You are on page 1of 2

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 04

Nhận định 1. Bị can có quyền sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội.
Trả lời:
Sai, Căn cứ Điểm I Khoản 2 Điều 60 BLTTHS thì bị can chỉ có quyền Đọc, ghi chép bản
sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài
liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; việc sao
chụp khác với ghi chép bản sao tài liệu vì sao chụp là việc sao chép tài liệu bằng
photocopy, chụp ảnh hay các cách thức tương tự khác, còn ghi chép là việc ghi lại nội
dung tài liệu bằng bút.
Nhận định 2. Người định giá tài sản vẫn có thể tham gia tố tụng khi đồng thời là người
thân thích của đương sự.
Sai, căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 69 BLTTHS thì Người định giá tài sản phải từ chối
tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị
can, bị cáo;
Nhận định 3. Cục trưởng Cục kiểm lâm có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp
khẩn cấp.
Sai, Theo quy định tại khoản 2, Điều 110 BLTTHS 2015 về những người có quyền ra
lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì không có quy định Cục trưởng Cục kiểm
lâm. Do đó, Cục trưởng Cục kiểm lâm không có quyền ra lệnh giữ người trong trường
hợp khẩn cấp.
Nhận định 4. Tòa án có quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác tội danh Viện kiểm sát đã
truy tố.
Đúng, Căn cứ Khoản 2 Điều 298 BLTTHS có quy định Tòa án có thể xét xử bị cáo theo
khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một
tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Nhận định 5. Người đang xem xét kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định
đó.
Sai, Căn cứ Điều 337 BLTTHS quy định Người thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định là người đã ra quyết định chứ không phải người xem xét kháng
nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Câu 3 – Bài tập (3 điểm)


A và B bị khởi tố về tội hiếp dâm trẻ em (C là nạn nhân). Trong quá trình điều tra, phát
hiện bị can A có những biểu hiện bất thường về tâm thần, bị can B là người bình thường
và đủ tuổi chịu TNHS.
Câu hỏi: Cơ quan điều tra sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 447 BLTTHS thì Khi có căn cứ cho A không có năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự (trường hợp này là những
biểu hiện bất thường về tâm thần) cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 449 BLTTHS Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y
tâm thần mà kết quả giám định xác định A mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề
nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát
cùng cấp để xem xét, quyết định và cơ quan điều tra có thể ra quyết định tạm đình chỉ
điều tra trước khi hết thời hạn điều tra theo Điểm b Khoản 1 Điều 229 BLTTHS
Đối với trường hợp của B là người bình thường và dủ tuổi chịu TNHS, căn cứ khoản 1
Điều 179 BLTTHS thì cơ quan điều tra Khi có đủ căn cứ để xác định B đã thực hiện hành
vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị
can đối với B.
Tình tiết bổ sung:
Khi Cơ quan điều tra đang làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố B thì B bỏ trốn và
không xác định được đang ở đâu; A chết trong bệnh viện tâm thần.
Câu hỏi: Nêu hướng giải quyết của Cơ quan điều tra trong trường hợp này?
Căn cứ Khoản 2 Điều 170 BLTTHS, trong truong hợp trên cơ quan điều tra sẽ thực hiện
tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Đối với A, trường hợp A chết rơi vào Khoản 7 Điều 157 BLTTHS về căn cứ không khởi
tố vụ án hình sự. Do đó căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 230 BLTTHS thì cơ quan điều tra
sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra,
Đối với B, căn cứ Khoản 1 Điêu 231 thì Khi B trốn hoặc không biết rõ Bđang ở đâu thì
Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Ngoài ra căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều
229 BLTTHS thì cơ quan điều tra sau khi hết thời hạn điều tra khi chưa xác định được B
hoặc không biết rõ B đang ở đâu thì sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra; Việc ra quyết
định tạm đình chỉ phải được thực hiện sau khi có quyết định truy nã B.

You might also like