You are on page 1of 3

Nhận xét các chế định của Quốc hội qua các bản hiến pháp

-Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến nay, nước ta
đã có 5 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến
pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời thời điểm lịch sử khác
nhau nhằm thể chể hóa đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cho mỗi
giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, chế định về Quốc hội trong các bản Hiến
pháp có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên việc thay đổi thể hiện vấn đề pháp
lý của Việt Nam chưa phù hợp với sự thay đổi của kinh tế, xã hội.
-Bản Hiến pháp năm 2013 ra đời bù đắp những thiếu xót và lỗ hổng cũng như đề ra
nhiều tính mới, phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội, thực tế khách
quan của nước ta
+ Về vị trí, tính chất của Quốc hội trong bộ máy nhà nước (Điều 69, Hiến pháp
2013): trước đây Hiến pháp quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp” còn bây được sửa đổi thành “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp....”
+Về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (Điều 70, Hiến pháp 2013: được quy
định toàn diện, đầy đủ hơn so với các Hiến pháp trước đó
Vd: Tại khoản 7 có hai vấn đề quan trọng; một là tách việc bỏ phiếu tín
nhiệm thành một nhiệm vụ và quyền hạn độc lập, cụ thể tại khoản 8 thêm nhiệm
vụ, quyền hạn thứ tám của Quốc hội , hai là chức danh Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao cũng được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm hoặc bị cách chức. Điều
này sẽ góp phần thúc đẩy người giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
thực thi nhiệm vụ kịp thời hơn, mang tính thúc đẩy hơn và “răn đe” mạnh mẽ hơn;
do đó cũng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cử tri.
+Về hình thức và kỷ luật lập hiến: ở hiến pháp năm 1992, Quốc hội thuộc chế thứ
sáu, theo thứ tự là chương VI (từ điều 83 đến điều 100). Đến Hiến pháp 2013,
Quốc hội thuộc chế định thứ năm, được xếp ở chương V (từ điều 69 đến điều 85)
-Cho đến bây giờ, bản Hiến pháp 2013 vẫn được coi là bản Hiến pháp hoàn thiện
và có hiệu lực cao nhất. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại những hạn chế và nhiều điều,
khoản đề ra của các chế định Quốc hộ chưa thực hiện được.
Vd: Khoản 15 Điều 70 “Quyết định trưng cầu ý dân” nhưng chưa thực sự có điều
đó, chỉ là đại diện tiếng nói của nhân dân, việc truqng cầu ý dân về Hiến pháp do
Quốc hội quyết định.
Hay Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất nhưng cơ quan thực quyền
năm quyền lực tối cao lại là chính phủ từ đó dẫn đến việc lạm quyền của chính phủ
với Quốc hội hoặc cơ quan hành chính nhà nước lạm quyền đối với tòa án, không
thể kiện cơ quan hành chính.
+Tình trạng chấp hành xây dựng luật chưa nghiêm, việc đưa vào, rút ra các
dựa án luật thường xuyên, có một số dự án luật lùi nhiều lần và chuyển sang nhiệm
kỳ sau
+Hoạt động giám sát của Quốc hội chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ
thể liên quan, quy trình xử lý và chế tài chưa phù hợp; việc theo dõi, đôn đốc thực
hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát chưa thực sự quyết liệt, không ít vụ việc chậm
được giải quyết gây bức xúc trong dư luận.
Phương hướng giải quyết
-Giám sát cần đi vào những vấn đề cụ thể hơn, không chỉ tập trung giám sát, thực
hiện chủ trương, chính sách chung của đất nước
-Tăng cường tranh luận trong thảo luận để đi đến cùng vấn đề
-Xử lý trách nhiệm việc chậm ban hành các văn bản thi hành luật để các pháp luật
sớm đi vào cuộc sống
Liên hệ thực tế, bài học
+Không ngừng nghiên cứu: đổi mới, cải tiến từ tổ chức bộ máy đến phương thức
hoạt động của Quốc hội, đòi hỏi cao hơn về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và bản
lĩnh của các đại biểu, góp phần thúc đẩy Quốc hội ngày càng hoạt động có hiệu
quả và chuyên nghiệp hơn
+Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, cần có số lượng đại biểu Quốc
hội chuyên trách nhiều hơn hiện nay, đại biểu Quốc hội phần đông là không
chuyên trách, thậm chí nhiều người còn đang giữ chức vụ
+Việc giám sát để giải quyết những vấn đề bất cập hay đề xuất các phương hướng
điều chỉnh luật, chính sách để xây dựng năng lực quản lý cần kịp thời hơn nữa
+Quốc hội nên mở rộng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mà
không phải là đại biểu Quốc hội như các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành ở các
lĩnh vực đóng góp ý kiến, nghiên cứu thảo luận vào việc xây dựng hệ thống pháp
luật
Danh mục tài liệu tham khảo
-Thư viện pháp luật, Hiến pháp năm 2013,
https://thuvienphapluat.com/van-ban/hien-phap-nam-2013-215627.html
(12/11/2022)
-Quốc hội, Hướng đến Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả - Bích Lan
https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?
UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=50194 (13/11/2022)

You might also like