You are on page 1of 3

- Đoạn nào của bản án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của vợ

chồng?

“Ngày 10/8/2015 ông X viết di chúc chung của vợ chồng, bà H cùng ký với nội dung:

“Nay hai chúng tôi nhất trí giao lại căn nhà 4 gian, sân gạch, giếng nước ăn và toàn bộ tài
sản trong nhà từ cái nhỏ nhất, đến cái to nhất cho con trai Hoàng Hồng H1 có số chứng
minh nhân dân là số … vì Hoàng Hồng H1 là người có công nuôi dưỡng cha mẹ trong khi
ốm yếu. Khi cha mẹ qua đời H1 có trách nhiệm chôn cất và thờ cúng.

Số đất thổ cư và vườn đổi H1 được hưởng thụ, còn những người con khác đã phân chia.
Nay không còn gì để cho. Vì bất hiếu với cha mẹ…

Khi tôi già đi trước vợ thì bản di chúc này sẽ giao lại cho vợ là Hoàng Thị H. Sau khi bà
Hoàng Thị H. mất sẽ giao cho con trai Hoàng Hồng H1 sẽ quản lý sổ đất của gia đình từ
trong nhà đến ngoài đồng là H1 phải chịu trách nhiệm.

Vậy kính mong UBND Thị trấn xác nhận”.”

- Theo Tòa án, di chúc của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.

Theo Toà án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015, tuy
BLDS 2015 không có điều luật nào tương tự Điều 663 BLDS 2005. Thay vào đó Toà án xét
đến nội dung của bản di chúc và các điều kiện khác được quy định trong BLDS 2015.

Đoạn của bản án cho câu trả lời: “ Nội dung của bản di chúc không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy định tại điều 630 BLDS 2015” và “công
nhận di chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/08/2015 là hợp
pháp”.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án về di chúc chung của vợ
chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.
Hướng giải quyết của Toà án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với
BLDS 2015 là hợp lý, tuy BLDS này không có quy định cụ thể về trường hợp này như
BLDS 2005. So với các điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp theo BLDS 2015 thì:

+ Nội dung của bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.

+ Người lập di chúc, ông X và bà H hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt tại thời
điểm lập. Điều này được thể hiện rõ trong bản án qua sự thừa nhận của các bên đương sự và
phù hợp với Điểm a Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015

+ Hình thức của di chúc phù hợp với quy định của pháp luật về di chúc bằng văn bản
không có người làm chứng tại Điều 633 BLDS 2015. Cụ thể di chúc này do ông X tự viết và
được vợ chồng ông cùng kí tên vào. Theo kết luận giám định số 1700/KLGĐ ngày 28/8/2017
thì đây chính xác là chữ kí tay của ông X, việc không xác nhận chữ kí của bà H là do bà còn
sống tại thời điểm xảy ra tranh chấp.

+ Di chúc chung này nhằm định đoạt tài sản của ông X, bà H. Điều này là phù hợp với
quy định tại Điều 609 BLDS 2015 về việc cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình. Tuy nhiên Toà án chỉ công nhận di chúc trên là hợp pháp chứ không đề cập đến
hiệu lực của di chúc. Điều này là hợp lý do đây là di chúc chung của vợ chồng ông X, bà H
nhưng chỉ có ông X qua đời trước nên chưa đến thời điểm mở thừa kế theo Điều 611 BLDS
2015.

Vậy tuy BLDS 2015 không đề cập đến quy định chung về di chúc của vợ chồng nhưng
do thỏa đáng các điều kiện về nội dung, hình thức, chủ thể được quy định nên Tòa án công
nhận di chúc chung của ông X bà H là hợp lý.

 Bản án số 211/2009/DSPT ngày 16/9/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Nguyên đơn: Anh Phan Văn Được
- Bị đơn: Anh Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương
- Lý do: Tranh chấp di sản thừa kế
- Nội dung: Ông Phan Văn Mười và bà Nguyễn Thị Lùng là vợ chồng, có 7 người con là:
anh Thảo, anh Tân, anh Xuân, anh Nhành, chị Hoa, anh Được, chị Hương. Năm 1972, ông
Mười chết, đến năm 2005 bà Lùng chết, di sản được để lại là một căn nhà cấp 4 diện tích
khoảng 100m2 tại khu Kim Sơn, thị trấn Long Thành. Ngày 08/7/2004, bà Lùng lập di chúc
để lại nhà đất cho 7 người con đồng thời hưởng để thờ cúng cha mẹ. Anh Được hiện đang
quản lý di sản. Hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao lại cho anh
Được sở hữu di sản. Tuy nhiên, anh Tân và chị Hương không đồng ý.
Căn cứ Điều 33, Điều 179, khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 631, 632,
635, 646, 647 và khoản 2 Điều 305 BLDS; Điều 733, 734, 735 Luật Đất đai và Nghị định số
70/CP, Tòa án quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phan Văn Được đối với anh
Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương về việc “tranh chấp di sản thừa kế”.
+ Giao cho anh Được quyền sở hữu, sử dụng căn nhà số 25 Thị trấn Long Thành, huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai;
+ Anh Được phải có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản thừa kế cho anh Tân và chị
Hương mỗi người 37.424.000đ.

You might also like