You are on page 1of 4

BÀI TẬP 3.

CON RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG


*Tóm tắt bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội;
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Triển, Nguyễn Thị
Khiết.
- Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng
Nội dung: Tranh chấp chia thừa kế. Bố mẹ các bà là cụ Nguyễn Tất Thát (chết năm 1961)
có 2 vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần (chết 1995), vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (chết 1994).
Cụ Thát và cụ Tần có 4 người con chung là: Ông Thăng, bà Bằng, Khiết, Triển. Cụ Thát
và cụ Thứ có 1 người con chung là: bà Nguyễn Thị Tiến. Trước khi chết, cụ Thát và cụ
Thứ không để lại di chúc. Cụ Tần có dặn dò cho bà Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các
bà để lại thì bà Bằng có chắp bút ghi lại ngày 08/6/1994 nhưng ông Thăng không công
nhận và đã xé đi.
Tài sản để lại gồm 5 gian nhà ngói cổ, 2 gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân, bể trên
diện tích đất 640m2 tại số nhà 11 hẻm 38/58/17 tổ 38, cụm 5 tại Hà Nội. Quá trình ở bố
mẹ các bà tôn tạo lấn đất nên có 786,5m 2 đất như Tòa án đo thực tế. Năm 1984 vì vợ
chồng ông Thăng muốn chiếm nhà đất nên cụ Thứ phải mua nhà để ở riêng. Quá trình ở
nhà đất của bố mẹ, năm 1998 ông Thăng xây một nhà mái bằng 1 tầng các bà không đồng
ý, nhưng ông Thắng cứ xây. Năm 2001 bà Tiến kiện chia thừa kế ông Thăng lại xây thêm
một nhà mái bằng nữa, năm 2004 xây nhà cấp 4 cho sinh viên thuê. Nay các bà đề nghị
Tòa án chia thừa kế theo pháp luật.
Xét thấy:
- Ông Nguyễn Tất Thăng khai mẹ ông chết có để lại di chúc, nhưng ông không xuất trình
được di chúc. Các nguyên đơn khẳng định chỉ có lời trăng trối của bà Tần nói với các con
về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng bị ông Thăng xé đi.  Do đó việc
các nguyên đơn kiện chia di sản thừa kế theo pháp luật là nguyện vọng chính đáng và
đúng pháp luật
- Tại phiên tòa phúc thẩm bà Khiết, bà Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của bà Khiết có
nhận xét của bí thư Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân La ký ngày 05/7/1966 (bản chính)
trong phần hoàn cảnh gia đình bà Khiết có ghi: gì ghẻ Phạm Thị Thứ 45 tuổi; anh
Nguyễn Tất Thăng 26 tuổi đi bộ đội; em Nguyễn Thị Tiến 17 tuổi học sinh. Bà Tiến còn
xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân phường Xuân La cấp ghi bà
Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ. Cùng với đó là những nhân chứng
khác  Với các chứng cứ trên có đủ cơ sở để khẳng định là cụ Phạm Thị Thứ là vợ hai
cụ Thát.
- Di sản thừa kế ở vụ tranh chấp này được xác định là nhà đất do các cụ Thát, cụ Tần, Cụ
Thứ để lại trừ đi phần công sức duy trì tôn tạo tài sản của gia đình ông Thăng bằng 1/6
khối tài sản như bản án sơ thẩm tính toán là có lý có tình.
3.1 Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao
- Bà Tiến là con riêng của chồng cụ Tần. Vì bà Tiến và cụ Tần không có quan hệ huyết
thống, bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ.
- Trong phần xét thấy có đề cập đến: “Án sơ thẩm căn cứ vào lý lịch của bà Tiến có xác
nhận của chính quyền địa phương thì bà Tiến là con cụ Thát và là em ông Thăng, bà
Bằng, bà Khiết, bà Triển cũng như xác nhận họ hàng, hàng xóm khẳng định cụ Thứ là vợ
cụ Thát và bà Tiến là con của cụ Thứ, cụ Thát.”
- Ngoài ra, Bà Tiến còn xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân
phường Xuân La cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ. Cùng
với đó là những nhân chứng khác cụ thể là ông Nguyễn Văn Chung, cụ Nguyễn Xuân
Chi, ông Nguyễn Hoàng Đăm đều khẳng định cụ Thứ là vợ hai cụ Thát, bà Tiến là con
của cụ Thát và cụ Thứ.
3.2 Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
 Căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ
luật này.”
Quan hệ thừa kế này trong trường hợp: quan hệ giữa con riêng với mẹ kế (là quan hệ giữa
người vợ với con riêng của người chồng). Căn cứ để phát sinh quan hệ thừa kế giữa con
riêng với bố dượng hoặc mẹ kế là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau “như cha con, mẹ
con”. Trong cuộc sống quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương nhau giữa con riêng
và bố dượng, mẹ kế có thể được thể hiện:1
 Không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng với con chung.
 Bố dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, con riêng của chồng như con đẻ của mình.
 Ngoài con riêng của vợ, con riêng của chồng thể hiện nghĩa vụ của người con đối
với bố dượng, mẹ kế như đối với cha, mẹ đẻ của mình.
 Tất cả biểu hiện chăm sóc, yêu thương được thể hiện ở bản chất, chứ không phải là
sự biểu hiện mang tính hình thức.
3.3 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
1
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật
TPHCM, Nxb. Hồng Đức, Chương VII, trang 604.
 Căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ
luật này.”
Căn cứ theo điều khoản trên thì trong bản án không đề cập tới về vấn đề cụ Tần có coi bà
Tiến như con hay không và cũng không đề cập tới việc bà Tiến có chăm sóc hay nuôi
dưỡng cụ Tần, mặc dù có đề cập đến việc bà Tần có để lại lời dặn dò chia đất cho bà
Tiến được bà Bằng ghi lại nhưng không đủ chứng cứ để xác minh.
 Bà Tiến không có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần.
3.4 Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
 Căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ
luật này.”
 Căn cứ theo Điều 653 BLDS 2015 quy định:
“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
 Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ cha nuôi, mẹ nuôi,con đẻ, con
nuôi của người chết.”
 Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất của cụ Tần.
3.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối
với di sản của cụ Tần.
 Căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ
luật này.”
 Do trong bản án không nói đến việc bà Tiến có chăm sóc hay nuôi dưỡng cụ Tần hay
không và cụ Tần có xem bà Tiến như con của mình không nên việc Tòa án không thừa
nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần là hoàn toàn hợp tình hợp lý,
và cũng nhằm đảm bảo cho các đương sự được hưởng quyền thừa kế đối với di sản của
cụ Tần.
3.6 Suy nghĩ anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng
của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.
Theo Điều 654 BLDS 2015 thì con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
 Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.
Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp chia thừa kế mà
có quan hệ con riêng, bố dượng, mẹ kế thì do còn nhiều cách hiểu khác nhau nên
dẫn đến cách áp dụng khác nhau về thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con,
mẹ con”.
 Để áp dụng thống nhất và tránh những tranh chấp xảy ra trên thực tế, cần có sự
hướng dẫn cụ thể về việc con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con là như thế nào? Sự hướng dẫn cụ thể về một số tiêu
chí xác định quan hệ “như cha con, mẹ con” (phạm vi chăm sóc, nuôi dưỡng; thời
gian chăm sóc, nuôi dưỡng; độ tuổi...) sẽ là cơ sở để các thẩm phán vận dụng, tránh
việc xem xét mối quan hệ trên theo ý chí chủ quan và đôi khi không đáp ứng quyền
lợi của các bên trong quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.
 Tuy nhiên, điều luật không quy định trong trường hợp đó thì con riêng, bố dượng,
mẹ kế thuộc hàng thừa kế nào.
 Chế định thừa kế nên quy định con riêng vợ chồng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng như cha con, mẹ con thì nên xác định rõ thừa kế theo hàng thứ nhất và nên coi
họ như người con đẻ, con nuôi của người chết.
Do đó mà chế định thừa kế có liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ trong
BLDS hiện nay cần được bổ sung, sửa đổi theo hướng làm rõ quan hệ nuôi dưỡng, chăm
sóc như cha con, mẹ con

You might also like