You are on page 1of 2

TÓM TẮT BẢN ÁN

Bản án 2493 Nguyên đơn: Ông An Văn Tâm, bà Nguyễn Thị Khót Bị đơn:
Ông Nguyễn Tài Nhật Bà Khót khởi kiện yêu cầu được hưởng thừa kế cả cụ
Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc. Di sản là căn nhà số 88 Lương Định Của, phường An Khánh,
quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Trong di chúc để lại chỉ mình ông Nhật được
hưởng di sản để lại, bà Khót vì lý do tuổi đã cao và không còn khả năng lao
động còn ông Tâm là thương binh hạng 2/4, không còn khả năng lao động nên
cả 2 đã yêu cầu được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về người được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Vào ngày
13/01/1976, cụ Khánh đã làm tờ ủy quyền sử dụng căn nhà cho ông Nhật chứ
không phải quyền định đoạt nên căn nhà vẫn thuộc về cụ Khánh. Ngày
30/5/1992 cụ Khánh lập di chúc cho ông Nhật là người duy nhất được thừa kế
căn nhà. Bà Khót và ông Tâm tuy không còn khả năng lao động nhưng bà Khót
có gia đình, đời sống kinh tế tự lập, được hưởng 400.000 đồng vì là người có
công với cách mạng còn ông Tâm là tuy là thương binh nhưng cũng đã được
hưởng đãi ngộ từ nhà nước 2.000.000 đồng nên không có cơ sở để chấp nhận
yêu cầu của bà Khót và ông Tâm. Tòa án nhân dân tối cao quyết định xác định
di sản của cụ Khánh là giá trị quyền sử dụng đất và không chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của bà Khót và ông Tâm.
Câu 7: Trong bản án số 2493( sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của
bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn của bản án cho thấy
bà Khót, ông Tâm và ông Nhạt là con của cụ Khánh: “Cụ Nguyễn Thị Khánh
và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có 2 con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm
1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932. Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt
(chết năm 1973) có 1 con là ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930”.
Câu 8: Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh
chấp? Người được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp
là ông Nhật.
Câu 9: Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã
thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của
cụ Khánh. Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Xét yêu cầu của ông Tâm và bà
Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc do
không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71 tuổi,
ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại Điều 140, 140 Bộ luật lao động
năm 1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60
tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ”.
Câu 10: Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của của di chúc không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?
Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc. Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Bà Khót có
gia đình, tài sản riêng, bản thân hàng tháng còn dược hưởng chế độ chính sách
của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng 400.000 đồng;
còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả
năng lao động là 62% nhưng ông đã được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà
nước hàng tháng ông lãnh hơn 2.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử nhận thấy
không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà Khót, ông Tâm về người được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể mỗi người
được hưởng là 400.000.000 đồng”.
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án.
Tòa án đã đưa hướng giải quyết đưa ra là hợp lý tuy cách giải thích còn có phần
dư thừa, thiếu cơ sở: Thứ nhất, đối với khái niệm “không có khả năng lao
động”, BLDS không cho biết đó là những trường hợp nào trong phần thừa kế.
Bên cạnh đó, BLDS có đề cập đến trường hợp “mất khả năng lao động” trong
phần Bồi thường thiệt hại nhưng cũng không nêu rõ trường hợp nào là “mất
khả năng lao động”. Theo tinh thần của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, những trường hợp được coi là
“mất khả năng lao động” gồm trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại do
bị liệu cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp
khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao
động vĩnh viễn từ 81% trở lên. Có thể thấy, trường hợp của ông Tâm và bà
Khót chỉ là quá độ tuổi lao động chứ không có căn cứ cho rằng họ mất khả
năng lao động hay không có khả năng lao động.
Thứ hai, Tòa án xác định độ tuổi lao động không phải là cơ sở để quyết định
khả năng lao động của mỗi người do Bộ luật lao động còn có các quy định về
chế độ đối với người lao động sao nghỉ hưu nên không thể tuyên ông Tâm và
bà Khót không còn khả năng lao động dựa trên yếu tố tuổi. Bà Khót và ông
Tâm đều không xuất trình được chứng cứ tại thời điểm mở thừa kế họ là những
người không có khả năng lao động. Tuy nhiên, Tòa án lại đề cập đến khả năng
tài chính của ông Tâm và bà Khót làm căn cứ cho lập luận của mình. Cụ thể, bà
Khót có gia đình, tài sản riêng, hưởng chế độ chính sách của nhà nước, ông
Tâm cũng được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước do là thương binh.
Những chi tiết trên không thể dùng để chứng minh bà Khót, ông Tâm không có
khả năng lao động mà chỉ đủ để xác nhận họ có nguồn tài chính không lệ thuộc
cụ Khánh. Vậy, việc xác định ông Tâm và bà Khót không thuộc diện con đã
thành niên không có khả năng lao động để được chia thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc là hợp lý tuy những căn cứ Tòa đưa ra có điểm còn chưa phù
hợp.
Câu 12: Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85%
sức lao động? Vì sao ?
Hướng giải quyết trên sẽ khác đi nếu ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động. Do không có quy định cụ thể về trường hợp không có khả năng lao động
nên theo Điều 6 BLDS 2015, có thể áp dụng tương tự tinh thần của Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP để giải quyết trường hợp này. Cụ thể, theo nghị quyết trên
thì người bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được xem là
mất khả năng lao động. Khi đó, ông Tâm cũng có thể được xem là “mất khả
năng lao động”, một trường hợp của “không có khả năng lao động” và thỏa
mãn điểm b khoản 1 Điều 644 BLDS 2015. Nói cách khác, ông Tâm sẽ được
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

You might also like