You are on page 1of 4

* Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba

Tóm tắt bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội
Nguyên đơn: Anh Thiều Văn C1 (vắng mặt)
Người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn: Ông Phan Văn C2 (có mặt)
Bị đơn: Ông Đỗ Quang V (vắng mặt)
Người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn: Ông Trần Hậu Đ (có mặt)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Đỗ Thị T2 (vắng mặt)
2. Uỷ ban nhân dân thành phố H, tỉnh Hà Tĩnh, người đại diện theo pháp luật: Ông
Hà Văn T3
3. Uỷ ban nhân dân phường L, thành phố H, người đại diện theo uỷ quyền: Ông
Nguyễn Viết M (vắng mặt)
4. Người đại diện theo uỷ quyền của ông M: Ông Nguyễn Việt H3 và bà Văn Thị
N (có mặt)
Nội dung:
Bà Đỗ Thị T5 không lấy chồng, nhưng có con nuôi là chị Đỗ Đức Phương C3.
Ngày 05/03/2007 chị C3 chết, ngày 10/02/2009 cụ T5 chết, cả hai người không để lại di
chúc. Năm 2011, anh Thiều Văn C1 (chồng chị C3) về sửa lại nhà và thủ tục khai nhận
thừa kế cho hai cháu T7 và cháu H4 đối với di sản của cụ T5 để lại, nhưng ông Đỗ Quang
V ngăn cản không cho sửa và khai nhận thừa kế cho hai cháu. Vì vậy, anh Thiều Văn C1
yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế tài sản của bà Đỗ Thị T5 giữa anh
và ông Đỗ Quang V. Toà án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Sau đó, ông Đ
kháng cáo. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 20/2016 DS-PT, Toà án quyết định chấp nhận
nội dung kháng cáo của người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn, hủy Bản án dân sự sơ
thẩm trên. Toà án nhân dân Hà Tĩnh giải quyết theo thẩm quyền. Tại Bản án dân sụ phúc
thẩm số 03/2017/DS-ST, Tòa án quyết định bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn C1,
chấp nhận yêu cầu của bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngày
26/06/2017, ông C2 kháng cáo. Cuối cùng, Toà án quyết định chấp nhận kháng cáo của
anh C1 và chấp nhận 1 phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, huỷ
Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DS-ST ngày 14/06/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh.
Câu 1: Ở trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa
kế của cụ T5 không ? Vì sao ?
Ở trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 được hưởng thừa kế của cụ T5.
Vì chị C3 là con của cụ T5. Trong phần nhận định của Toà án: “căn cứ vào sổ hộ khẩu
(BL238) gia đình bà Đỗ Thị T5 do Công an thị xã H (nay là Công an thành phố H) cấp
năm 1995, thể hiện chị C3 có quan hệ với bà T5 là con, ngoài chị C3 thì bà T5 không có
con nào khác. Mặt khác, theo điểm a Điều 6 Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988
của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp bà T5 nhận nuôi chị C3 là con nuôi thực
tế.”1
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015, chị C3 nếu còn sống sẽ được hưởng
thừa kế của cụ T5 theo hàng thừa kế thứ nhất.
Câu 2: Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong
trường hợp từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền hưởng di
sản) không ? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Theo Điều 754 BLDS Pháp có đề cập đến thừa kế thế vụ trong trường hợp từ chối
nhận di sản/tước quyền hưởng di sản:
“ Chỉ được thừa kế thế vị người chết, chỉ được thừa kế thế vị người từ chối nhận
di sản trong trường hợp di sản được chuyển cho dòng trực hệ hoặc bàng hệ
Con của người từ chối hưởng thừa kế được thành thai khi mở thừa kế sẽ phải
hoàn lại tất cả những tài sản mà họ đã được hưởng thay cho người từ chối hưởng thừa
kế nếu những người con này cũng được hưởng thừa kế cùng với những người con khác
được thành thai sau thời điểm mở thừa kế. Việc hoàn lại tài sản được thực hiện theo các
quy định tại Mục II Chưởng VI này.
Trừ khi người từ chối phản đối, trong trường hợp hưởng thừa kế thế vị cho một
người từ chối, những tài sản cho tặng cho người từ chối này sẽ được trừ đi từ phần tài
sản lẽ ra người này lấy lại được nếu không từ chối.
Có thể thừa kế thế vị một người mà mình đã từ chối nhận thừa kế từ người đó”2
Theo Điều 1002 BLDS Hàn Quốc có quy định:
“ Nếu người thừa kế theo pháp luật từ chối nhận di sản, phần di sản của họ sẽ
được chia cho những người thừa kế thế vị”3
Câu 3: Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị ? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời
Ở Việt Nam, căn cứ theo Điều 652 BLDS 2015 có nếu rõ: “Trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”4
Vậy thừa kế thế vị được áp dụng đối với phần di sản được chia theo quy định của
pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu trực hệ chết trước hoặc
cùng lúc với người để lại di sản. Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố
hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống.
Câu 4: Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng
thừa kế thế vị không ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Vợ/ chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không được hưởng thừa
kế thế vị. Căn cứ theo Điều 652 BLDS 2015, chỉ có 2 trường hợp được thừa kế thế vị.

1
Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
2
BLDS Pháp
3
BLDS Hàn Quốc
4
BLDS 2015
Trường hợp 1: Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống.
Trường hợp 2: Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di
sản thì chắt được hưởng phần di sản mà ba hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Vậy nếu người con chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì
quyền thừa kế sẽ được chuyển về con để hoặc con nuôi của người chết đầu tiên một cách
hợp pháp vì sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thừa kế và thừa kế thế vị chứ không phải
vợ/chồng của người chết.
Câu 5: Trong vụ việc trên, Toà án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế
thế vị của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không ? Vì sao ?
Trong vụ việc trên, Toà án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị của
cụ T5 là thuyết phục. Vì căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo
pháp luật và Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị thì anh Thiều Văn C1 là
chồng của chị C3 không phải là đối tượng được hưởng thừa kế thế vị. Ngoài ra, Toà án
cũng đã xác định con chị C3 với tư cách là cháu được hưởng toàn bộ di sản theo diện
thừa kế thế vị.
Câu 6: Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố
có thể được hưởng thừa kế thế vị không ?
Theo quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài, theo tinh thần của Pháp lệnh
Thừa kế năm 1990 và nội dung của BLDS 1995,2005 và 2015, con nuôi chỉ có quan hệ
thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha mẹ và con đẻ của
người nuôi, trong “Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế” của
ĐH Luật TP.HCM: “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ nuôi thì con đẻ
của người con nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi của người đã chết) được hưởng
phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế được
hưởng. Nhưng nếu là con nuôi của con đẻ trường hợp này lại không được thừa kế thế
vị.”5
Theo quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại thể hiện trong “Luật thừa kế Việt Nam -
Bản án và bình luận án”: “Theo BLDS cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của cháu được hưởng nếu còn sống. Ở đây, BLDS chỉ đề cập đến cha hoặc mẹ của cháu
mà không phân biệt cha hoặc mẹ đẻ với cha hoặc mẹ nuôi nên có thể suy luận cả hai
trường hợp đều thuộc diện thừa kế thế vị. Hướng này được củng cố thêm bởi Điều 678
BLDS 2005. Điều 653 BLDS 2015 quy định cho phép con nuôi được thừa kế di sản và
trong khi đó điều luật này cũng áp dụng được cho cả thừa kế thế vị. Hơn nữa, khi bàn
đến cháu, các nhà làm luật không nói rõ là cháu ruột nên khi quy định về thừa kế thế vị
mà không đề cập đến cháu ruột thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật không
muốn giới hạn thừa kế thế vị cho các cháu như quy định về hàng thừa kế thứ hai.”6
Vậy theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể
hưởng thừa kế thế vị.

5
Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế
6
Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án
Câu 7: Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Toà án cho con đẻ của chị C3
được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 ?
Trong vụ việc trên, đoạn cho thấy Toà án cho con đẻ chị C3 được hưởng thừa kế
thế vị của cụ T5 ở phần Nhận định của Toà: “theo điểm a Điều 6 Nghị quyết 01/NQ-
HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp bà T5 nhận nuôi chị
C3 là con nuôi thực tế. Nên, chị C3 là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất
của bà T5 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005. Năm 2002, chị C3 kết
hôn với anh Thiều Văn C1 và vợ chồng có hai con chung là cháu Thiều Thuỵ Thuỷ T7
(sinh năm 2002) và cháu Thiều Đỗ Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3 (chết năm 2007) và
bà T5 (chết năm 2009) cả hai không để lại di chúc nên hai chau T7 và H4 được thừa kế
thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại Điều 677 BLDS 2005. Do đó, anh Thiều Văn C1
là bố của cháu T7 và cháu H4 khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận cháu T7 và cháu H4
được quyền thừa kế di sản của bà T5 để lại là có căn cứ.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án cho con đẻ của chị C3 được hưởng
thừa kế thế vị của cụ T5
Theo em, việc Toà án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5
là hợp lý. Căn cứ theo Điều 652,653 BLDS 2015.
Nếu chị C3 còn sống, chị C3 hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế từ cụ T5 với
tư cách là con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật vì chị C3 là con nuôi thực
tế của cụ T5, do đó cháu T7 và H4 là con đẻ của chị C3 cũng sẽ là cháu của cụ T5. Vì chị
C3 đã chết trước cụ T5 nên căn cứ vào Điều 652, 653 BLDS 2015 thì con đẻ của chị C3
được thay chị hưởng thừa kế thế vị di sản từ cụ T5. Vì trong điều luật này không phân
biệt người được hưởng di sản phải là con ruột hay con nuôi. Do vậy Toà án cho con đẻ
chị C3 là cháu T7 và H4 được hưởng di sản của cụ T5 là có căn cứ pháp luật.

You might also like