You are on page 1of 11

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

NHÓM 5

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 10


THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Thành viên nhóm thảo luận


1. Phùng Minh Thư 2153801012233
2. Đặng Trần Kiều Trang 2153801012237
3. Trần Nguyễn Thùy Trang 2153801012244
4. Nguyễn Đức Hoàng Việt 2153801012264
5. Nguyễn Hữu Vinh 2153801012265

LỚP DS46B2
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 10
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Phần 1: Nhận định – Nguyễn Hữu Vinh
Phần 2: Bài tập – Phùng Minh Thư, Trần Nguyễn Thùy Trang
Phần 3: Phân tích bản án – Đặng Trần Kiều Trang, Nguyễn Đức Hoàng Việt

2
Phần 1. Nhận định
1. Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy một phần bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật để xét xử lại.
Nhận định sai
CSPL: Điều 343, Điều 356 BLTTDS 2015
Theo Điều 356 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái
thẩm, Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định. Tuy nhiên, khác với thẩm
quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quy định tại Điều 343 Bộ luật này, cụ thể
tại khoản 3, Hội đồng xét xử tái thẩm chỉ có thể hủy toàn bộ chứ không thể hủy một phần
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Khoản 3 Điều 343 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm: “3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;”
Như vậy, nhận định cho rằng Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy một phần bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại là sai.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối
với tất cả các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Nhận định sai
CSPL: Điều 331 BLTTDS 2015
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao có thể kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án nhân dân cấp cao hay bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
khác khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không có quyền
kháng nghị giám đốc thẩm đối với tất cả các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật vì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm
đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Nhận định đúng
CSPL: Điều 53, khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015
Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm nếu thuộc
một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015: 
“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

3
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan
của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được
bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”
Tuy pháp luật không quy định cụ thể về việc việc dân sự có được tiến hành thủ tục
giám đốc thẩm hay không nhưng vẫn được đề cập mở trong các điều luật, cụ thể tại khoản
3 Điều 53 Bộ luật này quy định: “3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó…”.
Như vậy, việc dân sự vẫn có thể tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm do pháp luật
không cấm, miễn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 326
BLTTDS 2015.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền giải quyết yêu cầu công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Nhận định đúng
CSPL: khoản 5 Điều 31, khoản 4 Điều 33, khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước
ngoài được BLTTDS 2015 ghi nhận tại khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 33, cụ thể: 
- Khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015: “Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.”;
- Khoản 4 Điều 33 BLTTDS 2015: “Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.”.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 và khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 thì hai trường hợp
trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
5. Phiên tòa xét xử giám đốc thẩm bắt buộc phải có mặt đương sự nếu quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự có liên quan đến việc kháng nghị.
Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 338 BLTTDS 2015

4
Đương sự không phải là thành phần bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa xét xử giám
đốc thẩm. Căn cứ theo khoản 2 Điều 338 BLTTDS 2015 quy định về những người tham
gia phiên tòa giám đốc thẩm:
“2. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện
hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố
tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ
vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.”
Như vậy, Tòa án chỉ tiến hành triệu tập đương sự khi xét thấy cần thiết. Nếu việc họ
tham gia không thực sự cần thiết thì vẫn có thể vắng mặt, theo đó Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa đó.

5
Phần 2. Bài tập
Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án vào năm 2019, bà L trình bày:
Bà L là con gái của ông Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ, bà sinh ra và lớn L1n
chung sống với bố mẹ tại tổ 1A, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn. Từ năm 2012 bà
thoát ly làm giáo viên công tác tại tỉnh Bình Phước cho đến nay. Khi còn ở với bố mẹ,
toàn thể gia đình bà có một mảnh đất đã được UBND thị xã B cấp GCNQSDĐ số
H03258, ngày 06/3/2007, mang tên chủ hộ Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ. Ngày
23/12/2010 bố mẹ bà là ông T và bà Đ đã tự ý đem mảnh đất này thế chấp để bảo lãnh
cho Công ty H của bà Nông Thị V vay tiền tại Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc
Kạn, nhưng các con là những thành viên trong gia đình không hề biết.
Ngày 17/3/2015 bố bà là ông Nông Văn T qua đời không để lại di chúc. Tại thời
điểm mở thừa kế theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 người gồm: vợ ông T là bà
Nguyễn Thị Đ và các con đẻ gồm Nông Văn D, Nông Thị L1, Nông Thị L. Theo quy định
của pháp luật thì phải chia di sản thừa kế làm 4 phần cho hàng thừa kế thứ nhất, nhưng
mẹ bà là bà Nguyễn Thị Đ một phần thiếu hiểu biết, một phần do Ngân hàng C Việt Nam
chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của
ông Nông Văn T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ có bà Đ, ông D và bà L1.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn ký
chứng nhận khi không có mặt bà L. Khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Phòng
công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn, mẹ của bà có nói còn có con đẻ là Nông Thị L nhưng
Phòng công chứng trả lời là bà L không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình nên không
cần có mặt.
Theo nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì ông D và bà L1 nhất trí tặng
cho phần di sản của mình được hưởng cho bà Nguyễn Thị Đ. Sau đó bà Đ làm thủ tục
đứng tên mảnh đất do bố của bà L là ông Nông Văn T để lại. Ngày 03/10/2017 bà Nguyễn
Thị Đ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó bà Đ lại ký hợp đồng thế
chấp với Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo khoản vay của Công
ty TNHH Hoàng Tiến.
Nay bà L thấy việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn như
vậy là thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia di sản lại thiếu người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất là bà L. Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của bà L. Do vậy, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã
được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng
Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu.

6
Câu hỏi: 
1. Xác định quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L?
Quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L là quan hệ pháp luật dân sự: Căn cứ theo
khoản 6 Điều 27 BLTTDS 2015, quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L là “Yêu cầu
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”. Cụ thể là văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã
được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng
Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn
2. Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của
bà L?
-       Tư cách đương sự:
+ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Căn cứ theo khoản 1, khoản 5 Điều 68
BLTTDS 2015, bà Nông Thị L là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, yêu cầu Tòa án
không công nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyển
số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn, vì
văn bản này ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà L. Vậy nên, tư
cách đương sự của bà Nông Thị L lả người yêu cầu giải quyết việc dân sự.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn; bà
Nguyễn Thị Đ, Nông Văn D, Nông Thị L1, Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc
Kạn theo khoản 6 Điều 68 BLTTDS 2015
-  Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
+ Thứ nhất, thẩm quyền theo vụ việc Căn cứ theo khoản 6 Điều 27 BLTTDS năm
2015: Quan hệ pháp luật cần giải quyết là “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu.” . Vậy nên thẩm quyền giải quyết yêu cầu này thuộc về Tòa án dân sự.
+ Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Căn cứ theo điểm m khoản 2 Điều
39 thì Tòa án nhân dân nơi có trụ sở của Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn (thành phố
Bắc Kạn) có thẩm quyền giải quyết.
Từ các căn cứ trên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là: Tòa án nhân dân
Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
 

7
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Quyết định số 269/2016/DS-GĐT ngày 27/10/2016 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thực hiện các công việc sau:
1. Xác định chủ thể và nội dung kháng nghị trong Quyết định nêu trên.
Chủ thể kháng nghị trong Quyết định số 269/2016/DS-GĐT ngày 27/10/2016 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung kháng nghị trong Quyết định số 269/2016/DS-GĐT ngày 27/10/2016 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
tại Thành phố H kháng nghị đối với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số
885/2013/885/2013/QĐ-PT ngày 17-7-2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H; đề nghị
Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố H xét xử giám đốc thẩm hủy
toàn bộ quyết định phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 35/2012/DS-ST
ngày 31-7-2012 của Tòa án nhân dân huyện B; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp
sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xử lý như thế nào đối với Quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm? Nhận xét về quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).
 Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xử lý đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm: 
Đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 885/2013/QĐ-PT
ngày 17-7-2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H:
Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn là ông Tô Tấn T và bà Trần Thị Hữu P đã được
triệu tập hợp lệ đếm lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc
kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là
đúng với quy định tại Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều năm 2011. Do cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
nêu trên và Vì vậy, cần hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên
và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
* Hướng đồng ý với quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:
Xét thấy theo nội dung của bản án, theo trình bày của các bên đương sự và trong quá
trình giải quyết vụ án, tại Biên bản đối chất ngày 12-4-2012, biên bản phiên tòa ngày 24-
7-2012, tại Phụ lục hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 16-7-2005, đồng,

8
theo Bản tự khai ngày 14-02-2012 và Biên bản lấy lời khai ngày 12-12-2011 của bà
Nguyễn Thị N (vợ của ông Huỳnh Phước H1) đã cho thấy lời khai của nguyên đơn có sự
mâu thuẫn và không đúng với tài liệu chứng cứ hồ sơ thể hiện.
Do đó có cơ sở để xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên giữa
ông Tô Tấn T, bà Trần Thị Hữu P với bà Nguyễn Thị H là hợp đồng giả cách để che dấu
hợp đồng vay tài sản nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là vô hiệu và
phải xem xét giải quyết về hợp đồng vay tài sản giữa hai bên.
Vì vậy, việc Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của bà H đòi ông T, bà P trả số tiền
89.280.000 đồng theo hợp đồng ngày 16-11-2004 và phụ lục hợp đồng ngày 16-7-2005 và
số tiền bồi thường thiệt hại là 84.360.000 đồng là giải quyết vụ án không phù hợp với các
tình tiết khách quan trong hồ sơ vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp Phúc thẩm đã ra quyết định đình chỉ vụ án với
lý do bị đơn là ông Tô Tấn T và bà Trần Thị Hữu P đã được triệu tập hợp lệ đếm lần thứ
hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử
phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là đúng với quy định tại khoản 3
Điều 296, khoản 2 Điều 312 BLTTDS 2015, như vậy thì Bản án sơ thẩm sẽ vẫn được giữ
nguyên và có hiệu lực pháp luật. 
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015 thì đối với trường hợp kết luận
trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể ở trường hợp này
được xác định là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng giả cách để che
dấu hợp đồng vay tài sản nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là vô hiệu
và phải xem xét giải quyết về hợp đồng vay tài sản giữa hai bên. Như vậy tại Bản án sơ
thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà H và yêu cầu bị đơn phải thực hiện các yêu cầu được
coi là đã đưa ra kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn. Theo khoản 2 Điều 345 BLTTDS 2015
thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ
thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp kết luận trong bản án, quyết
định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật. Như vậy việc Tòa án ra quyết định Hủy toàn bộ Quyết
định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự số 885/2013/QĐ-PT ngày 17/7/2013 của Tòa
án nhân dân Thành phố H và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 35/2012/DS-ST ngày

9
31/7/2012 của Tòa án nhân dân huyện B, Thành phố H về vụ án “Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện B,
thành phố H xét xử lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật là hợp lý và đúng với
quy định của pháp luật. 
* Hướng không đồng ý với quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp Phúc thẩm đã ra quyết định đình chỉ vụ án với
lý do bị đơn là ông Tô Tấn T và bà Trần Thị Hữu P đã được triệu tập hợp lệ đếm lần thứ
hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử
phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án là đúng với quy định tại khoản 3
Điều 296, khoản 2 Điều 312 BLTTDS 2015. Như vậy, có thể xem như người kháng cáo
rút toàn bộ kháng cáo dẫn đến phát sinh hiệu lực của quyết định, bản án sơ thẩm trước đó
theo như quy định tại khoản 2 Điều 289 BLTTDS 2015. 
Theo quy định tại khoản 22 Điều 70 BLTTDS 2015 thì có quy định về quyền và
nghĩa vụ của đương sự là kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy
định của Bộ luật này. Pháp luật đã thừa nhận quyền được kháng cáo của bị đơn là ông T
theo quy định của luật nhưng việc ông T vắng mặt hai lần không lý do tại phiên tòa phúc
thẩm mặc dù đã được triệu tập hợp lệ, và như quy định tại khoản 3 Điều 296 BLTTDS
2015 thì ông T được coi như là ông T đã từ bỏ việc kháng cáo. Ông T phải chịu trách
nhiệm đối với hành vi trên kể cả khi đây là hậu quả gây bất lợi cho ông T. Mặt khác, theo
như quy định tại Điều 70 cũng nêu rõ về việc đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau
khi tham gia tố tụng. Việc hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đã được xác định là
đúng với pháp luật quy định tại Điều 296 BLTTDS 2015 vì lý do bị đơn đã được triệu tập
hợp lệ đếm lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa là để đảm bảo quyền lợi cho một
bên và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại là không hợp lý. 
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản
án xoay quanh vấn đề pháp lý đó. 
Tóm tắt bản án.
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H.
Bị đơn: Ông Tô Tấn T, Bà Trân Thị Hữu P.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: là ông Huỳnh Phước H1, bà Nguyễn Thị
N, ông Trần Thanh Đ.
Vụ Việc: vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
Vấn đề pháp lý: Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với 

10
Nội dung: Theo như trình bày ban đầu của các bên thì bà Nguyễn Thị H và ông Tô
Tấn T, bà Trần Thị Hữu P có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chuyển
nhượng đất. Qua các biên bản đối chất, biên bản phiên tòa, biên bản lấy lời khai, phụ lục
hợp đồng,... Tòa án xác định được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên giữa
ông Tô Tấn T, bà Trần Thị Hữu P với bà Nguyễn Thị H là hợp đồng giả cách để che dấu
hợp đồng vay tài sản nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là vô hiệu và
phải xem xét giải quyết về hợp đồng vay tài sản giữa hai bên.
Quyết định của Tòa án: Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
dân sự số 885/2013/QĐ-PT ngày 17/7/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố H và hủy
toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 35/2012/DS-ST ngày 31/7/2012 của Tòa án nhân dân
huyện B, Thành phố H về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất”, Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện B, thành phố H xét xử lại sơ thẩm theo
đúng quy định của pháp luật.

11

You might also like