You are on page 1of 1

1) 1.

5 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C
có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy
định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS
2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo em nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên
cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
trong BLDS 2015. Vì theo Đ574 BLDS 2015 thì “Thực hiện công việc không
có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã
tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”. Như vậy, nhà
thầu C không thỏa mãn điều kiện như quy định trên là không có nghĩa vụ thực
hiện công việc và tự nguyện thực hiện vì lợi ích của người có công việc, do
thực chất việc thực hiện công việc của C là do một sự thỏa thuận với một bên
khác ( hợp đồng với B). Nên về mặt pháp lý nhà thầu C không thể xem là
người thực hiện công việc không có ủy quyền theo quy định trên, nhưng theo
thực tiễn xét xử thì tại Quyết định số 23/2003/HĐTP-DS ngày 29-7-2003 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với vụ án san, gạt đất lấn biển
tại Hạ Long, cụ thể sự việc như sau : Công ty Hoàng Long không ký hợp đồng
san gạt đất lấn biển với UBND TP Hạ Long nhưng đã thực hiện việc san gạt
đất này theo yêu cầu của chủ thể khác (theo sự giao phó của Đảng ủy và Ủy
ban nhân dân phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long). Tranh chấp xảy ra và
Tòa án yêu cầu UBND thành phố Hạ Long phải thanh toán những hạng mục đã
thực hiện. Như vậy có thể thấy Tòa án vẫn áp dụng chế định này nếu công việc
được thực hiện theo yêu cầu của người thứ ba hay theo thỏa thuận với người
thứ ba, mặc dù chế định này chỉ xem xét giữa người thực hiện công việc và
người có công việc được thực hiện. Và theo thực tiễn xét xử Pháp thì chế định
này cũng được áp dụng khi người thực hiện công việc tiến hành công việc cho
người có công việc cần thực hiện nhưng theo yêu cầu của người thứ ba. Như
vậy nhà thầu C vẫn có quyền yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ
trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo quy định pháp luật. Theo em hướng xử lý như trên là hợp tình hợp lý vì
xét trong hợp đồng giữa C và B thì C đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình và
bên B thì chưa thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng B lại không đủ khả năng chi
trả, nên C là người cần được bảo vệ quyền lợi trong trường hợp này. Có thể
thấy bên C đã thực hiện xong công việc của mình theo đúng thỏa thuận nhưng
nếu không thể nhận lại cho mình lợi ích tương ứng và bên B,A lại được lợi ích
về mình mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào thì chưa thực sự thỏa đáng cho
bên C. Nên việc xác định chủ đầu tư A phải thực hiện các nghĩa vụ trên cơ sở
các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” là hợp lý
vì thực chất A cũng nhận lợi ích về mình khi C thực hiện công việc nên việc
xác định này còn là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho C.

You might also like