặc dù những thế kỷ sau đó, Thái Lan lâm vào cảnh chiến tranh, nhưng Phật
giáo vẫn tiếp tục phát triển
- Ngày nay, Giáo hội Thái vẫn còn sự ảnh hưởng to lớn như trong quá khứ. Tuy
nhiên vẫn có một vài thay đổi đó là việc hết sức chú trọng đến vấn đề Phật

9
giáo; những tu sĩ không chỉ tích cực rao giảng giáo lý mà còn tham gia giảng
dạy ở các cấp trung học, tiểu học, họ đã thiết lập được những viện học tập, tu
học cho người Phật tử trên toàn quốc.
- Đó là việc hết sức chú trọng đến vấn đề Phật giáo; những tu sĩ không chỉ tích
cực rao giảng giáo lý mà còn tham gia giảng dạy ở các cấp trung học, tiểu học,
họ đã thiết lập được những viện học tập, tu học cho người Phật tử trên
toàn quốc.
- Nhiều tu sĩ khác còn theo đuổi mục đích học tập cao hơn ở các trường Cao
đẳng và Đại học Phật giáo. Trong mấy thập niên gần đây, một số tu sĩ Thái
còn ra nước ngoài để hoằng dương chánh pháp.
TẠI CAMPUCHIA
- Vào Cuối thế kỷ thứ IV, ảnh hưởng của Ấn Độ lan rộng trên khắp vương quốc
Campuchia. Hai thế kỷ sau, người trị vì vương quốc bấy giờ đã theo Hindu
giáo, tuy vậy, nhà vua vẫn ủng hộ cộng đồng Phật tử, theo Phật giáo Đại thừa
(Bắc tông).
- Những tu sĩ Phật giáo Campuchia bấy giờ là những tu sĩ uyên bác
- Đến thế kỷ thứ VII, kế vị nhà cầm quyền Campuchia trước đó là một người
cai trị ủng hộ Hindu và đàn áp Phật giáo. Nhưng sang cuối thế kỷ thứ VIII,
đầu thế kỷ thứ IX, Phật giáo lại bắt đầu nhận được sự ủng hộ một cách trân
trọng từ phía những nhà cầm quyền Campuchia
- Đến thế kỷ thứ VII, kế vị nhà cầm quyền Campuchia trước đó là một người
cai trị ủng hộ Hindu và đàn áp Phật giáo. Nhưng sang cuối thế kỷ thứ VIII,
đầu thế kỷ thứ IX, Phật giáo lại bắt đầu nhận được sự ủng hộ một cách trân
trọng từ phía những nhà cầm quyền Campuchia
- Trong triều đại vua Jayavarman đệ thất trị vì, những Tăng sĩ Miến Điện bắt
đầu đến giảng dạy Phật giáo Theravada trong cộng đồng người Campuchia;
đến lượt người Thái xâm lược Campuchia vào thế kỷ thứ XIV, đã góp phần
truyền bá Phật giáo Theravada tại đất nước này. Đến giữa thế kỷ XIV, Phật
giáo Theravada đã được người dân Campuchia đón nhận một cách rộng rãi
- Trong những thế kỷ tiếp theo, Phật giáo tiếp tục được người Campuchia tin
theo. Thậm chí, vào giữa thế kỷ thứ XIX, khi đất nước Campuchia trở thành
thuộc địa dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, Phật giáo vẫn được các vị vua
bảo trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Sau khi Campuchia giành được độc lập,
Phật giáo Campuchia phát triển chủ yếu việc in ấn kinh sách và giáo dục Phật
giáo.

10
TẠI LÀO
- vào thế kỷ XIV Phi Fa, con trai của quốc vương, người được chọn để thừa kế ngôi
vị, bị một trong những người vợ của vua cha quyến rũ. Kết quả của hành động lộ
liễu đó là việc Phi Fa bị trục xuất khỏi đất nước. Phi Fa cùng với con trai Fa Ngoun
tiến về phương Nam, bắt đầu chuỗi ngày lưu vong tại vương quốc Campuchia.
- Tại đây, Fa Ngoun được một vị sư Theravada dạy dỗ. Fa Ngoun chiếm được tình
cảm của đức vua và kết quả là chàng được kết hôn với công chúa quốc vương
Campuchia – một công chúa rất mộ đạo Phật
- Sau đó khoảng năm 1350, với sự giúp đỡ của quốc vương Campuchia về mặt quân
sự, Fa Ngoun đã có thể giành lại được quyền thừa kế ngôi vị vốn đã bị mất của cha
mình. Năm 1353, Fa Ngum lên ngôi tại Luang Phrabang đánh dấu sự khởi đầu lịch
sử của quốc gia Lào. Theo yêu cầu của công chúa, Fa Ngoun đã mời những vị sư từ
Campuchia đến giảng dạy tại hoàng cung. Những vị sư đã trở thành người hướng
dẫn và là vị thầy tâm linh tại vương quốc này.
- Dưới sự tác động của vua, Phật giáo Theravada đã khẳng định được vị thế của mình
tại Lào đã và còn được duy trì cho đến ngày nay. Một thời gian sau, Phật giáo truyền
thông. Thái Lan cũng ảnh hưởng đến Phật giáo Lào. Cơ cấu tổ chức Tăng già Lào
rất gần với Thái Lan. Nhiều tu sĩ của Lào cũng đã sang Thái Lan tu học

CHƯƠNG 4. TÔN GIÁO TẠI THÁI LAN & PHẬT GIÁO CỦA THÁI LAN
Ý nghĩa quốc kì : hai dải trắng tượng trưng cho sự thuần khiết trong tín ngưỡng TL,
dải màu xanh ở giữa tượng trưng cho hoàng gia và hai dải đỏ tượng trưng cho quốc gia
Năm 1965 Chủng viện Juthia đưa đạo công giáo vào TL, công giáo chiếm 0,6% dân
số
Islam giáo chiếm 3,8% dân số. Nhóm này chủ yếu là người Mã Lai hồi giáo (chiếm
70-80% tổng số tín đồ cả nước). Họ sống ở 4 tỉnh miền nam TL: Pathani, Narathivat,
Yala và Safun (hay Songkhla). Những người Islam giáo khác ở Thái là Ấn Độ, Iran,
Pakistan, Chăm, Indonesia, TQ. Nhóm này sống ở Phatthalung, Krabi, Nakhon
Sithammarat, Phuket, Chieng Mai, Bangkok
95% dân số theo đạo Phật, số tăng sĩ cao nhất ghi nhận là 350K người

11
CÁC THỜI KÌ PHẬT GIÁO Ở THÁI LAN
1. Thời kì thứ nhất
Từ 250-500 sau khi Phật tịch. Đó là đạo Phật cố cựu do các nhà truyền giáo của vua A
Dục đem qua
Các chùa ở Ayutthaya: Wat Chai Watthanaram: Ngôi đền đẹp nhất; Chùa Phra Mahathat:
Đầu tượng Phật trên cây;
2. Thời kì thứ hai
Đạo phật Đại thừa do Ấn Độ truyền sang, khoảng 1550 sau khi Phật tịch ( 1100 Tây
Lịch) sau khi trải qua nhiều vùng Sumatra, Campuchia
Kiến trúc chùa Pathomchedi: Chùa đầu tiên của TL, có hình là chiếc stupa
3. Thời kì thứ ba
Là đạo Phật do xứ Miến Điện truyền vào khoảng 1600 năm sau Phật tịch ( 1150 Tây
Lịch)
Chùa Budsiam tại Bangkok
4. Thời kì thứ tư
Đạo Phật ở đảo Tích Lan truyền vào TL vào năm 1800 sau Phật tịch. Tức là vào TK
XIV theo Tây lịch
Chùa Donmuang, chùa Paknam
Về giáo dục: Tăng sĩ TL đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Ngôi trường đầu tiên
được xây dựng trong khuôn viên chùa. Những gv đầu tiên là tăng sĩ
Về kinh tế: Giáo lí của Phật đã giúp người dân định hướng rõ ràng trong công việc.
Người dân Thái biết cách duy trì ổn định kinh tế, hạnh phúc gia đình trong xã hội
Về xã hội: Nổi tiếng về công tác này là hòa thượng Chamroon chùa Thamkrabok ( thuộc
miền Trung Thái Lan). Vị này có uy tín trong việc điều trị khỏi chứng nghiện ma túy.
Các tăng sĩ Phật giáo không chỉ phục vụ xuất sắc việc chữa trị thân bệnh mà còn là tâm
bệnh
Chùa và đời sống người dân Thái: chùa là nơi bảo tồn/ nơi hội họp/ là một kho tàng/
nơi tạm trú an toàn nhất

12
Lễ nghi: Lễ đặt tên, lễ thọ giới ( được tiến hành ở cả hai giới khi họ đến giai đoạn
trưởng thành 18-20 tuổi), lễ cưới, lễ tang
 Lễ cưới: chia thành 2 phần. làm lễ theo nghi thức đạo Phật- gồm có tụng kinh của
những người cầu nguyện, dâng thức ăn và các đồ lễ khác lên đức Phật và các sư và nghi
thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương.
Thời xưa, các vị sư không nên xuất hiện trong đám cưới vì được xem là điềm xui
( thường các sư chỉ ở trong tang lễ). Cặp đôi muốn được ban phúc lành sẽ đến xin thầy
xem ngày lành tháng tốt. Phần không theo nghi thức Phật giáo thường diễn ra ngoài
chùa vào một ngày khác. Ngày nay có thể tổ chức 2 phần vào trong 1 ngày, các điều
cấm kị đã được nới lỏng.

Trong phần nghi lễ Phật giáo, đầu tiên, đôi uyên ương lễ Phật rồi đến các vị Phật khác
và tụng kinh Tam bảo và Ngũ giới và đốt hương và nến trên bàn thờ. Sau đó, hai bên cha
mẹ được mời tới để kết nối đôi trẻ bằng cách đặt lên đầu cô dâu chú rể một vòng dây
hoặc chỉ đôi để nối cuộc đời họ với nhau. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn, hoa,
thuốc cho các nhà sư đang có mặt ở đó. Lễ tiền (thường được đặt trong phong bì) cũng
được dâng lên chùa vào thời điểm này.

Các sư tháo một đoạn chỉ đã được một nhóm các nhà sư cột vào tay cô dâu chú rể từ
trước. Sau đó, các sư tụng một chuỗi các Kinh bằng tiếng Pali để mang điềm lành và
ban phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Vòng chỉ được nối với sư cả, cũng có thể được nối
tiếp vào một bình nước đã được thanh lọc để dùng cho buổi lễ. Điềm lành được tin rằng
sẽ truyền qua sợi chỉ và được nước mang đi, một nghi thức tương tự cũng được dùng để
truyền điềm lành trong nghi lễ đám tang, cũng là một bằng chứng cho thấy việc nới lỏng
những kiêng kỵ của việc pha trộn nghi thức tang lễ với hôn lễ. Ban phúc lành bằng nước
và bằng nến sáp nhỏ giọt được thực hiện trước mặt tượng Phật, và cao và các thảo mộc
được chấm lên trán của cô dâu chú rể thành một đốm nhỏ, tương tự như cách điểm nhãn
Bindi bằng son đỏ của những người sùng đạo Hindu. Điềm lành được tin rằng sẽ truyền
qua sợi chỉ và được nước mang đi, một nghi thức tương tự cũng được dùng để truyền
điềm lành trong nghi lễ đám tang, cũng là một bằng chứng cho thấy việc nới lỏng những
kiêng kỵ của việc pha trộn nghi thức tang lễ với hôn lễ. Ban phúc lành bằng nước và
bằng nến sáp nhỏ giọt được thực hiện trước mặt tượng Phật, và cao và các thảo mộc
được chấm lên trán của cô dâu chú rể thành một đốm nhỏ, tương tự như cách điểm nhãn
Bindi bằng son đỏ của những người sùng đạo Hindu.

Quy tắc tặng của hồi môn Thái được gọi là Sin Sodt. Theo truyền thống, chú rể phải
trả một khoản tiền cho nhà gái, để đền bù công lao nuôi dạy cô dâu và để thể hiện khả

13
năng tài chính của chú rể có thể chăm lo được cho cô dâu.Thông thường, khoản tiền này
chỉ là tượng trưng, và thường được đưa lại cho đôi vợ chồng trẻ sau lễ cưới.

 Tang lễ: theo truyền thống kéo dài 1 tuần


Khóc lóc không được khuyến khích vì sẽ làm người mới mất bận lòng. Nhiều nghi thức
của đám tang được thực hiện để nêu bật công đức của người mới mất. Các bản kinh Phật
được in ra với tên người đã khuất và các đồ lễ được dâng lên chùa. Các sư được mời đến
lễ cầu siêu để ca ngợi công đức người vừa qua đời, cũng như là để bảo vệ gia chủ chống
lại việc linh hồn người chết quay trở và trở thành ma ác.

Một tấm hình của người mới mất chụp vào lúc họ rạng rỡ nhất được đặt gần quan tài.
Thông thường, trong buổi tụng kinh, các nhà sư nắm một cuộn chỉ, cuộn chỉ này được
nối với thi hài hoặc quan tài; cuộn chỉ này dùng đểgửi những điều tốt đẹp từ nhà sư đến
người đã khuất. Thi hài được hỏa táng và hài cốt được đặt trong một cái tháp ở một ngôi
chùa gần nhà.Tuy nhiên, người Hoa thiểu số lại có tục chôn người đã mất

 Các ngày lễ

Tết Năm Mới Thái hay còn gọi là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13
đến 15 tháng 4 hàng năm. Thường vào mùa khô nên có tục té nước. Tục té nước bắt
nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và vẩy nước thơm lên tay người già. Một ít bột thơm
cũng được dùng trong nghi thức tắm rửa hàng năm. Nhưng trong những thập kỷ gần đây,
việc sử dụng nước được tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và
một lượng lớn bột

Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái. Dù
rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn là một
mỹ tục, mà "loi" có nghĩa là "thả trôi" và "krathong" nghĩa là một cái bè nhỏ, theo truyền
thống được làm từ một khúc thân cây chuối, được trang trí bằng các lá chuối được xếp
gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương... Việc thả đèn này là biểu tượng của việc để cho những hận
thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt đầu bước tiếp cuộc đời họ một
cách thanh sạch hơn.

CHƯƠNG 5. TÔN GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở MYANMAR


Phật giáo tại Myanmar chiếm 89%, Công giáo 5%, Islam giáo 4%, Hindu 0,8% và
các tôn giáo khác ( Do Thái giáo. Đa thần giáo, vật linh giáo). Người dân ở Myanmar

14
được tự do tín ngưỡng và những người thuộc các tôn giáo khác nhau vẫn chung sống
hòa bình với nhau

Quá trình du nhập:


Truyền thuyết cho rằng Myanma đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vương. Theo
một thuyết khác, đạo Phật đã đến Myanmar trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương
nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong
đền Shwe-Dagon tại Rangun (Yangon).
- Kể từ thế kỉ thứ V, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa bộ và
Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Kể từ thế kỉ thứ VII, hai phái Tiểu thừa và Đại thừa song hành t a song hành tại
Myanmar, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng.
- Thế kỉ thứ XI, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó,
Đại thừa biến mất tại đây. Tại Myanmar, Pagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật
giáo.
- Phật giáo Myanmar liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự
- Thế kỉ thứ XV, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật
giáo Myanmar mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh
trong thế kỉ thứ XIX làm xáo trộn Phật giáo Myanmar đáng kể. Mãi đến lúc giành
lại độc lập năm 1947, Myanmar mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một
cuộc kết tập kinh điển quan trọng.
- Ngày nay, 90% dân Myanmar là Phật tử, đạo Phật được xem là quốc giáo.
Phật giáo và đời sống xã hội
- Người dân Myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất
một ngôi chùa và một tu viện phật giáo. Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar,
cuộc sống của người dân không rời các nghi lễ Phật giáo.
- Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanmar là ba tháng mùa mưa,
tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 Dương lịch. Trong thời gian đó có
các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.
- Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanmar có 99% là người Miến, Shan và Karen. Cả
nước Myanmar có khoảng 500.000 sư nam và sư nữ (tăng và ni). Phật giáo Myanmar
theo dòng Theravada (Phật gáo nguyên thủy) .Sự tu hành của các sư cũng giống như
Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Xri Lanca, Campuchia…
Về chùa và tháp tại Myanmar

15
- Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắ đất nước. Vì
vậy, cũng như Campuchia, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.
- Chùa tháp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa,
tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2. Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế
kỷ nguyên Bagan (thế kỷ XI).
- Nhiều chùa tháp của Myanmar thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước
biển hàng nghìn mét để cất gi, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn
tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa
báu vật ở bên dưới.
- Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền
định, tụng kinh hay dâng hương.
- Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có:
+ tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che,
+ Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ.
- Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trongg
và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng
dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại
cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên
cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,…
được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện.
Chùa nổi bật tại Myanmar
Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon là chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanmar,
được hình thành từ 2500 năm trước và được các triều đạo phong kiến Myanmar tu bổ,
mở rộng dần. Chùa Shewdagon Shewdagon tọa lạc trên một quả đồi cao, rộng, trên đỉnh
tháp gắn nhiều kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và các loại đá quý, chùa được dát vàng
nên lấp lánh dưới ánh mặt trời vào ban ngày và ánh điện về ban đêm.
Ở Yangon còn có chùa Phật nằm, chùa Phật ngọc, chùa tóc Phật, chùa răng Phật, v.v..
rất độc đáo.
Chùa Kyaikhtyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây
trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục.
Về giáo dục trong Phật giáo
Myanmar có nhiều học viện Phật giáo ở các thành phố lớn, nơi đã và đang đào tạo các
sư có trình độ cao về Phật học.

16
Myanmar còn có trường đại học Phật giáo quốc tế tại Yangon, Yangon, dành cho sinh
viên từ nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xri Lanca, Nêpan, Thái Lan,
Campuchia, Lào,.. đến học miễn phí từ bậc đại học đến sau đại học.
CÁC TÔN GIÁO KHÁC
Công giáo
Công giáo lần đầu tiên gia nhập Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII, hiện chiếm khoảng
5,6% số dân Myanmar. Những thừa sai Công giáo hoạt động rất tích cực từ thời thuộc
địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh viện và các trung
tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Myanmar quốc hữu
hóa
Islam giáo
Islam tại Myanmar chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây
Myanmar. Từ nhiều năm nay, những khu vực này vẫn thường xảy ra xung đột quyết liệt
giữa các giáo phái với nhau, đặc biệt là tín đồ Islam giáo dòng Rohingya với tín đồ
Công giáo và Phật giáo

CHƯƠNG 6. PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM


Lịch sử du nhập và phát triển
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện
cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh)
là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo
phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc
sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai
đoạn suy thoái.
Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa,
nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh
hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu
từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và
Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
1. từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển
rộng khắp
2. thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh

17
3. từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy
thoái;
4. từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng
Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật
giáo Việt Nam vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền đã được truyền
thừa chưa từng gián đoạn, trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Đặc điểm của Phật giáo VN

Tính Phật Tín ngưỡng


Tổng hợp Giáo truyền thống

Quan trọng nhất

Phật Các tôn


giáo
giáo
khác

Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu công nguyên. Sau đó Phật
giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. ngay từ đầu công nguyên. Sau đó
Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho
giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và Tam giáo đồng
quy (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ
chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người.
Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên
trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt. Ngoài ra Phật giáo Việt
Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào những
năm 1920 của thế kỷ 20 với quan điểm là Thiên nhân hợp nhất và Vạn giáo nhất lý.

18
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến
Tính hài hòa thành Phật ông - Phật bà. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm
âm dương Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên được gọi là Quan Âm
Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như
Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên
khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà
Chùa Hương, Bà chúa Ba).

"tùy duyên bất biến; bất biến mà


Tính linh
hoạt vẫn thường tùy duyên"

Phật giáo trong văn học và văn hóa


Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm.
Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm chùa
Hương. Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính. Truyện Kiều của Tố như
Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo
“Dù xây chín đợt phù-đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người”
“Hiền như Bụt
Oan Thị Kính
Đi với Bụt mặc áo cà-sa
Đi với ma mặc áo giấy”
VĂN HÓA CHĂMPA
Ảnh hưởng 3 nhánh chính : Bà La Môn giáo, Phật giáo, Islam giáo
Người Chăm tuy không theo Phật giáo nhưng Phật giáo đã ảnh hưởng tới quá trình phát
triển của Chămpa
Vào thế kỉ thứ 3, Phật giáo được cho là tôn giáo chủ đạo quanh khu vực Nha Trang
Đến thế kỉ thứ IX, X với tu viện Đồng Dương (tu viện Phật giáo lớn ở thời kì Champa cũng
là tu viện quan trọng của ĐNA ), Phật giáo đã có vai trò nhất định ở Champa và Champa
cũng là một trong những trung tâm Phật giáo của Đông Nam Á

19
Đặc điểm Phật giáo Champa
- Thuộc các phái liên quan đến Theravada
- Từ thế kỉ thứ IV,V mới xuất hiện các dòng liên quan đến Phật giáo Đại thừa
Mahayana
- Phát triển cực thịnh ở thế kỉ IX,X. Dấu tích phát hiện ở bắc Champa -> Trung tâm
Phật giáo của khu vực
- Có sự giao lưu tiếp biến Phật giáo giữa Phật giáo Chân Lạp và Đại Việt

CHƯƠNG 7. ISLAM GIÁO VÀ ISLAM GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á


A. ISLAM GIÁO
Islam giáo là tôn giáo đứng thứ 2 thế giới. Tôn giáo này phát triển nhanh với số tín đồ hiện
nay là 1,3 tỷ
Nguyên nghĩa Islam trong tiếng Ả rập là “ Vâng mệnh, quy phục đấng tối cao”
Sự ra đời: Islam giáo ra đời vào thế kỉ thứ VII, tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng
lập. Islam giáo chỉ thờ Allah Đấng tối cao, Đấng duy nhất. Muhammad là vị thiên sứ cuối
cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu’ran qua thiên thần Gabriel
Trong tín ngưỡng:
Tín đồ Islam tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jeus
xuyên qua Noah, Abraham, Moise…
Họ cũng tin tưởng Cựu Ước và Tân Ước là kinh sách của Allah, nhưng họ không thi hành
theo vì sự lệch lạc do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra. Thiên Kinh Qu’ran
được Allah mặc khải xuống điều chỉnh lại những gì sai trái ở hai kinh đó
Jeus đối với Islam giáo là một sứ giả được kính mến nhưng tín đồ Muslim không tin Jeus
là con của Thiên Chúa ( Allah). Đối với họ Jeus cũng chỉ là một sứ giả nhưng bao sứ giả
khác vì theo quan điểm của Islam thì Thiên Chúa không có con
Islam không chấp nhận tội lỗi của tổ tông, việc làm của Adam vad Eva không phải nguồn
gốc tội lỗi của loài người và không ai có quyền được rửa tội cho người khác ngoại trừ Allah
Về tiên tri Muhammad
Muhammad (570-632) sinh ra tại thành Macca thuộc Arap Saudi ngày nay. Ông mồ côi từ
lúc bé được bà nội và một người chú nuôi dưỡng. Khi lớn ông trở thành một thương nhân
và điều hành một tập đoàn buôn bán khắp đảo Ả rập. Năm 25t ông cưới Khadijia và có với
nhau 4 người con

20
Động Hira theo các nhà học giả Islam cho rằng là nơi thánh Muhammad được mặc khải
lần đầu tiên
10 điều răng dạy trong Islam
1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa ( Thánh Allah)
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ
3. Tôn trọng quyền của người khác
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo
5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết
6. Cấm ngoại tình
7. Hãy bảo vệ và chu cấp cho trẻ mồ côi
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần
20. Hãy khiêm tốn
Một số luật lệ của Islam giáo
- Trong đời họ phải hành hương đến thánh địa Macca 1 lần
- Nghiêm cấm các thức uống có cồn và đồ lên men ( rượu bia)
- Nghiêm cấm cờ bạc
- Nghiêm cấm gian dâm và quan hệ trai gái trước khi cưới hỏi
- Tín đồ Muslim không được ăn thịt heo vì heo là con vật bẩn thỉu và nghiêm cấm ăn
những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp ( như chó, mèo, chuột,…). Tín đồ Islam chỉ
được ăn Halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của Islam
- Không được ăn máu, thịt của con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức
- Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và thương xót người
nghèo
- Nghiêm cấm kì thị chủng tộc và tôn giáo. Muslim không được phép chỉ trích cũng
như phán xét người khác vì đó là việc của Allah- Đấng toàn năng
5 điều cơ bản của Islam giáo
1.Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah ( Allah là Đấng duy nhất để phụng thờ)
2. Cầu nguyện ngày năm lần: sáng sớm, trưa, xế trưa, chiều, tối
3. Bố thí
4. Tháng chay Ramadan

21
5. Hành hương đến Macca
Về tháng chay Ramadan ( Siyam)
Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 theo âm lịch Ả rập
Trong suốt một tháng này, tất cả các tín đồ phải thực nghiêm túc các qui định: Không được
ăn, không được uống, không được hút thuốc… Nghĩa là không được đưa bất cứ thứ gì vào
miệng ( kể cả sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt
trời mọc đến khi mặt trời lặn
Các ngày trong tháng Ramadan đucợ phân ra theo mức độ như sau:
- Từ ngày 1-10 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để được “ sự nhân từ
của Allah”
- Từ ngày 11-20 Ramadan được coi là những ngày “Allah xóa tội”
- Từ ngày 20-30 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để “tránh phải xuống
địa ngục”
Các hệ phái của Islam giáo
Phái sufi, phái sunni, phái shi’ite
Phái Sufi Phái Sunni Phái Shi’ite
Phái thần bí của Islam giáo Khoảng 90% tín đồ Một trong những giáo phái
Muslim theo phái này chính của Islam
Phái này đề cao mqh cá Tên của phái xuất phát từ Tên của giáo phái xuất phát
nhân với thượng Đế và “Sunna” từ “Shi’ite Ali” ( Đảng của
xem đây là bổ sung luật lệ Ali)
cho thượng Đế
Tín đồ Sufi tỏ ra gần gũi Islam giáo Sunni công Phái Shi’ite tin rằng Ali và
với thượng Đế thông qua nhận những Caliph đầu tiên hậu duệ của ông là những
các cử hành nghi thức có là kế vị hợp thức của tiên lãnh đạo thật sự của Islam
nhạc, hát ca nhảy múa, tri Muhammad và đề cao
luyện tập hít thở nhằm đạt quan điểm cùng tập tục số
được trạng thái huyền đông trong cộng đồng
nhiệm Islam giáo
Phái Sufi còn đề cao nhân Họ đề cao sự hi sinh gian
đức khiêm cung và sự khổ và tôn trọng Husayn –
chăm sóc tha nhân con của Ali vì vị này đã
tuẫn đạo ở Kerbala năm
680 SCN
Phái Shi’ite hình thành
giáo luật riêng

22
Cấm kẻ ngoại đạo
Người không theo Islam không được vào thánh đường Mecca, nếu phạm tội sẽ tử hình. Tại
Mecca có giáo đường thánh Masjid Haram được xem là giáo đường thiên liêng nhất của
Islam
Ihram hay Ahram
Là tấm vải mà phụ nữ và đàn ông mặc trong suốt thời gian hành hương. Tấm vải gồm 2
mảnh màu trắng, không đường chỉ may.
Tấm vải Ihram sẽ làm cho mọi người đều bình đẳng như nhau. Vì họ sẽ trở nên giống nhau,
chỉ để lộ đôi mắt và đối với thánh Allah, ngài sẽ không phân biệt người giàu người nghèo
B. Islam ở Đông Nam Á
Sự du nhập của Islam vào Đông Nam Á
Do các thương nhân từ Ả Rập đến buôn bán với khu vực Đông Nam Á. Ý kiến được đa số
ủng hộ là Islam giáo du nhập vào đây thông qua các thương gia Arập và Ấn Độ vào khoảng
thế kỉ VII-XIII.
Ở Đông Nam Á lục địa, các cộng đồng Islam giáo đã được thiết lập ở Myanmar, Thái Lan,
Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên các cộng đồng Islam giáo ở khu vực này chỉ là những
cộng đồng dân cư thiểu số, không phát triển mạnh mẽ như ở các nước Đông Nam Á hải
đảo, bởi vì khi tới đây, Islam giáo vấp phải một lực cản lớn là Phật giáo và nền văn hoá
Phật giáo - Ấn Độ giáo ở đây.
Những thuận lợi của Islam giáo khi đến Đông Nam Á
 Thứ nhất, thời kỳ Islam hoá Đông Nam Á trùng hợp với thời kì khủng hoảng của
các vương quốc cổ đại ở khu vực Đông Nam Á.
 Thứ hai, quá trình Islam giáo hoá các vương quốc hải đảo phù hợp với quá trình
chuyển hướng kinh tế của khu vực. Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp các tiểu quốc
đã trở thành nơi cung cấp hàng hoá quan trọng, nhất là hương liệu cho châu Âu, do
vậy đã sẵn sàng mở cửa cho các thương gia Islam giáo ngoại quốc vào buôn bán và
truyền giáo. Hơn nữa, Islam giáo đến Đông Nam Á bằng con đường hoà bình, thông
qua các cuộc tiếp xúc cá nhân, các cuộc hôn phối của thương nhân Islam giáo đến
định cư, với con gái các tầng lớp quý tộc địa phương. Con đường cải giáo hoà bình
và tự nhiên đó rất phù hợp với tâm lý của các cư dân địa phương, giúp họ dễ dàng
hoà nhập, tiếp thu Islam giáo.
 Thứ ba, chính tính bao dung, mềm dẻo và thích nghi của Islam giáo đối với các tín
ngưỡng truyền thống địa phương đã khiến cho Islam giáo mau chóng chiếm được
ưu thế ở các nước Đông Nam Á.

23
 Thứ tư, khi Islam giáo đến Ấn độ đã tiếp thu chủ nghĩa thần bí của phương Đông.
Chính yếu tố thần bí này đã trở thành điểm riêng biệt của Islam giáo Đông Nam Á
và làm cho Islam giáo mau chóng có vị trí vững chắc ở nơi đây và dễ dàng xâm
nhập vào các cư dân từ lâu đã sống trong ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
 Thứ năm, việc sử dụng ngôn ngữ Malai để truyền giáo cũng góp phần làm cho Islam
giáo phát triển nhanh trên quần đảo Malay- Inđônêxia, sau đó là khu vực Đông Nam
Á. Tiếng Malai được sử dụng hầu như trên khắp các cộng đồng Islam giáo cho tới
tận Campuchia và Việt Nam.
Tình hình Hồi giáo ở Đông Nam Á hiện nay
Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực chính của Islam giáo với hơn 3/5 dân
số là tín đồ Islam giáo, tức là khoảng gần 200 triệu người. Đông nhất là ở Inđônêxia, khoảng
trên 130 triệu, rồi đến Malaysia khoảng 5-6 triệu, Nam Philippines, người Moros khoảng
3 triệu.
 Islam giáo là quốc giáo ở Brunei, là tôn giáo chính ở Malaysia và Inđônêxia, là tôn
giáo của các nhóm thiểu số lớn ở Philippines, Singapore, Thái Lan…và có mặt ở
Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Islam giáo là một lực lượng chính trị,
xã hội lớn ở Đông Nam Á.
Bản thân Đông Nam Á là nơi không thuần nhất. Vấn đề chủng tộc ở Đông Nam Á rất phức
tạp, thậm chí ở cả trong những người Islam giáo. Islam ở các nước khác nhau về nhiều mặt:
ngôn ngữ, chủng tộc, đặc biệt là vấn đề dân tộc.
Các điểm đáng chú ý của Islam giáo là tuân theo nguyên tắc năm trụ cột:
 Đóng góp cho tôn giáo 10% thu nhập của mình.
 Không ăn thịt lợn dưới bất kì hình thức nào.
 Trong đời ít nhất một lần hành hương đến thánh địa Mecca.
 Người đàn ông Islamgiáo có thể lấy bốn vợ, nhưng phải tôn trọng nguyên tắc: Khi
lấy vợ sau phải được người vợ trước đồng ý và của cải tiền bạc do người chồng kiếm
được phải phân phát công bằng cho tất cả các người vợ, không thiên vị bất cứ ai.
 Giáo luật trên đây khi vào Đông Nam Á bị thay đổi chút ít cho phù hợp với văn hoá
bản địa.

24
Tình hình cụ thể của Islam giáo ở một số nước Đông Nam Á
Indonesia
Ở Inđônêsia, 90% dân số của đất nước 180 triệu người này theo Islam giáo. Đất nước có
dân số theo Islam giáo lớn nhất khu vực Đông Nam Á mà còn trên thế giới.
Trong Islam của Inđônêsia, ngoài sự đa dạng về khu vực, ngôn ngữ và chủng tộc, cũng bị
chia ra thành nhiều trường phái như Islam giáo Abangan, Islam giáo Suni. Ngay trong
trường phái Suni còn chia ra thành trường phái cải cách, truyền thống, thần bí…
Cộng đồng Islam giáo còn bị phân chia theo cách giáo dục như người theo hệ thống giáo
dục thế tục hoặc tôn giáo…
Người Islam giáo ở Inđônêsia còn chia thành nhóm người có quyền lực và nhóm đại diện
cho quần chúng.
 Đại bộ phận người theo Islam sống ở nông thôn và là nông dân.
 Tầng lớp theo Islam sống ở thành phố chủ yếu là tiểu thương và dân lao động.
Malaysia
Ở Malaysia, người theo Islam chiếm hơn 55% dân số.
Tuy không phải toàn bộ những người theo Islam là người gốc Malaysia, nhưng đã là người
gốc Malaysia phải là người theo Islam giáo.
Ở Malaysia chia ra người bản xứ và không phải bản xứ. Nhìn chung, người không phải bản
xứ thường là người Hoa, có khả năng về kinh tế và sống ở thành thị. Đại đa số người bản
xứ sống ở nông thôn và thế lực kinh tế yếu hơn so với người Hoa.
Singapore
Singapore là một nước có khoảng 2,5 triệu dân, nhưng là một nước đa chủng tộc, đa ngôn
ngữ và đa tôn giáo.
Giống như ở các nước Đông Nam Á khác, Islam giáo ở Singapore không đồng nhất. Đại
bộ phận người theo Islam là người Malaysia. Số người Hoa theo Islam giáo là rất nhỏ.Cộng
đồng Islam giáo Malaysia nói chung yếu về kinh tế và xã hội so với người theo Islam không
phải gốc Malaysia, thậm chí thấp hơn cả về học vấn.
Philippines
Islam giáo ở Philippines có lịch sử lâu đời. Islam giáo bắt đầu tiến vào các đảo ở miền
Nam Philippines vào cuối thế kỉ XIV.

25
Vào những năm 80 của thế kỉ này trên các đảo Tavitavi, Simunul bắt đầu xuất hiện những
cộng đồng Islam giáo đầu tiên. Bắt đầu từ thời thực dân nước ngoài xâm chiếm đất nước
này, những người Islam giáo ở miền nam Philippines đã chống lại sự xâm chiếm thuộc địa
của Tây Ban Nha. Tuy nhiên cuộc xâm lược ồ ạt của Tây Ban Nha đã làm giảm và loại bỏ
hầu như hoàn toàn các tiểu quốc Islam giáo ở đây và đẩy lùi quá trình bành trướng của
Islam giáo ở miền Bắc Philippines.
Do vậy, ngày nay ảnh hưởng của Islam giáo chỉ còn thấy ở địa điểm ban đầu, khi nó mới
đến là Mindanao và Sulu.
Brunei
Tình hình Islam giáo ở Brunei khác hẳn với các nước Đông Nam Á khác.
Brunei có khoảng 250.000 người, mà phần lớn theo Islam.
Islam là quốc đạo của Brunei. Cộng đồng Islam giáo ở đây cũng được hình thành trong quá
trình chung của các nước hải đảo Inđônêsia và Malaysia.
Thailand
Đối với Thái Lan, Islam giáo là tôn giáo đứng thứ hai sau Phật giáo về số người theo đạo.
Islam giáo ở Thái Lan chiếm khoảng 4% dân số của đất nước 50 triệu người.
Về phương diện dân tộc học, có thể chia các tín đồ Islam giáo Thái Lan thành nhóm người
Mã Lai Islam giáo và người Islam giáo không phải Mã Lai. Người Islam giáo Mã Lai
chiếm khoảng 70-80% tổng số các tín đồ Hồi giáo cả nước.
Myanmar
Islam giáo bắt đầu xâm nhập vào Myanmar khoảng thế kỉ thứ XIII-XIV và có nguồn gốc
từ Benlgan. Belgan đã theo Islam giáo vào khoảng đầu thế kỉ thứ XIII.
Vào thế kỉ XVI, phần lớn cư dân của Bắc Myanmar đã theo Islam giáo, trong khi vùng
trung tâm vẫn theo Phật giáo. Sau đó, vào thời kì thuộc địa của Anh, hàng loạt các cư dân
Islam giáo Ấn Độ di cư tới đây, khiến cộng đồng Islam giáo ở đây mạnh lên cả về số lượng
và biến đổi về nội dung tôn giáo.
Hiện nay, ngoài những khu vực đã kể trên thì ở một số thành phố lớn thuộc miền Trung và
Nam Myanmar, vùng biên giới Thái Lan-Myanmar, Islam giáo cũng rất phát triển.
Việt Nam
Việt Nam, theo thống kê gần đây nhất thì hiện nay có khoảng trên, dưới 70.000 tín đồ Islam
giáo, 257 chức sắc và 70 thánh đường.
Ở Việt Nam có ba cộng đồng Hồi giáo chính:

26
- Cộng đồng Islam giáo người Chăm
- Cộng đồng Islam giáo người Malaisia
- Cộng đồng Islam giáo người Ấn Độ.
Những cộng đồng Islam giáo này tập trung chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ.

Có thể rút ra một số kết luận về đặc điểm Islam ở ĐNA như sau:
1. Đông Nam Á là một khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá quan trọng trong lịch sử
toàn thế giới.
 Trước khi có sự hội nhập với các nền văn minh bên ngoài, các cư dân bản địa Đông
Nam Á đã có một nền văn hoá khá cao. Mặc dù trong quá trình phát triển, văn hoá
Đông Nam Á có chịu sự tác động, ảnh hưởng của các nền văn minh láng giềng,
nhưng nó không bị đồng hoá, mà lựa chọn những gì thích hợp và hoà nhập với các
đặc điểm của mình, chứ không hoàn toàn tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó.
2. Có chung một khu vực địa lý, có chung một nền văn minh nông nghiệp sản xuất
lúa nước, cho nên văn hoá Đông Nam Á có tính thống nhất của khu vực. Nhưng
trong những điều kiện lịch sử cụ thể, do những ứng xử khác nhau trong quá trình
tiếp xúc với văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, cộng với nguồn gốc riêng của mình,
mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đất nước có nền văn hoá với bản sắc riêng của
mình, được phát triển trong suốt chiều dài lịch sử.
 Có thể gọi đây là sự thống nhất trong đa dạng. Các dân tộc Đông Nam Á đã đóng
góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
3. Trong kho tàng văn hoá đặc sắc ấy, Islam là một nét riêng, đặc biệt, sau khi xâm
nhập và hoà nhập đã thể hiện bản sắc văn hoá Đông Nam Á một cách rõ nét.
 Islam ở Đông Nam Á có những đặc trưng riêng. Chỉ riêng việc Islam giáo đến
Đông Nam Á bằng con đường hoà bình và thông qua thương mại và các thương
nhân, không có chiến tranh tôn giáo cũng đã thấy sự hoà nhập dễ dàng của Islam
giáo vào đây do những điều kiện lịch sử thuận lợi.
4. Islam giáo ở những nước khác nhau của Đông Nam Á có vai trò chính trị và địa
vị khác nhau. Nhưng Islam giáo đến Đông Nam Á đã có nhiều điểm khác biệt với
Islam giáo chính thống.
Điều này có thể dễ dàng giải thích bằng sự pha trộn tín ngưỡng và "máy lọc" đầy
tính nhân bản của nền văn minh bản địa khi tiếp nhận Islam giáo.
5. Có thể thấy, Islam giáo ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình trong đời sống
chính trị của nhiều nước khu vực Đông Nam Á.

27
Ở nhiều nước, Islam giáo là quốc đạo và thực sự đóng vai trò hệ tư tưởng điều
hành đất nước. Tuy vậy, khác với những quốc gia Islam giáo ở Trung cận Đông,
Islam giáo mặc dù có khả năng chi phối, ảnh hưởng tực tiếp đến hoà bình và ồn
định của khu vực nhưng sự chi phối của Islam giáo ở Đông Nam á vẫn mềm mại
và ít căng thẳng hơn.
 Điều đó lại một lần nữa lí giải sức cải biến, sự linh hoạt tác động ngược trở lại để
hoà nhập văn minh bên ngoài vào mình của nền văn hoá bản địa Đông Nam Á.

Chương 8. ISLAM TẠI MALAYSIA


Tại Maylasia hầu hết tộc người Malay theo Islam giáo
Từ thế kỷ XVI văn hoá Ả Rập- Ba Tư thay chân văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng vào Malaysia
và phổ biến rộng rãi. Thế kỷ XV Islam gíao theo chân những thương nhân và xâm nhập
vào bán đảo Malay vào thành phố Malacca.Sự cải trang sang Islam giáo chính thức bắt đầu
sau cuộc hôn nhân của vua Pakamevara với công chúa của vương quốc Islam giáo
Pasai.Từng bước êm thấm Islam giáo đã từ cung đình lan xuống dân chúng và dần dần chi
phốitoàn bộ đời sống văn hoá xã hội ở Malaysia.
=> Islam giáo trở thành tôn giáo thống trị ở Malaysia vào thế kỷ XIX.

Sự phân bổ các tín đồ Islam giáo trong liên bang


- Đông Malaysia: Gồm hai bang là Sabah và Sarawak ở phía bắc bán đảo Kalimatan.
- Tây Malaysia: gồm 11 bang. Người Hoa sống chủ yếu ở các bờ biển thuộc miền
Tây Malaysia và Bắc Kalimantan, đặc biệt là ở các thành phố

Chính trị
Islam giáo có một vị trí đặc biệt và vị trí ấy ngày càng được nâng cao trong quá trình
thực hiện chính sách “ malayu hoá đất nước” của chính phủ Malaysia.
- Từ khi độc lập các nhà lãnh đạo của nước này đã thừa nhận là cần phải
duy trì một ưu thế chính trị nhất định cho người Islam giáo Malayu và trung
hoà với các cộng đồng cư dân khác .
- Tổ chức dân tộc thống nhất Malaysia (UMNO) là hệ thống chính
quyền của người Malayu Islam giáo .
- Các nhà lãnh đạo tôn giáo truyền thống đã kêu gọi nâng cao vai trò của
Hồi giáo trong xã hội và sử dụng quyền lực nhà nước để đưa mục tiêu Hồi
giáo lên phía trước.
Mỗi bang có người đứng đầu về chính trị, đồng thời cũng là người đứng đầu cộng
đồng Hồi giáo

28
+Bang Sabah và Sarawak không có người đứng đầu về tôn giáo.
+Bang Malacca và Pinang trách nhiệm người đứng đầu tôn giáo thuộc về nhà vua
của toàn liên bang.
Hiến pháp của liên bang quy định:
1. Islam giáo là tôn giáo của toàn liên bang
2. Quốc vương là nguời đứng đầu Islam giáo.
3. Bảo vệ Islam giáo khỏi sự cải đạo: “ Pháp luật nhà nước có thể kiển tra và hạn chế sự
truyền bá bất kỳ một học thuyết tôn giáo, tín ngưỡng nào đối với người Islam giáo”.
4. Tự do thờ phụng đối với các tôn giáo khác
- Vì là tôn giáo chính thức vai trò của Islam giáo được các bang và sultan bảo hộ. Các toà
án Islam giáo có khả năng mở rộng về mặt xét xử lẫn gia hình.
- Những năm gần đây, chính phủ Malaysia dặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục Islam
giáo để nâng cao trình độ kỹ thuật của người Malayu. tạo diều kiện cho họ tham gia các
ngành kinh tế chủ chốt của đất nước.
=> hiến pháp bảo đảm vị trí đặc biệt cho người Melayu.
Văn hóa
1. Ảnh hưởng của văn hoá Islam giáo trong ngôn ngữ, chữ viết Malaysia- tiếng Malayu
2. Ảnh hưởng của Islam giáo đến văn học
3. Ảnh hưởng của Islam giáo đến giáo dục của Malaysia
4. Ảnh hưởng của Islam giáo đến giáo dục của Malaysia
Ẩm thực
- Rửa tay trước khi ăn và chỉ dùng tay phải ăn
- Người Muslim không ăn thịt heo, các động vật ăn thịt như báo hổ chó khỉ
- Cá là món được người Muslim ưa thích
Đời sống xã hội
 Trong giao tiếp
Người Islam giáo ở Malaysia chào hỏi nhau bằng cách chạm nhẹ bàn tay phải vào nhau
sau đó đặt lên ngực mình. Đó gọi là Salam, một cử chỉ chào hỏi có nghĩa là “ chào anh cả
trái tim”
 Những điều cần tránh trong cuộc sống

29
- Dày dép phải được cởi ra để trước cửa trước khi vào nhà
- Không được nhận đồ bằng tay trái
- Không nên dùng ngón tay trỏ chỉ vào bất cứ người nào vật nào

 Lễ hội truyền thống


- Lễ Hari Raya Haji
 Trang phục
- Trang phục trong lễ hội người Malaysia chủ yếu mặc trang phục truyền thống áo
Barukaray với loại Kain Saray, áo choàng thường rộng không cổ còn được gọi là
Baju Malayu. Áo Soray cổ truyền của đàn ông Malaysia thêu Trengganu cột thành
cái hoa ở ngang hông, đó là trang phục khi lễ hội.
- Còn ở nhà người đàn ông Malaysia mặc Baju Malayju giản dị cùng với sà rông và
có thể mặc để dự lễ ở thánh đường; Phụ nữ Malaysia thích mặc áo cánh rộng, bỏ ra
ngoài với tay áo dài, còn được gọi là Bajukurung ôm vừa khít thân người phụ nữ và
họ cũng mặc sà rông hoặc kain giống như nam giới nhưng dài hơn
- Mỗi tuần thứ 6, những người Muslim tập trung ở thánh đường đọc kinh Koran. Đàn
ông thường mặc áo dài kiểu Ả Rập, sà rông dài và áo choàng rộng.
- Đàn ông thường đội nón hoặc khăn quấn đầu đầu gọi là Destan. Đàn ông trung niên
khi hành hương qua thánh địa Macca phải đội mũ chòm trắng hoặc caro. Phụ nữ
truyền thống phải mang theo khăn che mặc, trùm tóc bằng vải muslon thêu xinh xắn
ôm quanh cổ và vai, chỉ chừa đôi mắt. Những người phụ nữ đeo mạng hay khăn che
là tùy ý, nhưng tại các buổi lễ thánh đường bắt buộc phải che đầu
- Trang phục lễ cưới của chú rễ là áo Korong có vải trắng được may dài quá gối, quấn
chăn, đầu đội nón Kapak trắng theo kiểu Islam. Trang phục của cô dâu khi làm lễ
cưới tại thánh đường hay tại nhà là áo dài bít tà, cổ hình thuyền , hình tròn , hình
trái tim mặc kèm với nó là chiếc chăn và đội khăn
 Trang sức
- Nam giới Malaysia thích đeo dây chuyền, đồng hồ
- Nữ giới tùy theo sở thích và hoàn cảnh gia đình
 Nhà ở
- Được xây bằng gỗ và lợp mái tranh theo dạng nhà cột cái, thường cao 4,5m sàn nhà
cao khoảng 1m. Ở Malaysia có 13 bang mỗi bang có 1 kiểu
Trong đàm phán với các doanh nhân theo Islam
 Giờ làm việc
Người Islam giáo làm việc từ T7 đến T4 tuần sau và T5, T6 là ngày nghỉ. Người Islam ở
các bang Johore, Kedah, Kellatan, Perlis, Terenganee nghỉ cuối tuần vào ngày T5 và T6.
Các bang còn lại nghit vào cuối tuần chiều t7 và chủ nhật

30
Ở Malaysia có rất nhiều ngày nghỉ chung cho toàn liên bang 1/1, 1/5, ngày quốc khánh
31/8, 25/12. Trong những ngày nghỉ lễ này người Malaysia không tiến hành đàm phán kinh
doanh
Khi hẹn làm việc cần tránh giờ cầu nguyện
Các công sở thường mở nửa ngày sáng T5.
Đặc biệt ở thủ đô Kuala Lampua hoạt động thứ 2 đến thứ 6 từ 8h đến 17h. Các công sở
mở nửa ngày sáng thứ 7 8h30-12h. Công sở nhà nước làm việc từ 8h30-16h45
 Những điều cần lưu ý trong làm việc với người Islam
Nếu trong một cuộc đàm phán có phụ nữ thì người phụ nữ đó phải ăn mặc kín đáo, áo dài
chấm gót hoặc là một bộ comple và bắt buộc lấy khăn buộc tóc lại. Màu sắc trang phục nên
tránh màu trắng, đen, vàng
Lịch sự là thái độ quan trọng nhất để thành công => Thể hiện sự lịch sự thông qua cách đặt
câu hỏi
Trước khi đàm phán người Islam thích bắt tay chào hỏi và gật đầu nhẹ kèm theo nụ cười.
Sau khi chào họ thường ép hai tay sát vào người để biểu thị lời chào từ trái tim của họ
Khi tiếp xúc với người Malaysia cần chú ý đến tước hiệu của họ:
 Tun biểu hiện tước hiệu cao nhất
 Tansri và Datuk tước hiệu hiệp sĩ
 Tanku(Tengku) là tước hiệu hoàng tộc cha truyền con nối
 Tuan hay Encik: Ông
 Puan: Bà
 Cik: Cô
Doanh nhân Malaysia tính toán rất cẩn thận, đưa ra quyết định chậm vì họ phải xem xét
điều đó có phù hợp với giáo lí của Islam không. Nhìn chung họ là những người không ưa
mạo hiểm. Họ còn là những người trọng chữ tín, nghiêm túc thực hiện hợp đồng

CHƯƠNG 9. CÔNG GIÁO TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ TẠI VN & PHILIPPINES


A. TỔNG QUAN KITO GIÁO
Tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Jesus như: Công giáo, Chính thống, Tin
lành, Anh giáo.
• Do Jesus sáng lập, là đạo của những người nô lệ, nghèo khổ hoặc mất hết mọi quyền lợi
bởi Đế chế Roma.

31
 Giáo lí
Kinh Thánh gồm 2 quyển Tân Ước ( 17 quyển) và Cựu Ước (46 quyển)
 Thế giới quan
Quan niệm con người là do Thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thờ phụng và tiếp tục công
cuộc của Chúa ở nơi trần thế, phủ nhận quyền uy tuyệt đối của bất cứ lực lượng trần thế
nào
B. CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
Quá trình du nhập và phát triển
Công giáo được truyền vào VN vào thế kỉ 17 với các dòng thừa sai dòng tên
Dòng Phanxico Bồ Đào Nha và dòng đa minh TBN theo truyền giáo tại VN nhưng không
quen phong thổ và không biết tiếng nên việc truyền giáo thất bại
Từ 1614-1645 các giáo sĩ dòng tên BĐN từ Macao đã lôi kéo được 50.000 người VN
theo đạo và đào tạo được 40 tu sĩ VN giúp truyền đạo. Năm 1693 Nghệ An có 12 làng
theo Công giáo. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes thuộc dòng tên có 17 năm kinh nghiệm
hoạt động ở Viễn Đônh, thông thạo tiếng việt và tình hình VN
Đến năm 1933, hơn 400 năm truyền giáo tại VN, tòa thánh Vatican mới giao quyền tự
quản cho giáo hội VN cho giáo sĩ VN là Nguyễn Bá Tòng làm giám mục. Đến năm 1976
giáo hội VN có thêm phẩm Hồng Y đó là Hồng Y Trịnh Như Khuê ở giáo phận Hà Nội
Công giáo VN đến nay có 6 vị Hồng Y được tấn phong
Sau CMT8 Công giáo vẫn tồn tại và phát triển mặc dù miền Bắc tiến lên XHCN. Nhưng
đến năm 1954 hầu hết Công giáo đã di cư xuống miền Nam
Các ảnh hưởng của Công giáo đến VN
 Văn hóa: chữ quốc ngữ -> Từ điển Việt-Bồ-La Tinh và cuốn “phép giảng tám
ngày”
 Công nghệ: Công nghệ in ấn, báo chí
 Lễ hội: Noel, Valentine
 Trang phục
 Kiến trúc
 Giáo dục: thiên văn, địa lí, toán học
 Xã hội : Lối sống -> VD sống thử, bảo vệ thiên nhiên,..
 Y khoa: thuốc tây, bệnh viện, các tổ chức giúp đỡ người bệnh tật,…
 Kinh tế và chính trị

32
C. CÔNG GIÁO TẠI PHILIPPINES
Quá trình du nhập
Công giáo truyền bá có kết quả nhất tại Philippines.
Năm 1521 nhà thám hiểm Magellan đặt chân đến đảo Cebu mở đầu cho sự du nhập của
Công Giáo vài Philippines.
Ở Philippines các thương gia Bồ Đào Nha mở đầu cho công cuộc truyền giáo ở đảo
Cochine nhưng vấp phải sự phản kháng của ISLAM và Ấn Độ giáo, Phật giáo còn đủ
mạnh nên các Giáo sĩ Bồ Đào Nha chưa có được những thành tựu đáng kể.
Từ đầu thế kỷ XVI Philippines đã có mặt nhiều tu sỹ các dòng Đa Minh, Phanxico, dòng
Tên…..
Mãi đến năm 1529 thì các tu sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha mới mở ra trang sử mới
trong lịch sử truyền giáo ở miền Đông Java.
Năm 1565 đất nước có hơn 7000 hòn đảo đã trở thành quà tặng cho nhà vua Tây Ban
Nha. Cả một vùng đảo và quần đảo Cebu, Luzon, Leyte,…. Đón nhận Công giáo ngay
những ngày đầu.
Sau một thế kỷ truyền đạo thì hầu hết các vùng đồng bằng và trung du của Philippines
theo Công giáo. 1595, Manila trở thành tòa tổng giám mục cho thấy sự thâm nhập nhanh
chóng vào Philippines cùng với sự cố kết và hẫu thuẫn của thực dân và giáo hội.
Mặc dù đã sử dụng nhiều chính sách khôn ngoan và bạo lực, thực dân Tây Ban Nha phải
mất rất nhiều thời gian để làm cho dân địa phương nắm được những lý thuyết cơ bản của
Công giáo và qua thời gian họ đã quen với những giáo sĩ và tôn giáo mới này.
Quá trình phát triển
• 6/2/1579 linh mục D. de Salazar (dòng Đa Minh) được cử làm giám mục tiên khởi.
• 1611 Viện đại học Công giáo Santo – Tomas cũng do dòng Đa Minh xây dựng ở
Manila để đào tạo các linh mục cho đoàn Đông Nam Á.
• Mặc dù trải qua nhiều biến cố chính trị nhưng Công Giáo vẫn phát triển khá
nhanh.
• 1585 ở Philippines có 400 ngàn người Công Giáo.
• 1970 – sau 400 năm – đã lên 26.769.709 người, chiếm 85% dân số cả nước.
• Năm 1994 tăng lên 56 triệu người, xếp thứ 2 thế giới.

33
• Năm 1998 ở Philippines có 58.735.000 người theo Công giáo, chiếm 83% dân số;
ở 2.525 giáo xứ.
• Hiện nay tổng địa phận Manila đã có 16 giáo tỉnh, 40 giáo phận đặt dưới sự chăm
lo của 3 hồng y, 117 tổng giám mục, 250 giám mục và hơn 5000 linh mục.
Ảnh hưởng của Công giáo tại Philippines
• Đức mẹ Maria và Chúa hài đồng trở thành linh tượng có sức cuốn hút tâm tinh của
đông đảo các tầng lớp trong xã hội.
• Tượng Đức Mẹ Maria và Chúa hài dồng được dựng ở hơn 50 điểm trên khắp đất
nước.
• Trong các buổi lễ thánh và nghi thức cầu nguyện, người Philipines có một niềm tin
tuyệt đối, coi như ý nguyện xin Chúa đều có phép nhiệm màu, các thầy dòng được
coi trọng đến mức sùng bái như hiện thân của Chúa.
• Đặc biệt trong đời sống dân dã, giáo dân Philppines còn ký thác cả sinh mệnh
mình cho Chúa Jesus.
• Giáo dân Philippines coi việc cầu nguyện Chúa là quan thiết hơn cả.
• Người Công giáo ở Philippines dường như mọi bí tích nơi Chúa đều là niềm tin
duy nhất trong suốt cuộc đời.
 Trong đời sống xã hội
• Nền văn hóa Công giáo thể hiện trên chính người dân ở đây: Họ cởi mở, dễ dàng
giúp đỡ bạn bất cứ chuyện gì cần họ giúp.
• Nhiều tòa nhà ở Philippines và ngay cả ở trường đại học hay trong một số trung
tâm mua sắm đều có nhà nguyện.
• Những kiến trúc nhà thờ Công giáo cũng là các biểu tượng được các nghệ sĩ vẽ lại,
chụp lại dán trên xe Jeep.
 Lễ hội
• Lễ hội ở Phippines mang đậm ảnh hưởng của Công giáo như : lễ hội Sunilog, Lễ
hội Moriones….
 Công giáo được du nhập và phát triển mạnh vào những năm Philippines là thuộc
địa của thực dân Tây Ban Nha, cũng vì vậy mà văn hóa Philippines bị ảnh hưởng
nhiều của nền văn hóa Tây Ban Nha. Hiện tại Philippines là nước có cộng đồng
công giáo lớn thứ ba trên thế giới với 92 triệu tín đồ chiếm 92% dân số. Điều này
cũng tạo ra lối ứng xử rất công giáo trên đất nước này.

34
CHƯƠNG 10. MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM

A. CAO ĐÀI
Tên đầy đủ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đây là một trong những tôn giáo ở miền Nam VN.
Ý nghĩa tên Cao Đài chỉ cao đài chính là một cái đài cao -> vũ trụ là đích đến của chúng
sinh -> chỗ cao nhất trong tâm linh con người
Ý nghĩa của tôn giáo là thờ thiên nhãn ( một con mắt) -> thờ độc thần khác với các tôn
giáo trung đông khác là thờ đa thần. Thiên nhãn cũng tượng trưng cho thượng đế và thể
hiện sức mạnh tinh thần của mọi chủ thể
Đạo Cao Đài do đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tức Đức Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma
Ha Tát sáng lập đêm giáng sinh 24/12/1925. Người đệ tử đầu tiên là Ngô Văn Chiêu
( Ngô Minh Chiêu)
Hình thành vào thập niên 1920 khi phong trào chống Pháp bị đàn áp.Đạo Cao Đài là dung
hợp của một số tôn giáo sẵn có để hình thành một đạo mới
Gồm 2 pháp môn : VÔ VI và PHỔ ĐỘ
VÔ VI PHỔ ĐỘ
Cao siêu dành cho một số người Mang tính phổ thông, dễ theo cho tất cả
mọi người
Chủ trì phần hồn Chủ trì phần xác

Khi thờ cúng phải có 3 thứ:


+ Hoa ( tinh)
+ Rượu ( khí) Hợp thành Tam Bảo của đạo Cao Đài
+ Trà ( thần)
Diễn biến 3 kì phổ độ
Kì 1: Phục Hy, Thần Nông, Nhiên Đăng Cổ Phật, Moise Abraham
Kì 2: Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca, Jesus, Mohammad
Kì 3: Cao Đài

35
B. PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập vào năm 1939 ( thời kì phát triển
nhất) nhưng thật ra có nguồn gốc từ một tông phái Phật giáo tên Bửu Sơn Kỳ Hương
do Phật thầy Tây An sáng lập năm 1849 tại An Giang. Tiếp theo đến Phật trùm ( bổn sư)
rồi mới đến Phú Sổ
Lấy pháp môn Tịnh Độ Tông và chủ trương tu hành tại gia
Phật giáo hòa hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo VN
Phật giáo này thường tập trung ở đồng bằng Nam bộ
Giáo lí : Kết hợp Tịnh Độ tông với đạo Ông Bà. Tôn chỉ là “học Phật tu nhân”, noi gương
giáo lí đức Phật mà tu luyện con người
Tích cực thực hành thuyết “Tứ Ân”:
 Cha mẹ
 Đất nước
 Tam bảo ( Phật-Pháp-Tăng)
 Nhân loại
Cách thức tu hành
- Tu tại gia
- Cư sĩ tu tại gia cúng lạy vào 2 buổi: sớm mai và chiều tối với 16 lạy
- Ăn chay 1 tháng 4 ngày để cơ thể khỏe mạnh
- Không chấp nhân mê tín dị đoan ( không đốt vàng mã, không cúng tà thần)
- Thực hiện tiết kiệm triệt để ( không dâng cúng thực phẩm cho Phật chỉ cúng bông hoa
nước sạch)
- Không ăn thịt trâu, chó, bò để giữ sức kéo
- Không hình thức ( không đúc tượng, không chuông mõ, tử thì táng, không có hàng giáo
phẩm)
Phần giáo lí là sự tiếp thu và nâng cao của tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, phần “học Phật”
thì tinh giản lượt nhiều giáo lí của Phật -> chủ yếu khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền. Phần
“ tu nhân” là thuyết tứ ân
Các ngày lễ quan trọng ( âm lịch)
- Tết nguyên đán

36
- Lễ Phật đảng ( ngày 8 tháng 4)
- Lễ khai đạo ( 18 tháng 5)
- Lễ vía phật thầy Tây An ( 12 tháng 8)
- Sinh nhật giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ( 25 tháng 11)
C. NHO GIÁO
Nho giáo -> hạng người mà xã hội cần đến. Dạy về đạo làm một con người trong gia
đình và xã hội
Hệ thống nho giáo theo chủ nghĩa “ Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” -> Trời đất và vạn
vật đều cùng một thể với nhau. Ngoài ra tôn chỉ cũng bao gồm điều đó và Trung Dung
( không lệch về phía nào, luôn giữ thái độ trung hòa)
Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận. Lấy thiên lý lưu hành làm căn
bản => 3 điều cốt yếu : tín ngưỡng ( thiên nhân tương dữ), thực hành, trí thức
Lấy đạo trời làm khuôn mẫu -> nghịch trời là phải chết
Học thuyết của Nho giáo chia thành :
- Hình Nhi Hạ học: dạy về nhân đạo -> quân tử, tiểu nhân, công bằng, bác ác, tu
thân ( tề gia trị quốc bình thiên hạ), tam cang ( nam giữ: mqh vua chúa, cha con,
vợ chồng- quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang), ngũ thường( nam giữ: nhân,
lễ, nghĩa, trí, tín), tam tùng ( nữ giữ), tứ đức ( nữ giữ), chính danh định phận
- Hình Nhi Thượng học: học về những lẽ màu nhiệm vô hình -> thái cực và sự biến
hóa của thiên lý, thiên mệnh, hồn phách, đạo của khổng tử

37

You might also like