You are on page 1of 58

QUỐC HỘI CỦA CHXHCNVN

I.Vị trí pháp và tính chất pháp lí của QH 2013

* Giải thích thuật ngữ trong KHPL:

- Nghiên cứu VTPL của QH trả lời cho câu hỏi: QH nằm ở đâu, chỗ nào trong BMNN.

+ Từ vi trí này thì PL mới qdinh cho cơ quan đó tính chất Plý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng.

+ Từ vị trí, PL mới qdinh tính chất PLý của 1 cơ quan:thuộc tính bên trong của CQ đó, phần tính chất sẽ trả

lời câu hỏi: CQ đó do ai lập, phục vụ cho ai, báo cáo và chịu trách nhiệm trc ai?

+ Từ vị trí tính chất thì PL mới qdinh cho nó chức vụ quyền hạn: Chức năng của 1 CQ là nhà nước chính là

phương tiện hdg thường xuyên, chủ yếu của CQ đó( Chức năng trả lời cho câu hỏi: cn của QH làm luật…)

chức năng đc coi là sự khái quát của thẩm quyền

Từ chức năng PL sẽ qdinh cho cơ quan đó những nvu quyền hạn để thực hiện chức năng trên thực tế.

+ Nghiên cứu cơ cấu tổ chức cơ quan: Cơ quan đó sẽ lập ra những chức danh gì, sẽ có những chức danh gì,

có bộ phận gì bên trong.

+ Nghiên cứu các hình thức hoạt động của cơ quan: Những hdg trên thực tế của cơ quan đó, để giúp Qh thực

hiện chức năng của mình.

Theo điều 69 bản hiến pháp 2013 thì QH có vị trí đặc biệt quan trọng trong BMNN. QH đc xác định là cơ

quan có vị trí cao nhất trong BMNN. Có nghĩa là trong BMNN ta hiện nay sẽ không có 1 cơ quan nào có vị

trí cao hơn QH hoặc ngang hàng với QH. Và vị trí của QHVN hoàn toàn khác với vị trí của nghị viện của các

nước tư sản-> nghị viện của nước tư sản thì ko đc xác định là cao nhất mà chỉ xác định là có vị trí cân bằng

và ngang hàng với tòa án mà thôi.Và vị trí QHVN hoàn toàbn khác QH (nghị viện) ở 1 số QG trên thế giới,
nghị viện của các nước trên TG ko có vị trí cao nhất mà chỉ xác định là cơ quan nắm giữ 1 nhánh quyền lực

và có vị trí cân bằng với các

Nghị viện TG(Mỹ)

Ko có vị trí cao nhất

Lí do: Tính chất BMNN tam quyền phân lập (phân chia quyền lực nhà nước)

Như vậy nghị viện ở các nc tư sản chỉ đc xem là 1 cơ quan nắm giữ 1 loại quyền lực và 1 nhánh quyền lực

cho nên nó có vị trí cân bằng vs 2 nhánh quyền lực còn lại và hoàn toàn có thể bị kiểm soát ngược trở lại từ

2 nhánh quyền lực còn lại cụ thể là : tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật, tổng thống có quyền yêu

cầu nghị viện xem xét lại các quyết định của mình, có quyền giản tán nghị viện trước hạn ( tổng thống là

nguyên thủ qg), tòa án có quyền tuyên bố 1 đạo luật ban hành là vi hiến.

QHVN

Cơ quan cao nhất (toàn quyền)

Vì VN ta ko áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập, VN chỉ áp dụng tập quyền xã hội chủ nghĩa. Và nd

ngtac của tập quyền xh chủ nghĩa gồm 2 nd chính

+ Các nhà lập hiến theo cnxh cho rằng quyền lực nhà nước phải là thống nhất ko thể phân chia-> có như thế

thì mới đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Và bằng bầu cử bằng lá phiếu của mình là ngdan đã trao hết

quyền lực đó cho hết QH-> đề cao QH suy tôn QH, coi QH là cơ quan cao nhất vì nắm toàn bộ qluc nhân dân

đã trao cho ( 1 QH cs quyền vừa lập pháp, hành pháp, tư pháp)


+Tuy nhiên các nhà kinh điển cnxh cx nhận tức rằng trong điều kiện của QH ở các nước xhcn thì QH ko thể

nào tự mình lập pháp, hành pháp, tư pháp đc (QH là cơ quan hoạt động theo kì họp, 6 tháng họp 1 lần) -> hdg

ko thường xuyên, đa số các hdg QH đều hdg kiêm nhiệm( vừa làm đại biểu vừa làm chức vụ khác…)-> vì

vậy QH đành lập ra chính phủ và trao lại chính phủ quyền hành pháp, QH phải lập ra tòa án trao lại tòa án

quyền tư pháp => cho nên chính phủ và tòa án chỉ đc quan niệm là cơ quan phái sinh từ QH và những đứa

con do QH sinh ra -> QH là cao nhất. QH có quyền lập ra, trao quyền giám sát tối cao và bãi miễn các nhánh

quyền lực khác chứ ko có chiều ngc lại (ko có cơ quan nào ko có quyền kiểm soát lại QH) vì vậy trong tập

quyền xhcn ko có những hiện tượng pháp lí sau :

⚫ Ko ai đc phủ quyết luật của QH

⚫ Ko ai đc giải tán QH trc hạn

⚫ Ko ai đc quyền tuyên bố luật QH là vi hiến và từ chối áp dụng

* Sự áp dụng của những ngtac qua 5 bản HP VN

- HP1946, là ko áp dụng tập quyền mà áp dụng tam quyền phân lập bởi vì bản HP này đc coi là kết tinh trí

tuệ của chủ tịch HCM -> đc xây dựng và chịu ảnh hưởng của các bản HP của Pháp, Mỹ, Âu Mỹ và biểu hiện:

nguyên thủ QG có quyền hạn rất lớn vừa là người đứng đầu nhà nước là nguyên thủ QG thay mặt cho toàn

bộ đất nước nhưng đồng thời là người đứng đầu chính phủ nắm hành pháp trực tiếp quản lí đất nước (giống

với vị trí của tổng thống nước Mỹ, Pháp) chủ tịch nước có quyền hạn rất lớn đặc biệt có quyền kiểm soát

kiềm chế đối trọng với nghị viện nhân dân ( dùng quyền hành pháp để kiểm soát lập pháp cụ thể là : điều 31

quy định chỉ tịch nước có quyền phủ quyết các đạo luật do nghị viện ban hành, điều 54 quy định chủ tịch

nước có quyền yêu cầu nghị viện xem xét lại bất tín nhiệm nội cát, điều 50 chủ tịch nước ko báo cáo công tác

ko chịu trách nhiệm gì trc nghị viện trừ tội phản quốc -> điều này chứng tỏ nghị viện theo HP1946 ko cao
nhất và ko toàn quyền chỉ nắm giữ 1 loại quyền, hoàn toàn có thể bị kiểm soát ngược lại bởi những nhánh

quyền lực khác)

- HP 1959, đã bắt đầu ngtac tập quyền xhcn ở bước đầu ( sau hiệp định gionevo) theo đó qh đc xác định là cơ

quan có quyền lực cao nhất và có toàn quyền , và chủ tịch nước quyền lực đã bị hạn chế chỉ còn là 1 người

đứng đầu nhà nước về danh nghĩa và chủ tịch nước ko còn quyền nắm chỉnh phủ , hành pháp, ko đc kiềm chế

đối trọng với nghị viện, kiểm soát QH: ko đc phủ quyết luật, ko đc đề nghị nghị viện xem xét lại quyền của

nghị viện, chủ tịch phải báo cáo công tác và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện

-HP 1980, đã áp dụng tập quyền xhcn 1 cách triệt để và đây đc coi là thời kì đỉnh cao của tập quyền cùng với

đó là các nhà lập hiến đã quyết tâm nỗi lực để xây dụng 1 mô hình QH có toàn quyền cụ thể là: QH theo

HP1980 ko chỉ là 1 cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp mà QH có quyền can thiệp, bao biện vào công việc

quản lí của chính phủ, công việc xét xử của tòa. Đặc biệt điều 83 của hp1980 đã quy định cho QH 15 loại

nhiệm vụ, quyền hạn và kết thức điều 83 thì cấc nhà lập hiến của năm 80 quy định thêm rằng ngoài nvu quyền

hạn kể trên thì qh có thể định ra cho mình những nvu quyền hạn khác nếu xét thấy cần thiết-> quy định này

đã làm vô hiệu hóa HP1980( bởi vì mục đích của HP là để giới hạn quyền lực nhà nước, kiểm soát nhà cầm

quyền cho nên cho sẽ quy định cơ quan nhà nước phải làm đúng những gì HP quy định)

Và sau nhiều năm áp dụng tập quyền xhcn thì nó đã phát sinh nhìu những hạn chế bất cập như là : sự phân

công phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ko có rõ ràng -> sự chồng chéo lẫn lộn chức năng -> nó ko có

hiệu quả công việc -> dẫn đến ko thể quy kết đc trách nhiệm nếu có sai phạm, bộ máy nhà nước trở nên cồng

kềnh, quan liêu, quản lí, quy tắc cảm tính vì người đặt việc (đề cao QH quá-> việc gì cũng giao cho QH làm)

- Trước những bất cập và sai lầm đó đến HP1992 đã nhận thức lại ngtac tập quyền xhcn đồng thời áp dụng

những hạt nhân hợp lí của học thuyết phân quyền để từ đó sáng tạo ra 1 ngtac mới mang tên ‘’ quyền lực nhà

nước và thống nhất’’ có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trọng việc thực hiện các quyền hành
pháp, lập pháp, tư pháp. Cũng cần lưu ý răng ngtac này đã đc nhận thức đc áp dụng trong thực tiễn BMNN

của HP1992 nhưng HP1992 thì ko cs dành ra 1 quyền lực nào để quy định ngtac này ->mãi đến 2011 (10 năm

áp dụng ngtac này) thì qh đã ban hành nghị quyết 51 để sửa hp1992 chính thức bổ sung vào điều 2, -> điều

này cho thấy Đảng và NN rất thận trọng bởi vì đây là 1 cái ngtac rất nhạy cảm và liên quan đến chính trị, rút

kinh nghiệm sụp đổ của liên xô và các nước đông âu (do liên xô đã đa nguyên đa đảng, đã áp dụng tam quyền

phân lập)=> đảng và NN đã xác định là đổi mới, nhưng đổi mới từ từ để ổn định chế độ giữ vững an ninh

chính trị.

- Đến HP2013 thì điều 2 đã khẳng định quyền lực NN ko chỉ dừng lại ở sự thống nhất phân công và phối hợp

mà còn phải có sự kiểm soát( kiểm soát lẫn nhau ) giữa cấc cơ quan trong việc thực hiện các quyền hành, lập,

tư pháp -> với những điểm mới này chứng tỏ là chúng ta đang áp dụng ngày càng nhìu những hạt nhân hợp

lí của học thuyết phân quyền hay nói khác đi đó là chúng ta đang phân quyền hóa từng bước BMNN và lưu

ý : nguyên tắc phân công phối hợp quyền lực chỉ có ở VN -> vì vậy đc coi là thành tựu về lí luận và pháp lí

của đảng và NN ta sau 30 năm đổi mới tuy nhiên vde kiểm soat qluc NN là 1 vấn đề mới mẻ và nhạy cảm vì

vậy cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc những cơ chế kiểm soát qluc cụ thể cho phù hợp với bối cảnh kte

văn hóa chính trị xh ở VN hiện nay (nhất là những cơ chế kiểm soát quyền lực QH)

* Theo điều 69 HP2013 thì QH đc xác định là cơ quan có 2 tính chất sau đây:

1. QH là cơ quan đại biểu cao nhất của ND vì 4 lí do sau:

a, Về cách thành lập: QH là cơ quan duy nhất trong BMNN ta là do cử tri cả nước bầu ra và trao cho quyền

lực -> để Qh thay mặt ND thực hiện quyền lực nhà nước của dân (Dân chủ gián tiếp, dân chủ đại diện) quyền

lực là ở nơi dân, người dân trong khả năng ko thể thực hiện quyền lực.

b, Về cơ cấu thành phần: theo quy định hiện nay thì QHVN đc bầu ko quá 500 đại biểu ->đủ sức đại diện cho

mọi thành phân cử tri, dân cư trong cả nước -> QH đc coi là tấm gương phản chiếu và là hình ảnh thu nhỏ
của dân tộc VN (trong 500 đại biểu phải ít nhất 15% đại biểu là người dân tộc thiểu số, ít nhất 20% nữ đại

biểu, trong QH đó phải có đủ mọi thành phần nghề nghiệp,tôn giáo, đảng phái,..) -> bầu ra 1 QH làm sao cho

có đầy đủ thành phần -> muốn QH đẹp đội hình thì khi bầu cử đại biểu QH phải có sự cơ cấu thành phần

(phải có sự tính toán sắp đặt của các cơ quan tổ chức phụ trách bầu cử)

c, Về nhiệm vụ quyền hạn: đại biểu QH có nvu quyền hạn nhưng qtrong nhất đó là đại biểu QH phải tiếp

công dân và tiếp xúc cử tri để lắng nghe và thu thập tâm tư nguyện vọng và ý chí của các tầng lớp nhân dân

-> đại biểu QH đem tâm tư phản ánh ra kì họp để cùng nhau bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số để biến

những tâm sư nguyện vọng đó thành nghị quyết, luật cho QH -> đã là nhà nước của dân do dân làm chủ thì

các nghị quyết và luật của QH phải là ý chí của các tầng lớp của nhân dân đc nâng lên thành thông qua vai

trò của các đại biểu QH.

d, Về báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: đại biểu QH phải báo cáo công tác trc cử tri và chịu trách nhiệm

trc cử tri. Và đại biểu QH có thể bị cử tri bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với niềm tin của cử tri nữa

=> Chứng đc tính chất và thân phận của QH : là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân

2. QH đc xác định là cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CHXHCNVN.

Lí do: + VN áp dụng nguyên tắc tập quyền XHCN, từ HP1992 tập quyền đã đc nhận thức lại nhưng dấu ấn

tập quyền vẫn còn nhưng QH vẫn đc xác định . Tính quyền lực cao nhất của QH đc thể hiện ở 3 phương diện

sau:

- QH là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp

- QH có quyền thành lập cơ quan NN khác ở trung ương và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

- QH có quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của NN
3 phương diện này cũng chính là 3 chức năng của QHVN đc cụ thể thành 15 loại nvu quyền hạn đc quy định

ở HP 2013

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐIỀU 70 HP2013

I.Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của QH trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp.

a, Nội dung

- Theo quy định HP2013 thì QH là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Lập hiến, lập pháp có 3 quyền

sau đây:

+ Quyền đc thông qua hiến pháp, và các đạo luật

+ Quyền sử đổi HP và các đạo luật

+ Quyền quyết định chương trình xây dựng luật và pháp lệnh -> Kế hoạch làm luật

QH đc quyền ban hành các đạo luật và có 2 dạng :

+ Bộ luật: BLDS, BLHS….

+ Luật đơn hành: Luật hôn nhân gđ, Luật hợp tác xã

-> Giống: Đều do QH ban hành, đều có giá trị luật cao nhất trong hệ thống pháp luật

-> Khác: 2 loại khác nhau ở quy mô cơ cấu số lượng chương điều: nếu 1 văn bản nào đồ sộ rất nhìu

chương nhìu điều thì gọi là Bộ luật, còn ít chương ít điều thì gọi là Luật.

- Để giúp hỗ trợ cho QH thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp thì điều 81 HP2013 có quy định về 1

quyền sáng kiến lập pháp bao gồm :

1.Trình kiến nghị về luật


- ND: Là Quyền đề nghị yêu cầu QH nên thông qua 1 cái luật mới hoặc sửa luật đã cũ trong thời gian tới.

- Chủ thế: đại biểu QH

3. Trình dự án luật

- ND: là chủ thể tự tay viết xong dự án, trình dự án ra cho QH xem xét thảo luận thông qua.

- Chủ thể: Theo quy định điều 84 HP2013 có 3 nhóm chủ thể đc quyền trình dự án:

+ Các cơ quan tổ chức của QH bao gồm: ủy ban thường vụ QH, hội đồng dân tộc và ủy ban chuyên môn của

QH, đoàn đại biểu QH và từng cá nhân đại biểu QH (chủ thể đc kì vọng nhất trong việc viết lên dự án luật)

+ Nhóm các cơ quan NN khác ở trung ương bao gồm: chủ tịch nước, chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, kiểm

toán NN

+ Cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị xã hội ở VN bao gồm: trưng ương mặt trận tổ quốc VN, trung

ương đoàn thanh niên cộng sản HCM, trung ương hội liên hiệp phụ nữ, tổng liên đàon lao động VN, ban chấp

hành trung ương hội nông dân VN, ban hành chấp hành trung ương hội chiến binh -> đc quyền viết dự luật

khi có liên quan đến lợi ích của thành viên thuộc tổ chức này

Đây là chủ thể viết dự án luật cho QH thông qua

b, Điểm mới của HP2013 so với HP1992 về chức năng -> có 2 điểm mới sau đây:

- Nếu như HP 1992 quy định QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp thì HP2013 đã bỏ đi 2 chữ

“duy nhất” và quy định lại theo hướng nhẹ nhàng vừa phải và hợp lí hơn (QH là cơ quan có quyền lập hiên,

lập pháp). Giải thích và bình luận điểm mới này? Ko thể nói QH là cơ quan duy nhất có quyền LH,LP vì 2 lí

do sau:
1. Ko thể nói QH là cơ quan duy nhât LH bởi lẽ đa số các nước trên TG đều quan niệm quyền LH là thuộc

về nhân dân bởi vì HP là công cụ của nhân dân để kiểm soát quyền lực NN. Tuy nhiên, trong điều kiến thực

tế của VN hiện nay do trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo, an ninh còn chưa ổn định …cho nên người

dân ko thể trực tiếp làm ra bản HP trong 1 cuộc trưng cầu dân ý vì vậy người dân mới tạm thời giao cho QH

thay mặt ND để mà LH, điều này có nghĩa là đến 1 lúc nào đó ngdan có đủ khả năng để mà thực hiện quyền

LH của mình thì QH phải trả quyền LH về cho ND -> ko thể nói QH là duy nhất có quyền LH

2. Cũng ko nên quy định QH là duy nhất Lập pháp bởi vì làm luật là 1 quy trình rất phức tạp rất nhiều khâu

rất nhiều công đoạn với sự tham gia nhiều chủ thể khác nhau : Chính phủ là cơ quan chủ yếu viết dự án luật,

dự luật đó phải đem ra cho chuyên gia đóng góp, QH chỉ là cơ quan thảo luận biểu quyết thông qua luật ->

Từ lập pháp đc hiểu là đồng nghĩa với từ thông qua luật, lập pháp khác với từ làm luật

- HP1992 quy định, QH là cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp -> các nhà lập hiến năm 1992 coi lập hiến

và lập pháp là 1 quyền duy nhất

+ Nếu coi lập hiến, lập pháp là 1 quyền duy nhất thì rất dễ dẫn đến sự ngộ nhận vô cx nguy hiểm: đánh

đồng giữa hiến pháp với thường luật, coi hiến pháp có giá trị như thường luật (cấc nước trên TG đòi hỏi có

sự phân biệt rõ ràng giữa HP với thường luật-> 2 văn bản phải khác nhau ít nhất ở 4 tiêu chí lớn. 1 trong

những ự khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất giữa HP với thường luật: HP phải là bản kế ước xh giữa NN

với nhân dân là công cụ trong của người dân để kiểm soát nhà cầm quyền. Vì vậy nếu đánh đông giữa HP với

thg luật thì vô tình chúng ta đã biến HP trở thành ý chí của NN, công cụ của NN để quản lí dân chúng như

thường luật -> làm mất hết giá trị nhân văn của bản HP, và ko phù hợp với xu thế chung của xh

- HP2013, QH là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp : là 2 quyền khác nhau, tách rời nhau
+ Rút kinh nghiệm này thì HP 2013 đã quy định lại quyền lập hiến là 1 quyền và quyền này thuộc về nhân

dân nhưng do hiện nay ND ch có đủ điều kiện thực hiện quyền này cho nên mới tạm giao cho QH để thực

hiện quyền này. Quyền lập pháp là quyền làm ra đạo luật, thường luật, quyền này mới là quyền của QH

=> HP 2013 phải có sự phân biệt 1 cách rõ ràng giữa HP và thường luật. Quyền lập hiến bao giờ cx coi là

quyền cơ bản , quyền đầu tiên khởi thủy và quyền này phải thuộc về nhân dân. Và nhân dân sẽ bằng 1 cái bản

HP sẽ ấn định cho cơ quan nào thực hiện quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp -> sự phân biệt giữa HP và

thường luật và phù hợp với văn minh nhân loại và 1 trong những tiêu chí xem xét xh đó có dân chủ hay không

c, Thực tế thực hiện chức năng tại QH hiện nay

- Theo quy định tại điều 84 HP 2013 quy định có rất nhiều chủ thể đc quyền viết dự luật và trình dự luật ra

trc QH tuy nhiên theo thống kê ở nước ta hiện nay thì có hơn 95% dự án luật là đc xây dựng và đc viết đc

trình bởi chính phủ thông qua các bộ, các ngành. Trong khi đó 1 chủ thể đc kì vọng đc mong đợi là viết luật

để mà biến tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân vào trong dự luật là ĐẠI BIỂU QH

- Nghị sĩ ở MỸ là 1 cái nghề dành toàn tâm toàn sức cho nghề, lương cao, phụ cấp đãi ngộ -> chuyên nghiệp,

đầu tư có Hiệu quả

- VN đa số là khiêm nhiệm vừa làm chức vụ này vừa làm chức vụ kia:

Nhìn chung đánh giá 1 cách khách quan thì việc giao 1 dự luật cho chính phủ thông qua các bộ, các ngành thì

cũng có những ưu điểm nhất định:

+Bởi vì chính phủ các bộ, các ngành là cơ quan quản lí -> ngta có chuyên môn, am hiểu những nhu cầu

thực tiễn nếu ngta xây dựng dự luật sẽ đảm bảo về chuyên môn và đáp ứng nhu cầu về thực tiễn
+Chỉ có chính phủ với các bộ cấc ngành mới có đủ nhân lực, vật lực để làm luật -> vì làm luật là 1 quy

trình vô cùng tốn kém

Tuy nhiên vc giao 1 dự luật mà cho chính phủ với các bộ, các ngành nhưng nhìn chung thì tiềm ẩn nhìu rủi
ro, nguy cơ:
+ Rất dễ dẫn đến tình trạng lợi ích nhóm, cục bộ ngành -> ko phản ánh đc ý chí của các tầng lớp nhân dân,
của quốc gia dân tộc
+ Trong điều kiện và khả năng của các QH hiện nay đa số là khiêm nhiệm ko có thời gian, ko chuyên môn
ngại va chạm -> ngta dễ dàng thông qua cái bộ luật đó cho có
*Các giải pháp đặt ra:
+Các chuyên gia cho rằng là ủy ban thường vụ QHVN thì cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện xây dựng
quy chế đấu thầu trong việc xây dựng các dự án luật -> tăng sức cạnh tranh, giảm độc quyền, tạo ra sự năng
động cho các chủ thể, chất lượng cho các dự Luật.
+QH cần cho 2-3 cơ quan khác nhau để xây dựng 2-3 dự án độc lập -> khi đem ra thảo luận sẽ chọn 1 dự án
Luật tốt nhất để thông qua -> Vừa phá vỡ tính độc quyền của các cơ quan soạn thảo, tạo ra tình huống là các
cơ quan soạn thảo không đặt QH vào tình thế đã rồi
II, Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của QH trong việc thành lập các cơ quan NN khác ở trung ương và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
A, QH có quyền thành lập ra các cơ quan NN khác ở trung ương theo các quy trình sau:

20/5/2021 bầu QH khóa 15 chậm nhất 60 ngày Họp kì họp thứ nhất - QTrong nhất

chia 183 đại biểu - Tổ chức

1-> 3 đại biểu QH UBTVQH khóa trước(K14) + Trong số đb

QH

500 đại biểu QH ttap+ chủ tọa + Theo ds đề cử từng

cvu: + CTQH

giới thiệu UBTVQH Kmoi(K15)

+PCTQH

+ 13 ủy viên
Bắt buộc phải ĐBQH bầu +CTHĐdtoc Chủ tịch nước(ĐBQH)

+Chủ nhiệm các UB, tổng thư ký QH ra biểu quyết bầu

+Tổng kiểm toán NN Giới thiệu

+Chủ tịch HĐ đầu tư QG + Phó CTN

ĐBQH

+ Thủ tướng CP

Ko cần là ĐBQH + Chánh án, tòa

án tối cao

+ Viện trưởng

viện KSTC

=> Tất cả đều do QH bầu

1. Khi có thủ tướng thì thủ tướng sẽ thực hiện quy trình 3 bước sau đây: để chọn các phó thủ tướng, các

bộ, các thủ trưởng cơ quan ngang bộ

B1: Lập ds các PTT, TTCQNB -> trình ds ra cho QH phê chuẩn, bổ nhiệm (những người này ko bắt buộc là

ĐBQH)

Lưu ý : QH ko bầu những chức danh này, mà những chức năng này là do thủ tướng chọn, QH chỉ phê chuẩn (

có đồng ý hay ko)

B2: QH sẽ ra nghị quyết để phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức danh này

B3: Sau khi QH đã ra nghị quyết phê thì CTN ký quyết định bổ nhiệm

TÓM LẠI: Quy trình 3 bước gồm:


B1: Thủ tướng chọn

B2: QH phê chuẩn

B3: CTN ký

TẠI SAO LẠI PHỨC TẠP NHƯ THẾ?

-> Bởi vì mỗi 1 bước đều có ý nghĩa riêng ko thể bỏ bước nào

B1: Phải để thủ tướng chọn những người này vì 2 lý do sau

+ Vì đây là những người giúp việc cộng sự cùng thủ tướng thực hiện việc hành pháp -> để thủ tướng chọn những

người tâm đầu ý hợp, bộ trưởng phó thủ tướng phải hiểu cho thủ tướng, nghe theo thủ tướng.

+ Phải để thủ tướng chọn để tăng cường tiếng nói, vị thế, vai trò và sự chỉ đạo điều hành của thủ tướng đối với

những người này -> thủ tướng nói những người này phải nghe thì hành pháp mới thông suốt (trên nói dưới phải

nghe)

B2: Phải đc QH phê chuẩn cùng vì 2 lí do

+ Để kiểm soát sự lạm quyền của thủ tướng

+ Để đảm bảo những người này chấp hành những đường lối chủ trương trong luật và trong nghị quyết của QH -

> vai trò nhiệm vụ của QH là biến tâm tư nguyện vọng của ng dân thành nghị quyết thành luật, thủ tướng và các

bộ trưởng phải thi hành những chủ trương trong hiến pháp, nghị quyết của QH trong thực tế

B3: CTN ký có 2 lý do

+ Để nhằm mục đích hợp thức hóa về mặt NN các hoạt động đã rồi của QH và thủ tướng -> chữ ký này chỉ có ý

nghĩa thủ tục và hình thức


+ CTN ký để đảm bảo vai trò điều hòa phối hợp nối kết hoạt động của CTN với các cơ quan NN ở trung ương

với nhau

2. Khi đã có chánh án tòa án NDTC thì chánh án tòa án NDTC thực hiện quy trình 3 bước để chọn các

thẩm phán của TANDTC và 1 quy trình 2 bước để chọn ra phó chánh án TANDTC

A, Quy trình 3 bước để chọn chức danh thẩm quán TANDTC bao gồm:

B1: TANDTC lập ds những người đủ đk tiêu chuẩn theo quy định của luật để trở thành thẩm quán TANDTC

B2: Chánh án TANDTC để trình ra ds này ra cho QH phê chuẩn bổ nhiệm

B3: Sau khi QH ra nghị quyết phê, CTN ký qđ bổ nhiệm

Trong 3 bước nêu trên thì B2 phải đc QH phê chuẩn là 1 điểm mới trong HP2013. Trước 2013 thì để trở thành

thẩm phán của TANDTC thì chỉ cần chánh án TANDTC lập ds rồi CTN ký qđ là đc. Từ 2013 đến nay QH

phải phê chuẩn rồi CTN mới ký.

TẠI SAO ĐỂ TRỞ THÀNH THẨM PHÁN TANDTC PHẢI ĐƯỢC QH PHÊ CHUẨN

1. Để nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán trong chiến lược cải cách tư pháp ở VN hiện

nay -> mún trở thành thẩm phán của TANDTC mà TANDTC ( đc coi là tinh hoa của ngành tư pháp, bộ não

chỉ huy của ngành tư pháp) -> đòi hỏi người đó phải vừa có tài (phải phấn đấu cả đời để đạt hết những điều

tiêu chuẩn đó thì mới đc chánh án tối cao chọn), vừa có đức (phải có danh dự có uy tín và đc sự tín nhiệm của

QH). Mặt khác, số lượng thẩm phán của TANDTC trước 2013 rất đông tới khoảng 130 người. Từ 2013 ->

nay NN siết lại SL TANDTC ko quá 17ng -> NN ngày càng chú trọng về chất lượng hơn. Và cái quy trình

lựa chọn càng chặt chẽ phức tạp thì khả năng chọn đc những thẩm phán tối cao có chất lượng với các phán

quyết đc tôn trọng và có giá trị cao. Việc bổ nhiệm thẩm phán VN hiện nay nhìn chung có sự học hỏi kinh

nghiệm ở MỸ và 1 số các QG khác trên TG -> Mỹ đc coi là nước có tòa án độc lập và đội ngũ thẩm phán giỏi

và mạnh mẽ top đầu trên TG -> Bộ tư pháp Mỹ theo dõi các hồ sơ lí lịch tư pháp của các thẩm phán -> đến
khi có nhu cầu bổ nhiệm các thẩm phán thì bộ tư pháp đưa cái hồ sơ đó ra -> Tổng thống chọn rồi sau đó đưa

ra thượng viện Mỹ phê chuẩn -> Thượng viện Mỹ phê rồi thì tổng thống ký quyết định bổ nhiệm

=> Chọn thẩm phán khó để có những thẩm phán giỏi

2. Nhằm mục đích tăng cường mqh giữa QH với TANDTC, QH có quyền phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán

TANDTC thì những chức danh phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trc QH -> nếu QH mà có những

phản ánh những cử tri về oan sai về những tiêu cực thì nó có thể là cơ sở mà QH phê chuẩn cắt chức

B, 2 bước để thành lập phó chánh án TANDTC

B1: Chánh án TANDTC lựa chọn những người đủ đk tiêu chuẩn để trở thành Phó CATANDTC

B2: Chánh án sẽ trình cái ds những người đủ đk cho CTN ký bổ nhiệm

LƯU Ý: Theo quy định hiện nay chánh án chỉ đc lựa chọn các phó chánh án trong số các thẩm phán TANDTC

3 Khi có viện trưởng VKSNDTC thì viện trưởng sẽ chọn những người đủ đk tiêu chuẩn để trở thành kiểm

sát viên VKSNDTC và trình cho CTN ký qđ bổ nhiệm

Viện trưởng VKSNDTC sẽ tiếp tục chọn những người đủ đk tiêu chuẩn để trờ thành phó viện trưởng

VKSNDTC sẽ trình cho CTN ký bổ nhiệm ( ko cần QH phê đối với ngành kiểm sát)

* Một số lưu ý quan trọng

1. Một trong những điểm mới của HP 2013

- Quy định thêm Hội đồng bầu cử QG với tư cách cơ quan hiến định độc lập -> ý đồ của các nhà lập hiến là

mong muốn có đc 1 cơ quan phụ trách bầu cử 1 cách độc lập chuyên nghiệp hoạt động thường xuyên để chăm

lo và để tìm kiếm đc những đại biểu dân cử có chất lượng -> HP2013 quy định chủ tịch hội đồng bầu cử QG

ko nhất thiết là đại biểu QH -> để đảm bảo sự khách quan. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc lập Hội đồng

bầu cử QG còn khá mới mẻ và đang trong giai đoạn thí điểm và Hội đồng bầu cử QG ch có nhiều việc để

làm, nó có khả năng tạo ra sự cồng kềnh, lãng phí, tốn kém -> Đảng và NN ta phải áp dụng mô hình, qđ để

cho Chủ tịch QH đương nhiệm và kiêm luôn Hội đồng bầu cử QG
2. Quy định 4 chức danh sau đây : CTN, Thủ tướng CP, Chủ tịch QH, Chánh án TANDTC là phải đọc

lời tuyên thề nhậm chức trước QH khi đc QH bầu ra. ĐỌC LỜI THỀ : thề phải trung thành với tổ

quốc, nhân dân và với HP

* Ý nghĩa của điểm mới (đọc lời tuyên thề):

+ Nhằm mục đích để vinh danh và coi đây là niềm vinh dự rất lớn lao đối với những con người đc QH bầu

giữ trọng trách QG

+ Để nhằm mục đích ràng buộc và tăng cường trách nhiệm của các quan chức -> đã hứa thì phải làm

CÂU HỎI: TẠI SAO TÒA ÁN, CHÁNH ÁN TỐI CAO VÀ VIỆN TRƯỞNG TỐI CAO ĐƯỢC XÁC ĐỊNH

LÀ CÓ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGANG NHAU ĐỀU DO CTN GIỚI THIỆU CHO QH BẦU NHƯNG HP2013

QĐINH CHÁNH ÁN PHẢI ĐỌC LỜI THỀ CÒN VIỆN TRƯỞNG THÌ KO?

3. Cần pb thuật ngữ pháp lý sau: bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức

+ Bầu: Hoạt động của 1 tập thể người, chủ thể tiến hành bầu phải là 1 tập thể

VD: QH, HĐND ra nghị quyết bầu

Thi hành nhiệm vụ Khách quan Sức khỏe

Công tác Miễn nhiệm

Chủ quan sai phạm Bãi nhiệm

=> Bầu, Miễn nhiệm, Bãi nhiệm

+ Bổ nhiệm (ý chí của thủ trưởng): 1 người ký quyết định bổ nhiệm

VD: CTN, TT, BT ký quyết định bổ nhiệm (thành lập người khác)

Thi hành nhiệm vụ Khách quan Miễn nhiệm

Chủ quan Cách chức

=> Bổ nhiệm, Miễn nhiệm, Cách chức


Tuy nhiên ở nước ta hiện nay do tâm lý trọng tình cảm cho nên các cơ quan NN đã có những hành xử mà ko

đúng với quy định của Luật: trên thực tế là các quan chức có hành vi sai trái lẽ ra quan chức đó sẽ bị bãi

nhiệm hoặc cách chức -> nhưng hình thức này nặng nề. Vì vậy các cơ quan NN thường lập luận rằng cái hành

vi sai đó là sai nhẹ, đáng thương, tội nghiệp -> đề nghị quan chức đó viết đơn xin từ chức -> sẽ đc miễn nhiễm

cho nhẹ nhàng tình cảm

B, QH quyết định những vấn đề quan trọng của ĐN : xem khoản 3,4,5, 10 ->15 điều 70 HP2013

Lưu ý:

+ Hiện nay, các nhà làm Luật quy định QH quyết định những vấn đề quan trọng của ĐN còn khá chung chung,

ko rõ ràng, ko cụ thể (lẽ ra nhà làm Luật cần quy định theo hướng vấn đề gì là vấn đề quan trọng, liệt kê chi

tiết những vấn đề quan trọng và quan trọng tới mức nào để đưa ra QH) -> vì vậy trên thực tế sẽ có những vấn

đề ko quan trọng hoặc có quan trọng nhưng ko đến mức phải đưa ra QH -> nhưng ngta vẫn đưa ra QH -> điều

này làm QH mất thời gian, mất công sức -> đến những chuyện thật sự quan trọng QH đã mất sức cho nên QH

thông qua 1 cách dễ dàng

+ Cần phân biệt các hiện tượng pháp lý sau đây: đặc sá, đại sá, ân sá

CTN Đại sá : ra Nghị quyết đại sá Miễn truy cứu TNHS 1 loạt TP : nhẹ ( gthong,

kte…) vô ý

công bố NQ QH (tha tội) rất long

trọng của ĐN

VD:

1946, 1976

Đặc sá

CTN ký qđ

Tư vấn ban qly trại giam


Đặc sá: tha tù trước thời hạn đối với những phạm nhân cải tạo tốt và có hoàn cảnh đặc biệt

Ân sá

Quyền CTN

Chánh án TC, viện trưởng TC

Ân sá: trường hợp người bị tòa án kết án tử hình, làm đơn xin CTN tha cho tội chết, giảm án xuống còn

chung thân

Ân sá là một biện pháp xin sự khoan hồng -> vì vậy nước ta khi tòa án kết án tử thì ko thi hành án ngay

để xem có làm đơn không, nếu có làm đơn xin thì đợi CTN bác bỏ đơn ân sá thì mới mang ra xử tử

III.Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của QH trong lĩnh vực giám sát tối cao

a, Đối tượng của giám sát tối cao (giám sát tối cao sẽ trả lời cho câu hỏi: giám sát ai?)

Theo quy định HP2013 thì QH sẽ giám sát tối cao các hoạt động của NN. Cụ thể như sau: được chia thành 2

trường hợp:

Giám sát trực tiếp của QH tại kỳ họp tầng cao nhất của BMNN + Ủy ban thường vụ QH

( từ bộ trở lên) + CNT, CP ( các bộ các ngành cấu

thành), TATC VTC, kiểm toán

NN, HĐBCQG

+ Các cơ quan khác do QH thành lập

Giám sát gián tiếp ngoài kỳ họp phần còn lại + giám sát chung ( lúc QH ko họp thì các ĐBQH

( từ bộ trở xuống) trở lại địa phương hoạt động vẫn phát hiện

những quan sai tiêu cực

b, Các biện pháp QH sử dụng để giám sát tối cao

C1: Xét báo cáo công tác những cơ quan NN thuộc tầng cao nhất của cơ quan từ bộ trở lên
LƯU Ý: HP và luật quy định QH xét báo cáo tức là QH phải nghe báo cáo -> QH phải đánh giá xem xét phản

biện các báo cáo để xem báo cáo có trung thực ko. Nhưng trên thực tế hầu như các ĐBQH mới chỉ nghe báo

cáo mà thôi (bởi vì thời gian ĐB nghiên cứu báo cáo không có nhiều), thậm chí có ĐB ko nghe báo cáo -> vì

vậy để hoạt động xem xét báo cáo hiệu quả sôi động cần:

+ Gửi báo cáo sớm cho đại biểu để nghiên cứu

+ Phải có mẫu chung cho các báo cáo (quy định rõ thời gian tối đa, đặc biệt các báo cáo tập trung vào những

việc chưa làm được, những việc cần xin ý kiến QH, dành thời gian cho đại biểu tranh luận)

C2: QH sẽ giám sát tối cao xem xét văn bản quy phạm PL của các chủ thể của cơ quan ở trung ương từ bộ

trở lên. Đây là 1 hoạt động rất cần thời gian, chuyên môn thì mới có thể đánh giá được từng văn bản là nó có

phù hợp với HP luật biểu quyết QH hay không? -> đa số các nước trên TG đều trao cái thẩm quyền này cho

tòa án ( bởi vì tòa án là cơ quan áp dụng PL cho nên nó có chức năng xem xét tính hợp hiến hợp pháp trc khi

đem ra áp dụng), ở VN quá đề cao QH ko đề cao tòa án -> trao nhầm chức năng => cho nên QH hầu như ko

thực hiện, có thì cũng hời hợt.

+ Trước mắt QH cần thành lập ban gồm các nhà chuyên môn, kĩ thuật, trình độ để tham mưu tư vấn giúp QH

+ Về lâu dài nên trao quyền này cho tòa án

C3: QH sẽ thành lập 1 ủy ban điều tra lâm thời để giám sát tại chỗ: khi QH có nghe phản ánh những oan sai

tiêu cực nào đó thì QH sẽ lập ra 1 ủy ban để về tận hiện trường điều tra (những người có chuyên môn, quyền

hạn, có liên quan đến lĩnh vực điều tra) -> ghi biên bản tìm chứng cứ làm việc với chính quyền địa phương -

> về báo cáo lại với QH, tư vấn QH cách thức xử lý vụ việc này

C4: Chất vấn là 1 biện pháp gíam sát tối cao hấp dẫn và hiệu quả vì vậy kỳ họp nào QH cũng dành ra thời

gian thích đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn hoạt động này đã được quan tâm và theo dõi của cử tri

cả nước. Hiện nay, HP có quy định cho ĐBQH 2 quyền có liên quan đến hỏi đáp đó là : Quyền yêu cầu kiến
nghị và chất vấn, nhưng quyền chất vẫn khác với yêu cầu kiến nghị qua đó làm cho chất vấn trở nên hấp dẫn

hơn kiến nghị. Chất vấn khác gì với yêu cầu kiến nghị

Yêu cầu kiến nghị Chất vấn

1. Đối tượng: Được quyền yêu cầu kiến nghị đối 1. ĐBQH chỉ đc quyền chất vấn những chức

với all cơ quan tổ chức cá nhân nào mà ĐBQH có danh sau đây: CTN, CTQH, Thủ tướng và các

quan tâm thành viên của CP, TATC, VKSTC -> Đối tượng

2. Mục đích: Tìm kiếm thông tin và để biết thông chất vấn của ĐBQH toàn là người đứng đầu thủ

tin trưởng và các cơ quan đơn vị

3. Bản chất: Không ràng buộc về quyền và nghĩa 2. Để làm sáng tỏa trách nhiệm, quy kết trách

vụ, có trả lời yêu cầu kiến nghị hay không là nhiệm vì vậy việc chất vấn phải chỉ rõ trách

không bắt buộc phải trả lời -> nếu có trả lời thì chỉ nhiệm thuộc về ai -> chất vấn chỉ tập trung

trả lời cho cá nhân ĐB có câu hỏi yêu cầu kiến người đứng đầu thủ trưởng của cơ quan đơn vị

nghị 3. Ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, ĐBQH có

4. Hậu quả: Nhìn chung quyền YCKN ko có hậu quyền yêu cầu giải trình, đối tượng bị chất vấn

quả gì hết, biết thì trả lời không biết thì thôi thì phải giải trình -> giải trình trước toàn thể QH.

Đối tượng bị chất vẫn có thể xin QH đc trả lời tại

kỳ họp sau hoặc trả lời bằng văn bản nếu cần thời

gian để điều tra cho kỹ -> QH quyết định đồng ý

hay ko?. Nếu trả lời bằng avwn bản mà ĐBQH

không đồng ý thì ĐBQH có quyền yêu cầu đem

việc trả lời chất vấn ra kỳ họp gần nhất

4. Có hậu quả: sau mỗi lần chất vẫn sẽ là cơ sở

để QH lấy phiếu tín nhiệm, bổ phiếu tin nhiệm


đối với các quan chức và QH có thể ra 1 nghị

quyết để bày tỏ thái độ của mình về việc trả lời

chất vấn

*Nhận xét về quyền chất vấn tại QH ở nước ta hiện nay: dưới góc độ PLY thì các quy định của PL về

quyền chất vấn của ĐBQH còn nhiều bất cập cần hoàn thiện

- Hiện nay PL ko có quy định những tình huống nào là được từ chối trả lời chất vấn -> dễ dẫn đến tình trạng

vì yêu ghét cá nhân và lợi dụng việc chất vấn để làm mất uy tín của các quan chức

Vd: những vấn đế thuộc về đời tư cá nhân của các quan chức thì ngta có quyền từ chối trả lời, hoặc những

việc liên quan đến bí mật quốc gia được quyền từ chối trả lời..

- những quy định của PL về hậu chất vấn( xử lý khắc phục sự cố sau khi chất vấn) còn chung chung chưa rõ

ràng:

Vd: trong trường hợp cần thiết??, QH có thể?? ra 1 NQ để bày tỏ thái độ?? về việc trả lời chất vấn -> vì quá

chung chung cho nên từ trước tới giờ QH chưa ra NQ về vấn đề này bao giờ -> vì chưa có NQ cho nên những

lời hứa của các quan chức khắc phục sự cố ntn trong thời gian bao lâu và giải trình với QH ntn? -> ko được

triệt để

Kinh nghiệm của các nước trên TG về vấn đề này như sau:

ANH 0,5 -> 1 ngày BTGTVT 1. Khởi động : giờ câu hỏi-> trả lời nhanh(cho điểm)

(Nghị sĩ) 2. Chất vấn chuyên sâu->vđề->đến cùng(3 tháng khắc phục)

Chặt chẽ

c, Những hậu quả Pháp lý

Trong quá trình giám sát tối cao thì QH sẽ phát hiện ra những cái sai trái và có 2 khả năng sai

+ văn bản sai -> QH sẽ xử lý thế nào?


+ hành vi sai

* Trong quá trình gíam sát tối cao mà QH phát hiện ra những chủ thể sau đây: ủy ban thường vụ QH, CTN,

CP, thủ tướng CP, TANDTC, VKNDTC, kiểm toán NN mà ban hành những văn bản quy phạm PL có dấu

hiệu trái với HP, luật nghị quyết của QH thì QH sẽ ra nghị quyết bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ văn bản sai trái

đó

+Bởi vì hủy bỏ đc hiểu là tự xử: tự mình ban hành văn bản tự thấy sai -> tự xé bỏ -> chỉ có thể nói QH hủy

bỏ chính văn bản của QH ban hành

+Bãi bỏ là quyền chủ thể này bãi bỏ chủ thể khác trong phạm vi giám sát

* Nếu trong quá trình giám sát tối cao QH lại phát hiện những hành vi sai trái của quan chức thì QH

sẽ xử lý như sau:

- QH sẽ tiến hành miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh do QH bầu

- QH sẽ ra NQ phê chuẩn miễn nhiệm hoặc cách chức đối với những chức danh do QH phê chuẩn bổ nhiệm

- Đặc biệt kể từ 2001 đến nay trong quá trình giám sát tối cao QH còn đc quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với

các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn (hiện nay quyền này đc quy định tại điều 13 luật tổ chức QH 2014)

và kể từ 2013 đến nay QH còn đc quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với 1 số chức danh do QH bầu hoặc phê

chuẩn (hiện nay quyền này đc quy định Điều 12 luật tổ chức QH 2014)

1. Bỏ phiếu tín nhiệm: áp dụng từ 2001, hiện nay đc quy định tại điều 13 luật tổ chức QH 2014

* Về thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm

- Nếu có yêu cầu của 1 trong 4 chủ thể sau: UBTVQH hoặc hoặc các UB chuyên môn QH hoặc ít nhất 20%

tổng QH yêu cầu

- Đối tượng bị yêu cầu đó là: tất cả những chức danh nào do QH bầu hoặc phê chuẩn (bởi vì QH có bầu có

phê chuẩn điều đó chứng tỏ QH có niềm tin -> vì vậy QH mới có quyền bỏ phiếu tín nhiệm là 1 cách thức đo

lường niềm tin)


- UBTVQH sẽ đưa chức danh đó ra QH để đề nghị QH bỏ phiếu tín nhiệm -> đối tượng đó đc phát biểu lời

cuối cùng với QH -> QH sẽ tiến hành bỏ phiếu kín và kiểm phiếu, KQ nếu được quá bán tổng số ĐBQH vẫn

còn tín nhiệm thì quan chức đó tiếp tục nhiệm vụ. Nếu ko được quá bán tín nhiệm thì QH sẽ ra NQ bất tín

nhiệm -> thì quan chức đó buộc phải làm đơn từ chức. Nếu ko chịu từ chức thì chủ thể nào đã đề nghị QH

bầu chức danh đó thì sẽ đứng ra đề nghị QH miễn nhiệm chức danh đó; còn chủ thể nào đã đề nghị QH phê

chuẩn bổ nhiệm chức danh đó thì sẽ đứng ra đề nghị QH phê chuẩn miễn nhiệm chức danh đó

BT áp dụng : cơ quan người có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào trong những tình huống sau:

1. Tổng thanh tra CP chỉ thu được 40% số phiếu tín nhiệm tại QH ko làm đơn xin từ chức

B1: Thủ tướng CP sẽ đề nghị với QH phê chuẩn miễn nhiệm

B2: QH ra NQ để phê chuẩn

B3: CTN ký quyết định miễn nhiệm

2. Tổng kiểm toán NN chỉ thu được 30% số phiếu tín nhiệm tại QH ko làm đơn xin từ chức

B1: UBTVQH sẽ đề nghị với QH miễn nhiệm chức vụ tổng kiểm toán NN

B2: QH ra NQ miễn nhiệm

3. Phó chánh án TANDTC chỉ thu được 20% số phiếu tín nhiệm tại QH ko làm đơn xin từ chức

=> Phó chánh án TANDTC do chánh án đề nghị, CTN đề nghị -> QH ko bầu ko phê QH ko có quyền bỏ

phiếu tín nhiệm cho phó chánh án TANDTC

* Ý nghĩa của bỏ phiếu tín nhiệm

Bỏ phiếu tín nhiệm đc coi là 1 văn minh chính trị được các QG trên TG áp dụng rất phổ biến (nước đầu tiên

sáng tạo ra và áp dụng đầu tiên là ANH từ thế kỉ XVIII). Với việc bổ sung cho QH VN cái quyền bỏ phiếu

tin nhiệm này đã giúp cho QH chủ động hơn rất nhiều trong việc xử lý các quan chức từ đó làm cho quan

chức có tinh thần trách nhiệm hơn trước QH

Cơ chế bãi nhiệm Cơ chế tín nhiệm


+Trước 2001 + 2001 → nay

+QH rất lúng túng, bị động (nói dễ làm khó) + QH chủ động hơn

+ Quan chức vô TN + Quan chức trách nhiệm hơn

1. Tính chất : là 1 loại trách nhiệm Ply -> trách 1. Là 1 loại trách nhiệm ( Ko cần sai, căn cứ niềm

nhiệm của hành vi sai trái tin của số đông)

2. Cơ sở của quy kết: người đó phải có hành vi sai 2. Là niềm tin của QH, số đông ko cần sai, ko cần

trai -> hành vi đó phải cấu thành tội phạm -> có đúng, ko hay…..

chứng cứ

3. Thủ tục quy kết : tiến hành theo quy trình phức 3. Thủ tục rất đơn giản chỉ cần QH bỏ phiếu-> kiểm

tạp, theo tố tụng tư pháp : giai đoạn điều tra tìm phiếu -> nếu ko thu đc quá bán thì tuyên bố bất tín

chứng cứ, thì có người viết cáo trạng tố cáo, phải nhiệm

mở phiên tòa xét xử công khai, tại phiên tòa phải có

nguyên đơn, bị đơn, …… tranh luận công khai.

4. Chủ thể quy kết : Chủ thể bãi nhiệm -> cơ quan 4. Chủ thể quy kết:

tiến hành tố tụng -> vì đó là sở trường của quan tòa Cho nên quy định QH bỏ phiếu tin nhiệm thì QH vô

ko phải sở trường của QH cho nên đưa cho QH sẽ cùng chủ động và tự tin

bị lúng túng, bị động và sẽ ko bãi nhiệm được ai

(trao nhầm chức năng)

*1 nghịch lí rất thường xảy ra trong cuộc sống đó là: hể có làm thì sẽ có sai , làm càng nhiều sai càng nhiều

Muốn không bị mất ghế thì ko được sai -> để ko sai thì làm gì cả (vô trách nhiệm)
-> nếu xử lý các quan chức mà đợi họ có hành vi sai trái mới xử thì dẫn đến ko ai làm gì cả để ko bị sai -> vì

vậy cơ chế tín nhiệm được ví như vòng kim cô treo trên đầu quan chức -> quan chức mà chỉ cần làm cho QH

phật lòng thì QH vẫn có quyền đem ra bỏ phiếu

* Thực tế thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm là 1 văn minh chính trị đã được sáng tạo ra nước Anh vào thế kỉ XVIII

được khá áp dụng nhiều trên thế giới, mãi đến thế kỉ 21 VN ms áp dụng nhưng do việc bỏ phiếu tín nhiệm

được đánh giá là quá mới và nhạy cảm và nếu ko khéo thì nó sẽ dẫn đến tình trạng lôi kéo để lật đổ các quan

chức… vì vậy mà chúng ta đã áp dụng thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm rất thận trọng và phức tạp -> nhưng mà quá

thận trọng đến mức không thể thực hiện trong thực tế -> từ 2001 đến nay thì VN chưa bỏ phiếu tín nhiệm ai

bao giờ.

Cụ thể là PL hiện hành quy định nếu 1 ĐBQH nào đó mà không tín nhiệm ai thì phải âm thầm làm đơn (đơn

chính danh, ký tên) sau đó âm thầm chuyển đơn đến UBTVQH -> UBTVQH âm thầm thu thập phải ít nhất

100 thư yêu cầu -> đưa ra QH tín nhiệm -> vì quá khó cho nên bỏ phiếu tin nhiệm ko được áp dụng ở VN và

gây ra những bức xúc và phản ứng trái chiều của dư luận và vì những bức xúc này đến năm 2023, Đảng và

NN ta sáng tạo ra 1 hình thức …. -> bổ sung thêm lấy phiếu tin nhiệm từ 2023 đến nay nhằm mục đích xoa

dịu dư luận và cùng nhằm hỗ trợ cho việc bỏ phiếu tín nhiệm trong cuộc sống

2. So sánh lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm

Lấy phiếu tín nhiệm (Điều 12, luật tổ chức QH Bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 13. Luật tổ chức QH

2014) 2014)

- chỉ có ở VN

1. Đối tượng :QH sẽ tiến hành lấy phiếu tín 1.Đối tượng: QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với

nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn nhưng

phê chuẩn đc quy định khoản 1 Điều 12 luật tổ phải có yêu cầu của 1 trong 4 chủ thể đc quy định

chức QH 2014 -> hiện này có khoản hơn 40 chức tại điều 13 hoặc những chức danh do QH bầu
danh hoặc phê chuẩn dù ko có ai yêu cầu nhưng khi

đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại điều 12 có từ 2/3

ĐBQH đánh ra ở mức tín nhiệm thấp trở lên thì

sẽ bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm

2.Hoạt động thường xuyên định kì đều đặn theo 2. Cách thức: chỉ bỏ phiếu tín nhiệm khi có yêu

Luật -> lấy phiếu tín nhiệm là lấy đồng loạt các cầu và khi có đủ đk tiêu chuẩn và chỉ bỏ đối với

chức danh ở điều 12. Theo quy định của PL hiện những chức danh như vậy -> vì vậy bỏ phiếu tín

hành thì QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp nhiệm là 1 vc làm mang tính hên xui chứ không

thứ 6 thường lệ tức là hết 3 năm hoạt động với thường xuyên đều đặn nhưng có khi cả chục kỳ

lập luận cho rằng phải hết 3 năm hoạt động thì họp không bỏ phiếu ai.

chúng ta mới đủ cơ sở thực tiễn để đánh giá

khách quan và đo lường niềm tin cho chính xác

và kết quả lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở để quy

hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên

nhiều ý kiến cho rằng chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1

lần duy nhất và người lỡ tín nhiệm thấp thì muôn

đời mang tín nhiệm thấp và ko có cơ hội sửa sai

và không đạt đc mục đích lấy phiếu tín nhiệm ->

vì vậy phải lấy phiếu tín nhiệm ít nhất 2 lần trong

nhiệm kỳ

3. Lá phiếu: chỉ cho ra 1 KQ duy nhất là tất cả 3.Cho ra 2 khả năng là : quá bán hoặc không quá

đều đc tín nhiệm chỉ cs điều là sự tín nhiệm này bán (bất tín nhiệm)

đc chia thành 3 mức: + Tín nhiệm cao, vừa, thấp


-> quy định này ko phù hợp là đã đưa ra cột tín

nhiệm thì phải có cột không tín nhiệm

4. Hậu quả: Ban đầu khi mới áp dụng thì nhìn 4.Có hậu quả. Nếu ko quá bán tín nhiệm thì QH

chugn lấy phiếu tín nhiệm không có hậu quả gì tuyên bố bất tín nhiệm thì phải từ chức nếu

nó chỉ có ý nghĩa là lời cảnh tỉnh cho các quan không chịu từ chức thì

chức làm vc tốt hơn và cho thấy QH tin mình đến

đâu. Chỉ có người nào có 2/3 mức tín nhiệm thấp

trở lên thì mới bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

Nhưng hiện nay Đảng và NN đang siết chặt lại:

làm cho hoạt động này có Hậu quả rõ rệt là người

mà có quá bán số phiếu số tín nhiệm thấp trở lên

thì không cho lên chức, còn người có 2/3 bị đánh

giá ở mức tín nhiệm thấp trở lên thì không cho

III. Cơ cấu tổ chức của QH

1. UBTVQH

a, UBTVQH là cơ quan thường trực hoạt động thường xuyền được QH lập ra để giải quyết những cv phát

sinh lúc QH ko họp. Nói khác đi, vì QH nước ta là QH hoạt động ko thường xuyên 1 năm 2 kì mỗi kì 1

tháng -> 1 năm có 2 tháng còn 10 tháng còn lại trong năm là coi như là thời gian QH ko họp vì vậy cần

phải có UBTVQH để giải quyết những cv phát sinh (đó là lí do nghị viện của các nước do chế độ làm việc

thường xuyên ngày nào cũng họp cho nên ở các nước không có UBTVNV) -> UBTV chỉ là cơ quan phái

sinh từ chế độ làm việc không thường xuyên

b, Thành phần: UBTVQH gồm có những thành viên


• CTQH – UBTVQH

• Các phó CTQH – Phó UBTVQH

• Các ủy viêN của UBTV

➢ Tất cả các thành viên của UBTV đều do QH bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các ĐBQH theo

sự giới thiệu của UBTVQH khóa trước(kỳ họp thứ 1) và UBTVQH đương nhiệm

➢ Thành viên UBTVQH có 18 thành viên bao gồm: 1CTQH, 4 PCTQH, 13 ủy viên (1 CTHĐdt, 9

ủy ban, Tổng thư kí QH, Trưởng ban công tác ĐB, trưởng ban dân quyền)

➢ Theo quy định hiện nay tất cả các thành viên UBTVQH đều phải hoạt động chuyên trách không

thể là đồng thời là thành viên của chính phủ có 3 lý do

✓ Bởi vì tính chất của UBTVQH là 1 cơ quan thường trực hđg thường xuyên cho nên thành

viên phải hđg chuyên trách. Vì QHVN là 1 QH ko chuyên cho nên mới cần lập ra UBTV

vì vậy UBTV phải chuyên

✓ Trong lúc QH ko họp thì UBTV được giao nhiệm vụ đi giám sát CP -> Vì vậy để sự giám

sát được khách quan thì chủ thể đi giám sát không thể là đồng thời chủ thể bị giám sát

✓ Quy định này thể hiện 1 tư duy mới là cần phân công rành mạch và bất khả kiêm nhiệm

(chỉ cần tập trung làm 1 việc gì đó, mỗi người 1 việc, tránh vừa làm cái này vừa cái kia ko

hiệu quả)

c, Nhiệm vụ, quyền hạn của UBTV (điều 74)

❖ Về mặt nhân sự

- UBTVQH đc quyền đề nghị bầu miễn nhiệm bãi nhiệm các chức danh sau: CTQH, Phó CTQH, ủy

viên UBTVQH, CTHĐdt, Chủ nhiệm các ủy ban, tổng thư ký QH, CTN (những chức danh này phải

là các ĐBQH). Ngoài ra UBTVQH còn giới thiệu 2 chức danh nãy: Tổng kiểm toán NN và CTHĐ

bầu cử QG không nhất thiết là ĐBQH


- 18 người UBTVQH còn phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đại sức đặt mệnh toàn quyền

của VN ở nước ngoài và các tổ chức QTế (Thủ tướng đề nghị UBTVQH phê và CTN ký quyết định

bổ nhiệm)

- UBTVQH đc quyền phê chuẩn KQ bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh CT, phó CT

HĐND cấp tỉnh

- UBTV đc quyền ra nghị quyết giải tán HĐND cấp tỉnh nếu làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích

của ND trong tỉnh và hướng dẫn ND trong tỉnh bầu một HĐND mới

❖ Về văn bản

- UBTVQH được quyền ban hành 2 loại văn bản: pháp lệnh và nghị quyết

Pháp lệnh, NQ HP, Nghị quyết trong QH

CTQH thay mặt 18 người UBTV ký CTQH thay mặt 500 người QH để ký

- UBTVQH được quyền đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những NQ sai trái của HĐND cấp tỉnh

- Đặc biệt trong lúc QH không họp thì UBTVQH phát hiện 1 trong 4 chủ thể sau đây mà ban hành sai

trái: (có thể thi)

+ CP

+ Thủ tướng CP

+ TANDTC

+ VKNDTC

Thì UBTVQH phải bình tĩnh chia làm 2 trường hợp:

- Nếu văn bản của 4 chủ thể này mà trái với HP, Luật, NQ của QH thì UBTV chỉ được đình chỉ thi hành và

đề nghị QH bãi bỏ ở kỳ họp gần nhất


- Nếu văn bản của 4 chủ thể trái với văn bản của NQ, PL của UBTV ban hành thì UBTV được quyền đình

chỉ hoặc bãi bỏ luôn

d, Xu hướng phát triển của UBTV

- Có xu hướng thu hẹp dần dần quyền hạn của UBTV, UBTV trong bản HP sau ngày càn nhỏ dần so với bản

HP trước,

❖ Chứng minh:

UBTVQH HP1992 UBTVQH NQSH2001

HP1992 quy định trong thời gian QH ko họp Trong lúc QH ko họp được thì UBTVQH mới

thì UBTVQH được thay mặt QH quyết định 2 được quyền thay mặt QH quyết định tình trạng

vấn đề: chiến tranh hay hòa bình ….

+ Quyết định tình trạng chiến tranh hay hòa 1, Không thể họp thay cho ko họp

bình khi nước nhà bị xâm lược rồi báo cáo QH 2, Không cho UBTVQH đc quyền phê chuẩn

trong kỳ họp gần nhất nhân sự của CP

+ Được quyền phê chuẩn nhân sự của CP theo

đề nghị của thủ tướng, sau đó báo cáo cho QH

• Câu 1: Từ không thể họp khác gì với không họp

+ ko họp:

+ ko thể họp: 1 năm họp 2 tháng thường lệ, 10 tháng còn lại trong năm thì UBTV không có quyền quyết

định mà phải phát lệnh triệu tập QH -> đã triệu tập bất thường mà QH vẫn ko họp được thì UBTV được

quyền quyết định ctranh hay hòa bình

• Câu 2: Tại sao NQ 51 năm 2001 lại không cho UBTVQH được quyền phê chuẩn nhân sự
Nếu để UBTV đc quyền phê chuẩn nhân sự CP sẽ sơ hở thủ tướng CP lợi dụng quy định này để cấu kết với

UBTV để sắp đặt nhân sự CP theo ý của thủ tướng và từ đó qua mặt QH đặt QH trong tình thế đã rồi (việc

đem 1 người ra 18 người phê chuẩn hoàn toàn có thể mang lại KQ khác với 500 người phê )

Từ 2001 đến này để xử lý 1 bộ trưởng lúc QH ko họp thì thủ tướng trình CTN ra quyết định tạm đình chỉ

công tác đối với bộ trưởng đó rồi thủ tướng mới chỉ định 1 người tạm làm quyền bộ trưởng rồi chờ QH họp

và quyết định cuối cùng

• Câu 3: Việc CP thu hẹp quyền hạn UBTV là xu hương tích cực hay đáng buồn? Tại sao?

Đây là 1 tín hiệu đáng mừng có 2 lý do sau:

- UBTV ngày càng nhỏ dần chứng tỏ QH ngày càng to ra thực quyền hơn, xứng đáng hơn với niềm tin yêu

và kì vọng của cử tri cả nước. Lưu ý dân bầu ra QH và trao quyền cho 500 người QH chứ không phải trao

cho 18 người nhưng 500 người đó lại không có khả năng để làm hết những vc dân trao và mới lập ra cho

18 người trao lại cho 18 ng đó -> thậm chí quyền của UBTV to đến mức nhiều người ngộ nhận UBTV là

cơ quan cấp trên và lãnh đạo QH -> đã bảo là tập quyền QH là cao nhất cho nên không có cấp trên

- UBTV ngày càng nhỏ dần chứng tỏ QHVN đã ngày làm vc có hiệu quả hơn, họp thường xuyên hơn, tỉ lệ

chuyên trách ngày 1 nhiều hơn (lúc đầu chỉ 20%ĐB chuyên trách, mỗi kỳ hộp chỉ khoảng nửa tháng cho

đến giờ số lượng ĐB chuyên trách đã tăng lên 40% -> giả dụ trong tưởng lai số lượng ĐB chuyên trách tăng

dần đến khi 100% và ngày nào cũng họp thì lúc đó giải tán lun UBTV)

*Tuy nhiên HP 2013 không những ko thu hẹp quyền hạn của UBTV theo xu hướng chung mà còn trao thêm

cho UBTV một số nhiệm vụ quyền hạn mới như

- Được quyền phê chuẩn đại sức đặc quyền toàn mệnh (trước 2013 không cần UBTV phê nhưng 2013 thì

UBTV được phê -> CTN mới ký )

- Được quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện cấp xã (trước 2013 thì QH điều chỉnh địa giới cáp

tỉnh, CP điều chỉnh cấp xã -> Từ 2013 đến này, QH quyết định cấp tỉnh)
*Có đi ngược xu thế chung không? Không đi ngc

- bời vì những quyền này HP 2013 trao thêm cho UBTV là bản chất vốn dĩ là trc đây thuộc về quyền của

CTN, TT, CP cho nên 2013 trao thêm cho UBTV thù không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa UBTV và

QH. Ngta chỉ sợ, đáng lo ngại rằng những quyền này trc đây của QH làm nhưng sau đó QH lại giao lại cho

UBTV để UBTV qua mặt lấn áp QH

2. Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH

a. HĐdt

* Thành phần HĐdt:

- CTHĐdt: do QH bầu miễn nhiệm bãi nhiệm trong số các đại biểu QH là người dân tộc thiểu số theo sự

giới thiệu của UBTVQH

- Phó CTNHĐdt do CTNHĐdt lập danh sách trong số các ĐBQH là người DT thiểu sổ và UBTV

- Uỷ viên của HĐdt là người phê chuẩn

Trong HĐdt sẽ có 1 số thành viên hoạt động chuyên trách

*Chức năng HĐdt được lập ra để thực hiện 3 chức năng sau:

- Tham mưu tư vấn cho QH, ban hành những chủ trương chính sách có liên quan đến DT

- Giúp QH thẩm tra các báo cáo, đề án có liên quan đến DT

- HĐdt giúp QH giám sát việc thực hiện các chủ trương của QH về DT

b, Các ủy ban → có 2 loại ủy ban

*Uỷ ban lâm thời: là ủy ban đc lập ra để giải quyết công việc nào đó mà QH có nhu cầu, sẽ giải tán khi đã

hết nhu cầu. Vì vậy ủy ban lâm thời không cùng nhiệm kì với QH

Vd: ủy ban sửa đổi HP → Nhiệm vụ giúp QH sửa HP

*Ủy ban chuyên trách, chuyên môn: đc lập ra theo quy định của luật và lập ra từ đầu nhiệm kì và UBCM

này cùng nhiệm kỳ với QH. Theo quy định của luật tổ chức QH hiện hành thì lập ra 9 ủy ban chuyên trách
sau đây: UBPL, UB tư pháp, UB kinh tế, UB tài chính ngân sách, UB đối ngoại, UB an ninh quốc phòng,

UB khoa học công nghệ mt, UB văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng, UB về các vấn đề xh.

Thành phần của các UB bao gồm: Chủ nhiệm UB → QH bầu miễn nhiệm bãi nhiệm trong số các ĐBQH

theo sự giới thiệu của UBTVQH (là 1 thành viên UBTV hoạt động chuyên trách) <=> Bộ trưởng

- Phó chủ nhiệm ủy ban Do chủ nhiệm UB lập danh sách

- Uỷ viên ủy ban và UBTVQH phê chuẩn

Trong mỗi UB sẽ có một số ĐB hoạt động chuyên trách do UBTV quyết định ai hoạt động

*Chức năng: (2 chức năng)

- UB lập ra để giúp QH thẩm tra các báo cáo, đề án, dự án có liên quan đến lĩnh vực UB phụ trách

- Giúp QH giám sát các cơ quan NN ở trung ương

VD: lúc QH ko họp thì UB tư pháp giám sát Bộ tư pháp, tòa tối cao, viện tối cao

UB an ninh quốc phòng giám sát Bộ CA, Bộ QP

- Vì UB là nơi tập hợp các ĐB có kiến thức trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực UB phụ trách cho nên hoạt

động của UB như là 1 hình thức để lôi kéo các ĐB vào hoạt động chuyên trách cho có chuyên môn sâu →

xu hướng của các nước trên TG ngta rất đề cao các UB nà, ngta quan niệm rằng hoạt động mà của phiên

toàn thể Nghị viện chỉ là 1 phiên trình diễn mà thôi còn phiên làm vc tại các UB mới là các phiên làm thật

sự

IV. Kỳ họp QH: đây là hình thức hđ quan trọng và chủ yếu của QH. Qh họp thường lệ 1 năm 2 kỳ, 1 lỳ vào

giữa năm thì sẽ đc khai mặc vào khoảng t5 dương lịch và kỳ cuối thì sẽ đc họp vào tháng 10 dương lịch.

QH có thể họp bất thường nếu có yêu cầu của 1 trong 4 chủ thể sau :

+ UBTVQH

+ CTN

+TTCP
+ ít nhất tổng 1/3 số ĐB yêu cầu (không đồng thời là CTN…)

- Về nguyên tắc QH sẽ họp công khai, cử tri nhân dân cả nc và công chúng và các phương tiện thông tin đại

chúng nếu có yêu cầu ủa 1 trong 4 chủ thể trên thì QH sẽ họp kín.

- UBTVQH sẽ dự kiến chương trình làm vc của kỳ họp và gửi bản dự kiến và thư triệu tập cho từng ĐBQH

chậm nhất là 30 ngày trc ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 7 ngày trc ngày khai mạc kỳ họp

bất thường. Tại kỳ họp các ĐBQH sẽ bàn bạc tập thể và qđ theo đa số tất cả những vđề thuộc chức vụ, chức

năng nhiệm vụ quyền hạn của QH. Cuối mỗi kỳ họp thì QH đc quyền ban hành 3 loại văn bản: HP, LUẬT,

NQ. Các văn bản của QH sẽ do CTQH ký chứng thực (ký xác nhận)xác nhận là văn bản này đã thông qua

lúc mấy h… và CTN ký lệnh công bố (công bố cho toàn dân biết, QH mới ban hành văn bản đấy) chậm

nhất là 15 ngày kể từ ngày văn bản của QH đc thông qua

*Không có chữ ký nào hết vì văn bản QH ban hành có 2 loại sau đây:

+ Loại 1: những VB có ghi rõ thời điểm nào có hiệu lực trong điều khoản cuối cùng → thì VB này sẽ có

hiệu lực tại thời điểm ghi trong VB

+ Loại 2: không ghi rõ thời điểm có hiệu lực trong VB thì nó sẽ có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày lệnh

của CTN công bố đc đăng trên tờ công báo hằng tháng của CP

- Nhìn chung thì all các qđ của QH là phải đc quá nửa tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành, riêng 3 NQ sau

đây của QH là phải đc ít nhất 2/3 ĐBQH biểu quyết tán thành

+ NQ về vc sửa đổi bổ sung HP → căn cứ vào dấu hiệu đặc trưng của HP, sửa đổi phải phức tập nhiêu khê

…. Phức tạp hơn so với thường Luật

+ NQ về vc kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ QH → Nhiệm kỳ QH 5 năm đc quy định điều 71 của HP 2013,

do đó việc ra 1 NQ để sửa nhiệm kỳ của QH tương tự đang sửa HP → sửa HP 2/3 đồng ý thì sửa nhiệm kỳ

cũng 2/3 đồng ý


+ NQ về vc bãi nhiệm ĐBQH, ĐBQH do cử tri bầu cho nên phải do chính cử tri bãi nhiệm mới đúng nhưng

ở nc ta ch có điều kiện để tổ chức cho ĐB ra để cử tri bãi nhiệm → tạm giao cho QH thay mặt cử tri để bãi

nhiệm ĐB. Vì vậy để vc bãi nhiệm này đc thuyết phục thì nó phải đc sự nhất trí cao của các ĐBQH để tránh

tình trạng tùy tiện trong vc bãi nhiệm ĐB mà làm ảnh hưởng đến tính đại diện và quyền lực của QH.

V. Quy chế pháp lý của đoàn ĐBQH

1. Đoàn ĐBQH các đại biểu qh đc bầu ra ở các đơn vị bầu cử trong cùng 1 tỉnh hoặc thành phó trực thuộc

trung ương sẽ họp thành đoàn ĐBQH của tỉnh hoặc tp đó → đoàn ĐB đc lajao theo các tình, nước ta có 63

tỉnh thành thì có 63 đoàn ĐB → theo đó đoàn ĐBQH ở TPHCM là 30 ĐB, HN 30ĐB đc coi là đông nhất….

còn đoàn ĐBQH có ít đại biểu nhất từ 5-6 người

* Thành phần của mỗi đoàn ĐB bao gồm : trưởng đoàn, phó đoàn, các ĐB trong đoàn → mỗi 1 đoàn

ĐBQH sẽ có từ 1-2 ĐB hdg chuyên trách. Trong quá trình sh tại ĐBQH, để thuận tiện trong SH và trong

lúc làm nhiệm vụ thì các ĐBQH có thể chuyển sinh hoạt đoàn

Cần lưu ý:

Mục đích để lập ra các đoàn ĐBQH ở VN hiện nay: nhằm giúp các ĐB thuận tiện hơn trong sh và trong khi

làm nhiệm vụ nhất là những ĐBQH ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thông tin liên lạc hạn chế chứ lập

đoàn ĐBQH không nhằm mục đích để quản lý các ĐB để mà hành chính mệnh lệnh hay là cấp trên của các

ĐB

2.Quy chế pháp lý của ĐBQH

a, Nhiệm vụ của 1 ĐBQH

- Tại ky họp nhiệm vụ quan trọng của ĐBQH là phải đi họp, tham dự đầy đủ các kỳ họp của QH và đầy đủ
các phiên họp của các ủy ban của mình là thành viên → 1 kỳ hojp của QH đc coi là hợp lệ khi phải có ít nhất
2/3 tổng số thành viên tham dự (vắng họp thì phải có sự đồng ý của UBTV)

- Nhiệm vụ quan trọng nhất của QH ngoài kỳ họp là phải tiếp công dân và tiếp xúc cử tri
Tiếp công dân Tiếp xúc cử tri

1.Đối tượng: tiếp bất cứ người công dân nào ở trên 1.Chỉ là ĐBQH gặp gỡ tiếp xúc những người đã bỏ
đất nc VN phiếu bầu ra mình ở đơn vị bầu cử mà mình đã ra
ứng cử trc đây

2. Cách thức: là hđg thường xuyên định kì theo


2.Cách thức: khi công dân có bức xúc họ có khiếu
Luật → ĐBQH phải chủ động gặp cử tri
nại, có nhu cầu thì họ sẽ chủ động gặp ĐBQH

- Theo quy định của PL hiện hành thì hđg tiếp xúc cử tri của ĐBQH được quy định như sau:

+ Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất 7 ngày đối với ngày khai mạc

kỳ họp bất thường thì ĐBQH phải tiếp xúc cử tri để thu thập tâm tư nghiện vọng và phản ánh những tâm tư

đó tại kỳ họp

+ Chậm nhất là 20 ngày kể từ bế mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 7 ngày đối với ngày bế mạc kỳ họp

bất thường thì ĐBQH phải gặp cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp

+ Ít nhất 1 năm 1 lần (lần này có thể kết hợp với lần tiếp xúc cử tri cuối năm) ĐBQH lại tiếp xúc cử tri để báo

cáo 1 năm hoạt động vừa qua cho cử tri và kế hoạch cho năm tới

- ĐBQH thì 1 năm phải tiếp xúc với cử tri ít nhất 4 lần toàn bộ nhiệm kỳ ít nhất 20 lần → trên thực tế thì rất

nhiều cử tri chưa từng gặp gỡ những ĐB do mình bầu ra vì các quy định của PLVN về tiếp xúc cử tri là không

phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của VN bởi vì 1 đơn vị bầu cử của VN hiện nay là qua rộng với

nhiều đơn vị hành chính cấu thành và với số lượng cử tri rất đông → cho nên không có chỗ, không có nơi để

tiếp xúc cử tri → vì vậy MTTQ là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức những hội nghị tiếp xúc cử tri là chỉ mời

1 số cử tri tiêu biểu (những người mà không có được gặp ĐB thì là người không có tiêu biểu) → từ đó tạo ra

cái thế nào là cử tri tiêu biểu? -> tạo ra sự tùy tiện -> thường mời những quan chức địa phương….. → những
người này khi tiếp xúc ĐBQH thì thường các cử tri phải nói là địa phương mình yên ổn → những cử tri mà

có bức xức hoặc có nguyện vọng để đề đạt thì lại không có cơ hội gặp ĐBQH → từ đó ở VN đã hình thành

2 khái niệm độc lạ: ĐBQH có 2 loại (chuyên trách, kiêm nhiệm), cử tri có 2 loại (chuyên trách: hay đc mời

đi tiếp xúc ĐBQH, kiêm nhiệm: là không được mời)

b, Những điều kiện để đảm bảo cho QH hoạt động

* ĐBQH đc hưởng quyền miễn trừ, bao gồm những nội dung sau:

- Trong thời gian QH họp nếu như không có sự đồng ý của QH or trong thời gian QH không họp mà không

có sự đồng ý của UBTVQH thì không ai được quyền bắt giam truy tố khám xét nơi ở, nơi làm việc của 1

ĐBQH. Nếu ĐBQH phạm tội quả tang thì sẽ bị tạm giữ nhưng cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để

UBTVQH quyết định. Người duy nhất trong BMNN đc quyền đề nghị bắt giam truy tố khám xét nơi ở, nơi

làm vc của ĐBQH là Viện trường VKSNDTC

- ĐBQH còn được hưởng quyền không thể bị cơ quan nơi làm vc lập hội đồng kỷ luật buộc thôi việc nếu như

không có sự đồng ý bằng văn bản của UBTVQH

- ĐBQH còn được hưởng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thuốc, được cung cấp thông tin giấy tờ tài liệu để làm

nhiệm vụ, ưu tiên mua vé máy bay, tàu hay xe…

c, Trách nhiệm của ĐBQH

- Nếu ĐBQH bị truy tố thì UBTVQH sẽ tạm thời định chỉ vc thực hiện nhiệm của ĐBQH đó. Còn nếu ĐBQH

bị kết án thì tại thời điểm ban án có hiệu lực thì ĐBQH đó sẽ đương nhiên mất quyền ĐB (Không cần tiến

hành 1 thủ tục nào khác) bởi vì 1 trong những điều kiện để được ra ứng cử ĐBQH là không có vi phạm PL

- Nếu ĐBQH mà không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri → thì sẽ bị bãi nhiệm có 2 hình thức : đem

ra QH, đem ra cử tri nhưng thực tế ở VN hiện nay là chúng ta chỉ trao cho QH chưa trao cho cử tri
- Nếu ĐBQH mà vì lí do khách quan sức khỏe, công tác và không thể tiếp tục làm nhiệm vụ thì ĐBQH có thể

xin thui làm nhiệm vụ → QH sẽ quyết định là có thôi hay không?

d, Phân loại ĐBQH

ĐB chuyên trách ĐB khiêm nhiệm

1.Đối tượng: là những ĐB Lập ra để giành hết thời 1.Vừa làm ĐBQH đồng thời khiêm nhiệm thêm

gian để đi làm nhiệm vụ của 1ĐBQH và không làm chức vụ khác → ngoài ĐB chuyên trách ra còn lại

thêm bất kì vc nào khác, những đối tượng sau phải là ĐB kiêm nhiệm

hoạt động chuyên trách: UBTVQH, HĐdt và các


- ĐB chuyên trách giành hết thời gian trong năm
UB chuyên môn (1 số ĐB hđg chuyên trách do
để làm nv của 1 ĐBQH thì ĐB kiêm nhiệm thì chỉ
UBTVQH quyết định)
giành 1/3 thời gian trong năm để làm nv của 1 ĐB

- Trong 63 đoàn ĐB thì mỗi đoàn có 2-3 ĐB hđg


- ĐBQH chuyên trách được hưởng lương và lương
chuyên trách →
do UBTV quy định còn ĐB kiêm nhiệm thì chỉ đc

hưởng hđg phí

ĐBQH chuyên trách thì đc bố trí nơi ăn chốn ở nơi làm việc để làm nhiệm vụ chuyên trách. Được cơ quan

nơi mình làm việc tiếp tục nhận trở lại làm việc khi hết thời gian chuyên trách và thời gian làm chuyên trách

được tính vào thời gian làm vc liên tục → quy định này nó có ý nghĩa là nhằm khuyến khích các ĐB hđg

chuyên trách

CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCNVN


1. - So sánh chế định nguyên thủ QGVN theo HP 1946 với 4 bản HP còn lại (59,80,92,2013) → qua đố để

chứng minh rằng chế định nguyên thủ rất độc đáo, chính thể CH là rất mới mẻ

- Trong Khoa học pháp lý thì thuật ngữ “nguyên thủ QG” chỉ 1 cái người đứng đầu NN và đại diện NN nói

chung. Còn gọi nguyên thử QG là chức vụ gì, thành lập ntn thì tùy vào hình thức chính thể:

+ Trong chính thể quân chủ thì được gọi là vua, quân vương, quốc vương, hoàng đế được hình thành bằng

cách truyền ngôi thừa kế ngai vàng

+ Trong chính thể CH những vị tổng thống, CTN, hoặc cá biệt có HP thụy sĩ gọi là chủ tịch HĐ liên bang

Tiêu chí Chế định Nguyên thủ QG 1946 Chế định Nguyên thủ QG năm

1959,1992,2013

Tên gọi, cách - HP 1946 gọi Nguyên thủ QG là CTN - Các bản hiến pháp 1959 đến nay về cơ
VN DCCH. CTN theo HP 1946 do nghị bản đều gọi nguyên thủ QG là CTN duy
thành lập và viện nhân dân bầu ra trong số các nghị sĩ nhất HP1980 là gọi nguyên thủ QG là
và phải được ít nhất 2/3 nghị sĩ bỏ phiếu HĐNN mà HĐNN 1 tập thể 13 người là
nhiệm kỳ của
thuận. Nếu không có ứng viên nào đạt CTN tập thể của nước CHXHCNVN.
Nguyên thủ QG được số phiếu này thì phải tiến hành bầu Như vậy CTNHĐNN không phải là
vòng 2, và bầu vòng 2 thì chỉ cần quá nửa nguyên thủ QG theo HP 1980 mà chỉ
số phiếu bầu của nghị sĩ. được coi là người điều khiển họp hành
→ (Nguyên thủ QG này chịu ảnh hưởng
- HP 1946 không quy định về độ tuôi của
của HP Liên Xô phản ánh tinh thần chủ
1 ứng cử viên CTN là bao nhiêu tuổi và
thể tràn lan), CTN mà từ 1959 đến nay
cùng không có quy định số nhiệm kỳ liên
đều do QH bầu miễn nhiệm bãi nhiệm
tiếp mà người giữu chức vụ CTN đảm
trong số các ĐBQH theo sự giới thiệu
nhiệm là bao nhiêu
của UBTVQH (duy nhất chỉ có HP 1959
- HP 1946 quy định nhiệm kỳ của CTN là quy định CTN không nhất thiết là
là 5 năm đặc biệt là nhiệm kỳ của CTN ĐBQH)
dài hơn nhiệm kỳ của nghị viện
- Các bản HP 1959 đến nay đều quy định
Giải thích và bình luận: nhiệm kỳ của Nguyên thủ QG theo
nhiệm kỳ QH.
- Tại sao CTN theo HP946 bầu vòng 1
phải ít nhất 2/3? - Các bản HP 1959 đến nay đều không
quy định về độ tuổi của ứng cử viên CTN
→ Bởi vì ý đồ của các nhà lập hiến của là bao nhieu tuổi và cũng không quy định
năm 1946 muốn với quy định này chỉ có số nhiệm kỳ liên tiếp của người đảm
nhiệm chức vụ CTN là bao nhiêu năm
CTN HCM mới có đủ quy tín đủ lực để (duy nhất HP1959 quy định ứng cử viên
bàu làm CTN (HP1946 được ban hành chức vụ CTN là phải 35t trở lên)
trong tình thế đa đảng và nghị viện K1 là * Tại sao trong 5 bản HPVN thì duy
nghị viện phức tạp bao gồm 333 đại biểu nhất chỉ HP1959 mới quy định CTN
cho dân tộc ngoài ra còn thêm 70 ghế là phải 35t trở lên và không bắt buộc là
ĐBQH
đại diện cho diệt quất diệt cách để mà thể
- Gợi ý trả lời: ý câu này là phải giải
hiện sự đoàn kết nội bộ của các đảng phái
thích vấn đề trong mối tương quan vì sao
cho nên với 1 thành phần đa Đảng như HP 1959 đề cập đến còn bản HP còn lại
vậy mà muốn làm CTN phải được 2/3 thì thì không, chứ không giải thích là vì sao
chỉ có Bác làm được → Bác sẽ sử dụng CTN phải 35t và không cần là ĐBQH
những quyền năng to lớn mà nước trao - Cách thức trả lời: Từ bây giờ cho đến
kết thúc môn học
cho để bảo vệ Đảng và các thành viên đa
Đảng

- Nhiệm kỳ CTN 5 năm dài hơn nghị viện


3 năm → vì để CTN hoàn toàn độc lập
không bị ràng buộc vào 1 nghị viện phức
tạp trước hết về mặt nhiệm kỳ

- CTNHP46 có 2 vị trí trong BMNN:


+ Người đứng đầu NN nói chung thay
mặt toàn bộ NN trong đối nội, đối ngoại

+
Vì nắm được hành pháp (nắm tiền bạc,
vật chất, biên chế, nhân sự con người)
cho nên CTN theo HP1946 rất thực
quyền và trung tâm trong BMNN. Việc
giao cho nguyên thủ QG nắm hành pháp
là nhằm mục đích huy động mọi sức
người sức của và mọi tiền lực QG để
phục vụ cho cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc (Trong thời kì chiến tranh quyền lực
cần tập trung trong tay người đứng đầu
không thể trao quyền cho 1 tập thể nghị
viện 403 người đa Đảng) → Bài học tập
trung đúng lúc dân chủ phải đúng nơi, Từ
HP1959 đến nay thì nguyên thủ QG chỉ
có 1 vị trí duy nhất trong BMNN (đứng
đầu NN nói chung thay mặt NN về đối
nội đối ngoại → CTN không nằm trong
1 cơ quan nào cụ thể và không nắm 1
quyền lực nào cụ thể → vì không nắm
được hành pháp cho nên vai trò của CTN
từ 1959 đến nay là mang ý nghĩa biểu
chưng biểu tượng, danh nghĩa hợp thức
hóa chủ yếu)

Quyền hạn của CTN 1946 được trao rát nhiều quyền hạn CTN từu năm 1959 đến nay do áp dụng
và đặc biệt được nghị viện bầu ra nhưng tập quyền xhcn QH là cao nhất cho nên
CTN CTN được trang bị công cụ vũ khí quyền CTN chỉ được quan niệm là 1 cơ quan
hạnk để iềm chế và đối trọng trở lại đối phái sinh từ QH là đứa con do QH sinh
với nghị viện: ra do nên CTN không được kiềm chế đối
trọng không được kiểm soát ngược lại
- CTN HP1946 được quyền ban hành
với QH:
những sắc lệnh có giá trị như 1 đạo luật
- CTN không được quyền phủ quyết luật
- Theo điều 31 HP1946 thì CTN được
của QH và chỉ có quyền phủ quyê →
quyền phủ quyết các đạo luật do nghị
1 thẩm quyền mang lễ nghi và thủ tục
viện ban hành
- CTN chỉ được quyền ban hành các lệnh
- Theo Điều 54 HP1946 CTN được
có giá trị dưới Luật và lệnh của CTN là
quyền đề nghị nghị viện xem xét lại việc
công bố Luật
bất tín nhiệm nội cát
- CTN từ năm 1959 đến nay không được
Những quy định này được giải thích
đề nghị QH xem xét các quyết định của
- HP1946 đã áp dụng học thuyết tam QH
quyền phân lập của Mongte → vì thế cho
nên vấn đề kiểm soát quyền lực của
HP1946 là rất rõ ràng chặt chẽ và đây là
bản HP duy nhất đặt vấn đề dùng quyền
hành pháp của CTN kiểm soát quyền lập
pháp của nghị viện (dùng quyền lực kiểm
soát quyền lực, lấy độc trị độc → HP46
đã tiếp thu tinh hoa Âu Mỹ và vận dụng
những tinh hoa này 1 cách khéo léo vào
bối cảnh của VN lúc bấy giờ. Đây là
những quyền lực đặc trưng của tổng
thống Mỹ, Pháp để tổng thống kiểm soát
ngược trở lại nghị viện)
- Việc trao cho CTN quyền phủ quyết
Luật cũng là nhằm dự liệu rằng vì nghị
viện theo HP46 là đa Đảng và phức tạp
cho nên nó có thể ra 1 đạo Luật nào đó
mà bất lợi cho Đảng thì CTN với tư cách
là người sáng lập ra Đảng sẽ phủ quyết
luật đó để bảo vệ Đảng và bảo vệ thành
quả của cách mạng

Báo cáo công tác Theo điều 50 HP46 CTN không cần báo cáo Từ 59 đến nay do đề cao QH áp dụng
công tác trước nghị viện và cũng không cần tập quyền thì CTN phải báo cáo công
chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm trước nghị viện(trừ tội phản tác và chịu trách nhiệm trước QH:
quốc) → quy định này là hoàn toàn phủ hợp
- ĐBQH được quyền chất vân, xét
với quan điểm chung của các nước trên TG
báo cáo công tác, lấy phiếu tín nhiệm
là đã là nguyên thủ QG luôn luôn được
và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CTN,
hưởng quyền miễn trừ và bất khả xâm phạm,
QH còn có quyền hủy bỏ văn bản sai
Nguyên thủ QG không phải báo cáo công tác
trái và có quyền miễn nhiệm, bãi
và không chịu trách nhiệm trước ai cả thậm
nhiệm đối với CTN (QH ko bỏ phiếu
chí là hiến pháp của nhiều nước là quy định
tín nhiệm đối với CTN vì âm thầm
chính các cơ quan NN khác phải báo cáo
viết, âm thầm chuyển)
công tác và chịu trách nhiệm trước NTQG (vì
các nước quan niệm rằng nguyên thủ QG là
hình ảnh của dtoc là đại diện cho dtoc cho
nên nếu NTQG mà có chuyện thì đồng nghĩa
cả dtoc có chuyện)
- Đặc biệt theo điều 51 hp46 nếu có chứng cứ
cho rằng CTN phản quốc thì nghị viện cũng
không được trực tiếp xử lý CTN mà nghị viện
phải thành lập 1 tòa án đặc biệt để xét xử
CTN → bởi vì nếu CTN mà phản quốc thì đó
là 1 loại trách nhiệm pháp lý có nghĩa là CTN
phải có hành vi sai trái, hành vi phải có đủ
sức cấu thành tội phạm và phải có chứng cứ
chứng minh → điều này nó phải thực hiện
theo quy trình tố tụng rất phức tạp có giai
đoạn điều tra để tìm chứng cứ ….. → vì vậy
đây là chính là chức năng sở trường thẩm
phán của quan tòa → vì vậy nếu trao cho nghị
viện xét xử CTN thì nghị viện sẽ lúng túng
trao nhầm chức năng ➔ Cái hay của HP46 là
rất rõ ràng và triệt để: đã là nguyên thủ thfi
phải được quyền miễn trừ nhưng nếu phản
quốc thì phải xử và xử cho đúng thủ tục, xử
tới nơi tới chốn

Vai trò của CTN CTN được xác định là tổng chi huy quân đội Từ năm 1959 đến này CTN chỉ được

trong việc an trực tiếp chỉ đạo quân đội điều quân khiển xác định là CTHĐ QPAN thống lĩnh

ninh QG tướng → (công an quân đội bao giờ cũng là các lực lượng vũ trang → Chỉ phục

công cụ quan trọng bảo vệ đọc lập chủ quyền trách quân đội về mặt danh nghĩa →

bảo vệ lãnh thổ) Kể từ năm 1959 đến nay thì người

trực tiếp chỉ đạo quân đội là tổng tư

lệnh QĐNDVN

Ngày nay với cái tầm quan trọng của

công an quân đội mà ở nước ta hiện

nay mà không trao hết cái lĩnh vực

này cho 1 người nắm mà hiện nay

được xác định là có 4 người được


trao quyền tác động vào lĩnh vực này

( 4 người: +Tổng bí thư Đảng nắm

chức vụ BT trung ương vạch ra

đường lối chính sách kế hoạch quan

trọng trong ANQP.

+Bộ trưởng bộ quốc phòng là phó bí

thư quân ủy và tổng tư lệnh QĐND

→ là người thực hiện đường lối

chính sách do Đảng và bí thư quân

ủy vạch ra.

+ Thủ tưởng chính phủ sẽ nắm công

an quân đội, CTN sẽ nắm công an

quân đội qua thống lĩnh hội đồng vũ

trang

*Kết luận:

- Tóm lại qua nghiên cứu chế định CTN theo HP 1946 cho thấy răng HP1946 của VN đã sáng tạp ra 1 chế

định CTN 1 cách độc đáo, 1 chính thể CH mới mẻ

1. Sự độc đáo của CTN có thể được kết luận như sau:

- Chế định CTN theo HP1946 được thiết kế rất phù hợp với bối cảnh thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi

tóc qua đó chế định này có khả năng đối phó với thù trong giặc ngoài qua đó góp phần bảo vệ Đảng, thành
quả của Cách mạng trong tình thế đa Đảng (cái hay của HP1946 là không có 1 điều khoản nào là trực tiếp

quy định Đảng là lãnh đạo nhưng dù không trục tiếp quy định nhưng thông qua những cái quy định về CTN

thì Đảng vẫn là lực lượng lãnh đạo được thể hiện rõ ở chỉ cần 2/3 phiếu bầu → chỉ có Bác làm được)

- Chế định CTN theo HP46 là có sự tiếp thu kế thừa tinh hoa Âu Mỹ kế thừa từ Pháp từ Mỹ nhưng không

phải là 1 sự sao chép, rập khuôn mà có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh ở 1 QG ở ĐNA

VD1: ở Mỹ ở pháp tổng thống là do dân trực tiếp bầu → tổng thống rất độc lập không lệ thuộc không sợ nghị

viện kiềm chế và có khả năng kiềm chế đối trọng lại nghị viện còn VN thì Bác Hồ khi về VN thì mới đổi tên

thành CTN cho phù hợp với hoàn cảnh 1 QG ở ĐNA vốn dĩ có truyền thống gọi nguyên thủ QG là 1 ông

CTN, và hoàn cảnh năm 1946 thì không thể tổ chức cho dân bầu trực tiếp bầu CTN mà để nghị viện bầu (mặc

dù do nghị viện bầu nhưng CTN vẫn độc lập và có thể kiềm chế lại nghị viện)

VD2: Theo HP cuả Pháp của Mỹ thì nguyên thủ QG được phủ quyết 1 cách tương đối các đạo Luật do nghị

viện ban hành (nếu nghị viện đã biểu quyết thông qua luật đó lần đầu với tỉ lệ quá bán và bị tổng thống phủ

quyết thì nghị viện sẽ thảo luận lại và thông qua với tỉ lệ 2/3thif Luật đó trở thành Luật nhưng theo HP46 của

VN thì 1 khi Luật đã được thông qua với tỉ lệ quá bán bị CTN phủ quyết nghị viện thảo luận lại và thông qua

với tỉ lệ quá bán Luật đó trở thành Luật → Phủ quyết mềm dù sao đi chăng nữa thì CTN là do nghị viện bầu

không thể đối đầu gay gắt với nghị viện

VD3: Ở Mỹ, ở Pháp thì Tổng thống Pháp có thể ký sắc lệnh để giải tán nghị viện trước hạn để tuyên bố về 1

tổng tuyển cử sớm bầu nghị viện nhưng CTN HP1946 không có điều này điều này phù hợp với tâm lý và văn

hóa ôn hòa với người ở ĐNA

- Qua chế định CTN theo HP46 thì nó đã thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng của các nhà lập hiến của năm

1946 với những toan tính chính trị cân não và hợp lí, có thể nói các nhà lập hiến năm 1946 qua chế định CTN

đã đánh 1 canh bạc chính trị tương đối lớn và nhờ thắng được canh bạc này nên đã góp phần bảo vệ Đảng và
thành quả của Cách mạng trong tình thế đa Đảng. Công bằng mà nói thì lúc các nhà lập hiến xây dựng chế

định CTN và trao cho CTN nhiều quyền hạn thì các nhà lập hiến năm 1946 chưa biết chắc chắn ai là CTN

(phải viết xong HP1946, hp1946 phải có hiệu lực thì dân mới bầu nghị viện rồi nghị viện bầu CTN cho nên

HP46 mà trao cho CTN nhiều quyền hạn là để dành cho tất cả những người nào được nghị viện bầu nói chung

chứ không phải trao riêng cho Bác Hồ. Tuy nhiên các nhà lập hiến năm 1946 có 1 sự tin tưởng sâu sắc 1 niềm

hy vọng với uy tín của Bác thì Bác sẽ trúng CTN cho nên mới mạnh dạn trao cho CTN nhiều quyền hạn như

thế → cũng may sự tính toán này chính xác

2. Sự mới mẻ của chính thể CH ở chỗ: Hình thức chính teher được hiểu là 1 gương mặt để đại diện 1 NN

và nó chính là cái cách tahfnh lập và MQH của các cơ quan NN trung ương với nhau. Đặc biệt khi nghiên

cứu là về hình thức chính thể thì ngta sẽ nguyên cứu về …. Nếu nguyên thủ QG là những vị hoàng đế được

thành lập bằng cách truyền ngôi thì NN đó sẽ có chính thể quân chủ, nếu người đứng đầu NN được thành lập

bằng cách có nhiệm kỳ thì NN đó sẽ có chính thể CH. Về phần mình thì chính thể CH được chia làm 3 CH:

+ CH đại nghị: có đặc điểm: có nguyên thủ QG nhạt nhòa hình thức chỉ đứng đầu NN nói chung chỉ hợp thức

hóa không nắm quyền hành pháp. Toàn bộ quyền hành pháp nằm trong tay CP → Quyền lực nằm trong tay

thủ tướng → Hiện nay gọi là thủ tướng chế

+CH tổng thống: Nguyên thủ QG là do dân trực tiếp bầu, vừa đứng đầu NN, CP vừa nắm quyền hành pháp

gọi là trung tâm quyền lực. Không có chức danh thủ tướng

+ CH hỗn hợp (lưỡng tính): Có 1 tổng thống do dân trực tiếp bầu, vừa đứng đầu NN vừa đứng đầu CP nhưng

tổng thống chỉ nắm 1 nửa quyền hành pháp cụ thể là tổng thống chỉ nắm bộ công an, QP, ngoại giao còn 1

nửa quyền hành pháp còn lại do thủ tướng nắm → đặc trưng của CHHH là có 1 chính phủ lưỡng đầu là có 2

người đứng đầu và vì vậy ngta còn gọi CHHH là bán tổng thống chế (chế độ nửa tổng thống). Người sáng tạo

ra CHHH là bản HP1958 của Pháp : Charles Deganlle


*HP1946 sáng tạo CH mới mẻ? Là CH gì?

- Chính thể của nước VN là CH hỗn hợp bởi vì đặc trưng quan trọng nhất là điều 44, điều đó đc hiểu là CHHH

chính phủ lưỡng đầu tuy nhiên nói HP46 là CHHH thì phải có 2 chú thích kèm theo

+ Theo đúng nguyên bản của CHHH thì nguyên thủ QG phải do dân trực tiếp bầu như tổng thống Pháp, Nga

còn CTN theo HP46 là do nghị viện bầu, điều này được giải thích là bởi vì hoàn cảnh của năm 1946 không

thể tổ chức cho dân bầu trực tiếp CTN mà phải để nghị viện thay mặt dân bầu CTN nhưng cái đặc điểm mà

NTQG do dân trực tiếp bầu không phải là đặc điểm cơ bản để nhận dạng CHHH mà đặc điểm quan trọng

nhất là có 1 chính phủ lưỡng đầu cả NTQG và thủ tướng share nhau quyền hành pháp

+ Theo đúng quy định điều 44 HP1946 thì khi Bác Hồ được nghị viện bầu thì Bác phải chọn ra thủ tướng để

cùng share với Bác quyền hành pháp nhưng do hoàn cảnh chiến tranh cho nên Bác chưa kịp bầu cho nên Bác

làm luôn và trên thực tế quyền hành pháp hoàn toàn do Bác nắm → thực tế thì giống CH tổng thống

*Giữa HP58 của Pháp và HP46 rất giống nhau : BH học từ Deganlle

Pháp VN

- CTTG II kết thúc - CMT8 thành công khai sinh ra nước VN

Charles Deganlle được đưa về để khôi phục → nền

CH thứ 3 xác lập nhưng Deganlle đã mắc sai lầm:

lẽ ra trong hoàn cnahr ghế chưa vững nên tập trung

giữ ghế thì ổng đã đưa 1 cãi cách → đưa ra bản dự

thảo HP mới

Tuy nhiên qua những tình tiết LS

- Bác Hồ là 1 người rất nhạy cảm và học tập những cái mới mẻ rất nhanh ở chỗ lúc hp46 ra đời CHĐN ở
II. Bàn về thẩm quyền CTN (Điều 88 HP2013) →6 loại thẩm quyền CTN tương ứng với 6 khoản

1. Trong lĩnh vực lập pháp (Khoản 1 Điều 88):

- CTN được quyền công bố HP của QH và công bố pháp lệnh của UBTVQH → Công bố chỉ là 1 thẩm

quyền có tính chất lễ nghi thủ tục (Từ HP59 đến nay do áp dụng tập quyền cho nên CTN không còn được

phủ quyết luật của QH)

- CTN còn được quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày

các pháp lệnh được thông qua. Nếu UBTVQH đã xem xét lại mà CTN vẫn không đồng ý thì CTN có

quyền không công bố các pháp lệnh đó và trình ra cho QH xem xét tại kỳ họp gần nhất → Như vậy CTN

hiện nay là có quyền phủ quyết các pháp lệnh của UBTV (Pháp lệnh của UBTV là của 18 người) → giải

thích và bình luận quy định này :

* Các pháp lệnh của UBTV vì sao cần CTN phủ quyết : Trong Khoa học pháp lý hiện nay thì pháp

lệnh của UBTVQH được coi như là 1 loại lập pháp “ủy quyền”: Trong đời sống xh luồn phát sinh nhiều

cái quan hệ xh mới và qhxh này chưa ổn định và chưa có luật để điều chỉnh, QH phải ban hành điều luật

để điều chỉnh quan hệ đó; QH không có điều kiện để ban hành ngay cho nên QH mới giao cho UBTV ban

hành pháp lệnh tạm thời điều chỉnh những quan hệ xh đó và chờ đến khi các qh xh ổn định và QH có điều

kiện thì QH sẽ nâng các pháp lệnh đó lên thành Luật sau

Về mặt lí thuyết các pháp lệnh của UBTVQH được coi là 1 văn bản dưới Luật nhưng trên thực tế vì trong

lĩnh vực đó không có luật cho nên mới có pháp lệnh cho nên các pháp lệnh có giá trị như 1 đạo Luật →

nhằm mục đích kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp của các pháp lệnh tránh tình trạng vội vã ẩu thả khi ban

hành các pháp lệnh và cũng để QH được yên tâm hơn cho nên QH đã giao CTN được quyền phủ quyết

các pháp lệnh của UBTVQH như 1 hình thức kiểm tra giám sát

*Tại sao giao cho CTN phủ quyết mà không giao cho các chức danh khác như Thủ tướng…?
+ CTN là người có quyền công bố các pháp lệnh cho nên ông là người đầu tiên được đọc và tiếp cận các

pháp lệnh vì vậy CTN là người đầu tiên phát hiện ra các pahsp lệnh có vấn đề gì hay không và chữ ký

CTN sẽ quyết định các pháp lệnh đó có hiệu lực hay không

+ Trong lúc QH họp thì QH là cao nhất nhưng khi HQ không họp thì CTN và UBTVQ được xác định là

ngang quyền nhau: không ai báo cáo công tác trước ai và chịu trách nhiệm trước ai → vì vậy cho nên

giám sát chéo nhau mới có hiệu quả (ở nước ta lúc QH không họp thì thủ tướng và chánh án tối cao phải

báo cáo công tác trước UBTVQH)

2. Trong lĩnh vực hành pháp (Khoản 2 Điều 88)

- Được đề nghị QH bầu miễn nhiệm bãi nhiệm chức dnah thủ tướng trong số các ĐBQH

- CTN được quyền căn cứ vào nghị quyết của QH, CTN ký quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức

phó thủ tướng, bộ tưởng và thủ trưởng cơ quan cán bộ

- CTN còn quyền tham dự các phiên họp của CP (được quyền phát biểu ý kiến không được quyền biểu

quyết)

- Đặc biệt HP2013 còn trao thêm cho CTN yêu cầu thủ tướng chịu tập CP họp bất thường và cho ý kiến

về những vấn đề mà CTN quan tâm để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của CTN (điềm mưới này chứng tỏ

các nhà lập hiến 2013 cho rằng đã là nguyên thủ QG phải có những khả năng tác động nhất định vào hành

pháp

3. Trong lĩnh vực tư pháp (Khoản 3 Điều 88)

- CTN đc quyền giới thiệu chức vụ chánh án tối cao và viện trưởng tối cao cho QH bầu miễn nhiệm bãi

nhiệm
- Căn cứ vào nghị quyết của QH thì CTN đc quyền ký quết định bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức thẩm

phán tòa án nhân dân tối cao (Điểm mới của HP2013 đã bình luận)

- CTN tự mình bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức mà không cần QH phê: Phó chánh án TANDTC, Phó

viện trưởng tối cao, kiểm sát viên, KSNDTC và thẩm phán của tòa án khác (trừ thẩm phán TATC)

- CTN còn có quyền ký quyết định đặc sá và ân sá

4. Trong lĩnh vực xác lập địa vị pháp lý của CD và thi đua khen thưởng:

- CTN được ký tất cả các quyết định có liên quan đến quốc tịch (Quốc tihcj là căn cứ pháp lý để xác lập

MQH giữa NN với CD mà CTN là người thay mặt cho NN)

- CTN tặng thưởng những huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác của NN

5. Trong lĩnh vực ANQP

- CTN được xác định là thống lĩnh các lực lượng vũ trang và là Chủ tịch Hội đồng QP và AN

* Chức năng của HĐQPAN

- Tham mưu tư vấn cho CTN để ra những quyết định những chính sách có liên quan đến ANQP

- Thành phần: CTN đồng thời là CTHĐ, phó CTHĐ, các ủy viên → Phó CTHĐ và ủy viên là do CTN lập

danh sách QH phê và những người này không nhất thiết là ĐBQH → Hội đồng này có 6 người : Thủ

tướng là Phó CTHĐ; 4 ủy viên: CTQH, Bộ trưởng bộ công an, Bộ trưởng bộ ngoại giao, Bộ trưởng bộ

QP

* Cần phân biệt HĐ này với những cơ quan tương tự

HĐQPAN UBANQP Bộ QP
Trực thuộc CTN, tư vấn cho Chuyên môn thuộc QH, giúp QH Trực thuộc CP, quản lý NN trong

CTN giám sát, thẩm tra lĩnh vực QP

Điểm mới của HP2013 tại khoản 5 Điều 88 quy định thêm cho CTN một số quyền quan trọng: Thăng, Phong,

Gián, Tước,…

→ Bổ sung thêm cho CTN những quyền này chứng tỏ các nhà lập hiến 2013 đã nhận thức lại rằng đã là

nguyên thủ QG thì phải nắm được CA, quân đội

6. Trong lĩnh vực đối ngoại:

- CTN được quyền nhân dân NN đàm phán ký kết hiệp ước quốc tế

- CTN còn được quyền ký phong hàm cấp đại sứ

- CTN còn quyền bổ nhiệm miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở VN và các tổ chức quốc tế

LƯU Ý:

Đại sứ là hàm cao nhất trong lĩnh vực đối ngoại

Đại tướng là hàm cao nhất trong lĩnh vực ANQP

Đại sức đặc mệnh toàn quyền là 1 chức danh

Tóm lại: thông qua nghiên cứu thẩm quyền của CTN HP2013 chúng ta nhận thấy rằng CTN của VN hiện nay
là không nắm trong 1 cơ quan cụ thể không nắm 1 loại quyền lực nào cụ thể, CTN chỉ được xác định là 1
người đứng đầu NN ns chung thay mặt NN và đại diện NN → vì không nắm được hành pháp cho nên vai trò
của CTN chỉ là danh nghĩa tượng trưng, hợp thức hóa và tuy quyền hạn của CTN không lớn nhưng sự đãi
ngộ đối với CTN rất lớn: CTN bao giờ cũng được hưởng lương cao nhất trong BMNN, CTN còn được trang
bị 1 chuyên cơ riêng, đi nc ngoài thì được đón tiếp với nghi thức cao nhất của lễ tân ngoại giao, CTN ngoài
ra còn có phủ CT riêng… tuy nhiên ngta thấy rằng CTN VN hiện nay hơi thừa → vì vậy có ý kiến cho rằng
trong thời gian tới nếu có sửa HP thì mạnh dạn bỏ CTN → hãy cho biết ý kiến của mình về quan điểm trên?
III. Định hướng đổi mới của CTN trong thời gian tới

- Phải tăng cường trao thêm cho CTN những nhiệm vụ quyền hạn đê CTN xứng đáng là 1 người đứng đầu
NN theo đúng nghĩa 1 nguyên thủ QG thực sự. Theo quan niệm của các nước trên TG 1 người đứng đầu NN
theo đúng nghĩa phải có 3 quyền năng: Thay mặt cho nước, quản lí đất nước, nắm được Công an quân đội. ở
nước ta chỉ có CTN theo HP46 là nắm đầy đủ 3 quyền năng này và là 1 người đứng đầu NN theo đúng nghĩa
và là 1 nguyên thủ QG thực sự. Còn các bản HP59 đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể có 1
số nguyên nhân qtrong:

+ Do chịu ảnh hưởng nguyên tắc tập quyền XHCN và chúng ta suy tôn, đề cao trao quyền cho QH xem nhẹ
các cơ quan NN khác

+ Do văn hóa truyền thống của VN là văn minh Nông nghiệp → thích đề cao làm chủ tập thể → xem nhẹ dấu
ấn cá nhân

+ Do VN có sự cơ cấu vùng miền khi chọn những người lãnh đạo cao cấp trong BMNN (khi chọn lãnh đạo
làm sao cho có cả người miền Bắc, miền Trung, miền Nam) …

➔ Vì những lí do trên mà từ năm 1959 đến nay cta đã thiết kế chế định CTN quyền lực bị phân tán cho 3
người nắm giữ, theo đó CTN chỉ còn anwms giữ quyền thay mặt cho nước ký tá, đàm phán… còn quyền quản
lí ĐN giao về cho thủ tướng, quyền nắm CAQĐ đc trao cho tổng bí thư quân ủy trung ương → Nguyên thủ
QG của VN giống như Nguyên thủ QG tập thể → Nhược điểm là ko bt ai thực sự là người đứng đầu. Vì vậy
có 2 phương án đc đặt ra để đổi mới

- Phương án 1: Nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư đồng thời CTN (xu hướng chính thức: ghi nhận điều lệ
của Đảng) => Các nước XHCN áp dụng ➔ Xu hướng chung của TG :

+ CT Đảng cầm quyền đồng thời là Thủ tướng

+ CT Đảng cầm quyền đồng thời là Tổng thống

➔ Ưu điểm:

• Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng


• Tinh giảm được bộ máy
• Phù hợp với thông lệ QT và thuận lợi cho VN trong việc ngoại giao
• Chuyển giao an ninh – quân đội cho Nguyên thủ QG
Nhưng trở ngại lớn nhất cho phương án này là Chiến trường VN phải có người đủ mạnh đủ uy tín sức khỏe
và người VN phải vượt qua đc tâm lý vùng miền, vượt qua các tinh thần tập thể

+ Phương án 2: nên giao 3 cái bộ có tính chất an ninh: Bộ công an, Bộ QP, Bộ ngoại giao. Giao 3 bộ này cho
CTN còn thủ tướng sẽ nắm các bộ còn lại, thủ tướng sẽ tập trung vào csc mảng chăm lo kinh tế, văn hóad đời
sống vật chất cho người dân → 1 mô hình chính phủ lưỡng đầu → Đây là mô hình chính phủ trong CHHH
theo đúng HP1948 của Pháp giống HP1946 của VN và CHHH cũng được 54 nước áp dụng → Mô hình
CHHH hiện nay cũng được lực lượng 30 - 40% ủng hộ

Chính Phủ CHXHCNVN


1.Vị trí, tính chất pháp lý của CP (Điều 94 HP2013)
- Theo điều 94 HP2013 thì CP là cơ quan có 2 tính chất sau đây:

*CP là cơ quan HC cao nhất của nước CHXHCNVN vì những lí do sau :


+ CP được lập ra để quản lý. Điều hành quản lý các lĩnh vực đời sống xh là phương diện hoạt động

thường xuyên chủ yếu và là chức năng của CP vì vậy CP đc xếp vào hệ thống những cơ quan có chức năng
quản lý (hay còn gọi là hệ thống hành chính)

Lưu ý: Hành chính = quản lý, vì vậy chúng ta chỉ có thể nói là CP là cơ quan quản lý hoặc là cơ quan hành
chính

+ Không chỉ là 1 cơ quan có chức năng quản lý như bao nhiêu cơ quan khác trog hệ thống hành chính mà CP
còn được xác định là trung tâm đầu não chỉ huy cả hệ thống hành chính, là nơi phát ra các mệnh lệnh quản
lý, một mệnh lệnh quản lý của CP là có hiệu lực trên phạm vi cả nước và nó có ý nghĩa bắt buộc đối với 18
cái bộ 4 cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân 63 tỉnh thành → vì vậy mà CP còn được xác định là cơ quan
hành chính cao nhất chỉ đạo điều hành cả hệ thống hành chính

+ Với tư cách là 1 cơ quan quản lý coa nhất thì CP luôn được HP và Luật trao cho những nhiệm vụ: nắm các
nguồn nhân lực, vật lực, tài nguyên TN và các tiềm năng khác của QG để thống nhất và sử dụng hợp lý, hiệu
quả. Nói cách khác tức là nắm quyền lực về tiền bạc, mọi vật chất của con người → Quy tắc bất thành văn: ai
nắm hành pháp, người đó có thực quyền, quyền lực nằm trong tay hành pháp. Xu hướng chung của TG, người
ta đề cao CP và đề cao người đứng đầu hành pháp, vì tầm quan trọng và ngta căn cứ vào ai nắm quyền hành
pháp.
+ Ngay trong bản thân nội hàm của CP nó cũng nói lên hết ý nghĩa và tầm quan trọng của nhánh quyền lực
này vì CP là phủ của những chính sách, phủ là ngôi nhà lớn và là trung tâm hành chính QG, CP là nơi keiens
tạo, hoặc định, quyết định or thực thi hầu hết những chính sách quan trọng của QG. CP được coi là cơ quan
quyết định sự giàu có, hưng thịnh và sự thành bại của 1 QG dân tộc và CP là cơ quan trực tiếp tạo ra của cải
vật chất, ĐN có giàu mạnh hay không là phụ thuộc vào QG đó có CP mạnh hay ko (vai trò của QH là làm Luật
nhưng Luật không trực tiếp mang lại của cải vật chất, Luật chỉ đặt nền tảng pháp lý….)

*CP là cơ quan chấp hành của QH vì 3 lý do sau đây:

a) QH lập ra CP cụ thể như sau:

- QH sẽ quyết định CP thành lập bao nhiu bộ bao nhiu cơ quan ngang bộ và tên gọi là gì theo đề nghị của thủ
tướng

- QH sẽ quyết định CP có bao nhiu phó TT theo dề nghị của TT

- QH sẽ bầu TT trong số các ĐBQH theo sự đề nghị của CTN

- QH sẽ phê chuẩn bổ nhiệm các phó TT các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của TT

Lưu ý: Nếu có nhận định cho rằng QH bầu ra CP thì đây là nhận định sai vì QH chỉ bầu TT … ( Qh thành lập
ra CP bằng 2 cách: bầu, phê chuẩn ( đã giải hích trong bài QH )

b) CP phải chấp hành đường lối chủ trương trong HP Luật nghị quyết của QH và cả trong nghị quyết
và pháp lệnh của UBTV QH cụ thể là:

- CP ko đc phủ quyết các luật do QH ban hành, ko đc quyền đề nghị QH xem xét lại các qđ của QH

- CP phải ban hành các văn bản dưới Luật: nghị định, thông tư, chỉ thị để hướng dẫn thi hành luật và thi hành
pháp lệnh của UBTV QH

- CP phải họp bàn tìm những biện pháp hữu hiệu để triển khai thi hành những đường lối chủ trương của QH
trong thực tế cuộc sống

→ Tóm lại, QH là chỉ hợp để biến tâm tư nguyện vọng của cử tri cả nước thành đường lối chủ trương và .. lập
ra CP suy cho cùng để thi hành đường lối chủ trương đó trong thực tế

c) CP phải báo các công tác và chịu trách nhiệm trước QH cụ thể là:
- Lúc QH họp, CP phải báo cáo công tác trước QH. Còn lúc QH ko họp thì CP phải báo cáo công tác trước
UBTV và CTN

- Đại biểu QH có quyền chất vấn, quyền bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả các thành viên
của CP

- QH có quyền bãi bỏ những văn bản của CP nếu văn bản đó trái với HP luật nghị quyết của QH

- QH có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thủ tướng; QH phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức đối với thủ
tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của

❖ ĐIỂM MỚI CỦA ĐIỀU 94 HP 2013 SO VỚI ĐIỀU 109 HP 92 VỀ VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT,.

ĐIỂM MỚI THỨ 1: Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến pháp Việt Nam, điều 94 HP 2013 đã chính thức quy
định CP là cơ quan “thực hiện quyền hành pháp” . Gỉaỉ thích và bình luận điểm mới này?

- Với việc quy định CP là cơ quan thực hiện quyền hành pháp chứng tỏ HP 2013 tiếp tục có sự phân công,
phân nhiệm chứng tỏ HP 2013 đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng hơn giữa các nhánh quyền lực. Nếu
như tại điều 2 HP 92 có nêu ra 3 nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng trong toàn bộ HP 92
thì ko qđịnh rõ cơ quan nào thực hiện quyền lực gì. Rút kinh nghiệm này, đến HP 2013 đã quy định rõ ràng
cơ quan nào thực hiện quyền lực gì cụ thể như sau:

+ Điều 69 quy định QH thực hiện quyền lập pháp, điều 94 qđinh CP thực hiện quyền hành pháp, điều 102
qđinh Tòa Án thực hiện quyền tư pháp → điều này chứng tỏ HP 2013 đã tiếp thu thêm những hạt nhân hợp lý
của học thuyết phân quyền ( nói khác đi là chúng ta đang phân quyền hóa từng bước BMNN ) bởi vì nếu phân
công phân nhiệm ko rõ ràng, rành mạch giữa các nhánh quyền lực thì dẫn đến tình trạng chồng chéo chức
năng, lẫn lộn chức năng, ko thể quy kết trách nhiệm nếu có vi phạm xảy ra

+ Với qđinh CP là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì CP đã là một nhánh quyền lực thực sự nắm trọn vẹn
một loại quyền lực. CP đã có được 1 vị thế độc lập và cân bằng so với QH chứ không còn là 1 thân phận phái
sinh từ QH. Với tư cách là cơ quan thực hiệ quyền hành pháp – một nhánh quyền lực quan trọng, quan trọng
bậc nhất trong 3 nhánh quyền lực thì CP pahir chủ động trong việc kiến tạo, hoạch định, quyết định, thực thi
chính sách quan trọng của QG để mang lại sự phát triển, thịnh vượng và sự giàu có cho QG, dân tộc chứ CP
ko đc bị động, ỷ lại, trông chờ vào quyết sách QH và CP pahir tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền
hành pháp nếu có quy phạm xảy ra. Cần phân biệt phạm trù quyền hành pháp và hành chính là 2 thuật ngữ
hoàn toàn khác nhau. Thật ngữ quyền hành pháp lần đầu tiên đã đc đề cập trong bản HP thành văn đầu tiên
của nhân loại HP 1787 của Mỹ và bản HP này tại điều 2 đã chính thức tuyên bố quyền hành pháp đc trao cho
CP đứng đầu là tổng thống. Bản HP này ko có giải nghĩa quyền hành pháp bao gồm những nội dung gì mà nó
giao cho Tòa Án đc quyền giải thích thuật ngữ này nương theo hoàn cảnh trong những giai đoạn khác nhau →
Từ đó làm cho HP Mỹ trở nên sống động với thời gian. Mãi đến HP 1958 của CH Pháp, cha đẻ của bản HP
này là Charles Degaulle đã có một định nghĩa khá đầy đủ về quyền hành pháp ( 1 nhánh quyền lực thật sự,
một loại quyền lực trọn vẹn: 1 loại quyền lực trong cơ cấu 3 loại quyền lực → Quyền hành pháp có 2 ND cơ
bản:

• Quyền kiến tạo, hoạch định, quyết định chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô hay nhà quản trị, nhà quản
lý tài ba;
• Điều hành quản lý nhằm thực thi chính sách hành pháp, chính là hành chính sự vụ để thực thi hành
pháp trong thực tế cuộc sống. Vì quyền hành pháp bao gồm 2 nội dung như thế nên Degaulle mới sáng
tạo ra CHHH với mô hình CP lưỡng đầu do đó tổng thống đóng vai trò người kiến tạo, hoạch định
chính sách hành pháp còn thủ tướng và các bộ trưởng sẽ là ng điều hành quản lý, thực thi chính sách
hành pháp do tổng thống đặt ra. Các bản HP VN trước 2013 thì ko có 1 quy định nào để quy định CP
quyền thực hiện quyền hành pháp mà chỉ quy định CP là cơ quan hành chính cao nhất vì trước 2013
do chịu ảnh hưởng của tư tưởng tập quyền, toàn bộ quyền lực NN nằm trong tay QH và quyền hành
pháp là của dân và dân trao cho QH → QH ko hành pháp đc, QH trao lại cho chính phủ nhưng QH ko
trao hết quyền hành pháp cho CP → Dẫn đến quan niệm cả QH và CP cùng chia sẻ quyền hành pháp
theo đó QH sẽ đóng vai trò là người hoạch định và quyết định chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô còn
CP chỉ là người hành chính: điều hành, thực thi chính sách hành pháp là CP quyết → Điều này tạo ra
sự bị động, ỷ lại, trông chờ, lệ thuộc vào QH. Rút kinh nghiệm này điều 94 đã tuyên bố chính phủ thực
hiện quyền hành pháp nghĩa là CP đã nắm trọn vẹn 1 loại quyền lực, đã là một nhánh quyền lực thật
sự cho nên CP phải chủ động trong việc hoạch định, kiến tạo chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô đồng
thời là người điều hành quản lý thực thi chính sách đó

ĐIỂM MỚI THỨ 2:

ĐIỀU 109 HP 92 ĐIỀU 94 HP 2013

CHÍNH PHỦ - Là cơ quan chấp hành của QH - Là cơ quan hành chính cao nhất của
CHXHCNVN
- Là cơ quan hành chính cao nhất nước
CHXHCNVN - Cơ quan chấp hành của QH

→ Đặt tính chấp hành lên trước tính hành → Đưa tính hành chính lên trước tính
chính chấp hành

You might also like