You are on page 1of 5

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Thẩm phán phải thực

hiện nhiều hoạt động và ra các quyết định tố tụng khác nhau như: Quyết định áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; trả hồ sơ điều tra bổ sung; tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; gia hạn chuẩn bị xét xử; quyết định đưa vụ án ra xét
xử. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ bàn về một số những vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng biện pháp tạm giam, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
1. Áp dụng biện pháp tạm giam
Biện pháp tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất được
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, trực tiếp tác động đến quyền tự do cá nhân,
danh dự, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân khác.
Tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn: Điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn
tạm giam bị can, bị cáo được quy định theo những căn cứ khác nhau, phụ thuộc vào
từng giai đoạn tố tụng để đảm bảo cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng
quy định pháp luật.

(Hình ảnh minh họa)

Tại khoản 2 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Thời hạn tạm giam để
chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều
277 của Bộ luật này”.
Tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Trong thời hạn 30
ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02
tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các
quyết định: a) Đưa vụ án ra xét xử; b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; c) Tạm
đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiệm trọng và tội
phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tại khoản 3 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án phải mở phiên tòa”.
Tuy nhiên, tại khoản 2, 3 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
“Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét
xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam
đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng
xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”.
Theo quy định nêu trên, thì thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử (tức là không quá 30 ngày, 45 ngày, 02
tháng hoặc 03 tháng tùy thuộc vào từng loại tội phạm) kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ
án cho đến khi ra một trong các quyết định (đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để yêu
cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án).
Vấn đề đặt ra nếu gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án mới có quyết định
đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn tạm giam sẽ không đủ đến ngày mở phiên tòa vì
còn thời hạn 15 ngày hoặc 30 ngày nữa theo quy định tại khoản 3 Điều 277 Bộ luật
Tố tụng hình sự, trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?
Qua thực tiễn xét xử, tôi thấy có một số vướng mắc liên quan đến thẩm quyền
và thời hạn tạm giam bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xin đưa ra ví
dụ cụ thể để cùng các đồng nghiệp trao đổi như sau:

2
(Hình ảnh minh họa)

VD: Ngày 01/6/2018, Tòa án nhận hồ sơ vụ án đối với bị can Nguyễn Đăng K
bị Viện kiểm sát truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình
sự (thuộc tội phạm nghiêm trọng) K đang bị tạm giam. Do thời hạn tạm giam đã hết
và không có căn cứ thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác nên Chánh án Tòa án
đã ra quyết định tạm giam 45 ngày kể từ ngày 01/6/2018 đến ngày 15/7/2018.
Ngày 10/7/2018, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, ngày xét xử là ngày
25/7/2018. Do thời hạn tạm giam đã hết vào ngày 15/7/2018 nhưng đến ngày
25/7/2018 Tòa án mới mở phiên tòa, vậy trường hợp này việc tạm giam đối với K do
Chánh án Tòa án hay Hội đồng xét xử quyết định và thời hạn tạm giam tiếp theo đến
khi nào?
Nếu Chánh án quyết định gia hạn tạm giam thì vi phạm về thời hạn và thẩm
quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu do
Hội đồng xét xử quyết định việc tạm giam thì thời điểm này chưa mở phiên tòa. Mặt
khác, Bộ luật chỉ quy định Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam trong trường hợp “đến
ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết” chứ không quy định trường hợp như
nêu ở trên, đây là một vướng mắc trong thực tiễn cần được tháo gỡ.
2. Biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố
tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường
hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn
chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với bị can đang tại
ngoại, nếu xét thấy không cần áp dụng biện pháp tạm giam thì Thẩm phán có thể
quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong trường hợp này, Thẩm

3
phán triệu tập bị can đến trụ sở Tòa án để giao Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu
bị can làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo
giấy triệu tập của Tòa án. Đồng thời, với việc ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thì
Thẩm phán phải thông báo về việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cho
chính quyền xã, phường, thị trấn đó để quản lý, theo dõi bị can.
Về thời hạn ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, theo quy định tại khoản 4 Điều 123
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá
thời hạn xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vấn đề
vướng mắc, phát sinh: Tại giai đoạn truy tố Viện kiểm sát ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư
trú đối với bị can đến ngày 25/8/2018 nhưng ngày 20/8/2018 Viện kiểm sát chuyển
hồ sơ cho Tòa án để thụ lý. Vậy, thời hạn ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của bị can
tính từ ngày nào? Ngày Tòa án thụ lý 20/8/2018 hay ngày hết lệnh của Viện kiểm
sát đã ra lệnh trước đó là ngày 25/8/2018?
Thực tiễn hiện nay cho thấy, có Thẩm phán ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú tính
từ ngày thụ lý vụ án nhưng cũng có Thẩm phán ra lệnh tính từ ngày hết lệnh của
Viện kiểm sát đã ra trước đó.
Đối với thời hạn tạm giam hiện nay vẫn áp dụng tinh thần hướng dẫn Nghị
quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để
tính thời hạn tạm giam là kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm
giam trước đó và không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1
Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự trừ đi thời hạn bị can bị tạm giam, kể từ ngày thụ
lý vụ án.
Tuy nhiên, đối với Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thì giải quyết thế nào? Có tính
trừ đi thời hạn bị can đã bị áp dụng theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Viện kiểm
sát kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án giống như Lệnh tạm giam hay không? Hay vẫn ra
lệnh kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án? Nếu ra lệnh kể từ ngày thụ lý vụ án thì dẫn đến
hệ lụy là lệnh chồng lệnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, trong thời hạn nhất
định bị can phải áp dụng hai lệnh cùng một lúc.
Hiện nay chưa có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC nên các
Thẩm phán áp dụng không thống nhất, điều này phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi
của bị can, bị cáo, mặc dù bản chất thì bị can, bị cáo vẫn được tại ngoại.
VD: Bị can Lê Văn H phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1
Điều 173 Bộ luật Hình sự đang bị áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Viện
kiểm sát đến ngày 25/8/2018 nhưng ngày 20/8/2018 Viện kiểm sát chuyển hồ sơ
cho Tòa án vào sổ thụ lý. Vậy, thời hạn ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can
H theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự là không quá thời hạn
xét xử, tức là không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng
hình sự. Như vậy, Tòa án thụ lý hồ sơ sẽ ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị
can H kể từ ngày tiếp theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Viện kiểm sát ngày
25/8/2018 hay từ ngày Tòa án thụ lý ngày 20/8/2018?

4
Theo quan điểm của cá nhân tôi, thời hạn ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối
bị can cần tính như thời hạn tạm giam, tức là trừ đi thời hạn bị can đã bị áp dụng
Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Viện kiểm sát kể từ ngày Tòa án thụ lý để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Như ví dụ nêu trên thì Tòa án ra Lệnh cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Văn H là 30 ngày kể từ ngày 20/8/2018 (trừ đi 05
ngày) Viện kiểm sát đã ra lệnh trước đó. Nghĩa là thực hiện theo tinh thần Nghị
quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về
tính thời hạn tạm giam là kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm
giam trước đó và không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1
Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự trừ đi thời hạn bị can bị tạm giam, kể từ ngày thụ
lý vụ án.
Để phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú mà các biểu mẫu ban hành kèm
theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 chưa hướng dẫn đầy đủ.
Vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần sớm có hướng dẫn cụ thể tháo gỡ một số
vướng mắc nêu trên nhằm ứng yêu cầu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự.
Nguyễn Thị Tuyết - Hành chính tư pháp

You might also like