You are on page 1of 4

Buổi thảo luận thứ bảy: Thừa kế theo pháp luật

Bài tập 1
*Xác định vợ/chồng của người để lại di sản

Tóm tắt bản 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội

Cụ Thát có 2 vợ, vợ cả là cụ Tần, vợ hai là cụ Thứ. Cụ Thát và cụ Tần có 4 người


con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển. Cụ Thát và cụ Thứ có 1
người con chung là bà Tiến. Bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần nhưng trong
lý lịch của 2 cụ không ghi nhận con nuôi là bà Tý, con cháu bà khước từ nhận di
sản và Tòa án cũng không công nhận bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần vì
không có cơ sở. Trước khi chết, cụ Thát và cụ Thứ đều không để lại di chúc còn cụ
Tần thì để lại lời dặn dò về việc cho bà Tiến một phần nhà đất được bà Bằng chấp
bút ghi lại nhưng ông Thăng không công nhận. Các đương sự khẳng định nguồn
gốc 5 gian nhà và 2 gian bếp trên 640m2 tại số 11 hẻm 38/58/17 tổ 39, cụm 5A,
phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội là do các cụ đời trước để lại cho cụ Thát
đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất. Hiện tại đất đo được là
786,5m2 và do ông Thăng quản lý nhưng ông không xuất trình được chứng cứ
khẳng định ông được Nhà nước giao nhà đất trên. Nay các bà Bằng, bà Khiết, bà
Triển, bà Tiến yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật. Áp dụng Điều 677, 678,
679, 686, 688 BLDS năm 1995; Điều 305 BLDS năm 2005; Điều 56, 243, 244,
245 BLTTDS; khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 13 Nghị định 70/CP. Xử chấp nhận
đơn yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn. Án này được sử dụng để bàn về
người thừa kế nên những thông tin không liên quan đến người thừa kế là không
cần thiết như đoạn mầu vàng ở trên
Câu 1: Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?

Theo Điều 650 BLDS 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ
việc được nghiên cứu.

Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc này là thỏa đáng. Bởi vì lúc
chết, cụ Thát, cụ Tần và cụ Thứ không để lại di chúc. Mặc dù ông Thăng khai mẹ ông
chết có để lại di chúc, nhưng ông không xuất trình được di chúc và các nguyên đơn khẳng
định chỉ có lời trăn trối của bà Tần nói với các con về việc chia đất cho bà Tiến do bà
Bằng ghi lại nhưng cũng bị ông Thăng xé. Vì thế đủ điều kiện để khẳng định ba cụ chết
không để lại di chúc cho nên di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật

Trường hợp này được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc

Câu 3: Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.

Vợ/chồng của người để lại tài sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được qui định tại điểm a,
khoản 1, Điều 651 BLDS 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết”.

Câu 4: Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?

Cụ Thát và cụ Thứ không có đăng ký kết hôn. Vì hai cụ chỉ sống chung với nhau như vợ
chồng từ cuối năm 1960.

Câu 5: Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.

Trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết
hôn được hưởng thừa kế của nhau :

+ Những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn trước
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì được coi như vợ chồng và được hưởng thừa kế
của nhau.

+ Những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn trước
sau Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 , trước Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
nếu họ đi đăng kí trong vòng thời hạn 2 năm kể từ ngày đi đăng ký thì được trở thành vợ
chồng và được hưởng thừa kế của nhau.

Căn cứ vào điểm a, b của Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc
thi hành Luật hôn nhân và gia đình:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987,
ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được
khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý
giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

 b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến
ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì
có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho
đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng
có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn
thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con
và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết.

Câu 6: Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn
nào của bản án cho câu trả lời?

Ngoài cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần. Đoạn: “Các đương sự đều thống nhất là cụ
Thát mất năm 1961 có vợ là cụ Tần mất năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà
Bằng, bà Khiết và bà Triển.”

You might also like