You are on page 1of 8

Họ và tên: Mai Quỳnh Anh

MSV: 21064003
Lớp: K66LTMQT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


1. So sánh hòa giải trong tố tụng và hòa giải tại tòa án theo luật hòa giải đối thoại tại
tòa án
a. Định nghĩa
- Hòa giải trong tố tụng dân sự
 Trước tiên, đề cập đến khái niệm của hòa giải trong tố tụng dân sự. Căn cứ vào
khoản 1 điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 : “ Trong thời hạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành
hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được
giải quyết theo thủ tục rút gọn”
 Vậy nên ta có thể hiểu một cách rút gọn rằng hòa giải trong tố tụng dân sự là một
thủ tục do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải
quyết vụ án dân sự, giúp đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của pháp luật, hạn chế việc kéo dài thời gian tố tụng
- Hòa giải tại tòa án
Theo khoản 2 điều 2 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH2014: “ hòa
giải tại tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý
vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ án dân
sự theo quy định của Luật này”
2. So sánh đình chỉ giải quyết vụ án và tạm đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa
và tạm ngừng phiên tòa
1. Quy định hoãn phiên tòa
a. Về căn cứ pháp lý:
Điều 297 BLTTHS 2015 quy định các trường hợp hoãn phiên tòa:
“1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293,
294 và 295 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện
ngay tại phiên tòa
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định
hoãn phiên tòa
3. Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định
b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa
d) Vụ án được đưa ra xét xử
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa
e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa
4. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký
tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết
định hoãn phiên tòa
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng
có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên
tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.”
So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể các căn cứ để hoãn phiên tòa
được trong một điều luật. BLTTHS 2003 không có điều luật nào quy định cụ thể là các
trường hợp phải hoãn phiên tòa mà các trường hợp hoãn phiên tòa được quy định rải rác
trong các điều luật tương ứng. Đây là một hạn chế của BLTTHS 2003 mà BLTTHS 2015
đã khắc phục được.
Đối với phiên tòa phúc thẩm tại Điều 352 BLTTHS 2015 cũng quy định Tòa cấp phúc
thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp sau:
“1. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật
này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện
được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo
quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.”
Đây cũng là một quy định mới được bổ sung so với BLTTHS 2003. Tuy nhiên, theo
chúng tôi tên Điều 297 BLTTHS 2015 nên quy định rõ ràng hơn là “hoãn phiên tòa sơ
thẩm” cho phù hợp với kết cấu của bộ luật, bởi lẽ tại khoản 2 Điều 297 BLTTHS 2015 đã
quy định rõ “Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra
quyết định hoãn phiên tòa” và Điều 352 quy định “hoãn phiên tòa phúc thẩm”.
b. Về thời hạn
Cũng theo quy định của tại Điều 297 BLTTHS 2015 thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm
không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên
tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa
phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng
có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên
tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
c. Về hình thức hoãn phiên tòa.
Việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện bằng một quyết định bằng văn bản, trong quyết
định phải thể hiện đầy đủ các nội dung như ngày tháng năm ra quyết định, họ tên thành
phần những người tiến hành tố tụng, lý do của việc hoãn phiên tòa, thời gian địa điểm mở
lại phiên tòa. Đây là điểm mới của BLTTHS 2015 so với quy định BLTTHS 2003. Quyết
định hoãn phiên tòa phải được các thành viên Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị
án theo quy định tại khoản 2 Điều 299 BLTTHS 2015. Trường hợp hoãn phiên tòa do chủ
tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
d. Thời điểm và thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa
Hoãn phiên toà là việc chuyển thời điểm tiến hành phiên toà hình sự đã định sang thời
điểm khác muộn hơn, nên về nguyên tắc chỉ khi phiên toà được mở thì Toà án mới xác
định được chính xác có căn cứ hoãn hay không, do đó về nguyên tắc quyền hoãn phiên
toà chỉ thuộc về Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 đã dự liệu trường hợp
“trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết
định hoãn phiên tòa”. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp bởi lẽ trên thực tế khi vụ án
đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, đến ngày mở phiên tòa vì lý do sức khỏe hay lý do
nào đó mà chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì phải có người ký quyết định
hoãn phiên tòa. Như đã phân tích ở trên thì về nguyên tắc thẩm quyền hoãn phiên tòa
thuộc về Hội đồng xét xử và thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký
quyết định hoãn phiên tòa. Nếu không có dự liệụ trường hợp chủ tọa vắng mặt hoặc bị
thay đổi thì khi xảy ra trường hợp này Hội đồng xét xử sẽ rất lúng túng, việc thực hiện sẽ
thiếu thống nhất.
Hiện nay trên thực tế có những trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng
trong thời gian chuẩn bị mở phiên tòa có bị cáo hoặc người tham gia tố tụng tại phiên tòa
đã gửi yêu cầu đến tòa xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng tại
phiên tòa được. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng xác định là việc vắng mặt này sẽ phải
hoãn phiên tòa nhưng cũng không thể ra quyết định hoãn phiên tòa ngay được vì pháp
luật không cho phép mà phải chờ đến ngày mở phiên tòa mới ra quyết định hoãn phiên
tòa. Như vậy, trong trường hợp này mặc dù biết trước phiên tòa sẽ phải hoãn nhưng vẫn
phải đợi đến ngày mở phiên tòa mới ra quyết định sẽ gây lãng phí chi phí tố tụng, khó
khăn, đặc biệt là khó khăn với những người tham gia phiên tòa ở xa, điều kiện đi lại khó
khăn… Nên chăng cần có quy định dự liệu trường hợp này trong BLTTHS, và quy định
thẩm quyền cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định hoãn phiên tòa và
thông báo cho những người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng
được biết.
2. Quy định tạm ngừng phiên tòa
Tạm ngừng phiên tòa là thuật ngữ pháp lý đã được sử dụng trong pháp luật tố tụng dân sự
và tố tụng hành chính. Tuy nhiên, trong pháp luật tố tụng hình sự thì đây là quy định mới,
trong BLTTHS 2003 không có quy định này, BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định này cho
phù hợp thực tế xét xử các vụ án hình sự cũng như phù hợp với pháp luật tố tụng dân sự
và pháp luật tố tụng hành chính.
Theo sách Đại Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998,“tạm
ngừng” là từ ghép của hai từ “tạm” và “ngừng”. Tạm là chỉ trong thời gian ngắn và sẽ còn
thay đổi. Ngừng là dừng lại, không tiếp tục hoạt động. Tạm ngừng là không tiếp tục hoạt
động mà phải dừng lại trong thời gian ngắn (2). Như vậy có thể hiểu, tạm ngừng phiên tòa
là phiên tòa không tiếp tục các hoạt động tố tụng trong thời gian ngắn khi có các căn cứ
do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
a. Về căn cứ pháp lý.
Điều 251 BLTTHS 2015 quy định:
“1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện
ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng
phiên tòa;
b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia
phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm
ngừng phiên tòa;
c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.
2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho
những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể
từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử
vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.”
Quy định tạm ngừng phiên tòa một quy định hoàn toàn mới của BLTTHS 2015 so với
BLTTHS 2003, quy định này nhằm khắc phục việc áp dụng quy định hoãn phiên tòa
trong một số trường hợp không cần thiết khi thực hiện theo quy định của BLTTHS 2003.
Ví dụ trường hợp thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa, nếu theo quy định tại khoản 2
Điều 47 BLTTHS 2003 thì “trường hợp phải thay đổi thư ký Tòa án tại phiên tòa, thì Hội
đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa”. Đây là trường hợp hoãn phiên tòa không cần
thiết, việc cử Thư ký Tòa án khác có thể thực hiện nhanh chóng, không ảnh hưởng đến
việc giải quyết vụ án, tuy nhiên do đây là trường hợp phải hoãn phiên tòa nên đã làm cho
việc mở phiên tòa phải lùi lại trong khoảng thời gian không cần thiết, ảnh hưởng hoạt
động tố tụng của tòa án cũng như gây khó khăn, tốn chi phí đi lại cho những người tham
gia tố tụng khác. Trường hợp này theo quy định tại Điều 251 BLTTHS 2015 thì Hội đồng
xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa để cử Thư ký Tòa án khác thay thế, và việc tạm
ngừng này không được quá 5 năm ngày. Với quy định mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết vụ án nhanh chóng, không ảnh hưởng đến quyền,
lợi ích của những người tham gia tố tụng khác.
b. Về thời hạn tạm ngừng phiên tòa hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 251 BLTTHS 2015 thì thời hạn tạm ngừng phiên tòa
không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng
phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử nhanh
chóng, tránh việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của những người tham gia tố tụng. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án
được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa. Như
vậy, khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa thì vụ việc xét xử được tiếp tục, nghĩa là nếu
trước khi tạm ngừng phiên tòa vụ án đang được giải quyết ở giai đoạn nào thì khi hết thời
hạn tạm ngừng phiên tòa, vụ án sẽ tiếp tục được giải quyết ở giai đoạn trước khi tạm
ngừng. Điều nay hoàn toàn khác so với quy định hoãn phiên tòa vì khi đã hoãn phiên tòa
thì khi phiên tòa được mở lại, vụ án được xét xử lại từ đầu. Quy định này là phù hợp, đảm
bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, tránh lặp lại các thủ tục không cần thiết.
c. Hình thức tạm ngừng phiên tòa.
Khoản 2 Điều 251 BLTTHS 2015 quy định tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên
bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Quy định này là hoàn
toàn hợp lý bởi lẽ việc ngừng phiên tòa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau khi hết
thời hạn tạm ngừng vụ án tiếp tục được xét xử và việc xét xử này là sự tiếp nối quá trình
tố tụng của phiên tòa đã mở trước khi tạm ngừng chứ không phải xét xử lại từ đầu. Việc
thông báo tạm ngừng phiên tòa cũng phải nêu rõ lý do và thời điểm phiên tòa được tiếp
tục cho những người tham gia tố tụng biết.
d. Thời điểm và thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Cũng giống như hoãn phiên tòa, về nguyên tắc phiên tòa chỉ tạm ngừng khi đã mở phiên
tòa xét xử nếu có căn cứ theo quy định của BLTTHS. Do vậy, thẩm quyền quyết định tạm
ngừng phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử. Quyết định tạm ngừng phiên tòa được Hội
đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không lập thành văn bản nhưng phải
được ghi vào biên bản phiên tòa.

Tiêu chí Tạm đình chỉ Đình chỉ

Khái niệm Tạm đình chỉ là quyết định tạm Đình chỉ là quyết
ngừng mọi hoạt động tố tụng định chấm dứt mọi hoạt
đối với vụ án. động tố tụng đối với vụ án.

Hậu quả pháp lý Tạm thời chấm dứt hoạt động Chấm dứt hoạt động tố
tố tụng cho đến khi có quyết tụng.
định phục hồi.

Căn cứ áp dụng trong - Khi chưa xác định được bị - Có một trong các căn cứ:
giai đoạn điều tra can hoặc không biết rõ bị can
đang ở đâu nhưng đã hết thời + Trường hợp chỉ khởi tố
hạn điều tra vụ án; theo yêu cầu của người bị
hại nhưng người yêu cầu
- Khi có kết luận giám định tư khởi tố đã rút rút đơn, trừ
pháp xác định bị can bị bệnh trường hợp có căn cứ xác
tâm thần hoặc bệnh hiểm định rút yêu cầu khởi tố trái
nghèo thì có thể tạm đình chỉ với ý muốn của họ do bị ép
điều tra trước khi hết thời hạn buộc, cưỡng bức;
điều tra;
+ Có căn cứ không khởi tố
- Khi trưng cầu giám định, yêu vụ án hình sự tại Điều 157
cầu định giá tài sản, yêu cầu của Bộ luật Hình sự;
nước ngoài tương trợ tư pháp
chưa có kết quả nhưng đã hết + Tự ý nửa chừng chấm
thời hạn điều tra; dứt việc phạm tội, có căn
cứ miễn trách nhiệm hình
- Khi không thể kết thúc điều tra sự…
vì lý do bất khả kháng do thiên
tai, dịch bệnh nhưng đã hết - Đã hết thời hạn điều tra
thời hạn điều tra. vụ án mà không chứng
minh được bị can đã thực
(theo khoản 1 Điều 229 Bộ luật hiện tội phạm.
Tố tụng hình sự)
(theo Điều 230 Bộ luật Tố
tụng hình sự)

Căn cứ áp dụng trong - Khi có kết luận giám định tư - Trường hợp chỉ khởi tố
giai đoạn truy tố pháp xác định bị can bị bệnh theo yêu cầu của người bị
tâm thần hoặc bệnh hiểm hại nhưng người yêu cầu
nghèo; khởi tố đã rút rút đơn, trừ
trường hợp có căn cứ xác
- Khi bị can bỏ trốn mà không định rút yêu cầu khởi tố trái
biết rõ bị can đang ở đâu với ý muốn của họ do bị ép
nhưng đã hết thời hạn quyết buộc, cưỡng bức;
định việc truy tố;
- Vụ án đã được khởi tố,
- Khi trưng cầu giám định, yêu điều tra nhưng quá trình
cầu định giá tài sản, yêu cầu điều tra đã xác định được
nước ngoài tương trợ tư pháp vụ án đó thuộc trường hợp
mà chưa có kết quả nhưng đã không được khởi tố vì có
hết thời hạn quyết định việc một trong các căn cứ sau:
truy tố;
+ Không có sự việc phạm
- Khi không thể tiến hành các tội;
hoạt động tố tụng để quyết định
việc truy tố vì lý do bất khả + Hành vi không cấu thành
kháng do thiên tai, dịch bệnh tội phạm;
nhưng đã hết thời hạn quyết
định việc truy tố. + Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội chưa
(theo Điều 247 Bộ luật Tố tụng đến tuổi chịu trách nhiệm
Hình sự) hình sự;

+ Người mà hành vi phạm


tội của họ đã có bản án
hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu


trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại


xá;

+ Người thực hiện hành vi


nguy hiểm cho xã hội đã
chết, trừ trường hợp cần
tái thẩm đối với người
khác;

- Khi có căn cứ cho rằng


người phạm tội đã tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm
tội.

- Có căn cứ miễn trách


nhiệm hình sự…

(theo Điều 248 Bộ luật Tố


tụng hình sự)

Căn cứ áp dụng trong - Khi có kết luận giám định tư - Người đã yêu cầu khởi tố
giai đoạn chuẩn bị xét pháp xác định bị can bị bệnh rút yêu cầu, trừ trường hợp
xử tâm thần hoặc bệnh hiểm có căn cứ xác định người
nghèo; đã yêu cầu rút yêu cầu
khởi tố trái với ý muốn của
- Khi trưng cầu giám định, yêu họ do bị ép buộc, cưỡng
cầu định giá tài sản, yêu cầu bức;
nước ngoài tương trợ tư pháp
chưa có kết quả nhưng đã hết - Vụ án đã được khởi tố,
thời hạn điều tra; điều tra nhưng quá trình
điều tra đã xác định được
- Không biết rõ bị can, bị cáo vụ án đó thuộc trường hợp
đang ở đâu mà đã hết thời hạn không được khởi tố:
chuẩn bị xét xử;
+ Người thực hiện hành vi
- Chờ kết quả xử lý văn bản nguy hiểm cho xã hội chưa
pháp luật mà Tòa án kiến nghị. đến tuổi chịu trách nhiệm
hình sự;
(theo Điều 281 Bộ luật Tố tụng
Hình sự) + Người mà hành vi phạm
tội của họ đã có bản án
hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu


trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại


xá;

+ Người thực hiện hành vi


nguy hiểm cho xã hội đã
chết, trừ trường hợp cần
tái thẩm đối với người
khác;

+ Tội phạm quy định


tại khoản 1 các điều 134,
135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 của Bộ luật
hình sự mà bị hại hoặc
người đại diện của bị hại
không yêu cầu khởi tố.

(theo Điều 282 Bộ luật Tố


tụng hình sự)

You might also like