You are on page 1of 11

 

CHƯƠNG: GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ THỦ


TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
câu chiều sửa: nhận định:1,2,4,6,7,8,9,11,12,13,14,15,16, full bài tập
1. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có thể được
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Nhận định sai.
Không phải tất cả bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có thể được
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo quy định tại Điều 254 Luật TTHC năm 2015 thì chỉ những bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại
Điều 255 của Luật này thì mới được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Đồng thời, theo
khoản 1 Điều 260, Luật TTHC 2015 quy định thì quyết định của Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao sẽ không được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.B
Và theo Điều 280 Luật TTHC năm 2015 thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị vì cá những tình tiết mới được phát hiện có thể là thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản
án, quyết định đó thì mới được xét lại theo thủ tục tái thẩm. Đồng thời, theo khoản 1 Điều
283 Luật TTHC 2015 quy định thì quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ
không được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Khi phát hiện bản án phúc thẩm có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm
cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến
quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật,
người có thẩm quyền phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 255 Luật TTHC năm 2015, khi phát hiện bản án phúc thẩm có
vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ
theo đúng quy định của pháp luật theo điểm b khoản 1 Điều 255 thì người có thẩm quyền
chỉ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có đơn của người đề nghị theo quy định
tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này.

3. Chủ thể có thẩm quyền chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời
gian 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. 
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 263 Luật TTHC 2015 quy định về thời gian kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm thì đối với phần dân sự trong bản án, người có thẩm quyền có
quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cụ thể dẫn chiếu đến
khoản 2 Điều 334 BLTTDS 2015, tại các trường hợp được quy định tại điểm a và b, thời
hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị được quy
định tại khoản 1 Điều này là 03 năm. Vậy chủ thể có thẩm quyền không chỉ được kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời gian 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật.

4. Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án TAND cấp cao xem
xét kháng nghị bản án của Tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật theo
thủ tục giám đốc thẩm, Chánh án TAND cấp cao phải kháng nghị bản án đó. 
Nhận định sai.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là người có thẩm quyền kháng nghị, do đó căn cứ vào
khoản 3 Điều 258 Luật TTHC 2015 khi người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với trường hợp không kháng nghị “thì thông báo bằng văn bản cho
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị”. Từ căn cứ trên
cho thấy, Chánh án TAND cấp cao không nhất thiết phải kháng nghị bản án đó mà có
quyền không kháng nghị.

5. Người có quyền kháng nghị là người có quyền hoãn thi hành hoặc tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm.

Nhận định sai. 


Theo quy định tại khoản 1 Điều 261 thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định đã có hiệu lực của Tòa án thì chỉ có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem
xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chứ không có quyền tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật chỉ có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó khi đã kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 261 Luật TTHC năm 2015.
Bên cạnh đó, đối với quyết định về phần dân sự trong bản án thì người có thẩm quyền
kháng nghị không có quyền hoãn thi hành án mà chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành
án dân sự hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

Nhận định sai.

Không phải người có quyền kháng nghị là người có quyền hoãn thi hành hoặc tạm đình
chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì đối với quyết định về phần dân
sự trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án thì người có thẩm quyền kháng nghị
không có quyền hoãn thi hành án mà chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự
hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Thêm vào đó, theo khoản 1 Điều 261, thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định đã có hiệu lực của Tòa án chỉ có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét
việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo khoản 2 Điều 261, người đã kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền
quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám
đốc thẩm.
Do vậy, chỉ việc hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới có mục
đích để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chứ việc tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không có mục đích ấy.

6. VKSNDTC có quyền rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng
VKSND cấp cao nếu xét thấy kháng nghị đó là không có căn cứ.
Nhận định sai. 
Vì theo khoản 2 Điều 265 Luật TTHC 2015 thì chỉ có người kháng nghị mới có quyền rút
kháng nghị. Do đó, VKSNDTC không có quyền rút quyết định kháng nghị giám đốc
thẩm của Viện trưởng VKSND cấp cao nếu xét thấy kháng nghị đó là không có căn cứ.

7. Hội đồng Thẩm phán TANDTC có thể giám đốc thẩm những bản án, quyết định
của TAND cấp huyện.
Nhận định đúng.
Mà khoản 5 Điều 266 Luật TTHC năm 2015 có quy định, trường hợp bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính cùng thuộc thẩm quyền giám đốc
thẩm của TANDCC và TANDTC thì TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ
án. 
Do đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC có thể giám đốc thẩm những bản án, quyết định
của TAND cấp huyện nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án
hành chính cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của TANDCC và TANDTC thì
TANDTC

Theo quy định tại khoản 4 Điều 264 Luật TTHC năm 2015 thì trong trường hợp Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 260 của Luật này thì có quyền giao cho
TANDCC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, ở trường hợp này, việc xét xử giám
đốc thẩm bản án, quyết định này thuộc thẩm quyền của cả TANDTC và TANDCC. (nào
cô hỏi thì nói)

8. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không nhất thiết phải có mặt các đương sự.
Nhận định đúng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 267 Luật TTHC năm 2015 thì Tòa án có thể triệu tập các
đương sự khi xét thấy cần thiết, nhưng trong trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa phiên tòa. Bên cạnh đó, Điều 286
Luật TTHC năm 2015 có quy định các quy định về thủ tục tái thẩm được thực hiện như
các quy định về thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không
nhất thiết phải có mặt các đương sự.
9. Toàn thể thành viên Hội đồng thẩm phán TANDTC sẽ xét xử giám đốc thẩm đối với
bản án phúc thẩm của TAND cấp cao nếu việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích
công cộng, lợi ích của nhà nước.

Nhận định sai. Vì giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước
theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 266  thì phiên tòa xét xử của toàn thể
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên
tham gia căn cứ theo khoản 6 Điều 270 Luật TTHC 2015. Như vậy, giải quyết vụ án liên
quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thì chỉ cần có ít nhất 2/3 tổng số thành
viên tham gia và hơn quá bán tổng số thành viên biểu quyết tán thành theo khoản 6 Điều
270 Luật TTHC 2015

10. Nếu nhận định đối tượng khởi kiện VAHC không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án theo thủ tục TTHC, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.

Nhận định sai. 

Theo quy định tại Điều 275 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định
hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án
nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm có một trong các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 143, dẫn chiếu đến điểm h khoản 1 Điều 143 và điểm đ khoản 1
Điều 123 thì khi đối tượng khởi kiện VAHC không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo thủ tục TTHC, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án, quyết định
và đình chỉ việc giải quyết vụ án chứ không xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.

11. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi việc sửa bản án, quyết định bị
kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác.

Nhận định sai.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 276 Luật TTHC năm 2015 thì Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm chỉ có thể ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện được quy định tại điểm a và điểm b
khoản này. 
Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không được ra quyết định sửa một phần hoặc toàn
bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi chỉ có một điều kiện được
đáp ứng là việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, mà còn phải đáp ứng được điều kiện: tài liệu,
chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong
vụ án.
12. Trong trường hợp không xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, người có thẩm quyền chỉ có thể kháng nghị
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm khi có
một trong các căn cứ quy định tại Điều 281 của Luật TTHC và phải có đơn của người
đề nghị.

Sai, để bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm, khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 281 và không cần thiết có đơn
của người đề nghị do trong Luật không quy định.

13. Đương sự chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật. 
Nhận định sai 
Theo khoản 1 Điều 256 Luật TTHC 2015 quy định trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản
án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn
bản với những người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm.
Nhưng trong thủ tục tái thẩm chỉ quy định đương sự đề nghị người có thẩm quyền xem
xét lại vụ án khi phát hiện tình tiết mới của vụ án tại khoản 1 Điều 282 chứ không quy
định về thời hạn đương sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại vụ án.
14. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa
tái thẩm VAHC.
Nhận định đúng.
Theo khoản 2 Điều 267 Luật TTHC 2015, trong phiên tòa giám đốc thẩm, khi xét thấy
cần thiết, Tòa án triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và trong
Điều 286 của Luật này có quy định: “các quy định khác về thẩm quyền, thủ tục tái thẩm
được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Luật này.”
Do vậy mà khoản 2 Điều 267 cũng có thể áp dụng trong phiên tòa tái thẩm tức là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm
VAHC.

Câu 15: Nếu hội đồng xét xử tái thẩm nhận thấy có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án phúc thẩm mà Toà án, đương sự không biết được khi tòa ra bản
án đó thì Hội đồng xét xử tái thẩm sẽ huỷ bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ
thẩm lại. 
Nhận định sai. 
Theo khoản 1 Điều 281 thì phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án,
đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án chỉ được xem là căn cứ
để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chứ không phải là căn cứ để Hội đồng xét xử tái thẩm
hủy bản án. Thêm vào đó, khoản 2 Điều 285 Luật TTHC 2015 quy định Hội đồng tái
thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo
thủ tục do Luật này quy định. Do đó, Hội đồng xét xử tái thẩm không thể huỷ bản án đã
có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại khi nhận thấy có tình tiết mới làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án phúc thẩm mà Toà án, đương sự không biết được khi tòa ra bản
án đó.

Câu 16: Quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa
tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Nhận định sai.
Theo khoản 6 Điều 270 luật TTHC 2015:
“Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 266 của Luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên
tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 266 của Luật này thì phiên tòa
xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai
phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được
quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.”
Như vậy, quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tùy từng trường hợp
mà quyết định bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành.

17. Chỉ có những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
mới có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC.
Nhận định sai.
Không phải người nào có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì có
quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC. Trong Luật TTHC 2015, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm được quy định tại Điều 260; chủ thể có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị
xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC được quy định tại khoản 1
Điều 287. Trong đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội không có
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng vẫn có quyền yêu cầu kiến
nghị đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
 
18. Khi có yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc kiến nghị của Uỷ ban tư
pháp của Quốc hội về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC,
Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải mở phiên họp xem xét lại Quyết định đó.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 287 Luật TTHC 2015 thì khi có yêu cầu của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội thì Chánh án TANDTC có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm
phán TANDTC xem xét lại quyết định đó. Theo khoản 2 Điều 287 thì khi kiến nghị của
Uỷ ban tư pháp của Quốc hội về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC thì Chánh án TANDTC có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán
TANDTC xem xét lại kiến nghị đó. Cả 2 trường hợp đều không phải mở phiên họp xem
xét lại quyết định đó.
19. Hội đồng Thẩm phán TANDTC chỉ nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại
quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC khi ít nhất ba phần tư tổng số thành
viên biểu quyết tán thành.

Nhận định sai

Khoản 4 Điều 291 Luật TTHC năm 2015 quy định:

“Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc
nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”

Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết
định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC với hình thức biểu quyết theo đa số, không phải
hình thức ít nhất ba phần tư tổng số thành viên biểu quyết tán thành. 

20. Trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng, Hội đồng thẩm phán TANDTC có thể hủy quyết định đó để giải
quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Sai khoản 1 điều 296

Nhận định sai

Khoản 1 Điều 296 Luật TTHC năm 2015 có quy định về trường hợp hủy quyết định của
Hội đồng thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng tuy nhiên không đề
cập đến vấn đề giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

(câu này hoang mang Hồ Quỳnh Hương nên trích luận ra cho mn đọc thử nha:((( )
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có), Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội
dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu
lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay
đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:

a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định
hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật;
buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính
trái pháp luật;

d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người
đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;

đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền
ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy
định của Luật cạnh tranh;

e) Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1
Điều này, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm do
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao
có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự
hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong trường
hợp cố ý vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số
thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Bài tập 
Bài 1: Ngày 20/4/2017, ông T thực hiện thủ tục chuyển nhượng 8.029 m ^2 đất cho ông
B thì được cán bộ địa chính xã cho biết diện tích đất trên thuộc phần đất đã được UBND
huyện M ( tỉnh S ) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng số 78 / QSDĐ cho ông L vào
ngày 26/11/1992. Không đồng ý, ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy một phần Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ của UBND huyện M đối với diện tích 8.029
m2 đất thuộc quyền sử dụng của ông. Bản án sơ thẩm số 10/2018/HC-ST ngày 25/5/2018
tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số 78/QSDĐ. Bản án bị Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm,
giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại
Bản án phúc thẩm tuyên không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng VKSND cấp cao
tại thành phố H, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Ngày 15/11/2018, Viện
trưởng VKSNDTC có quyết định kháng nghị với lý do : ông L đã thế chấp toàn bộ diện
tích đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ cho Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh S để vay 300.000.000 đồng,
nhưng Tòa án đã không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng. Anh ( chị ) hãy cho biết:
a. Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục gì? Vì sao?
Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ theo điểm b Điều 255 Luật TTHC quy định một trong các điều kiện để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho
đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích
hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.”. Cụ thể ở tình
huống trên, ông L đã thế chấp toàn bộ diện tích đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số 78/QSDĐ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
chi nhánh tỉnh S để vay 300.000.000 đồng, nhưng Tòa án đã không đưa Ngân hàng vào
tham gia tố tụng là đã vi phạm nghiêm trọng đến thủ tục tố tụng.

b. Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị khi không có đơn đề nghị hay không?
Vì sao?
 Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị khi không có đơn đề nghị. 
Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 260 Luật TTHC 2015 thì “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án khác khi xét thấy cần thiết”. Để kháng nghị theo Điều 260 thì Viện trưởng VKSNDTC
phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 255 của Luật này. Cụ thể, Viện
trưởng VKSNDTC chỉ được kháng nghị nếu có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều
này và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị mà không cần đơn
đề nghị, đó là trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của người thứ ba thì không cần thiết phải có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 2
Điều 255 Luật TTHC 2015.
c. Xác định đối tượng kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
 Đối tượng kháng nghị là Bản án sơ thẩm số 10/2018/HC-ST ngày 25/5/2018. Vì
Bản án sơ thẩm đã không đưa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Ngân
hàng  Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tham gia tố tụng. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 260 Luật TTHC năm 2015 thì Viện trưởng VKSNDTC có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết.
 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban Thẩm phán TANDCC. Khoản 3 Điều
264 Luật TTHC năm 2015 có quy định trường hợp Viện trưởng VKSNDTC kháng
nghị thì quyết định kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
266 thì Ủy ban Thẩm phán TANDCC xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết
định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm. 
d. Nếu kháng nghị là có căn cứ, Hội đồng xét xử sẽ quyết định như thế nào trong trường
hợp trên?
 Theo khoản 1 Điều 274 Luật TTHC 2015 thì khi kháng nghị có căn cứ đầy đủ Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại hoặc có thể ra quyết định sửa
một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo điểm
a khoản 1 Điều 276
Bài 2: Ngày 14/01/2014, UBND thành phố B (tỉnh B) ban hành Quyết định số 164/QĐ-
UBND thu hồi 295,6 m2 đất của ông D. Ngày 15/01/2014, UBND thành phố B ban
Quyết định số 265/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho ông D. Ngày
25/9/2015, Chủ tịch UBND thành phố B ban hành Quyết định số 2252/QĐ-UBND việc
cưỡng chế thu hồi đất. Không đồng ý, ông D có đơn khiếu nại với các Quyết định trên.
Ngày 24/4/2017, ông D nhận được quyết định số 1713/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của
Chủ tịch UBND thành phố B có nội dung không chấn nhận khiếu nại của ông. Ngày
22/4/2018, ông D khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy Quyết định số
1713/QĐ-UBND và được Tòa án thụ lý giải quyết.
a) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án đã ra quyết định số 102/2018/QĐST-HC đình chỉ việc giải quyết vụ án vì cho rằng
thời hiệu khởi kiện của ông D đã hết. Anh(chị) có nhận xét gì về Quyết định trên. Nếu
không đồng ý, ông D có thể thực hiện thủ tục gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình?
Theo khoản 4 Điều 116 Luật TTHC 2015 thì: “Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời
hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.”
Như vậy, nếu như ông D thuộc trường hợp đã quy định theo khoản 4 Điều 116 thì có thể
khởi kiện lại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoặc:
Theo khoản 1 Điều 115 Luật TTHC 2015 quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong trường hợp
không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải
quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không
được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu
nại về quyết định, hành vi đó".
Như vậy, trường hợp của ông D là không đồng ý với quyết định nhưng hết thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật, lúc đó ông D có thể khởi kiện lại quyết định số
102/2018/QĐST-HC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

b) Vụ án tiếp tục được đưa ra xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử sơ thẩm đã ra Bản án
sơ thẩm số 141/2018/HC-ST ngày 15/12/2018 tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông D
(ông D có mặt khi Tòa tuyên án). 6 tháng sau khi tuyên án, theo đơn đề nghị của ông
D, bản án sơ thẩm bị Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H kháng nghị do
phát hiện Thẩm phán giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cố ý kết luận trái pháp luật. Hãy
cho biết Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghi theo thủ tục gì? Vì sao? Xác định cơ
quan có thẩm quyền giải quyết và quyết định của Hội đồng xét xử đối với bản án sơ
thần nêu trên. (TQ đang sửa)

Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghi theo thủ tục tái thẩm được quy định tại khoản 3
điều 281 Luật TTHC năm 2015 với lí do Thẩm phán giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cố ý
kết luận trái pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao sẽ xét
xử tái thẩm bằng bản án của Tòa án cấp tỉnh có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm

Quyết định của Hội đồng xét xử đối với bản án sơ thẩm nêu trên:

Theo khoản 2 Điều 285 Luật TTHC năm 2015 thì Hội đồng xét xử sẽ hủy bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định cụ
thể Hội đồng xét xử sẽ hủy Bản án sơ thẩm số 141/2018/HC-ST do bản án có kết luận trái
pháp luật.

You might also like