You are on page 1of 6

Bài tập môn Luật hành chính

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ VIÊN CHỨC

Bộ Môn: Luật Hành Chính


Giảng viên: Mai Thị Lâm
Lớp: Luật Dân Sự 44B2
Nhóm: 1004

Stt Họ và tên MSSV Vai trò


1 Nguyễn Thị Thanh Ngân 195.380101.2164 Nhận định
Nguyễn Phạm Thùy Trang
2 195.380101.2297 Nhận định
(Nhóm trưởng)
3 Trần Thị Thùy Trang 195.380101.2301 Bài tập
4 Bùi Ngọc Thanh Trúc 195.380101.2306 Nhận định
5 Nguyễn Mai Xuân Trúc 195.380101.2397 Nhận định
6 Lê Châu Hoàng Uy 195.380101.2320 Nhận định
7 Châu Yến Vi 195.380101.2328 Bài tập
8 Tô Hoài Vy 195.380101.2343 Nhận định, tổng hợp bài

1
BÀI TẬP 1:
1) Đơn vị sự nghiệp là một loại hình tổ chức dịch vụ công.
Đây là nhận định đúng.
Vì đơn vị sự nghiệp là loại hình tổ chức dịch vụ công được nhà nước lập hoặc cho
phép thành lập nhằm thực hiện chức năng có tổng các dịch vụ sự nghiệp công cho
xã hội. Một số ví dụ minh họa về đơn vị sự nghiệp: Bệnh viện, Trường học, Phòng
công chứng, Trung tâm thể dục thể thao, Viện nghiên cứu, Trung tâm công nghệ
thông tin,…
2) Chỉ các đơn vị sự nghiệp công lập mới thực hiện chức năng cung ứng các
dịch vụ sự nghệp công cho xã hội.
Đây là nhận định đúng.
Vì đơn vị sự nghiệp là loại hình tổ chức dịch vụ công, chỉ có các đơn vị sự nghiệp
công lập mới thực hiện những hoạt động liên quan đến sự nghiệp công cho xã hội.
Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động vì mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của nhà
nước cung ứng dịch vụ cho nhân dân, còn các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thì
mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.
3) Tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều được tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Nhận định trên là sai. Vì: Căn cứ theo Điều 13, 14 của NĐ 141/2016 NĐ-CP,
quy định các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường
xuyên, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên mới tự chủ tài chính.
4) Tính phi nhà nước là đặc trưng nổi bật của các đơn vị sự nghiệp ngoài công
lập.
Nhận định trên là đúng. Vì: Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những tổ chức
sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước
ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân hoặc có vốn đầu tư nước
ngoài. Đó là các trường học tư, bệnh viện tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, bảo
tàng tư... Các đơn vị này được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, việc
tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động chủ yếu dựa trên quan hệ lao động theo quy
định của Bộ luật lao động.
5) Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Nhận định trên là nhận định đúng.

2
Bởi đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân hoặc có vốn đầu tư nước
ngoài. Đó là các trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, bảo tàng tư… Các
đơn vị này được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, việc tuyển dụng,
quản lý, sử dụng lao động chủ yếu dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ
luật lao động. Người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập nhìn chung
không hưởng lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
6) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.
Nhận định trên là nhận định đúng.
Căn cứ khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính
phủ quy định những người là công chức, thì công chức là người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục,
Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; UBND
cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy
thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện.
7) Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt – Pháp là viên chức.
Nhận định trên là nhận định sai. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt –
Pháp không phải là viên chức. Theo Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định: “Viên
chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị
sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”, một trong số những đặc
điểm của viên chức là: viên chức phải là công dân Việt Nam, làm việc trong sự
nghiệp công lập. Bệnh viện quốc tế Việt – Pháp do tập đoàn tư nhân sở hữu, Bệnh
viện tập hợp đội ngũ chuyên gia y tế đa khoa người Việt Nam và nước ngoài. Vì
vậy, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt – Pháp không phải là viên chức vì
Bệnh viện Quốc tế Việt – Pháp không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các bác
sĩ mang quốc tịch nước ngoài không phải là công dân Việt Nam.
8) Nhân sự thuộc bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập
đều là công chức.
Nhận định này là sai. Vì theo khoản 1, Điều 1 Luật định nghĩa lại về công chức
như sau:
“Công chức gồm công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm, được hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước, trong biên chế tại:
a) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

3
b) Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
c) Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.”
Như vậy, theo Luật sửa đổi, công chức không còn bao gồm người được tuyển dụng,
bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
9) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không bao giờ được chấm dứt hợp
đồng làm việc đối với lao động nữ đang trong thời gian có thai.
Nhận định đúng. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được chấm
dứt hợp đồng lao động làm việc đối với lao động nữ đang có thai, căn cứ theo khoản
3, Điều 29 Luật Viên chức 2010:
“Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp
đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết
định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều
này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp
nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36
tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.”
10)Viên chức tự ý bỏ việc có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
Nhận định sai. Vì theo khoản 1, Điều 52 Luật viên chức 2010:
“Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc
hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình
thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.”
Do đó, trong các hình thức kỷ luật không có hình thức hạ bậc lương.
Hiện nay, hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng dựa trên Nghị định 19/2020/NĐ-CP
quy định trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, hình thức
kỷ luật hạ bậc lương được áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có hành vi sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền

4
nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi
phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
BÀI TẬP 2:
1) Cô H có thể được giải quyết thôi việc không? Vì sao?
Căn cứ khoản a, Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP: “Viên chức có đơn tự
nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản”.
Trường hợp đơn xin thôi việc của cô H được Hiệu trưởng trường C chấp nhận thì cô
H mới được giải quyết xin thôi việc. Nhưng cô H “chưa làm việc đủ thời gian cam
kết với đơn vị sự nghiệp công lập được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển” tại
điểm b, khoản 2, Điều 38 NĐ 29/2012/NĐ-CP và Hiệu trưởng trường C cũng không
chấp nhận cho cô H nghỉ việc nên cô H không thể được giải quyết thôi việc. Cô H
phải làm đủ ít nhất 6 năm như trong cam kết với nhà trường thì mới được giải quyết
thôi việc.
2) Giả sử cô H tự ý bỏ việc để tham gia xét tuyển ở trường Đại học T thì Hiệu
trưởng trường Đại học C sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp cô H tự ý bỏ việc dẫn đến vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 2, Điều 4 Nghị
định 27/2012/NĐ-CP; khoản 1, Điều 7 NĐ 101/2017/NĐ-CP) nên sẽ bị xử lý kỷ
luật theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo cho Đại
học C. Tùy vào mức độ vi phạm của cô H mà Hiệu trưởng trường Đại học C có thể
áp dụng những hình thức xử lý kỉ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc
được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 13 của Nghị định này và áp dụng Điều 8
NĐ 101/2017/NĐ-CP để tính khoản đền bù.
3) Trong trường hợp cô H rời khỏi trường Đại học C, cô có phải bồi hoàn kinh
phí hỗ trợ đào tạo cho đơn vị sự nghiệp công lập này không.
Căn cứ khoản 3, Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức quy định cán bộ, công chức, viên chức: “Đã hoàn thành và
được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc
Điều 6 Nghị định này.”
Dựa vào điểm c, khoản 4, Điều 36 quy định về viên chức được cử đi đào tạo trong
nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau: “Viên
chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở
lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại điểm b, khoản 2
Điều này.”
Do đó, cô H phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho trường Đại Học C.
* Cách tính chi phí đền bù:  

5
Cô H du học trong 3 năm (=36 tháng), chi phí nhà trường hỗ trợ hết 50 triệu đồng.
Theo cam kết, cô H phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 72 tháng. Chi phí đào
tạo mà cô H phải đến bù là:
50
S= x 72 = 50 triệu đồng.
72
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù
được tính theo công thức sau:
F
S= x (T1 - T2)
T1
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi
trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các
khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

You might also like