You are on page 1of 5

Bài tập dân sự 1 về nhận con nuôi và phân chia tài sản

Câu 2.3. Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm
con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong Bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi, được
thể hiện cụ thể trong Bản án là:

“Trước khi chết cụ Thát, cụ Thứ không để lại di chúc. Cụ Tần có để lại
mấy lời dặn dò, bà Bằng chắp bút ghi lại ngày 08-6-1994 về việc cho bà
Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các bà để lại nhưng ông Thăng không
công nhận nên các bà coi như các cụ không để lại di chúc. Các bà có
nghe nói trước đây bố mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi,
sau đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy chồng.”


“Anh Trần Việt Hùng, chị Trần Thị Minh Phượng, chị Trần Thị Hồng
Mai, chị Trần Thị Hoa trình bày: Mẹ đẻ của các anh chị là bà Nguyễn
Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong thời gian
khoảng 6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống.”

Câu 2.4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
Đoạn của Bản án cho câu trả lời là:

“1. Xác định cụ Nguyễn Tất Thát có 2 vợ: vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần,
vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ.

Xác định cụ Thát và cụ Tần có 4 người con chung là: Nguyễn Tất
Thăng, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển.


Xác định cụ Thát và cụ Thứ có 1 người con là Nguyễn Thị Tiến.



Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tân,
cụ Thứ.”

“Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát gồm 7 người: 1. Cụ Nguyễn Thị
Tần. 2. Cụ Phạm Thị Thứ. 3. Ông Nguyễn Tất Thăng. 4. Bà Nguyễn Thị
Bằng. 5. Bà Nguyễn Thị Triển. 6. Bà Nguyễn Thị Khiết. 7. Bà Nguyễn
Thị Tiến”. Vì nếu như Tòa án xác định bà Tý là con nuôi của cụ Thát và
cụ Tần thì bà Tý phải thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát và cụ Tần
theo điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 nhưng Tòa không đề cập đến
bà Tý.

Câu 2.5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến
bà Tý.
Theo quan điểm của nhóm, giải pháp của Tòa án liên quan đến bà Tý là hợp
lý.
Dựa trên lời khai của nguyên đơn: “Các bà có nghe nói trước đây bố mẹ các bà
có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy
chồng”. Và dựa trên lời khai của các con bà Nguyễn Thị Tý: “Mẹ đẻ của các
anh chị là bà Nguyễn Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong
thời gian khoảng 6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống. Trong lý
lịch của cụ Thát, cụ Tần không ghi phần con nuôi là bà Tý…”. Căn cứ theo
Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc nhận nuôi con
nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ
tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện
theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Tuy nhiên, việc nhận nuôi con của cụ
Thát và cụ Tần lại không được ghi trong lý lịch của cả Thát lẫn cụ Tần, cho nên
về mặt hình thức nhận nuôi không được đáp ứng.
Bên cạnh đó, trong Bản án có đoạn thời gian bà Tý được nhận làm con
nuôi là 6-7 năm, trong khoảng thời gian này việc nhận con nuôi sẽ thuyết phục
nếu có người làm chứng. Tuy nhiên, Tòa án lại không đề cập đến việc tìm
người làm chứng vì các thừa kế thế vị của bà Tý không yêu cầu nhận di sản nên
việc tìm người làm chứng cho việc bà Tý là con nuôi không cần thiết cho vụ
án. Ngược lại, nếu các thừa kế thế vị của bà Tý có yêu cầu nhận di sản thì Tòa
cần xem xét bà Tý có phải là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần hay không.

Câu 2.6. Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng
thừa kế với tư cách nào? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, Quyết định số 182 cho thấy Tòa án xác định cho
anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách là con nuôi. Vì anh Tùng đã có công
nuôi dưỡng, chăm sóc hai cụ khi già yếu. Khi hai cụ chết, anh Tùng là người
đứng ra lo mai táng cho hai cụ, anh cũng là người quản lý và duy trì khối tài
sản khi bà Nga vắng mặt.
Cơ sở pháp lý: Điều 653 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha
nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên
quan đến anh Tùng.
Theo quan điểm của nhóm, hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh
Tùng là hợp lý. Vì việc hai cụ nhà anh Tùng xác lập nhận con nuôi từ năm
1951, trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình 1986 ban hành. Do vậy,
trường hợp của anh Tùng được xác định là con nuôi thực tế theo Nghị quyết số
01/NQ-HĐTP của tòa án nhân dân tối cao, những điều kiện về nuôi con nuôi đã
được quy định : “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các
Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều
kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi
ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi
trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột
sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp).
Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi
con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ
với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật
định.”
Anh Tùng có đủ điều kiện để trở thành con nuôi thực tế của hai cụ, anh
đã được hai cụ nuôi dưỡng từ nhỏ. Cụ Dung và Cụ Cầu có một người con gái là
bà Nga, bà Nga ở với hai cụ đến năm 1962 và đi công tác xa nhà. Do đó, anh
Tùng là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc hai cụ, khi hai cụ chết thì anh
đứng ra lo mai táng, anh cũng là người quản lý và duy trì khối tài sản khi chị
Nga vắng mặt. Do vậy việc tòa xem xét, trích công sức duy trì, bảo quản tài sản
cho anh Tùng là hợp lý. Đảm bảo quyền và lợi ích của anh Tùng.

Câu 2.8 Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau
khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng
thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao?
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng không được hưởng thừa kế của cụ
Cầu và cụ Dung.
Căn cứ vào điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về việc nhận con nuôi
“Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường
trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.”
Vậy trong trường hợp này anh Tùng không được xác định là con nuôi của hai
cụ và không được hưởng thừa kế từ hai cụ.
Câu 2.9. Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Căn cứ vào điểm a
khoản Điều 651 BLDS 2015 về Người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết”

Câu 2.10. Đoạn nào trong Bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ cụ Thát.
Trong phần “Nhận thấy” của Bản án theo phần trình bày của nguyên đơn có
nhắc đến: “Cụ Thát và cụ Thứ có một người con là Nguyễn Thị Tiến”
Và trong phần “Xét thấy” của bản án cũng có nêu:“...bà Tiến xuất trình bản sơ
yếu lý lịch của bà Nguyễn Thị Khiết, có nhận xét của Bí thư ban chấp hành
Đảng bộ xã Xuân La ký ngày 05-07-1966 (bản chính)” Và đoạn " “Bà Tiến còn
xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân phường Xuân La
cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ”
Câu 2.11. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến
bà Tiến
Theo quan điểm của nhóm về giải pháp của Tòa án liên quan đến bà Tiến là
hoàn toàn hợp lý
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:
“ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Nên việc bà Tiến được chia tài sản của ông Thát và bà Thứ là hợp lệ
theo quy định của pháp luật.

Câu 2.12. Ở Việt Nam, con dâu, con rể của người để lại di sản có là người
thừa kế của người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Ở Việt Nam, con dâu, con rể của người để lại di sản không là người thừa kế
của người để lại di sản.
CSPL: “Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy
định như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Dựa theo Điều 615 có thể thấy rõ con dâu con, con rể của người để lại di sản
không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của người để lại di sản.
Câu 2.13. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể
là người thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh chị biết.
Trong pháp luật của Nepal không có quy định về việc con rể nhận tài sản thừa
kế từ cha mẹ vợ nhưng có quy định con dâu là góa phụ chưa ly hôn với người
chồng đã chết có thể có quyền thừa kế đối với tài sản của cha mẹ chồng
Trích khoản 2 The National Civil Code 2017: “ Việc chuyển giao việc thừa kế
trong trường hợp không có di chúc, những người được hưởng quyền lợi sẽ
được quy định như sau:
Chồng hoặc vợ chưa làm thủ tục ly hôn
Con cái, con dâu là góa phụ chưa ly hôn
…”
Theo pháp luật nước Nga thì tại các điều 1142, điều 1143, điều 1144 thì
những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước hưởng di sản thừa kế ( giống khoản 2 điều 676 BLDS 2005 của
VN). Những người thừa kế cùng hàng được chia phần bằng nhau (Điều 1146
BLDS LIÊN BANG
NGA) Cũng áp dụng các quy định về thừa kế thế vị đối với các hàng thừa kế.
(Điều
1146 BLDS LIÊN BANG NGA), đồng thời khi quy định về thừa kế thế vị thì
pháp
luật nước nga quy định người thừa kế hợp pháp bị tước quyền thừa kế thì
không
được thừa kế thế vị (khoản 2 Điều 1446 BLDS LIÊN BANG NGA). Ba hàng
thừa
kế đầu bao gồm những người theo trình tự ưu tiên hưởng di sản tương tự như
Điều
679 của nước ta (Điều 1142-1144). Những hàng thừa kế sau họ áp dụng
phương
pháp tính bậc tương tự như của nước cộng hòa Pháp để xác định mối quan hệ
thân
thuộc của những người thân thích khác đối với người chết. Qua đó họ xác định
những người thừa kế ở ba hàng sau bao gồm: (Điều 1145-BLDS Nga
- Hàng thừa kế thứ 4 bao gồm những thân thích bậc 3
- Hàng thừa kế thứ 5 bao gồm những thân thích bậc 4
- Hàng thừa kế thứ 6 bao gồm những thân thích bậc 5
- Hàng thừa kế thứ bảy là những người không có mối quan hệ huyết thống với
người chết là : Con riêng, bố dượng, mẹ kế, con rể, con dâu…

You might also like