You are on page 1of 3

*Diện thừa kế:

2.4, Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có
quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cổ để lại? Nêu cơ
sở khi trả lời.
Theo pháp luật hiện hành thì từ lúc mở thừa kế thì người thừa kế có quyền sở hữu đói với
tài sản là di sản do người quá cố để lại.
- Căn cứ pháp lý: Điều 614 BLDS 2015
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.”

2.5, Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm
nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có
tranh chấp? Vì sao ?
Theo nội dung của bản án, thì ở thời điểm mà người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu
nhà ở và đất có tranh chấp là ngày 12/05/2008 khi mà ông Hà mất tức là thời điểm mở
thừa kế.
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 và Điều 614 BLDS 2015
Điều 611 BLDS 2015
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên
bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều
71 của Bộ luật này.”
Điều 614 BLDS 2015
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.”

*Thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc


3.1, Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng
di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
Đoạn Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông
Lưu cho bà Xê: “Trước khi chết, ông Lưu có để lại dichúc cho bà được quyền sử dụng
toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình nênbà yêu cầu được thừa kế theo di
chúc của ông Lưu” và theo Hội đồng giám đốc thẩm“Việc ông Lưu lập văn bản đề là “Di
chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có
căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật””.

3.2, Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông
Lưu không? Vì sao?
- Căn cứ pháp lý: Điều 644 BLDS 2015
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo đó thì, bà Thẩm là người thuộc trường hợp thừa kế thừa còn bà Xê và chị Hương
không thuộc diện trên. Bà Xê thì do là không phải là vợ hợp pháp còn chị Hương thì do
khi ông Lưu chết thì chị đã là người thành niên và khong phải thuộc diện không có khả
năng lao động.

3.3, Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản
của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì:
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Bà Thẩm có trong trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc trong Khoản 1
Điều 644 nêu trên và bà Thẩm còn là vợ hợp pháp của ông Lưu cũng như bà là người trực
tiếp nuôi con.
Đoạn Quyết định cho câu trả lời trên: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của
ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại điều 669 Bộ luật dân
sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di
chúc của ông Lưu” và “Mặt khác, trong suốt thời gian ông Lưu vào miền Nam công
tác,bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng
thành, khi giải quyết lai cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và
trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung cho bà
Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu).”

3.4, Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông
Lưu? Vì sao?
Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì:
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 thì bà Thẩm có trong trường hợp này vì bà Thẩm là
vợ hợp pháp nên bà Thẩm được quyền thừa kế.

3.5, Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ
được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
- Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;”
Theo đó, ta thấy bà Xê không phải là vợ hợp pháp nên xét theo hàng thừa kế thứ nhất thì
có bà Thẩm và chị Hương nên di sản của ông Lưu thì sẽ được chia đôi là 600 triệu đồng :
2= 300 triệu đồng.
Nhưng đối với Điều 644 BLDS 2015 thì
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo
quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy
định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó, bà Thẩm sẽ được hưởng hai phần ba của một phần thừa kế đó là 300 triệu đồng x
2/3= 200 triệu đồng.

3.6, Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu
của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di bà Thẩm sản bằng hiện vật thì yêu cầu của được chấp
nhận vì khi hai người kết hôn là bà Thẩm và ông Lưu thì hai người có tài sản chung đó là
căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, diện tích 101m2, Thành phố Mỹ Tho. Vì đó là tài sản
chung nên bà Thẩm có quyền được chia di dản bằng hiện vật.

Tài liệu tham khảo

You might also like