You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI

DI SẢN

2.6. Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được
hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao?

Toà án đã xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư


cách con nuôi trong hàng thừa kế thứ nhất theo quy định
của Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005
quy định về người thừa kế theo pháp luật: “a) Hàng thừa
kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Quá trình giải quyết vụ án, các cụ cao tuổi trong làng đều
xác nhận ông Tùng ở với hai cụ từ lúc 2 tuổi (do cha mẹ
ông Tùng chết sớm và hại cụ là bà con họ hàng). Như
vậy, ông Tùng đã ở với hai cụ từ năm 1951. Ông Tùng đã
cho rằng hai cụ đã nuôi dưỡng ông từ nhỏ và khi hai cụ
già yếu ông là người phụng dưỡng, chăm sóc hai cụ, khi
hai cụ chết ông Tùng là người lo mai táng cho hai cụ.

Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi


2010: “c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”
Từ đó ta thấy được cụ Dung và cụ Cầu đã nuôi dưỡng ông
Tùng từ năm ông Tùng hai tuổi. Đến khi con của hai cụ là
bà Nga đi xa thì ông Tùng cũng là người chăm sóc hai cụ
lúc già yếu và cũng là người mai táng cho ông cụ, thậm
chí là người quản lý khối tài sản khi bà Nga vắng mặt

 Vì vậy có thể kết luận ông Tùng là con nuôi của


hai cụ và đứng trong hàng thừa kế thứ nhất.

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của
Tòa án liên quan đến anh Tùng.

Hướng xác định của Toà án liên quan đến ông Tùng là
hợp lí vì nó bảo vệ được lợi ích cho ông Tùng khi ông đã
có công phụng dưỡng, chăm sóc và chăm lo mai táng cho
cụ Dung và cụ Cầu. Tuy nhiên xác định việc ông Tùng là
con nuôi thực tế của Toà án cấp cao là chưa phù hợp theo
Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010:

“1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau
trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong
thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định
của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con
nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ
và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định
tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm
phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con
nuôi quy định tại Điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp
với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền.”

Hai cụ nuôi dưỡng ông Tùng từ năm ông hai tuổi như con
ruột nhưng chưa đăng ký nhận con nuôi, phiên toà diễn ra
vào năm 2012 nghĩa là sau 2 năm Luật nuôi con nuôi ra
đời, vì vậy hoàn cảnh của ông Tùng vẫn chưa đủ điều
kiện để trở thành con nuôi thực tế vì cụ Dung năm 1972
và cụ Cầu năm 1976 đã mất, do đó cũng không thể đáp
ứng Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp này, Toà nên cho ông Tùng nhận được
khoản chi phí về việc chăm sóc, phụng dưỡng và lo mai
táng cho hai cụ thì hợp lý hơn là xác nhận ông Tùng là
con nuôi thực tế của hai cụ.
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182
xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986,
anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ
Dung không? Vì sao?

Trong vụ việc này, ông Tùng là người cụ Cầu, cụ Dung


nhận nuôi từ lúc hai tuổi, hai cụ và ông Tùng đã thực hiện
nghĩa vụ như quan hệ cha mẹ với con cái bằng cách hai cụ
đã nuôi dưỡng ông Tùng từ nhỏ và khi hai cụ già yếu ông
Tùng cũng đã phụng dưỡng, chăm sóc và chăm lo mai
táng lúc hai cụ chết như trong bản án đã nêu. Tuy nhiên,
nếu áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 1986 vào hoàn cảnh
của ông Tùng thì ông Tùng chưa đủ điều kiện để công
nhận là con nuôi. Vì theo Điều 37 Luật Hôn nhân gia
đình 1986 quy định: "Việc nhận nuôi con nuôi phải được
UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người
nuôi hoặc con nuôi công nhận, ghi vào sổ hộ tịch."

Trường hợp của ông Tùng, bản án không hề đề cập đến


việc UBND địa phương công nhận ông là con nuôi hai cụ
nên ông tất nhiên cũng không được hưởng thừa kế như
con nuôi theo pháp luật quy định.
Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di
sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Con đẻ thuộc hảng thừa kế thứ nhất của người để lại di


sản trong thừa kế theo pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật


Dân Sự 2015 (Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân
Sự 2005) về người thừa kế theo pháp luật: “a) Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

You might also like