You are on page 1of 6

1.

Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát là nguyên tắc quản lý công
chức.
sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức
và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
2. Công chức có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu đáp ứng được những
quy định đặc cách tuyển dụng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng
với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
3. Công chức cấp Trung ương làm việc theo chế độ nhiệm kỳ.
sai.
- NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI LÀ CÔNG CHỨC Số: 06/2010/NĐ-CP năm 2010
Điều 3. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Ở Trung ương:
a) Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn
phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung
ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương;
b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn
phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp
hành Trung ương Đảng;
c) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
- Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng
với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
=> Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.
4. Anh A đang học tiến sĩ luật học tại Mỹ từ năm 2020-2025. Anh A có quyền tham dự kỳ tuyển công
chức của Sở Nội vụ TPHCM năm 2023
sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam
5. Một người chỉ có thể trở thành công chức nếu thực hiện thi tuyển
sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng
ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
6. Chủ tịch Hội đồng trường Đại học công lập là công chức
Sai. LUẬT VIÊN CHỨC Luật số: 58/2010/QH12 năm 2010
- Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật.
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành,
tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công
chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
=> Chủ tịch Hội đồng trường Đại học công lập là viên chức giữ chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp
công lập
7. Công chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng có thể không bị xử lý kỷ luật
Đúng. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải
bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
=> Công chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của đơn vị có thẩm quyền thì sẽ không bị phạt, tuy
nhiên cũng không được hưởng chế độ thôi việc. Ngoài ra công chức còn có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào
tạo và bồi dưỡng lại cho cơ quan theo quy định của pháp luật.
8. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập luôn là công chức
Sai. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bởi Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định:
Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng
với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định mới thì từ ngày 01/7/2020 người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như trường
học, bệnh viện, ... không còn là công chức.
=> Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức
9. Ngạch của cán bộ bao gồm các ngạch A,B,C,D
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
- Điều 34. Phân loại công chức
1.Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công
chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
- Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên;
=> Phân ngạch A, B, C, D chỉ áp dụng cho công chức, không áp dụng cho cán bộ.
10. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc
một ngạch theo quy định của pháp luật.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa
hết thời hạn bổ nhiệm.
11. Giáng chức là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
12. Bãi nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc
chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
13. Biệt phái là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh
lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện
theo yêu cầu nhiệm vụ.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức,
đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
14. Luân chuyển là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan,
tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh
đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu
cầu nhiệm vụ.
15. Từ nhiệm là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết
nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 7. Giải thích từ ngữ
13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm
kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
16. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao là nghĩa vụ của cán bộ,
công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân theo quy định tại Luật Cán bộ Công chức 2008.
Sai. Luật Cán bộ Công chức Luật số: 22/2008/QH12 năm 2008
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
17. Công chức có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cấp trên chỉ khi quyết định đó đúng và hợp lý.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời
báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành
thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi
hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
18. Khi thi hành công vụ, trong tất cả trường hợp cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ
công chức.
Đúng. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự;
giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
19. Thời hạn biệt phái công chức không quá năm năm.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 53. Biệt phái công chức
2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
20. Tất cả các cán bộ đều công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sai. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
21. Công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ sẽ bị cảnh cáo.
Sai. NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Số: 5/VBHN-BNV năm
2023
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng
vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
22. Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là công chức.
Đúng. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI LÀ CÔNG CHỨC Số: 06/2010/NĐ-CP năm 2010
Điều 5. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
thành lập
1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và
người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
23. Bộ trưởng Bộ tài chính có thể là viên chức.
Sai. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI LÀ CÔNG CHỨC Số: 06/2010/NĐ-CP năm 2010
Điều 5. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
thành lập
1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và
người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
24. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở tư pháp là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các
địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: ... Sở Tư pháp.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nên Giám
đốc Sở Tư pháp là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Số: 5/VBHN-BNV năm 2023
Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
=> Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở tư pháp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
25. Không được họp hội đồng kỷ luật trong trường hợp vắng mặt công chức vi phạm
Sai. NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Số: 5/VBHN-BNV năm
2023
Điều 29. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm
1. Chuẩn bị họp
Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải
được gửi tới công chức có hành vi vi phạm. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt nhưng có
giấy đề nghị tổ chức cuộc họp thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành họp.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt ở cuộc họp theo giấy triệu tập lần thứ 2 thì Hội đồng kỷ
luật vẫn tiến hành họp.
26. Biện pháp tạm đình chỉ công tác có thể được người có thẩm quyền áp dụng trong thời gian xem
xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm pháp luật.
Đúng. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời
gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó
khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có
thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ
công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết
thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc
ở vị trí cũ.
27. Công chức bị Tòa án phạt tù mà không hưởng án treo thì đương nhiêu phải cho thôi việc
Đúng. Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng
thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương
nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
28. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải quyết cho công chức nghỉ hưu nếu đang
trong thời gian xem xét kỷ luật công chức.
Đúng. NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Số: 5/VBHN-BNV
năm 2023
Điều 38. Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật
hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ
hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.
29. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm phán, Kiểm sát viên là cán bộ.
Sai. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI LÀ CÔNG CHỨC Số: 06/2010/NĐ-CP năm 2010
- Điều 7. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách
thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm
định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên
trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa
án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
- Điều 8. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn
phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm
việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người
làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
30. Ông N là Chủ tịch tỉnh M, ông N có thể bị áp dụng hình thức buộc thôi việc nếu như có sai phạm
trong vấn đề thi hành công vụ.
Sai
- Luật cán bộ, công chức Số: 25/VBHN-VPQH năm 2019
Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
=> Ông N là cán bộ
- NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Số: 5/VBHN-BNV năm
2023
Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.

You might also like