You are on page 1of 13

BÀI TẬP THẢO LUẬN

A. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH


1/ Chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn của Luật Hành chính
2/ Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính phải được ban hành hợp pháp.
3/ Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính khi nó chỉ chứa quy phạm pháp luật
hành chính
4/ Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể của Luật Hành chính
5/ Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn là hành vi hợp pháp
6/ Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính thì đương nhiên có thẩm
quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
7/ Mọi Nghị định của Chính phủ đều là nguồn của Luật Hành chính
8/ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chỉ nhằm để xử phạt vi phạm hành chính
9/ Quan hệ pháp luật hành chính luôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
10/ Quan hệ pháp luật hành chính mang tính quyền uy nên không phát sinh tranh chấp.
11/ Nguyên tắc quản lý hành chinh nhà nước phải được cơ quan hành chính nhà nước thừa nhận
12/ Vì được ghi nhận trong Hiến pháp nên nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Đảng lãnh đạo khó
thay đổi.
13/ Việc duy trì và bảo đảm phát triển yếu tố dân chủ trong nguyên tắc tập trung – dân chủ là mục tiêu
của các quan hệ quản lý nhà nước hiện đại.
14/ Việc thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế (tuân theo pháp luật) là cơ sở bảo đảm cho nguyên tắc tập
trung – dân chủ.
15/ Quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ là nguyên tắc quản lý nhà nước không cần sự
thừa nhận pháp lý của nhà nước.
16/ Được gọi là cơ quan hành chính nhà nước vì các cơ quan đó có chức năng hoạt động hành chính
nhà nước (quản lý hành chính nhà nước)
17/ “thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước” là nhiệm vụ nhằm thực hiện vị trí “cơ
quan thực hiện quyền hành pháp” của Chính phủ.
18/ Điều kiện để được bầu trở thành thành viên UBND cấp tỉnh bắt buộc phải là người đứng đầu các cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh.
19/ Các cơ quan hành chính nhà nước vì có chức năng quản lý hành chính nhà nước nên đều có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
20/ Theo pháp luật hiện hành, thành phần UBND các cấp là như nhau
Chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp
1. Tổng cục trưởng thuộc Bộ là chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2. UBND cấp xã là đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính

21/ Công chức là người không có chức vụ


22/ Hợp đồng làm việc là văn bản duy nhất ràng buộc viên chức với đơn vị sự nghiệp
23/ Mọi công chức đều phải thực hiện chế độ tập sự
24/Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền Khởi kiện vụ án hành chính
25/ Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật công chức
26/ Người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì không được dự tuyển viên chức, công chức
27/ Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức luôn là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
28/ Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người
29/ Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức có thể không cần thành lập.
30/ Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý đặc thù áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức.
1
B. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI, GIẢI THÍCH.
3. Một người có thể đồng thời vừa là cán bộ vừa là công chức
4. Viên chức lãnh đạo là người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập
5. Thi tuyển công chức là hình thức tuyển dụng công chức duy nhất
6. Cho thôi việc công chức là một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức vi phạm kỷ luật
7. Khi họp Hội đồng kỷ luật viên chức Phải luôn có mặt đại diện cấp uỷ;……………
8. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì
Người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển;
9. Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là
nghiện ma túy
10. Em rễ có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật đối với chị ruột của vợ;
11. Viên chức chỉ được cử đi đào tạo trong trường hợp đáp ứng nhu cầu xây dựng, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập.
12. Công chức, viên chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân
13. Hình phạt cảnh cáo là tên gọi của một hình thức kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ, công
chức, viên chức vi phạm pháp luật
14. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị áp dụng các hình thức kỷ luật như công chức cấp huyện
15. Thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo là thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với
công chức, viên chức
16. Công chức, viên chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân
17. Người tập sự nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì luôn được hưởng 85% lương bậc 1 của
ngạch tuyển dụng;
18. Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã được xét tuyển và bổ nhiệm;
19. Công chức luôn được miễn trách nhiệm kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp
trên
20. Hợp đồng làm việc là căn cứ duy nhất ràng buộc giữa viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập
21. Viên chức có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.
22. Viên chức có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp
công lập từ 5 năm trở lên
23. Gọi một người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là công chức vì người đó
không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc
24. Việc bổ nhiệm ngạch công chức có thể được thực hiện đồng thời trong trường hợp công chức
chuyển sang ngạch khác tương đương;
25. Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nhiều
hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm;
26. Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không được đăng ký dự
tuyển viên chức
27. Ở những nơi thí điểm không tổ chức HĐND quận thì Chủ tịch UBND quận vẫn là cán bộ
28. Con nuôi của anh hung lực lượng vụ trang không được cộng điểm khi thi tuyển côngchức
29. Hoạt động hành chính cần chủ động, sáng tạo cao vì hoạt động hành chính mang tính chấp hành
– điều hành
30. Chấp hành – điều hành là cách gọi khác của hoạt động hành chính nhà nước
31. Hình thức kỷ luật cách chức có thể áp dụng với mọi công chức vi phạm kỷ luật
2
32. Viên chức là một loại công chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp
33. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một biện pháp áp dụng đối với công chức, viên
chức dựa trên kết qua đánh giá hằng năm
34. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với công chức bị xử lý
kỷ luật
35. Cho thôi việc công chức là một hình thức cho thôi làm nhiệm vụ
36. Trách nhiệm kỷ luật của công chức có thể phát sinh từ vi phạm hành chính bất kỳ của công
chức, viênchức
37. Công chức tự ý bỏ việc có thể không bị xử lý kỷ luật
38. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng là căn cứ để áp dụng các hình thức kỷluật khác
nhau đối với côngchức
39. Tạm đình chỉ công tác chỉ áp dụng trong trường hợp công chức thực hiện vi phạm pháp luật
nghiêm trọng
40. Công chức luôn được miễn trách nhiệm kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp
trên
41. Hợp đồng làm việc là căn cứ duy nhất ràng buộc giữa viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập
42. Thư ký HĐKL công chức, viên chức nhất thiết phải là người thuộc bộ phận tổ chức – nhân sự
của cơ quan, đơn vị
43. Người dự tuyển công chức được xem xét miễn thi môn tin học văn phòng khi có bằng tốt nghiệp
từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên
44. Ông A là Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 1.3.2014 ông A hết nhiệm kỳ (5 năm), nhưng ngày
1.10.2015 là thời điểm ông A đến tuổi nghỉ hưu thì có thể kéo dài nhiệm kỳ đến thời điểm ông A
nghỉ hưu
45. Ông A là chuyên viên thuộc UBND huyện X. A thực hiện 3 hành vi vi phạm kỷ luật và các hành
vi bị xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ nhất: cảnh cáo, hành vi thứ 2: hạ bậc lương, hành
vi thứ 3: giáng chức. Hình thức kỷ luật cuối cùng đối với ông A là: buộc thôi việc
46. CBCCVC có thể được tham gia đình công
47. Công chức, Viên chức được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, được quyền ký hợp đồng
vụ việc, làm thêm bên ngoài
48. Theo pháp luật hiện hành, CBCCVC sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật
49. Việc xét tuyển chỉ áp dụng cho trường hợp người dự tuyển tình nguyện công tác tại vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc ít người
50. Nếu công chức phạm tội ít nghiêm trọng và ăn năn hối cải thì có thể được xem xét không bị xử
lý kỷ luật
51. Chỉ có công dân Việt Nam mới được dự tuyển công chức, viên chức
52. Cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập có thể là viên chức lãnh đạo
53. Chế độ hợp đồng làm việc được áp dụng với cả trường hợp viên chức là người dưới 18 tuổi
54. Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là
nghiện ma túy
55. Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người
56. Viên chức có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.
57. Viên chức có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp
công lập từ 5 năm trở lên
58. Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nhiều
hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm
59. Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không được đăng ký dự
tuyển viên chức
3
60. Gọi một người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là công chức vì người đó
không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc
61. Trách nhiệm kỷ luật của công chức có thể phát sinh từ vi phạm hành chính bất kỳ của công
chức, viên chức
62. Con nuôi của anh hung lực lượng vụ trang không được cộng điểm khi thi tuyển công chứC
63. Một công chức có thể được biệt phái nhiều lần
64. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với công chức bị xử lý
kỷ luật

C. Xác định: cán bộ, công chức, viên chức của các chủ thể sau:
1/ Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại Biểu Quốc Hội
2/ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước
3/ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
4/ Bí thư trung ương Đảng, các Ủy viên Bộ Chính trị
5/ Thẩm phán TAND các cấp, Kiểm Sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp
6/ Hiệu trưởng trường, Trưởng phòng Đào tạo Đại học công lập thuộc Bộ
7/ Chủ tịch UBND các cấp, ủy viên UBND các cấp.
8/ Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nam, Tây nguyên
9/ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp nhà nước
10/ Bác sĩ bệnh viện công lập, Phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên đài truyền hình Việt
Nam.
D. Chọn đáp án đúng nhất (mỗi câu chỉ chọn 1 đáp án)
1/ Viên chức lãnh đạo:
a. Là người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập
b. Là tất cả những người có chức vụ quản lý trong ĐVSNCL
c. Là những người có chức vụ quản lý trong ĐVSNCL nhưng không bao gồm những người được
nêu ở mục a
d. Là một loại công chức làm việc trong ĐVSNCL
2/Chế độ hợp đồng làm việc của VC theo pháp luật hiện hành:
a. Không áp dụng với những người được tuyển dụng trước ngày 1.7.2003
b. Áp dụng chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn cho tất cả trường hợp được tuyển
dụng từ ngày 1.7.2003 đến ngày 1.1.2012
c. Áp dụng cho tất cả đối tượng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
d. Được áp dụng cho cả người được tuyển dụng làm viên chức dười 18 tuổi
3/ Viên chức:
a. Không được chuyển đổi thành công chức trong mọi trường hợp
b. Phải thi tuyển nếu muốn trở thành công chức
c. Có thể xét chuyển làm CC nếu đã có thời gian làm việc tại ĐVSNCL từ 3 năm trở lên
d. Có thể xét chuyển làm CC nếu đã có thời gian làm việc tại ĐVSNCL ít nhất 5 năm
4/ Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi:
a. Bị Toà án tuyên là có tội
b. Có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là nghiện ma tuý
c. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái quy định pháp luật
d. Không đủ thời gian đóng BHXH theo quy định.
5/ Biệt phái:
a. Chỉ áp dụng với công chức
4
b. Không áp dụng với công chức quản lý
c. Không áp dụng với công chức là nữ
d. Có thể áp dụng nhiều lần với 01 công chức
6/ Thi tuyển công chức:
a. Là hình thức tuyển dụng công chức duy nhất
b. Chỉ áp dụng với việc tuyển dụng công chức của cơ quan HCNN
c. Không áp dụng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
d. Có thể áp dụng cho việc tuyển dụng công chức cấp xã

7/ Cho thôi việc công chức:


a. Là một hình thức kỷ luật áp dụng với CC
b. Là hậu quả kéo theo sau khi CC bị xử lý kỷ luật
c. Là một hình thức cho thôi làm nhiệm vụ
d. Không áp dụng với CC đang trong thời gian xem xét nghỉ hưu
8/ Hội đồng kỷ luật CC:
a. Luôn là 5 người
b. Phải luôn có mặt Thủ trưởng cơ quan là Chủ tịch hội đồng
c. Chỉ được họp khi có mặt 3 hoặc 5 người
d. Phải có thành phần bắt buộc dự họp là đại diện BCH Công đoàn
9/ Việc quy định ngạch và mã ngạch công chức thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của:
a. Quốc Hội
b. Uỷ ban Thường vụ QH
c. Chính Phủ
d. Bộ Nội vụ
10/ Việc bảo lưu phụ cấp chức vụ có thể được áp dụng với công chức khi CC:
a. Biệt phái
b. Luân chuyển, điều động
c. Điều động
d. Nghỉ hưu
11/ Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là:
a. Luôn là 5 năm
b. Có thể ít hơn 5 năm nếu CC yêu cầu
c. Có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm
d. Có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 10 năm
12/ Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý không đủ năng lực, uy tín thì có thể:
a. xin từ chức, miễn nhiệm
b. xin thôi việc
c. xin từ chức, miễn nhiệm, thôi việc
d. bị bãi nhiệm
13/ Người nào sau đây có thể thuộc thành phần HĐKL công chức:
a. Vợ của anh trai
b. Em gái của Mẹ
c. Em rễ
d. Con nuôi được pháp luật thừa nhận
14/ Trường hợp nào sau đây được khởi kiện VAHC ra TAND
a. Viên chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng trở xuống bị kỷ luật hình thức BTV
b. Mọi CC, VC khi bị kỷ luật hình thức BTV
5
c. Công chức từ Tổng cục trưởng trở xuống bị kỷ luật hình thức BTV
d. CC trong trường hợp sau khi đã khiếu nại quyết định kỷ luật mà không đồng ý với kết quả giải
quyết khiếu nại
15/ Văn bản pháp luật nào sau đây quy định quyền khởi kiện VAHC của công chức:
a. Luật Cán bộ, công chức
b. Nghị định 34/CP về xử lý kỷ luật công chức
c. Luật Tố tụng hành chính
d. Luật Cán bộ, công chức và Luật Tố tụng hành chính
16/ Thời hạn xử lý kỷ luật đối với anh A là công chức UBND huyện, biết rằng khi phát hiện hành
vi vi phạm kỷ luật của anh A cũng là ngày TA tuyên phạt anh A 6 tháng tù treo:
a. 2 tháng đến 4 tháng
b. 8 tháng đến 10 tháng
c. 2 tháng hoặc 4 tháng
d. 8 tháng hoặc 10 tháng
17/ Trợ cấp thất nghiệp đối với viên chức được áp dụng từ:
a. Ngày Luật Viên chức có hiệu lực: 1.1.2012
b. Ngày Viên chức chuyển từ chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng làm việc: 1.7.2003
c. Ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực: 1.1.2007
d. Ngày Luật Bảo hiểm xã hội quy định: 1.1.2009
18/ Chuyển công tác khác là:
a. Một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức
b. Một hậu quả kéo theo cho mọi trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật
c. Một biện pháp áp dụng với công chức dựa trên kết quả đánh giá hằng năm
d. Một hình thức luân chuyển công chức
19/ Luật Cán bộ, công chức không áp dụng với đối tượng nào sau đây:
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên HĐQT, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Kế toán trưởng trong
các doanh nghiệp NN
b. Người làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân mà kg phải là quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng
c. Giám đốc, Phó giám đốc các Bệnh viện công lập
d. Phó, trưởng phòng các trường Đại học công lập
20/ Bí thư xã đoàn:
a. Là công chức xã
b. Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ
c. Là cán bộ xã
d. Là chủ thể áp dụng pháp luật hành chính

Tình huống: Ngày 10/3/2017, đoàn thanh tra Sở Tài nguyên môi trường phát hiện Công ty trách nhiệm
hữu hạn Th.P thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm
về hành vi vi phạm nêu trên.
21/ Sau khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường, đoàn thanh tra phát hiện
Công ty Th.P còn vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động. Đoàn
thanh tra Sở Tài nguyên môi trường giải quyết như thế nào thì hợp pháp?
a. Hủy quyết định xử phạt về môi trường, chuyển toàn bộ vụ việc về UBND
b. Chỉ chuyển hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động về UBND
c. Chuyển hai hành vi phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động về cơ quan Cảnh sát PCCC và Thanh
tra Sở TNMT để xử lý theo chuyên ngành
6
d. Thanh tra Sở TNMT ra quyết định xử phạt hai hành vi mới phát hiện
22/ Giả sử, trước khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường, đoàn thanh tra
phát hiện thêm hành vi vi phạm phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động của công ty Th. P thì
giải quyết như thế nào?
a. Hủy biên bản về môi trường, chuyển toàn bộ vụ việc về UBND
b.Chỉ chuyển hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động về UBND
c. Chuyển hai hành vi phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động về cơ quan Cảnh sát PCCC và Thanh
tra Sở TNMT để xử lý theo chuyên ngành
d. Thanh tra Sở TNMT ra quyết định xử phạt hai hành vi mới phát hiện
23/ Công ty Th.P bị xử phạt về hành vi xả thải. Hành vi này có khung tiền phạt là: 150 triệu – 180
triệu đồng. Sau khi ra quyết định xử phạt, Công ty Th.P lấy lý do Kế toán trưởng của công ty
đang nghỉ phép nên chưa đủ tiền nộp phạt. Giải pháp có thể áp dụng:
a. Xin hoãn chấp hành quyết định xử phạt
b. Xin nộp phạt nhiều lần
c. Xin giảm số tiền nộp phạt
d. Xin nộp phạt dần hàng tháng
Tình huống: Chị Nguyễn Thị B, là cộng tác viên pháp lý của Văn phòng Luật sư HB, chị B được giao
nhận vụ việc đại diện Doanh nghiệp X trong vụ tranh chấp kiểu dáng võng xếp với doanh nghiệp Y.
Sau khi tiếp nhận vụ việc của doanh nghiệp X, chị B đã liên hệ với doanh nghiệp Y và hứa hẹn sẽ đại
diện cho doanh nghiệp Y trong vụ kiện này. Vì tin vào hứa hẹn của chị B nên cả hai doanh nghiệp X và
Y đều không biết chị B nhận đại diện cho cả hai bên. Theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 29/8/2013 về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì xử phạt từ 5.000.000 đến
10.000.000 đ đối với hành vi “cùng lúc đại diện cho 2 bên tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp”.
Thanh tra Sở Công Thương đã lập biên bản hành vi vi phạm của chị A ngày 20/2/2018.
24/ Thẩm quyền xử phạt chị B là:
a. Giám Đốc Sở Công thương
b. Chủ tịch UBND cấp huyện
c. Chánh Thanh tra Sở Công Thương
d. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
25/ Điều kiện nào thì chị B xem như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nêu trên:
a. Sau 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
b. Sau 09 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
c. Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
d. Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt và không tái phạm
26/ Trong quá trình xác minh vụ việc để ra quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xác định
cách đây 8 tháng, chị B từng có hành vi vi phạm tương tự với doanh nghiệp C và D. Phương án
xử lý:
a. Xử phạt chị B hai hành vi; hành vi thứ hai có thêm tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần
b. Xử phạt chị B hai hành vi; hành vi thứ hai có thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm
c. Chỉ xử phạt chị B hành vi thực hiện sau và có thêm tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần
d. Chỉ xử phạt chị B hành vi thực hiện sau và có thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm
27/ Chị A có quê quán là tỉnh Long An, nơi đăng ký thường trú là Quận 2, bị lập biên bản và ra
quyết định xử phạt tại Văn phòng luật sư quận 5. Chọn câu đúng:
a. Chị A có thể được chuyển QĐXP về Quận 2 và nộp phạt tại KBNN Quận 2.
b. Chị A có thể được chuyển QĐXP về Long An để chấp hành.
c. Chị A phải chấp hành QĐXP tại nơi bị xử phạt và nộp phạt tại KBNN Quận 5
d. Chị A phải chấp hành QĐXP tại KBNN TPHCM (Quận 1)
7
28. …………chỉ áp dụng với cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên và có giấy xác nhận
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế
a. Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
b. Nộp tiền phạt nhiều lần
c. Xin gia hạn nộp tiền phạt
d. Xin chuyển quyết định xử phạt tiền về nơi cư trú
29. Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không chấp hành quyết định xử phạt trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt thì sẽ bị……………………
a. Xử lý hình sự
b. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
c. Thu thêm tiền lãi tương đương lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng
d. Khởi kiện vụ án dân sự để thu hồi khoản tiền xử phạt
30. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm hai loại: thủ tục xử phạt thông thường và
………………
a. Thủ tục xử phạt rút gọn
b. Thủ tục xử phạt tại chỗ
c. Thủ tục xử phạt đơn giản
d. Thủ tục xử phạt ngắn gọn
31. Mọi vi phạm hành chính:
a. Đều phải bị đình chỉ
b. Đều phải bị lập biên bản
c. Đều phải ra quyết định xử phạt
d. Cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời
32. Một người thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt vi phạm hành
chính vì:
a. Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
b. Chưa đủ tuổi
c. Bị mắc bệnh tâm thần
d. Tất cả đều đúng
33. Ngày 15/6/2017, Cơ quan Quản lý thị trường phát hiện một cơ sở kinh doanh nước giải khát
có trưng bày và kinh doanh một số lượng rượu giả. Cơ quan Quản lý thị trường đã tiến hành lập
biên bản vi phạm nêu trên, tổng giá trị tang vật được tìm thấy tại hiện trường là 30 triệu đồng.
Chị cục trưởng Quản lý thị trường đã ra quyết định xử phạt. Sau khi ra quyết định xử phạt, cơ
quan quản lý thị trường phát hiện thêm một lượng rượu giả khác có trị giá khoảng 15 triệu đồng
được cất giấu tại lầu 2 của cơ sở kinh doanh mà lần kiểm tra trước chưa phát hiện. Giải quyết vụ
việc:
a. Lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt thứ hai khi phát hiện thêm số lượng rượu khác trị giá 15
triệu.
b. Lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt thứ hai khi phát hiện thêm số lượng rượu khác trị giá 15
triệu, có thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm.
c. Hủy Quyết định xử phạt đã ban hành, lập lại biên bản vi phạm mới và Chi Cục trưởng ra quyết định
xử phạt mới đối với tổng giá trị tang vật là 45 triệu
d. Hủy Quyết định xử phạt, chuyển vụ việc lên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường xử lý
34. Biên bản vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi:
a. Có chữ ký người vi phạm
b. Có chữ ký người lập biên bản
c. Có chữ ký người chứng kiến
8
d. Có chữ ký người ra quyết định xử phạt
35. Người chưa thành niên vi phạm hành chính:
a. Không bị áp dụng hình thức phạt tiền
b. Không bị tịch thu tang vật, phương tiện
c. Không bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
d. Không được chuyển sang hình thức nhắc nhở nếu không bị xử phạt hình thức cảnh cao
36. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
a. Phải là người có chức vụ
b. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước
c. Chỉ được phạt ngành, lĩnh vực mình trực tiếp quản lý
d. Không bao gồm cơ quan thanh tra hành chính
37. Một người thực hiện vi phạm hành chính sẽ:
a. Bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
b. Bị xử phạt vi phạm hành chính và bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
c. Chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính
d. Chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

E. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH


1. Chủ thể có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm
hành chính do trình độ lạc hậu
2. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều phải dựa trên cơ sở biên bản vi phạm hành
chính
3. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
4. Xử lý vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với người thực hiện vi phạm hành chính;
5. Đối với cá nhân thực hiện một vi phạm hành chính có thể bị áp dụng đồng thời cả hai hình thức
xử phạt cảnh cáo và xử phạt tiền;
6. Cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tiền đều có quyền giải trình với người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính có thể áp dụng độc lập với hình
thức phạt chính
8. Một Hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt tiền đến 2 tỷ đồng;
9. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể áp dụng một cách độc lập;
10. Tổ chức vi phạm hành chính không thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
11. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
12. Anh A thực hiện 2 vi phạm hành chính, hành vi thứ nhất bị phạt tiền 5 triệu đồng và tước giấy
phép hành nghề 8 tháng; hành vi thứ hai bi phạt tiền 4 triệu và tước giấy phép hành nghề 10
tháng. Anh A sẽ bị phạt: 9 triệu, tước giấy phép 18 tháng
13. Không bao giờ được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của người khác.
14. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không thể là công dân 15 tuổi thực hiện vi phạm hành
chính với lỗi cố ý;
15. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng với mọi vi phạm hành chính
16. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch UBND
17. Lập biên bản vi phạm là bước bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính
18. Tình tiết tăng nặng của vi phạm hành chính có thể do Chính phủ quy định khi cần thiết

9
19. Vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá tình thế cấp thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính
20. Một hành vi vi phạm nếu đã là tội phạm sẽ không được xem là vi phạm hành chính
21. Mọi vi phạm hành chính đều phát sinh trách nhiệm hành chính
22. Mọi vi phạm hành chính đều luôn bị xử phạt vi phạm hành chính
23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ được xác định căn cứ vào mức cao nhất của khung
tiền phạt
24. Hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng với mọi trường hợp khó
khăn tài chính
25. Người lập biên bản vi phạm hành chính phải đồng thời là người ra quyết định xử phạt
26. Với một hành vi vi phạm, mức phạt của tổ chức có thể bằng mức phạt của cá nhân
27. Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử phạt như người đã thành niên
28. Cơ quan nào phát hiện vi phạm hành chính thì là chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành vi đó.

F. Bài tập tình huống

Bài 1/ Anh M là Kế toán trưởng của công ty MB – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 100%, thu nhập mỗi tháng của anh M là 80 triệu đồng (thuộc trường hợp phải nộp thuế
thu nhập cá nhân sau khi đã giảm trừ gia cảnh theo pháp luật về quản lý thuế). Sáu tháng đầu
năm 2015 anh M có hành vi kê khai không đúng thông tin thu nhập. Chi cục thuế TPHCM lập
biên bản về hành vi trên. Anh M có 2 tình tiết cần xem xét là: thứ nhất, Anh M đã có hành vi
che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra tử cơ quan thuế; thứ hai, anh M có hoàn cảnh gia
đình khó khăn (anh M đang phải nuôi Bố mẹ già mất khả năng lao động, 2 em trai bị mắc bệnh
tâm thần, hiện bố mẹ anh M đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện điều trị )

1/ Xác định thẩm quyền xử phạt và mức phạt tiền đối với anh M (biết rằng hành vi cung
cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức có mức phạt tiền từ 800.000 – 2.000.000đ)
2/ Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên, Anh M có thuộc trường hợp được giải trình không?
Căn cứ pháp lý?
3/ Hành vi vi phạm của anh M có thuộc trường hợp người có thẩm quyền phải công bố
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không? Căn cứ pháp lý?
4/ Nếu anh A không có tiền nộp phạt, hãy tư vấn cho anh A cách xử lý. Căn cứ pháp lý?
5/ Với vi phạm nêu trên, anh A có thuộc trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính
không? Căn cứ pháp lý?
6/ Nếu công ty MB thuộc thành phần doanh nghiệp nhà nước thì quy chế pháp lý được áp
dụng đối với anh M tương tự cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động? Căn cứ pháp
lý?

Bài 2/ Ngày 30/8/2015, lực lượng chức năng phát hiện ông A xây dựng nhà nhưng không
đúng với giấy phép xây dựng nên đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên,
ngày 5/9/2015, khi lực lượng chức năng đến để xem xét chuẩn bị ra quyết định xử phạt thì phát
hiện nhà ông A đã xây dựng xong. Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a. Trong trường hợp này, thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính được tính như
thế nào?
b. Ngoài bị áp dụng hình thức phạt tiền, ông A còn có thể bị áp dụng thêm hình thức, biện
pháp nào khác không?
10
c. Ngày 20/9/2015, ông A nhận được quyết định xử phạt với số tiền là 20.000.000 động.
Do hoàn cảnh khó khăn nên đến ngày 20/10/2015, ông A mới nộp được 5.000.000 đồng tiền
phạt. Giả sử đến ngày 25/10/2015 ông A mới đi nộp phạt phần còn lại, số tiền còn lại ông A phải
nộp là bao nhiêu?
d. Ông A có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người không nếu có hành vi chống đối lực
lượng thi hành công vụ?
e. Giả sử, trước khi chấp hành quyết định xử phạt, Ông A cho rằng hộ khẩu mình ở tỉnh
khác, nên ông sẽ không nộp phạt ở nơi thực hiện hành vi mà ông sẽ về nơi có đăng ký hộ khẩu
để nộp phạt. Ý kiến ông A đúng hay sai? Vì sao?

Bài 3/ Ngày 10/3/2017, đoàn thanh tra Sở Tài nguyên môi trường phát hiện Công ty trách
nhiệm hữu hạn Th.P thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đoàn thanh tra lập biên
bản vi phạm về hành vi vi phạm nêu trên. Khi người có thẩm quyền lập biên bản, người quản lý
công ty không đồng ý ký tên vào biên bản vì cho rằng hành vi xả thải không vi phạm pháp luật.
Giải quyết và nếu căn cứ pháp lý:
1/ Anh (chị) hãy tư vấn cho người có thẩm quyền cách xử lý tình huống nêu trên để bảo
đảm việc lập biện bản vi phạm hành chính đối với công ty Th.P là hợp pháp (1đ)
2/ Sau khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường, đoàn thanh tra phát
hiện Công ty Th.P còn vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động.
Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên môi trường giải quyết như thế nào thì hợp pháp? (1đ)
3/ Giả sử, trước khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường, đoàn thanh
tra phát hiện thêm hành vi vi phạm phòng cháy, chữa cháy của công ty Th. P thì giải quyết như
thế nào?
4/ Sau khi ra quyết định xử phạt, Công ty Th.P lấy lý do Kế toán trưởng của công ty đang
nghỉ phép nên chưa đủ tiền nộp phạt và đề nghị người có thẩm quyền cho phép hoãn chấp hành
quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền giải quyết thế nào thì hợp pháp? (1đ)
5/ Nếu đã quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà Công ty Th.P vẫn chưa chấp
hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền giải quyết như thế nào? Thời hạn thực hiện
biện pháp đó? (1đ)

Bài 4/ Chị Nguyễn Thị B, là cộng tác viên pháp lý của Văn phòng Luật sư HB, chị B
được giao nhận vụ việc đại diện Doanh nghiệp X trong vụ tranh chấp kiểu dáng võng xếp với
doanh nghiệp Y. Sau khi tiếp nhận vụ việc của doanh nghiệp X, chị B đã liên hệ với doanh
nghiệp Y và hứa hẹn sẽ đại diện cho doanh nghiệp Y trong vụ kiện này. Vì tin vào hứa hẹn của
chị B nên cả hai doanh nghiệp X và Y đều không biết chị B nhận đại diện cho cả hai bên.
a/ Theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 29/8/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đ thì hành vị “cùng lúc
đại diện cho 2 bên tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp”. Xác định mức phạt đối với hành vi
đại diện của chị B. Căn cứ pháp lý?
b/ Xác định thẩm quyền xử phạt chị B. Căn cứ pháp lý?
c/ Với điều kiện nào thì chị B xem như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
nêu trên?
d/ Giả sử, chị B đồng thời là Giảng viên của trường Đại học L thì chị B có bị xử lý kỷ
luật không? Căn cứ pháp lý?

11
Bài 5/ Bà Trần Thị M là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh H. Ngày 1/7/2015, Sở nhận
được giấy báo của cơ quan công an là Bà M đã thực hiện hành vi đánh bạc và đã bị xử phạt vi
phạm hành chính.
1/ Xác định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với bà M? cơ sở pháp lý? Biết rằng bà M
đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi.
2/ Xác định thành phần Hội đồng xử lý kỷ luật bà M.
3/ Trong thời gian chờ xử lý kỷ luật bà M có thể bị tạm đình chỉ công tác không? Vì sao?
Cơ sở pháp lý?
4/ Sau khi biết mình đang bị xem xét xử lý kỷ luật, bà M xin chuyển công tác sang một
cơ quan nhà nước khác. Người có thẩm quyền có đồng ý đề nghị chuyển công tác của bà M
không? Vì sao?

Bài 6/ Anh A là công chức tập sự của UBND huyện M, ngày 10.5.2015, anh A thực hiện
hành vi vi phạm kỷ luật, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hình thức kỷ luật bị áp dụng đối
với anh A là hạ bậc lương. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
1/ Có áp dụng được hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với anh A không? Vì sao?
2/ Xác định thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật anh A?
3/ Việc bị xử lý kỷ luật ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập sự anh A?
4/ Nêu tên hai văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý xử lý kỷ luật anh A trong
trường hợp anh A là bác sĩ của bệnh viện công lập

12

You might also like