You are on page 1of 3

1.

Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính?
Sai. Vì có các trường hợp người khởi kiện không hề bị xâm hại, họ chỉ là đại diện. Khoản 4, điều 54
LTTHC 2015.
2. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét xử sơ thẩm?
Sai. Vì việc kế thừa ở bất kỳ giai đoạn nào. LTTHC 2015.
3. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành chính?
Đúng. Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử, không có HTND thì phiên toà phải hoãn. Điều
162, 232 LTTHC 2015.
4. Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì đây là nguyên tắc của TTHC?
Sai. Tuy là nguyên tắc, nhưng không có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì không cần qua cấp xét xử phúc
thẩm. Điều 11 LTTHC 2015.
5. TA có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án HC.
Đúng/ trong một số trường hợp có thể dùng luật khác, ví dụ luật dân sự (bồi thường ngoài hợp đồng), luật
đất đai (đền bù giải toả). Điều 7 LTTHC 2015.
6. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong 1 vụ án.
Đúng. Vì theo Khoản 3 Điều 61 LTTHC 2015, trong trường hợp này thì miễn là quyền lợi không đối lập
nhau.
7. TAND cấp Tỉnh không có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm.
Đúng. Điều 266 LTTHC 2015 quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ có Tòa án nhân dân cấp cao và
Tòa án nhân dân tối cao và điều 286 LTTHC 2015 chỉ rõ thẩm quyền tái thẩm được thực hiện như Giám
đốc thẩm.
8. Trong vụ án hành chính người khởi kiện có thể không phải là đối tượng áp dụng QĐHC bị khiếu
kiện.
Đúng. Do người Khởi kiện bị ảnh hưởng quyền lợi dù không bị áp dụng QĐHC. Ví dụ: Quyết định đặt
tên doanh nghiệp bị trùng lặp hoặc giấy phép xây dựng lấn không gian xung quanh. Khoản 2 Điều 3
LTTHC 2015.
9. Cán bộ công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khởi kiện tại tòa hành chính.
Sai. Vì chỉ cán bộ công chức nhà nước bị kỷ luật buộc thôi việc, từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở
xuống mới có quyền khởi kiện tại Tòa hành chính, Điều 30 LTTHC 2015.
10. Các vụ án hành chính mà đối tượng áp dụng QĐHC là người chưa thành niên đều phải có luật
sư tham gia.
Sai. Thông qua người đại diện theo pháp luật hay Toà án cử, không bắt buộc là luật sư (người bảo vệ
quyền , lợi ích của đương sự) Khoản 4 Điều 54 LTTHC 2015
11. Người nước ngoài không được là người đại diện tham gia trong vụ án hành chính.
Sai. Theo Khoản 2 Điều 60 LTTHC 2015 về người đại diện không giới hạn người nước ngoài.
12. Quan hệ giữa các chủ thể trong TTHC là quan hệ bất bình đẳng.
Sai. Ngoài quan hệ giữa TA và người bị xét xử còn có quan hệ bình đẳng (giữa các cá nhân về quyền,
nghĩa vụ trong quá trình giải quyết VAHC), Điều 17 LTTHC 2015.
13. TAND cấp Tỉnh không chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về QĐHC, HVHC
của các cơ quan nhà nước cấp Tỉnh trên cùng lãnh thổ.
Đúng. Còn có các trường hợp khác tại điều 32 LTTHC 2015.
14. Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án HC.
Đúng. Theo nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử, Điều 11 LTTHC 2015
15. Đối tượng xét xử của toà hành chính là mọi quyết định hành chính bị coi là trái pháp luật.
Sai. Vì không phải bất kì QĐHC cũng là đối tượng xét xử của toà HC. Ví dụ: các QĐ về điều động, về
khen thưởng. Mặc khác khi QĐHC được đưa ra xét xử có kết luận cuối cùng chưa hẳn là trái pháp luật.
16. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà
nước đều là người khởi kiện.
Sai. Người khởi kiện có thể chỉ là người đại diện theo Khoản 4, điều 54 LTTHC 2015.
Bài tập tình huống
Bài tập 1
Ngày 21/5/2021, Đội quản lý thị trường số 12 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã tạm giữ
5.600 hộp sữa Danlait của công ty TNHH Mạnh Cầm. Ngày 05/6/2021 Chi cục trưởng Chi cục Quản lý
thị trường ra Quyết định số 977/QĐ-QLTT phạt công ty Mạnh Cầm 15 triệu đồng về hành vi vi phạm
nhãn hiệu phụ. Không đồng ý, ngày 10/7/2021 công ty Mạnh Cầm đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy
Quyết định trên. (4 điểm)
1 – Xác định đối tượng khởi kiện, thành phần và tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án (1.5 điểm)
- Đối tượng khởi kiện: Quyết định số 977/QĐ-QLTT
- Thành phần:
+ Người khởi kiện: công ty TNHH Mạnh Cầm
+ Người bị kiện: Chi cục trưởng Đội quản lý thị trường số 12 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà
Nội)
+ Người tiến hành TTHC: Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm ND, Thẩm tra viên, Thư ký TA, Viện trưởng
VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án là TAND cấp Tỉnh ( TAND TP Hà Nội)
2 – Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đại diện công ty Mạnh Cầm bổ sung yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường
phải bồi thường số tiền 1.29 tỷ đồng. Yêu cầu này có được Hội đồng xét xử chấp thuận không? Vì sao? (1
điểm)
3 – Giả sử bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, công ty Mạnh Cầm kháng cáo hợp lệ.
Hãy cho biết:
– Tòa án nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. (0.5 điểm)
– Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và xét xử
không đúng thẩm quyền? (1 điểm)
Bài tập 2
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện TP tỉnh TG ban hành quyết định số 1307/QĐ-UBND về việc xử phạt vi
phạm hành chính với bà H thường trú tại huyện CL tỉnh TG do có hành vi xây dựng nhà trái phép trên địa
bàn huyện TP tỉnh TG. Quyết định xử phạt có nội dung: phạt tiền 4.000.000 đồng và buộc bà H phải tháo
dỡ toàn bộ căn nhà xây dựng trái phép. Không đồng ý với quyết định trên, bà H đã khiếu nại nhưng hết
thời hạn giải quyết khiếu nại vẫn không được giải quyết nên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân. (4 điểm)
1 – Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án và những người tham gia tố tụng trong vụ
án trên?
- Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết là TAND cấp Tỉnh ( TAND tỉnh TG)
- Những người tham gia tố tụng trong vụ án là:
+ Người khởi kiện: Bà H
+ Người bị kiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện TP tỉnh TG
2 – Sau khi được tòa án có thẩm quyền thụ lý người bị kiện đã ra quyết định hủy toàn bộ quyết định xử
phạt bị khiếu kiện để xử lý lại vụ việc theo đúng thủ tục xử phạt. Trong trường hợp này, tòa án cấp sơ
thẩm sẽ xử lý như thế nào?
3 – Giả sử vụ việc trên đã được giải quyết bằng bản án của tòa án cấp sơ thẩm nhưng bị bà H kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà H có yêu cầu xin hoãn phiên tòa để tìm Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Hội đồng xét xử đã ra quyết định tạm hoãn phiên tòa. Anh chị nhận xét gì về cách xử lý
của Hội đồng xét xử phúc thẩm?

You might also like