You are on page 1of 21

Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính


I. Hoãn phiên tòa tại gian đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính
I.1 Định nghĩa

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo
trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Việc hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm
đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Thời hạn hoãn phiên tòa chỉ
trong một khoảng thời gian nhất định được quy định tại khoản 1 điều 163 Luật
TTHC 2015. Phiên tòa phải được tiếp tục trước hoặc sau khi thời hạn kết thúc.

Việc hoãn phiên tòa xét xử được thực hiện trước khi phiên tòa diễn ra.
Về nguyên tắc thì phiên tòa phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi
kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, có những trường hợp vì những lý do khác nhau dẫn
đến phiên toà sơ thẩm không diễn ra theo đúng trình tự nêu trên và có thể bị hoãn
hoặc tạm ngừng.
I.2 Chủ thể có thẩm quyền

Theo quy định của khoản 3 điều 163 Luật TTHC 2015 thì chủ thể ra quyết định
hoãn phiên tòa là Thẩm phán phụ trách vụ án và Chánh án Tòa án trong trường hợp
thẩm phán phụ trách vụ án vắng mặt. Trong thực tiễn xét xử, nếu Chánh án Tòa án
đồng thời là Thẩm phán phụ trách xét xử vụ án hành chính thì chỉ có một chủ thể
có quyền ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, sẽ có
chủ thể khác có thẩm quyền trong trường hợp Chánh án Tòa án ủy quyền cho một
thẩm phán hoặc phó Chánh án ra quyết định.

I.3 Căn cứ phát sinh việc hoãn phiên tòa

Theo quy định của điều 162 Luật TTHC 2015 thì những căn cứ sau đây sẽ dẫn đến
việc hoãn phiên Tòa:

“1. Các trường hợp phải hoãn phiên tòa:

a) Trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 155, khoản 1 Điều 157, khoản 2
Điều 161 của luật TTHC;

b) Thành viên của Hội đồng xét xử,Thư ký phiên tòa,người phiên dịch bị thay đổi
mà không có người thay thế ngay;
c) Trường hợp phải tiến hành giám định lại theo quy định tại Điều 170 của Luật
này

2. Trường hợp hoãn phiên tòa được quy định tại khoản 2 Điều 159 và khoản 2
Điều 160 của Luật này.”

Quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 155 Luật TTHC 2015 nhằm đảm bảo vai trò
của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vì căn cứ theo điểm a
khoản 2 điều 36 Luật TTHC 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký
phiên tòa là những người tiến hành tố tụng về nếu thiếu một trong những thành
phần như trên thì việc xét xử sẽ tạm hoãn theo đúng quy định của pháp luật trừ
phiên tòa theo thủ tục rút gon tại điều 249 Luật TTHC 2015.

Việc hoãn phiên tòa do đương sự, người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự vắng mặt là một quy định có lợi cho đương sự. Trong
nhiều trường hợp, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự vắng mặt do nhiều lý do khách quan và việc hoãn phiên tòa
trong trường hợp này nhằm mục đích đảm bảo quyền được tham gia tố tụng của
đương sự, các bên liên quan trước đối tượng khởi kiện là quyết định, hành vi hành
chính trái pháp luật.

Trong trường hợp vụ án hành chính có đương sự là người nước ngoài hoặc người
bị khuyết tật, gặp khó khăn trong việc giao tiếp thì vụ án đó sẽ có người phiên dịch
giúp bên đương sự không có khả năng giao tiếp hoặc không hiểu tiếng việt đảm
bảo quyền đối thoại trong tố tụng hành chính theo điều 64 Luật TTHC 2015. Vì
vậy, việc hoãn phiên tòa do người phiên dịch, người làm chứng, người giám định
vắng mặt trong vụ án hành chính theo khoản 1 điều 161, khoản 2 điều 159, khoản 2
điều 160 Luật TTHC 2015 là quy định hoàn toàn hợp lý vì nếu người phiên dịch
vắng mặt thì các đương sự không có khả năng giao tiếp sẽ không được thực hiền
quyền đối thoại của mình và hội đồng xét xử sẽ không có đầy đủ lời khai và lời kể
của các đương sự. Bên cạnh đó, người làm chứng và người giám định là thành
phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những chứng cứ và vấn đề trong vụ án
hành chính, góp phần làm sáng tỏ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và các
yêu cầu khác của đương sự trong vụ án. Điều đó dẫn đến vụ án hành chính sẽ
không được xét xử một cách công bằng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên.

I.4 Thời hạn hoãn phiên tòa

Theo quy định Khoản 1 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi bổ
sung 2019 thì thời hạn của việc hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày kể từ
ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa, trừ phiên tòa xét xử vụ án theo
thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn là 15 ngày. Vì vậy, theo quy định này thì thời hạn
hoãn phiên tòa không được quá 30 ngày nhưng trong trường hợp cấp thiết hoặc
tình huống khẩn cấp thì việc gia hạn thêm thời hạn hoãn phiên tòa không được luật
quy định cụ thể. Tuy nhiên nếu những yếu tố khiến cho phiên tòa không thể tiếp
tục thuộc quy định tại điều 141, điều 143 Luật TTHC 2015 thì vụ án hành chính
đang được hoãn sẽ bị ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ theo quy định của
pháp luật.

I.5 Hình thức

Quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính phải được ban hành
bằng văn bản và được ban hành bởi người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3
điều 163 Luật TTHC 2015 và nội dung của quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án
hành chính phải đầy đủ theo quy định của khoản 2 điều này theo biểu mẫu của
Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Bên cạnh đó
quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo tất cả người tham gia tố tụng biết
kể cả có đương sự vắng mặt.

I.6 Hậu quả pháp lý

Việc hoãn phiên tòa được hiểu là việc tạm ngừng xét xử vụ án sơ thẩm hoặc
phúc thẩm trong một thời gian nhất định trong những trường hợp do pháp luật quy
định. Vì vậy, hệ quả pháp lý của việc tạm hoãn phiên tòa là không chấm dứt hoàn
toàn vụ án mà sẽ bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, trong thời gian hoãn phiên tòa xét
xử vụ án hành chính mà xuất hiện những tình tiết khiến cho phiên tòa không thể
tiếp tục được xét xử theo đúng với thời hạn và những tình tiết đó thuộc quy định tại
điều 141 Luật TTHC 2015 thì vụ án hành chính sẽ bị tạm đình chỉ. Nếu thuộc
trường hợp theo điều 143 Luật này thì phiên tòa sẽ bị đình chỉ.

I.7 Đánh giá

Việc hoãn phiên tòa xét xử vụ án hành chính ở giai đoạn xét xử sơ thẩm khá
tương đồng với việc hoãn phiên tòa xét xử vụ án hành chính ở giai đoạn xét xử
phúc thẩm trong một vài trường hợp. Các trường không có sự tham gia đầy đủ của
HĐXX, thư ký phiên tòa hoặc sự vắng mặt đương sự, người kháng cáo, người đại
diện, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người giám định, người phiên
dịch trong vụ án thì đều dẫn tới việc hoãn phiên tòa theo khoản 1 điều 223, khoản
1 điều 225 Luật TTHC 2015. Bên cạnh đó, theo khoản 1 điều 156 Luật TTHC
2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính, sự có mặt hoặc vắng mặt
của Kiểm sát viên không ảnh hưởng tới việc ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy
nhiên, nếu vụ án hành chính được xét xử theo thủ tục phúc thẩm bởi kháng nghị
của Viện kiểm sát thì việc Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa sẽ dẫn đến việc
hoãn phiên tòa theo khoản 1 điều 224 Luật này và quy định này nhằm mục đích
làm cho Viện kiểm sát có trách nhiệm với kháng nghị của mình.

II. Tạm ngưng phiên tòa tại gian đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính
II.1 Định nghĩa

Tạm ngưng phiên tòa là việc Hội đồng xét xử ra quyết định tạm dừng phiên tòa
trong một khoảng thời gian nhất định và thời hạn tạm dừng phải đúng theo quy
định của pháp luật. Việc tạm ngưng phiên tòa có thể do những lý do chủ quan và
khách quan nhằm đảm bảo việc thu thập chứng cứ được đầy đủ, có sự tham gia của
các đương sự và nhằm mục đích vụ án sẽ được xét xử công bằng khi tiếp tục. Tòa
án căn cứ vào những căn cứ pháp lý và từng trường hợp để ra quyết định hoãn
phiên tòa hoặc đình chỉ phiên tòa.

II.2 Chủ thể có thẩm quyền

Căn cứ theo khoản 1 điều 187 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử là chủ thể có
thẩm quyền ra quyết định tạm ngưng phiên tòa xét xử vụ án hành chính. Căn cứ
theo điều 154 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính gồm
có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và tùy theo mỗi trường hợp mà số lượng
thành viên HĐXX khác nhau.
II.3 Căn cứ phát sinh việc tạm ngưng phiên tòa

Quy định về việc tạm ngừng phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được quy
định trong Luật tố tụng hành chính, cụ thể tại Điều 187 luật Tố tụng hành chính
2015 gồm 6 căn cứ chính như sau:
_Thứ nhất, trong trường hợp người tiến hành tố tụng gặp vấn đề về sức khỏe hoặc
sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan dẫn tới việc không thể tiếp tục tiến
hành tố tụng và không có người tiến hành tố tụng thay thế tại phiên tòa. Căn cứ
theo khoản 2 điều 36 Luật TTHC 2015 thì người tiến hành tố tụng bao gồm: Chánh
án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện
trưởng VKSND, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc chỉ có duy nhất một thẩm phán
nếu xét xử theo thủ tục rút gọn tại khoản 1 điều 249. Trong quá trình xét xử, nếu
người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng
phiên tòa không tạm ngưng mà vẫn tiếp tục thì sẽ không đảm bảo được tính khách
quan trong quá trình tố tụng và sai phạm về thủ tục tố tụng.
_Thứ hai, do người tham gia tố tụng gặp vấn đề về tình trạng sức khỏe hoặc do sự
kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể tiếp tục tham gia
phiên tòa thì phiên tòa sẽ bị tạm ngưng. Có thể hiểu người tham gia tố tụng là các
đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Quy định này
đảm bảo quyền được tham gia tố tụng tại phiên tòa của đương sự, nếu phiên tòa
vẫn tiếp tục trong trường hợp này thì các bên đương sự sẽ không bảo đảm được
quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, việc nhân chứng, người giám định,
người phiên dịch tham gia phiên tòa là rất quan trọng vì sẽ góp phần làm sáng tỏ
vụ án, làm rõ các chứng cứ và giúp Thẩm phán về việc ra phán quyết đúng với
pháp luật.
_Thứ ba, cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực
hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại
phiên tòa. Khi phiên tòa đang diễn ra mà HĐXX, người tiến hành tố tụng nhận
thấy tình tiết hoặc thiệt hại nào khác và có thể sẽ thay đổi bản chất của vụ án
nhưng chưa có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ xác thực để lập luận thì Tòa sẽ ra
quyết định tạm ngưng phiên tòa nhằm mục đích bổ sung chứng cứ để đảm bảo việc
xét xử được công bằng và diễn ra đúng pháp luật.
_Thứ tư, Cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại
Điều 111 của Luật. Cụ thể, theo quy định của khoản 1, khoản 2 điều 112 Luật
TTHC 2015 thì Chánh án Tòa án của các cấp Tòa án có thẩm quyền kiến nghị sửa
đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với quyền hạn
theo luật định.
_Thứ năm, các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên
đương sự tự đối thoại. Đây là một quy định đảm bảo quyền được tự do định đoạt
của các đương sự trong tố tụng hành chính. Việc tạm ngưng phiên tòa để các bên
đương sự có thể đối thoại, thống nhất ý chí về cách giải quyết tranh chấp, bồi
thường sẽ giảm đi thời gian tố tụng nếu các bên đương sự đồng ý với hướng giải
quyết của mỗi bên.
_Cuối cùng, việc chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản
4 Điều 185 của Luật này. Cụ thể, Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với
kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung
hoặc giám định lại. Việc tạm ngưng phiên tòa để chờ kết quả giám định nhằm mục
đích làm sáng tỏ chứng cứ, xác thực được sự việc trong vụ án và đảm bảo sự công
bằng trong phán quyết của Tòa án.
II.4 Thời hạn tạm ngừng phiên tòa
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét
xử quyết định tạm ngừng phiên tòa căn cứ theo khoản 2 Điều 187 luật TTHC 2015.

2.5 Hình thức

Căn cứ theo khoản 2 điều 187 của Luật thì chủ thể có quyền ban hành quyết định
tạm ngưng phiên tòa là Hội đồng xét xử và phải được ghi vào biên bản.

2.6 Hậu quả pháp lý

Phiên tòa bị tạm ngừng sẽ được bắt đầu lại từ thời điểm ngừng. Nếu lý do để tạm
ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa. Hết
thời hạn trên, nếu lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục, Hội đồng xét
xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và thông báo bằng văn bản cho
những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục
phiên tòa. Với trường hợp có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem
xét, xử lý văn bản hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khởi kiện, nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết
định tạm ngừng phiên tòa mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người
có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý
nhà nước cấp trên để quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 193 Luật TTHC
2015.

2.7 Đánh giá

So với Luật TTHC 2010 yêu cầu mọi vụ án phải theo nguyên tắc xét xử liên tục thì
ở Luật TTHC 2015 là lần đầu tiên quy định về việc tạm ngừng phiên tòa được quy
định rõ ràng và cụ thể. Quy định mới này nhảm đảm bảo quyền lợi cho người tiến
hành tố tụng, quyền được tham gia vào tố tụng hành chính của các bên đương sự,
người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám
định, người phiên dịch, người làm chứng.

III. Áp dụng quyết định hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

3.1 Thời điểm áp dụng

Hai khái niệm hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa tưởng chừng như là một khái
niệm giống nhau vì thời điểm ban hành đều cùng thời điểm là tại phiên tòa xét xử
vụ án hành chính. Tuy nhiên trong thực tế, căn cứ pháp lý của việc ra quyết định
hoãn phiên tòa và việc tạm ngừng phiên tòa trong giai đoạn xét xử đều được quy
định tại những điều khoản khác nhau trong Luật tố tụng hành chính.

_Trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, việc hoãn phiên tòa thường là
vào thời điểm chưa bắt đầu khai mạc phiên tòa vì theo điều 169 Luật TTHC 2015
quy định về việc khai mạc phiên tòa thì HĐXX, Thư ký phiên tòa phải kiểm tra sự
có mặt của các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng trước khi
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định bắt đầu phiên tòa. Khi xét thấy các vấn
đề thuộc quy định tại điều 161 Luật TTHC 2015 thì HĐXX ra quyết định hoãn
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính. Vì vậy về bản chất thì việc hoãn phiên
tòa xét xử vụ án hành chính không làm chấm dứt hoàn toàn vụ án mà chỉ thay đổi
thời điểm tiến hành xét xử và quyết định hoãn phiên tòa phải được ban hành trước
thời điểm HĐXX quyết định bắt đầu xét xử vụ án. Trong trường hợp quyết định
hoãn phiên tòa được ban hành sau khi phiên tòa bắt đầu thì đây không được xem là
hoãn phiên tòa mà được chuyển thành tạm ngừng xét xử vụ án nếu đủ căn cứ theo
điều 187 Luật TTHC 2015.

_Bên cạnh đó, HĐXX ra quyết định tạm ngừng phiên tòa phải vào thời điểm phiên
tòa đã bắt đầu và đang trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa và căn cứ vào những
quy định tại điều 187 của Luật. Việc quyết định tạm ngừng phiên tòa không chấm
dứt hoàn toàn vụ án và vụ án sẽ được tiếp tục xét xử sau khi việc tạm ngừng kết
thúc.

3.2 Bất cập trong việc áp dụng

_Việc áp dụng biện pháp hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1 điều 157 Luật
TTHC 2015 còn nhiều vướng mắc về phía đương sự. Việc đương sự không tham
gia trong phiên tòa xét xử vụ án hành chính là căn cứ để HĐXX ra quyết định hoãn
phiên tòa theo điểm a khoản 1 điều 162. Phiên tòa bị hoãn kể cả trong trường hợp
đương sự không có đơn xin xét xử vắng mặt và không do sự kiện bất khả kháng,
yếu tố khách quan mà là do nguyên nhân chủ quan từ phía đương sự. Nguyên nhân
này bắt nguồn từ trách nhiệm của đương sự với vụ án, đương sự không muốn tiếp
tục tham gia xét xử, không tham gia đối thoại với và cũng không quan tâm tới kết
luận của phía Tòa án nhưng lại không yêu cầu rút đơn khởi khởi kiện mà mặc kệ
kết quả giải quyết vụ án. Việc HĐXX áp dụng điểm a khoản 1 điều 162 để làm căn
cứ hoãn phiên tòa còn nên xuy xét tới trách nhiệm của đương sự đối với vụ án đó,
nếu đương sự không tham gia tố tụng và vắng mặt tại buổi đối thoại mặc dù hoàn
toàn có đầy đủ khả năng tham gia thì HĐXX nên xem xét đến trách nhiệm và tiếp
tục tiến hành xét xử vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm.

_Bên cạnh đó, về việc tạm ngừng xét xử vụ án hành chính thì điều 187 chỉ quy
định phiên tòa sẽ bị tạm ngừng khi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
gặp các vấn đề khách quan hoặc một số yếu tố chủ quan từ các bên chứ không đề
cập tới các vấn đề, yếu tố bên ngoài tác động vào khiến cho phiên tòa có thể tiếp
tục. Trong trường vụ án đang trong giai đoạn xét xử tại Tòa nhưng do một yếu tố
thiên nhiên, con người tác động tới phiên xét xử khiến cho phiên tòa không thể tiếp
tục và buộc phải trì hoãn nhằm đảm bảo an toàn. Trường hợp này không được quy
định trong luật và không có hướng dẫn áp dụng pháp luật cho trường hợp này
nhưng xét về khái niệm và các yếu tố cấu thành việc hoãn phiên tòa và tạm ngưng
phiên tòa thì việc áp dụng tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp này là hợp lý
nhất.

_Việc hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa không được quy định số lần áp
dụng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong một vụ án hành chính thì HĐXX chỉ
được áp dụng duy nhất một lần để đảm bảo vụ án hành chính không bị kéo dài, làm
lãng phí thời gian, vật chất và tránh bị một bên đương sự dùng làm biện pháp trì
hoãn thủ tục tố tụng nhằm phục vụ mục đích riêng. Ý kiến còn lại cho rằng vì luật
không đề cập tới giới hạn số lần áp dụng, cho nên việc HĐXX có thể áp dụng
nhiều hơn một lần miễn sao đúng với các căn cứ pháp lý trong luật.

3.3 Nhận xét

_Hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa là hai thuật ngữ được dùng trong Bộ luật
tố tụng hành chính 2015. Về tính chất thì hai khái niệm này khác nhau, tuy nhiên
về mặt pháp lý thì giống nhau, nghĩa là đều làm cho việc tố tụng không được thực
hiện trong một thời hạn; và đều được quy định rõ trong Luật tố tụng hành chính
2015.

_So với quy định về việc hoãn phiên tòa tại điều 162 Luật TTHC 2015, quy định
về hoãn phiên tòa tại điều 136 Luật TTHC 2010 yêu cầu sự có mặt của Kiểm sát
viên trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Quy định mới trong Luật
TTHC 2015 không bắt buộc sự có mặt của Kiểm sát viên là sự thiếu sót so với
Luật cũ. Sự có mặt của Kiểm sát viên nhằm đảm bảo vụ án được xét xử đúng với
thủ tục, quy trình và không có sự vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng. Bên
cạnh đó, đây là lần đầu tiên Luật TTHC quy định về việc tạm ngừng phiên tòa
trong quá trình xét xử. Nếu căn cứ theo các quy định của các Luật TTHC trước đó
thì quá trình xét xử phải liên tục, không được đứt quãng vì vậy sẽ gây khó khăn
cho các đương sự, người tiến hành tố tụng nếu gặp phải các vấn đề ngoài ý muốn
dẫn đến việc xét xử không thể tiếp tục tiến hành. Vì vậy, Luật TTHC 2015 quy
định về việc tạm ngừng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là một quy định tiến bộ,
nhằm đảm bảo vụ án có đầy đủ chứng cứ xác thực để Tòa án có một phán quyết
công bằng.

- Việc yêu cầu tuyên bố đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại cấp xét xử sơ

thẩm là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi vì tòa chỉ tuyên bố đình

chỉ giải quyết vụ án hành chính tại cấp xét xử sơ thẩm trong các trường hợp

được quy định tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật TTHC 2015:

“ Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được

thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ

quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc

lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập

của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định

đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

rút đơn yêu cầu độc lập;


d) Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố

tụng khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà

không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo

quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của

họ;

đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ

trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất

khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi

việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút

đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng

ý rút yêu cầu;

g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

h) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã

thụ lý. ”

- Và đương sự đã có quyền rất rõ ràng theo quy định tại Điều 56 của BLTTHC

2015:
“ Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện

Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;

Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một

phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.”

=> Theo quy định tại Điều 55, và Điều 56 của luật này thì đương sự có

quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng tại vụ án hành chính tại

phiên tòa, và tại Điều 56 của luật này cũng quy định quyền và nghĩa vụ của

người khởi kiện ngoài 26 khoản quy định tại Điều 55 thì người khởi kiện

còn có quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần, hoặc rút toàn bộ yêu cầu khởi

kiện trong trường hợp thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Khi tham gia phiên tòa

tại Tòa án đương sự phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như

tuân thủ đúng các quy định, nội quy của phiên tòa. Nếu trong trường hợp

đương sự vi phạm các quy định, nội quy cũng như không biết hoặc bỏ qua

các quyền của mình, thì đương sự sẽ bị mất quyền khi tham gia tố tụng hành

chính. Do vậy để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho mình, đương sự cần

được tư vấn pháp lý liên quan đến pháp luật tố tụng dân sự

- Còn về phía đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ

án hành chính. Và điều này quy định rất rõ ở Khoản 18 Điều 55. Quyền,

nghĩa vụ của đương sự, Luật TTHC 2015.


“ Điều 55. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:

18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án;”

- Về thời điểm trước phiên xét sử thì Thời điểm trước phiên xét xử. Tại buổi

đối thoại do Tòa án tổ chức, nếu đối thoại thành và được lập thành văn bản thì

người khởi kiện rút đơn và Tòa ra quyết định đình chỉ vụ án hành chính.

+ Về trường hợp thời điểm đối thoại không thành do hai bên không thống nhất

được về việc rút đơn khởi kiện hoặc bên bị kiện không thay đổi quyết định,

hành vi hành chính nhưng sau đó bên khởi kiện thay đổi ý định không muốn

kiện tụng nữa và rút đơn khởi kiện thì có được Tòa công nhận và quyết định

đình chỉ sẽ được ban hành do người khởi kiện đã thay đổi ý định và tự nguyện

rút đơn khởi kiện, đó là quyền của đương sự. Dựa vào đó thẩm phán sẽ ra quyết

định đình chỉ vụ án hành chính đối với yêu cầu của người.

Và điều đó đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 140 BLTTHC 2015 và

Khoản 3 Điều 55 BLTTHC 2015.

“ Điều 140. Xử lý kết quả đối thoại

2. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện

thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi
kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi

kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện

vẫn còn. ”

“ Điều 55. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu ”

+ Còn đối với trường hợp mà trước khi diễn ra phiên xét xử thì một quyết định,

hành vi hành chính khác được ban hành nhằm thay thế quyết định, hành vi

hành chính bị khởi kiện thì sẽ chia ra làm ba trường hợp:

Trường hợp thứ nhất nếu mà qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi,

bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành

chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa sẽ lập

biên bản về việc cam kết của đương sự. Nhưng với điều kiện trong 7 ngày thì

người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo

về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi

cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.

=> Nếu không thực hiện cam kết thì vẫn tiến hành xét xử tiếp

Trường hợp thứ hai nếu nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút

đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Nhưng

với điều kiện là trong 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu

các đương sự không có ai phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết
quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự,

Viện kiểm sát cùng cấp.

=> Quyết định trên sẽ có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Trường hợp thứ ba nếu có căn cứ cho rằng nội dung đương sự đã thống nhất và

cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã

hội.

=> Sẽ xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Và những trường hợp trên dựa vào Khoản 3 Điều 140 BLTTHC 2015

“ Điều 140. Xử lý kết quả đối thoại

3. Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay

thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi

kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về

việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản,

người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo

về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi

cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các

đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ

tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.


Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi

kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07

ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có

ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại

thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát

cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung

các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái

pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét

lại theo thủ tục giám đốc thẩm. ”

- Về thời điểm diễn ra phiên xét xử

+ Tại phiên tòa thì người khởi kiện sẽ được rút đơn và Tòa sẽ đình chỉ vụ án

với những điều kiện quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 143 Luật

93/2015/QH13 - Tố tụng hành chính: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần

“ Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được

thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ

quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc
lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập

của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định

đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

rút đơn yêu cầu độc lập;

d) Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố

tụng khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà

không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo

quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của

họ;

đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ

trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất

khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi

việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút

đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng
ý rút yêu cầu;

g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

h) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã

thụ lý.”

Và Tòa sẽ dựa trên những điều kiện này để ra quyết định đình chỉ dựa trên căn

cứ vào Khoản 2 Điều 165 Luật 93/2015/QH13 - Tố tụng hành chính: Trạng

thái: Hết hiệu lực một phần

“ Điều 165. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa

2. Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều

143 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ

án.”

+ Cùng thời điểm diễn ra phiên xét xử, một quyết định, hành vi hành chính

khác được ban hành nhằm thay thế quyết định, hành vi hành chính đang bị kiện

thì vụ án sẽ được Tòa án đình chỉ vì vụ việc sẽ không nằm trong thẩm quyền

của Tòa nên do đó vụ án hành chính sẽ được Tòa ra quyết định đình chỉ căn cứ

vào Khoản 3 Điều 165 Luật 93/2015/QH13 - Tố tụng hành chính: Trạng

thái: Hết hiệu lực một phần

“ Điều 165. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa

3. Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định

hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm
quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội đồng xét xử đình chỉ việc

xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.”

You might also like