You are on page 1of 3

* Lý thuyết:

3. Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp người chưa
đăng ký kết hôn cũng được xác định “đang có vợ, có chồng” theo quy định của
pháp luật.
- Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016, “Người đang có vợ hoặc có
chồng” là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đã kết hôn theo đúng quy định của PL nhưng chưa ly hôn hoặc
một trong hai người không chết hoặc không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng trước 03-01-1987 chưa đăng ký kết hôn
và chưa ly hôn hoặc một trong hai người không chết hoặc không bị
tuyên bố là đã chết;
c) Người kết hôn với người khác trái pháp luật nhưng đã được Tòa công
nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
và chưa ly hôn hoặc một trong hai người không chết hoặc không bị
tuyên bố là đã chết.
- Ví dụ về trường hợp người chưa đăng ký kết hôn cũng được xác định “đang có
vợ, có chồng” theo quy định của pháp luật:
+ Quyết định số 04/2021/HNGĐ-GĐT về “Yêu cầu hủy việc kết hôn
trái PL” ngày 07/7/2021 của TANDTC.
+ Bà S và ông H chung sống như vợ chồng từ năm 1980, không cung
cấp được Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nên không có căn cứ xác
định đã đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, dựa vào điểm b khoản 4 Điều 2
TTLT 01/2016, Tòa vẫn công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà S và ông
H, tức khẳng định ông H là người đã có vợ và ra quyết định hủy việc kết
hôn trái pháp luật giữa ông H và bà L.
* Tình huống 4: Đủ điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ 1959 nhưng ông Ngon và
bà Bông chỉ sống chung như vợ chồng từ năm 1982 tại phường 5, quận 6 thành
phố TH mà không đăng ký kết hôn. Hai người có khối tài sản chung trị giá 2 tỷ
đồng (do bà Bông quản lý).
Do không thể sinh con, tháng 8.1999, bà Bông đồng thuận để ông Ngon cưới bà
Mùi - người phụ nữ sinh ngày 11.11.1985, thường trú cùng địa phương với ông
Ngon và bà Bông. Sau cưới, ông Ngon, bà Mùi tiếp tục sống chung cùng bà Bông.
Năm 2002, ông Ngon và bà Mùi đăng ký kết hôn. Ngày 12.11.2002, UBND xã KL,
huyện NĐ, tỉnh NA nơi bà Mùi đăng ký tạm trú đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn
cho hai người.
Ngày 20.9.2019, do cuộc sống chung mâu thuẫn, bà Bông yêu cầu Tòa án nhân
dân huyện NĐ giải quyết hủy việc kết hôn giữa ông Ngon và bà Mùi.
Hỏi, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu (hủy việc kết hôn giữa ông Ngon
và bà Mùi) của bà Bông như thế nào, vì sao? Nếu ông Ngon và bà Mùi tranh
chấp tài sản và không thỏa thuận được về quyền lợi con chung thì Tòa án phải
giải quyết các vấn đề này ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật, biết rằng
ông Ngon và bà Mùi có con chung là Quang, sinh ngày 04.12.2013 và hai bên có
khối động sản chung trị giá 1 tỷ 900 triệu đồng?
- Giải quyết yêu cầu của bà Bông:
+ Ông Ngon và bà Bông sống chung như vợ chồng từ năm 1982 và đủ điều
kiện kết hôn do Luật HNGĐ 1959 quy định. Tuy nhiên, dựa vào điểm b khoản
4 Điều 2 TTLT 01/2016, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng cũng chưa ly hôn nên
quan hệ hôn nhân giữa ông Ngon và bà Bông vẫn tồn tại và theo đó, ông Ngon
là người đang có vợ và bà Bông – vợ của ông Ngon là chủ thể có quyền yêu
cầu Tòa hủy việc kết hôn trái PL.
+ Ông Ngon và bà Mùi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ngày
12.11.2002 đúng thẩm quyền, đạt điều kiện về độ tuổi của bà Mùi (thời điểm
đó áp dụng quy định về độ tuổi của Luật HNGĐ 2000 là từ 18 tuổi). Tuy nhiên
lại vi phạm điều kiện kết hôn tại khoản 3 Điều 9 Luật HNGĐ 2000, đó là thuộc
trường hợp cấm kết hôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật này: Kết hôn với
người đang có vợ hoặc có chồng.
 Tòa án có thẩm quyển ra quyết định hủy việc kết hôn giữa ông Ngon và bà
Mùi.
- Tranh chấp tài sản giữa ông Ngon, bà Mùi:
+ Khối động sản chung thuộc sở hữu chung theo phần của ông Ngon và bà
Mùi. Tòa xác định phần đóng góp của ông Ngon và bà Mùi rồi chia ra. Giả sử
phần đóng góp vào khối tài sản chung là như nhau thì chia đôi, mỗi người 950
triệu.
- Về con chung: Theo khoản 2 Điều 12 Luật HNGĐ 2014, quyền lợi con chung
được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn
(Điều 58 Luật HNGĐ 2014).
+ Do Quang chưa đủ 7 tuổi và ông Ngon, bà Mùi cũng không thỏa thuận được
nên theo khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014, người trực tiếp nuôi con sẽ do
Tòa án quyết định.
+ Người còn lại vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con (khoản 1 Điều 81 Luật HNGĐ 2014).

You might also like