You are on page 1of 4

THẢO LUẬN LUẬT HNGD – LẦN 5

2.5. Ông Tuấn với bà Sắc kết hôn đúng pháp luật năm 1980 (LHNGĐ 1959) có con
chung sinh năm 1981
- Năm 1990 2 người được tặng cho tài sản chung là mảnh đất tại Vĩnh Long
- Năm 1997 do mâu thuẫn bà Sắc bỏ đi, ông Tuấn sống với bà Liễu
- Năm 1999 ông Tuấn với bà Liễu dùng 100 triệu để tu sửa nhà cửa trên mảnh đất chung
của 2 người
- Tháng 12.2009 ông Tuấn với bà Sắc ly hôn với nhau
- Ngày 18.04.2019 ông Tuấn chết không di chúc
- Ngày 27.05.2019 bà Sắc yêu cầu chia ½ nhà với đất, cùng với di sản của ông Tuấn. Chị
Thy con của 2 người cũng yêu cầu quyền lợi
- Dù 2 người đã ly hôn nhưng bà Sắc với chị Thy có quyền đòi tài sản sau khi ly hôn
- Nhà với Đất là tài sản được tạo lập trong thời kì hôn nhân của Tuấn và Sắc (900/2 = 450
triệu đồng)
- 100 triệu do Tuấn với bà Liễu là sở hữu chung theo phần (100/2 = 50 triệu đồng)
Tổng di sản = TSC + TSR = 450 + 50 = 500 triệu đồng
Phần chia đôi của căn nhà với đất tức là 450 triệu thì bà Sắc được hưởng hợp pháp
Phần di sản riêng của ông Tuấn thì bà Sắc không được hưởng do 2 người đã chấm dứt
hôn nhân => Bà Sắc ko là hàng thừa kế thứ nhất theo Pl của chia di sản
- Còn chị Thy thì được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất

THẢO LUẬN LHNGĐ – LẦN 6


2.1. – Ông Long với bà Bình ly hôn 12.10.2017
- Ngày 22.10.2017 ông Long với bà Bảo kết hôn
- Ngày 26.10.2017 thì bà Bình kháng cáo sơ thẩm đồng thời yêu cầu hủy kết hôn trái PL
- Đối với kháng cáo của bà Bình:
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thời hạn kháng cáo bản án
ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, cách tính cụ thể như sau:
 Tính thời hạn kháng cáo kể từ ngày Tòa án sơ thẩm tuyên án: đối với trường hợp
các đương sự có mặt tại phiên tòa xét xử hoặc đã tha gia phiên tòa nhưng vắng mặt
lúc Tòa tuyên án mà không có lý do chính đáng.
 Tính thời hạn kháng cáo kể từ ngày đương sự nhận được bản án ly hôn: được áp
dụng trong trường hợp các đương sự vắng mặt tại phiên tòa hoặc vắng mặt lúc Tòa
tuyên án với lý do chính đáng.
 Tính từ ngày bản án ly hôn được niêm yết công khai: trường hợp này thường là do
các đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm và cũng không thể tống đạt bằng
đường công văn hay tống đạt trực tiếp cho đương sự.
 Tính từ thời điểm chấm dứt hôn nhân tới lúc bà Bình đi kháng cáo là 14 ngày ( tức
là trong thời hạn được kháng cáo bản án sơ thẩm ly hôn)
 Yêu cầu xét xử lại của bà Bình được chấp nhận
- Đối với yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Long và bà Bảo
 Tòa không xử lý do giữa 2 người có vi phạm bất kỳ điều gì trái PL tại Điều 8 Luật
HNGĐ 2014
2.2.
- Việc ông Đạt và bà Trâm “ly thân” theo tình huống trên có làm chấm dứ quan hệ vợ
chồng giữa họ? Vì sao?
- Việc 2 người ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng.
- Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ:
– Ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thời điểm vợ hoặc chồng chết.
– Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân
chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, việc ly thân hiện nay không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Khi ly thân, vợ
chồng vẫn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ giữa vợ và
chồng theo quy định của pháp luật.
- Theo anh/chị ai là chủ sở hữu 400 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số? Lý giải trên
cơ sở pháp luật?
- 500 triệu là tiền chung của 2 vợ chồng do nó là khoản thu nhập hợp pháp khác
trong thời kì hôn nhân (khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)
- Yêu cầu của bà Trâm về việc chia toàn bộ số tiền trúng thưởng do ông Đạt để lại
cho bà và con (cháu Bình) được Tòa án giải quyết thế nào theo pháp luật? Biết
rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, cha, mẹ ông Đạt đã chết
- Đối với số tiền trúng thưởng thì Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản,
quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc
từ chối nhận di sản.
=> Ở đây thì bà Trâm và con mình có quyền hưởng 400 triệu trên
=> Trường hợp ông Đạt có nộp đơn yêu cầu xác nhận đứa trẻ là con mình hay không thì
nếu mà nó là con ông Đạt thì sẽ được hưởng còn nếu không thì đứa trẻ ấy sẽ không được
hưởng di sản thừa kế
2.3.
Căn cứ Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định
như sau:
- Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp
quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu
ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
- Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực
hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày
xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được
công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Bên cạnh đó, điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BTP quy định được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều
kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia
đình.
=> A và B trong trường hợp trên không được xem là có mối quan hệ chung sống với nhau
(chỉ vài lần quen biết và có thai) => nên ko được xem là vợ chồng
=> Bản án sơ thẩm không công nhận vợ chồng giữa A vs C là sai (2 người ko vi phạm
chế độ 1 vợ 1 chồng)
* Trường hợp A vs C là có quan hệ vợ chồng, dù cho 2 người không đăng kí kết hôn theo
luật HNGD 1950
Theo Luật HNGD 1950, thì tài sản trong hôn nhân được chia như sau:
Điều 15
Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có
trước và sau khi cưới.
Chia tài sản theo Điều 59 => chia đôi tài sản
2.4.
Chia tài sản như thế nào?
- Nhà số 34 được tặng cho 1980 => mà do bà Liên kết hôn với ông Khoa năm 1999
=> Kết hôn theo luật HNGD 1986 => Điều 16 thì tài sản nhà 34 vẫn là của bà Liên
=> tức là ko đc chia
- Diện tích đất nông nghiệp tọa lạc tại A có được năm 2016, lúc này hôn nhân giữa 2
bên còn => tài sản được hình thành ở thời kỳ hôn nhân hợp pháp 2015 => Điều 59
=> chia đôi quyền sở hữu
- Nghĩa vụ nuôi con chung: Nga (2009) theo Điều 81, thỏa thuận nuôi con

You might also like