You are on page 1of 24

LUẬT HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH
Chương 1: Điều kiện kết hôn
A. Văn bản pháp luật
1. Từ Điều 2 – Điều 8 LHNGD năm 2014
2. NĐ 126/2014 ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật HNGĐ năm 2014
3. Điều 2 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2016
4. NQ số 35/2000/QH 10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khó X kỳ họp thứ 7 (có
hướng dẫn mảng hôn nhân thực tế)
5. TT số 60/1978 (hướng dẫn một số trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân 1
vợ 1 chồng)
6. TTLT 01/2001 (Có hướng dẫn hôn nhân thực tế, như thế nào là như vợ
như chồng)

B. Nghiên cứu
I. Độ tuổi kết hôn

- Điểm a khoản 1 Điều 8 LHNGD: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên”.

II. Điều kiện về sự tự nguyện

- Do nam nữ tự nguyện quyết định

*Kết hôn tự nguyện: Phải có sự thống nhất giữa nội tâm và hành động của mỗi
bên nam, nữ (không bị ép buộc bởi bất cứ lí do gì)

- Không được kết hôn khi:

 Vắng mặt một bên hoặc thông qua người đại diện
 Khi mất NLHVDS; Đang trong tình trạng say rượu

 Nam nữ trực tiếp cho biết yé muốn KH của mình trước đại diện cơ quan
ĐKKH

Tình huống: Nhà nghèo, mẹ bị bệnh nặng nên bố của A ép A lấy ông B (hơn bố
A 10 tuổi) để giúp mẹ chữa trị. A không yêu ông B.
(1) A không đồng ý nhưng bố A buộc phải lấy, thì có được đăng ký kết hôn
không?

 Không giải quyết, vì không có sự tự nguyện

(2) Bố A không ép A lấy, nhưng vì thương mẹ nên A đồng ý lấy ông B, thì có
được đăng ký kết hôn không?

 Không cho đăng ký, vì mặc dù A đồng ý tự nguyện kết hôn với ông B nhưng
là vì mục đích vụ lợi, là việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà
vì mục đích vụ lợi khác  là kết hôn giả tạo  Pháp luật nghiêm cấm việc KH
giả tạo  A vi phạm điều cấm của luật

- Kết hôn không tự nguyện

 Cưỡng ép kết hôn: Hành vi buộc người khác kết hôn trái với nguyện vọng
của họ.
 Lừa dối kết hôn: Hành vi cố ý của 1 bên hoặc của người thứ 3 làm cho
người kia hiểu sai lệch và đồng ý kết hôn, nếu không có hành vi đó thì
không kết hôn.
 Cản trở hôn nhân

III. Điều kiện về nhận thức

- Các bên không bị mất NLHVDS (theo LDS phải dựa vào phán quyết của Tòa,
nếu chưa có phán quyết của Tòa, thì phải chứng minh trước nhà nước hay cơ
quan có thẩm quyền về việc mất NLHVDS (bằng việc đến cơ sở y tế có thẩm
quyền để kiểm tra tình trạng sức khỏe để dựa trên cơ sở đó xác minh))

- Không kết hôn cùng giới (không cấm, nhưng cũng không cho phép)

III. Trường hợp cấm kết hôn

1. Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn

?Ai là người đang có vợ có chồng:

- Người KH với người khác: Đúng PL và chưa chấm dứt hôn nhân;
- Người chung sống với người khác như vợ chồng trước 3/1/1987 và đang
chung sống như vợ chồng; (Hôn nhân thực tế - Luật khuyến khích ĐKKH chứ
không bắt buộc).

- Người chung sống với người khác như VC từ 3/1/1987 đến trước 1/1/2001, có
đủ điều kiện kết hôn và đang chung sống như vợ chồng (Phải đăng ký kết hôn,
thời hạn 2 năm từ 1/1/2001 đến 1/1/2003. Trong 2 năm đó họ ĐK thì QHHN
được tính từ ngày họ sống chung, không đăng ký thì không công nhận vợ chồng.
Sau 2 năm mới đăng ký thì thời điểm đăng đăng ký mới phát sinh QHVC)

- Một số trường hợp kết hôn trái PL (nhưng hậu quả của sự vi phạm không còn
hoặc đã được khắc phục), nhưng Tòa án không hủy khi có đơn yêu cầu;

?Ai không phải là người đang có vợ có chồng:

- Người chưa kết hôn và không thuộc trường hợp công nhận Hôn nhân thực tế

- Người đã kết hôn, nhưng họ đã ly hôn hoặc vợ (chồng) đã chết

Xét tình huống: Năm 1990, ông A sống chung như VC với bà B. Có 2 con chung:
C (1995) và D (2000). Đến thời điểm này họ vẫn chưa ĐKKH. Vậy ông A và B có
được công nhận là vợ chồng không?

 Không, để được công nhận là VC trong trường hợp hôn nhân thực tế phải
trước 3/1/1198. Ông A bà B chung sống như vợ chồng sau 3/1/1987 ;à năm
1990 nhưng không đăng ký kết hôn cho đến nay, nên họ khong được công nhận
là vợ chồng

Xét tình huống: Năm 1980 ông A chung sống như VC với bà B:

1. Năm 2002, ông A chết (họ vẫn chưa ĐKKH). Bà B có được thừa kế DS ông
A?

 Được vì trước thời điểm ông A chết, luật vẫn công nhận quan hệ vợ chồng (vì
ông A và bà B là hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987), là đối tượn khuyến
khích đăng ký chứ không bắt buộc đăng ký
2. Năm 2015, ông A chết (vẫn chưa ĐKKH). Bà B có được thừ kế DS của A
không?

 Được vì trước thời điểm ông A chết, luật vẫn công nhận quan hệ vợ chồng (vì
ông A và bà B là hôn nhân thực tế trước ngày 3/1/1987) là đối tượn khuyến
khích đăng ký chứ không bắt buộc đăng ký

3. Năm 2001 họ ĐKKH, năm 2015 họ ly hôn. Tính thời kì hôn nhân?

 Vì ông A và bà B là hôn nhân thực tế trước 3/1/1987 nên thời kì hôn nhân
được tính từ ngày họ sống chung (từ năm 1980) đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Là 35 năm

4. Năm 2005 họ ĐKKH, năm 2015 họ ly hôn. Tính thời kỳ hôn nhân?

 Vì ông A và bà B là hôn nhân thực tế trước 3/1/1987 nên thời kì hôn nhân
được tính từ ngày họ sống chung (từ năm 1980) đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Là 35 năm

2. Cấm KH giữa những người có quan hệ thân thuộc

- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ

- Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời

- Giữa cha mẹ nuôi – con nuôi; từng là cha mẹ nuôi – con nuôi

- Bố chồng – con dâu; mẹ vợ - con rể (vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng)
 đã từng là bố chồng – con dâu/ mẹ vợ - con rể vẫn cấm vì đã từng tồn tại
quan hệ bố chồng – con dâu/...

- Bố dượng – con riêng của vợ; mẹ kế - con riêng của chồng


Chương 2: Đăng ký kết hôn
A. Văn bản pháp luật
1. Điều 9, Điều 13 Luật HNGD 2014
2. Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014
3. NĐ 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch
4. TT số 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tích và NĐ 123/NĐ-CP

B. Nghiên cứu
I. Thẩm quyền ĐKKH

- UBND cấp xã; UBND cấp huyện (cấp tỉnh không có thẩm quyền)

- Cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài

1. Đối tượng yêu cầu ĐKKH

- Công dân VN – công dân VN (ở VN - UBND cấp xã ở nơi cư trú của 1 trong 2
người, nếu ở nơi cư trú không có UBND cấp xã thì UBND cấp huyện thụ lý; Ở
nước ngoài – Cơ quan đại diện VN ở nước)

- NNN – NNN (ở VN thì UBND cấp huyện nơi cư trú của 1 trong 2 NNN)

- CDVN – Người nước ngoài (ở VN – UBND cấp huyện nơi thường trú của công
dân VN; Ở nước ngoài – cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài)

- CDVN (khu vực biên giới) – Công dân láng giềng (khu vực biên giới VN)
(UBND cấp xã nơi thường trú của CDVN)

- CDVN trong nước – CDVN định cư NN Ở VN – UBND cấ p huyện

- CDVN định cư ở NN kết hôn với nhau Ở nướ c ngoà i – Cơ quan đạ i diện củ a VN ở
NN
- CDVN có quốc tịch NN – CDVN/NNN

Tình huống: Cô A (công dân VN), P1. TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Anh B (công
dân HQ), P3, Quận 4, TPHCM. Hỏi:
- Hồ sơ ĐKKH nộp tại cơ quan nào?

 Hồ sơ nộp cho phòng Tư pháp ( vì Phòng tư pháp là nơi tham mưu cho
UBND)

- Cơ quan nào có thẩm quyền ĐKKH?

 UBND TP. Biên Hòa (CDVN – NNN UBND nơi CDVN sống tại VN)

2. ĐKKH không đúng thẩm quyền

- Điều 13 LHNGD 2014

- TTLT 01/2016:

 Yêu cầu đăng ký lại cho đúng thẩm quyền: ĐK lại


 Yêu cầu hủy việc KH/LH: TA tuyên bố không công nhận vợ chồng

*Ai có quyền yêu cầu?

II. Nghi thức kết hôn

III. Trình tự, thủ tục ĐKKH

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi người đó
thường trú;

 Nếu 1 người thường trú ở nhiều nơi thì phải xác nhận ở tất cả các nơi đã
từng thường trú.
 Trường hợp công dân không thể tự chứng minh được thì có thể nhờ cơ
quan đang xác nhận liên hệ với các địa phương để xã nhận.
 Nếu trong khoảng thời gian quy định vẫn chưa có kết quả thì địa phương
cho công dân làm giấy cam kết để thực hiện quyền KH của mình.

- Giấy xác nhận TTHN có giá trị 6 tháng ( trong giấy ghi rõ mục đích xác nhận,
KH với ai. Trường hợp KH với người khác thì giấy không có giá trị)

- Sau 6 tháng, nếu cần xác nhận lại thì chỉ cần xác nhận từ thời điểm cấp giấy
lần đâu trở về sau
Chương 3: Kết hôn trái PL và
Không công nhận vợ chồng
A. Văn bản Pháp luật
1. Điều 3 – Điều 7, Điều 10 – Điều 16 LHNGD 2014;
2. TTLT 01/2016 (Đề cập đến KH trái pháp luật và biện pháp xử lý)
3. NĐ số 110/2009 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực phòng chốn BLGĐ
4. Điểm 35, NĐ 67/2015 về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của NĐ 110/2013
(Hôn nhân thực tế)
5. NQ số 35/2000/QH10 về việc thi hành LHNGD 2000

B. Nghiên cứu
I. Khái niệm

- KH TPL: Là việc nam, nữ đã ĐKKH tại cơ quan NN có thẩm quyền nhưng 1


hoặc cả 2 vi phạm điều kiện kết hôn theo Đ8 LHNGD (K6 Đ3 LHNGD)

?Thẩm quyền xác định KH TPL:

- TÒA ÁN là cơ quan duy nhất có thẩm quyền

- TA: Cấp huyện, cấp tỉnh (nơi có sự việc KH TPL or được lựa chọn TA nơi 1
trong 2 bên cư trú)

Tình huống: Anh A sinh 25/1/1996, chị B sinh 10/1/1995. Ngày 8/1/2015, anh
A chị B ĐKKH. Việc kết hôn được đăng ký theo đúng thẩm quyền, nghi thức KH.

Ngày 25/5/2016 chị B chết. Anh A có được quyền thừa kế di sản chị B với tư
cách là chồng?

 anh A và chị B vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi nhưng TA chưa ra phán
quyết việc KH giữa anh A chị B là trái pháp luật thì QHVC giữa 2 người vẫn
được công nhận và anh A được quyền thừa kế di sản của chị B với tư cách là
chồng.
Nếu có phán quyết của Tòa tuyên bố việc KH giữa A và B là TPL thì QHVC của
A và B không được công nhận  A không được thừa kế DS của B với tư cách
là chồng.

*Nguyên tắc: Việc KH TPL sẽ bị hủy nếu có đơn yêu cầu..

 Ngoại lệ: Đ11 LHNGD: Trường hợp tại thời điểm TA giải quyết yêu cầu hủy
việc KH TPL mà cả 2 bên KH đã có đủ điều kiện KH theo Đ8 và 2 bên yêu cầu
công nhận QHHN thì TA công nhận QHHN đó

?Khi nào thì KH bị xem là TPL:

- Có ĐKKH đúng thẩm quyền, nghi thức KH

- Có vi phạm điều kiện KH

Tình huống: Chị B sinh ngày 10/1/1997, cư trú tại UBND xã X. Anh A cư trú tại
UBND xã Y. Ngày 8/1/2015 chị B, anh A đã được UBND xã M ĐKKH và cấp giấy
CNKH. Việc KH này có bị xem là KH TPL ?

 Chị B chưa đủ tuổi => anh A và chị B có vi phạm điều kiện KH.

 Nơi tiến hành ĐKKH không phải là nơi cư trú của 1 trong 2 người =>SAI thẩm
quyền

 Anh A và chị B không được công nhận QHVC nhưng không phải là KHTPL

II. Chủ thể có quyền trực tiếp yêu cầu hủy KH TPL
- Dựa vào căn cứ hủy KH TPL để xác định chủ thể có quyền yêu cầu huye KH
TPL  Điều 10

Tình huống: Anh A (sinh 12/1999) bị cha mẹ cưỡng ép phải KH với cô B (sinh
11/1999). Để được ĐKKH, bố mẹ của 2 bên đã làm giả giấy đăng ký khai sinh.

Chính quyền địa phương không biết được độ tuổi thật của hai người nên đã tiến
hành ĐKKH và cấp giấy CNKH, Những ai có quyền trực tiếp yêu cầu TA hủy
việc KH TPL trên?

 Quyền tự do KH là khi 2 bên nam nữ đủ độ tuổi KH, dưới độ tuổi này luật
chưa cho họ quyền tự do KH. Khi có quyền đó mà bị người khác xâm phạm thì
mới là Vi phạm sự tự nguyện.

 Bame chỉ xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của con chứ không xâm phạm
đến quyền tự do KH của AB (vì AB chưa có quyền này). Nên trong tình huống
trên, chỉ đơn thuần vi phạm về độ tuổi kết hôn  Căn cứ vào K2 Đ10 thì chame,
người giám hộ,người đại diện cho AB, HLHPN, cơ quan quản lý NN về Gđ và cơ
quan NN về trẻ em

III. Hậu quả pháp lý của việc hủy KH TPL

( Điều 12, Điều 16 )

- QHNT: Các bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng

- Quyền lợi con chung: Giống như khi cha mẹ ly hôn

- QHTS, nghĩa vụ, hợp đồng

?Hình thức sở hữu TSC của các bên trong KH TPL. Có khác với hình thức
sở hữu TSC của vợ chồng không:

 TSC trong KH TPL chỉ thuộc SHC theo phần. SHC của vợ chồng là SHC hợp
nhất.

IV. Các trường hợp không công nhận QHVC và hậu quả pháp lý

- Nam nữ sống chung mà:

 Không ĐKKH và không được công nhận là Hôn nhân thực tế


 ĐKKH nhưng vi phạm thẩm quyền, nghi thức KH (nhưng nếu 2 bên yêu
cầu đăng ký lại thì vẫn được công nhận)

?Thế nào là chung sống với nhau như VC:

- Là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là VC

?Chung sống với nhau như VC có bị xem là TPL (không phải là KH TPL):

- Nếu việc chung sống vi phạm các quy định tại điểm c, d K2 Đ5 LHNGD 2014 sẽ
bị xem là TPL

- Các trường hợp khác chung sống với nhau mà không VP điều cấm trên, không
bị xem là TPL

?Hậu quả pháp lý của các trường hợp không được công nhận là QHVC:

- QHNT: Không công nhận VC (TA đưa phán quyết)

- Quyền lợi con chung: Giống như cha mẹ ly hôn

- QHTS, nghĩa vụ, hợp đồng:

 Do các bên thỏa thuận


 Trường hợp khong có thỏa thuận thì giải quyết theo BLDS và các quy định
khác có liên quan
 Việc giải quyết QHTS phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ
và con;...
Chương 4: Khái quát chế độ tài
sản của vợ chồng
A. Văn bản pháp luật
Điều 17 – Điều 50 LHNGD 2014

Điều 7 – Điều 18 NĐ 126/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành LHNGĐ 2014

B. Nghiên cứu
I. Nguyên tắc chung trong chế độ TS (Đ29, 31, 32)

- Đảm bảo quyền bình đẳng của VC

- Đảm bảo lợi ích chung của gia đình

- Đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình

 Áp dụng không phụ thuộc chế độ TS mà vợ chồng lựa chọn

(Nếu xâm phạm 1 trong 3 nguyên tắc thì PL không thừa nhận)

1.VD nguyên tắc 2: VC thỏa thuận: TS của ai làm ra thuộc về người đó, nếu
có TSC sẽ chia đều cho các bên. VC có toàn quyền sử dụng, định đoạt TS
của mình. Thỏa thuận này có VP các nguyên tắc trên:

 Tinh thần của LHNGD là đảm bảo lọi ích chung của gia đinh. Nếu họ có thỏa
thuận có 1 khoản TS hoặc thu nhập nào đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia
đình thì thỏa thuận đó có giá trị pháp lý, nếu không thì chưa có giá trị pháp lý.

*Đối với việc xác lập hoặc thự chiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan
tới chỗ ở (là chỗ ở duy nhất của gia đình) bắt buộc phải có sự đồng ý của cả 2
VC.

*Đối với TSR là nhà ở, VC chủ sở hữu có quyền tự mình xác lập, thực hiện hoặc
chấm dứt. Tuy nhiên khi thực hiện, xác lập hoặc chấm dứt TSR là nhà ở thì phải
đảm bảo chỗ ở chung của gia đình của mình.
2. VD nguyên tắc 3: VC chị A tích trữ được 45tr của chung, mang gửi ngân
hàng và chồng chị A đại diện đứng tên. Một ngày, chồng chị A rút hết 45tr
đó cho đồng nghiệp mượn, chị A khong hề biết gì cả. Trong trường hợp
này, việc làm của A luật có cho không, quyền lợi của chị A như thế nào?

 chị A có quyền yêu cầu chồng mình phải bồi thường thiệt hại cho khối TSC
nếu có thiệt hại xảy ra.

II. Các chế độ TS của VC

1. Chế độ TS theo thỏa thuận

- Thời điểm lập thỏa thuận: Trước khi kết hôn; bằng hình thức văn bản; phải có
công chứng, chứng thực

- Nội dung cơ bản của thỏa thuận: Phải có nội dung về TS đáp ứng nhu cầu thiết
yếu cho gia đình; xác định rõ TSC, TSR; cách thức, phương thức giải qquyếtTS
trong trường hợp chấm dứt QHHN

- Thời điểm có hiệu lực: Thời điểm công chứng, chứng thực; Thời điểm kết hôn

- Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung

2. Chế độ TS theo luật định

?Trong những trường hợp nào thì chế độ TS theo luật định được áp dụng:

- Khi VC không thỏa thuận

- VC có lập thỏa thuận nhưng bị vô hiệu

- VC có lập thỏa thuận nhưng TS đó thỏa thuận không rõ ràng

- VC có lập thoả thuận nhưng TS đó không điều chỉnh trong thỏa thuận đó
Chương 5: Tài sản chung của vợ chồng
trong chế độ tài sản theo luật định
A. Văn bản pháp luật
1. Điều 24 – Điều 42 LHNGD 2014
2. Điều 7 – Điều 14 NĐ 126/2014
3. TTLT 01/2016

B. Nghiên cứu
I. Các loại TSC của VC (Đ33)

- Có 4 căn cứ hình thành nên các loại TSC của VC: (6 loại TSC)

 Căn cứ vào TKHN: TS do VC tạo ra, thu nhập do lao động, HĐSXKD; Hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ TSR; Thu nhập hợp pháp khác
 Căn cứ vào nguồn gốc TS (NQ 01/1988 hướng dẫn luật HNGD 1986,
HNGD 2000 VÀ 2014 chưa có văn bản hướng dẫn)
 Căn cứ vào ý chí của VC: TS vợ chông thỏa thuận là TSC
 Căn cứ vào sự suy đoạn của PL: TS mà vợ chồng tranh chấp nhưng
không chứng minh được là TSR của mình  Là TSC

1. Anh A dùng 50k ( tiền của vợ anh A cho anh A) mua 10 tờ vé số. Nếu
trúng thưởng, số tiền này là của riêng anh A hay là của chung vợ chông
anh A?

 Tiền trúng là TSC của vợ chồng vì đây là khoản thu nhập hợp pháp khác mà
anh A có được trong TKHN

2. A chuẩn bị li hôn. Mọi việc đã xong nhưng chồng A đòi chia vàng cho
vào lúc đám cưới, vì lúc đó ngoài số vàng nữ trang cha mẹ chồng đeo cho
A thì còn một số vàng khâu (vàng24k) mà người thân cho A.
A có phải chia ½ vàng cưới cho chồng không?

 Nếu cho riêng thì là của riêng, nếu cho chung thì là TSC.

3. Ngày 2/2/2015 anh M bị TNGT. Sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện, anh còn
phải ở nhà thêm 2 tháng mới đi làm.

Anh K – người gây tai nạn – đã bồi thường cho anh M tổng số tiền là 35tr
(gồm 20tr bù đắp thu nhập, 15tr viện phí và phục hồi sức khỏe)

Hỏi số tiền 35tr là TSC hay TSR?

 Số tiền được dùng cho điều trị sức khỏe, viện phí cho anh M thì là TSR của
anh M. Nhưng số tiền bù đắp thu nhập, thu nhập này là nguồn đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình nên 20tr là TSC (quan điểm)

4. Năm 1990, C kết hôn với D. Năm 2002, C chung sống như vợ chồng với
K. Năm 2015, C chết. Vậy ai thừa kế và mỗi người được bao nhiêu? Biết

- C – D có 2 con chung là M và N. TSC: 200tr

- C – K có 1 con chung là H. TSC: 400tr

 4 người được thừa kế: D, M, N, H.

C và K chỉ sống chung như vợ chồng, pháp luật không công nhậ QHHN giữa họ
nên TSC của C – K là tài sản chung theo phần. Theo đó K = C = 400/2 = 200tr.
Nhưng 200tr C được hưởng này không phải là TSR của C mà được tính vào
TSC của C – D (vì thời điểm C – K sống chung thì C – D chưa ly hôn nên họ vẫn
đang trong thời kì hôn nên => 200tr này C tạo ra trong thời kì hôn nhân)  TSC
của C – D là 200 + 200 = 400tr

=> C = D = 400/2 = 200tr. Di sản của C là 200tr

=> D, M ,N ,H được thừa kế: 200/4 = 50tr

KL: M = N = H = 50tr; D = 250tr; K = 200tr

II. Quyền sở hữu của VC đối với TSC

 TSC VC thuộc SHC hợp nhất, có thể phân chia


 VC có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc định đoạt, chiếm hữu, sử
dụng TSC
*Nội dung QSH:

1. Quản lý TSC, đăng ký QSH TSC

?VC đã bình đẳng trong việc quản lý TSC:

 Về mặt pháp lý, theo tinh thần của HP VN là mọi công dân đều bình đẳng và
tinh thần của LHNGD là vợ chôngf bình đẳng với nhau thì VC đã bình đẳng tỏng
việc quản lý TSC. Nhưng về mặt thực tế thì còn nhiều trường hợp VC chưa bình
đẳng.

?TSC nào phải đăng ký QSH và ghi tên 2 VC:

 Quyền sử dụng đất và các TS khác mà PL có quy định

?Nếu vợ hoặc chồng Đăng kí QSH TSC nhưng chỉ ghi tên của mình. Có giá
trị pháp lý không:

 Vẫn có giá trị pháp lý và TS đó là TSC. Nếu có tranh chấp thì phải chứng
minh (phải chứng minh bằng nguồn gốc TS, không dựa vào giấy chứng nhận),
nếu không chứng minh được thì áp dụng phương pháp suy đoán pháp lý là TSC
của 2 VC

2. Trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện

*Khi nào phát sinh trách nhiệm liên đới:

Khi giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của GĐ

Tình huống 1:

B cho chồng mình là A 2tr để đi chơi với bạn. A đi chơi hết 5tr. Do đó A
phải nợ quán 3tr. Vậy cả A và B phải trả số nợ này hay chỉ mình A phải trả.

 Chỉ một mình A, vì việc nợ này không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết
yếu cho gia đình. Ngoại trừ có sự dôdngf ý thỏa thuận giữa 2 VC

Tình huống 2:

M đi làm ăn xa. Con của M bị bệnh nặng, vợ M là N vay 10tr để lo cho con.
Việc vay tiền của N, M không biết. Vậy ai phải trả số tiền này?
 Cả M và N liên đới trả số tiền này, vì việc làm của N là đáp ứng nhu cầu thiết
yếu cho gia đình là chữa bệnh cho con. Nên cho dù M biết hay không biết thì M
vẫn phải chịu trsch nhiệm liên đới trả tiền với N

3. Các giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của hai VC

?Những giao dịch nào cần phải có sự đồng ý của 2 VC:

- Giao dịch liên quan đến TSC:

1. Bất động sản


2. Động sản mà PL quy định phải đăng ký QSH
3. TS đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của GĐ

?Nếu những giao dịch đó thiếu sự đồng ý của một bên. Vậy có giá trị pháp
lý không: (NĐ 126)

- Phải dựa trên ý chí chủ quan của bên không biết

Ví dụ: 2 VC C và D có TSC là chiếc xe máy. C bán cho K, D không biết. Vậy:

- Giao dịch này có giá trị pháp lý không?

- Quyền lợi của D được bảo vệ như thế nào?

4. Mục đích sủ dụng TSC

- Đáp ứng nhu cầu chung của GĐ

- Thực hiện NV chung của 2 VC

Tình huống: Anh A có vợ là B. Anh A nợ anh C 100tr. Đây là khoản nợ riêng


của A. Anh A phải trả nợ như thế nào tỏng 2 trường hợp:

1. Anh A có 1 tỷ TSR, 5 tỷ TSC

2. Anh A không có TSR, có 5 tỷ TSC

5. Quyền yêu cầu chia TSC

TSC của VC có thể được chia:


 Trong thời kì hông nhân
 Khi ly hôn
 Khi V / C chết
Chương 6: Quan hệ pháp luật giữa
cha mẹ và con, giữa các thành
viên trong gia đình
A. Văn bản pháp luật
B. Nghiên cứu
I. Căn cứ làm phát sinh quan hệ PL giữa cha mẹ và con

1. Phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ (Chế định xác định cha mẹ con)

a) Xác định cha mẹ cho con:

- Xác định con chung của vợ chồng: Đ88 LHNGD 14

 Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân


 Con được mang thai trong thời kỳ hôn nhân
 Con được sinh ra trước khi KH nhưng được VC thừa nhận

- Xác định cha mẹ cho con khi cha mẹ không phải là vợ chồng

 Thủ tục hành chính: Xác định CM cho con không có tranh chấp; Thẩm
quyền: UBND xã nơi cư trú của con
 Thủ tục tư pháp: Xác định CM cho con có tranh chấp. Người yêu cầu là
cha, mẹ đã chết; Thẩm quyền: TAND

- Xác định cha mẹ cho con được sinh ra bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản

?Con chung của VC có nhất thiết phải là con cùng huyết thống không:

Áp dụng PP suy đoán pháp lý thì Đ88 được hiểu như là hành lang pháp lý, thông
quá đó tất cả mối quan hệ cha mẹ con rơi vào hành lang đó sẽ chịu sự điều
chỉnh của Đ88 và được suy đoán về mặt luật pháp về quan hệ cha mẹ con.
 Không nhất thiết vì đây chỉ là sự giả định của luật pháp, suy đoán của PL mà
thôi. Thực tế có trường hợp ngoại lệ như con nuôi được cả 2 VC nhận nuôi thì
cũng có thể được coi là con chung.

b) Xác định con cho cha mẹ: (Đ89)

2. Sự kiện nuôi dưỡng

- Điều kiện nuôi con nuôi (Đ8 LNCN)

- Điều kiện đối với người nhận con nuôi (Đ14 LNCN):

 Có NLHVDS đầy đủ
 Hơn con nuôi từ 20t trở lên
 Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi
 Có tư cách đạo đức tốt

- Sự đồng ý cho làm con nuôi

II. QHPL giữa cha mẹ con

1. Đặc điểm

- Trong mối quan hệ giữa cha mẹ vè con, lợi ích của trẻ em là mối quan tâm
hàng đầu

- Nghíac vụ của cha và mẹ đối với con là ngang nhau, bình đẳng với nhau
Chương 7: Chấm dứt hôn nhân
?Hôn nhân có thể chấm dứt bởi những sự kiện pháp lý nào? KHác biệt cơ
bản giữa các sự kiện pháp lý làm chấm dứt hôn nhân

*Khác biệt:

Thủ tục xác định VC chết

 Chết sinh học: Thông


qua thủ tục HC, trước
cơ quan đăng ký hộ
tịch

?Văn bản QPPL điều chỉnh sự kiện chấm dứt hôn nhân

1. Điều 51 – Điều 67

2. TTLT 01/2016

3. BLDS 2015

A. Nghiên cứu
I. Hôn nhân chấm dứt do vọe, chồng chết

1. Cơ sở xác định sự kiện vọe, chồng chết (Đ65 – 67 HNGD, Đ71 BLDS)

- Chết sinh học (chết tự nhiên): phải có giấy chứng tự

- Chết pháp lý (tuyên bố 1 người đã chết): Phải có phán quyết của Tòa tuyên
V/C chết

2. Hậu quả pháp lý

*Sự khác và giống giữa chết sinh học và chết pháp lý:

- Giống:

 Quan hệ nhân thân: HN chấm dứt


 Quan hệ TS: Giải quyết theo PL HNGD và PLDS

- Khác:

 Thời điểm chấm dứt HN: Chết sinh học (có giấy chứng tử); Chết pháp lý
(QĐ tuyên chết có hiệu lực)
 Chết pháp lý: HN, TS có thể được khôi phục

Chết pháp lý: HN có thể khôi phục

CSPL: Đ73 BLDS 15, K1 Đ67 LHNGD

?Vì sao có thể khôi phục:

- Điều kiện khôi phục: cả 3 (1 bên VC chết trở về, TA tuyển hủy bỏ QĐ;

- Thời điểm khôi phục: Từ thời điểm KH

Chết pháp lý: TS có thể khôi phục

CSPL: K2 Đ67 LHNGD

- Điều kiện: Khi HN khôi phục

- Thời điểm khôi phục: phán quyết hủy bỏ QĐ tuyên chết có hiệu lực

- Chia TSC khi HN không khôi phục

II. Hôn nhân chấm dứt do vợ chồng ly hôn

1. Khái niệm ly hôn (K14 Đ3 LHNGD)

2. Quyền yêu cầu ly hôn (Đ51 HNGD, Đ39 BLDS, K4 Đ85 BLTTDS)

- Chủ thể thực hiện: Vợ chồng/ 1 bên vợ hoặc chồng trực tiếp yêu cầu

- Ngoại lệ: Qua người đại diện khi có căn cứ

3. Hạn chế quyền ly hôn

- Chồng: Không được ly hôn vợ có thai, nuôi con, sinh con dưới 12 tháng tuổi

- Sau 1 năm bị bác đơn thì mới có thể yêu cầu ly hôn lại
4. Căn cứ cho ly hôn (Đ55 – 56 LHNGD)

5. Các trường hợp ly hôn

6. Hậu quả PL của ly hôn

a) Quan hệ nhân thân

- Thời điểm chấm dứt: BA/QD có hiệu lực (K1 Đ57)  Nhưng thời điểm quan hệ
nhân thân thật sự chấm dứt phải dựa vào Đ371 BLTTDS (quyết định thuận tình
có hiệu lực ngay lập tức). Quyết định DS của bản án cho ly hôn có hiệu lực sau
15 ngày khi đương sự không kháng cáo và VKS không kháng nngh. Nếu có
kháng cáo hoặc kháng nghị, thì QHHN chưa chấm dứt.

b) Quan hệ TS:

You might also like