You are on page 1of 3

1.

Thực hiện nghĩa vụ


- Thời điểm, địa điểm thực hiện nghĩa vụ:

+ Góc độ văn bản: theo Điều 277 BLDS 2015

Từ Điều 277 trên có thể thấy địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi có thể tiến hành thực hiện nghĩa vụ, tránh
trường hợp các bên xác định địa điểm không thể tiến hành như địa điểm quân sự,
địa diểm không tồn tại. Điều này cũng phân loại nghĩa vụ có đối tượng là động sản
hay bất động sản,... Bên cạnh việc pháp luật quy định để các bên tự thỏa thuận địa
điểm, nếu không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ đc xác định như
khoản 2 Điều 277, việc này cho thấy bộ luật đã quy định đầy đủ, chặt chẽ các
trường hợp nhằm giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ được dễ dàng, rõ ràng hơn.
Ngoài ra quy định này cũng rất quan trọng vì nó giúp ta xác định được nghĩa vụ đã
được thực hiện chưa.

Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 278 BLDS 2015 thời điểm
do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của luật, phải thực hiện đúng thời hạn
trừ trường hợp Bộ luật này hoặc luạt khác có liên quan việc xác định thời hạn rất
quan trọng, trường hợp, hợp đồng dân sự chỉ đáp ứng được quyền lợi cho các bên
nếu nó được người có nghĩa vụ thực hiện đúng thời hạn. Đồng thời, thời hạn thực
hiện nghĩa vụ còn là mốc thời gian để xác định thời hạn khởi kiện của các bên khi
có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, thông quan thời hạn thực hiện
nghĩa vụ để xem xét hành vi vi phạm và xác định trách nhiệm dân sự đối với người
vi phạm nghĩa vụ, biết được nghĩa vụ có bị chậm thực hiện không, có bị vi phạm
không. Quy định ở khoản 2 và 3 ta thấy rất hợp lý phù hợp với thực tế, tuy nhiên
còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mình mà các bên thỏa thuận thời điểm
thực hiện nghĩa vụ.

+ góc độ thực tiễn xét xử:

+pháp luật nước ngoài

+quan điểm của tác giả

+ cá nhân.

- Thực hiện công việc không có ủy quyền:


+ góc độ văn bản: ở Điều 574 BLDS 2015 có quy định về việc thực hiện
không có ủy quyền, có thể hiểu theo quy đinh của pháp luật thì thực hiện
công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý thực hiện công việc
của người khác, vì lợi ích của người đó mà không dựa trên cơ sở hợp
đồng thực hiện công việc đó. Điều 574 cho thấy phù hợp với thực tiễn xét
xử, cũng cố bảo vệ quyền lợi cho người thực hiện công việc một cách
hợp lý, rõ ràng chi tiết giúp cho việc xác định đối tượng có thể áp dụng
dễ dàng hơn.

+ góc độ thực tiễn xét xử: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến
hành xây dựng một công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà
thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền
của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp đồng với C vì đây là
công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không có nhiều tài sản để
thanh toán cho C).

Theo tình huống này thì C hoàn toàn có thể yêu cầu A thực hiện những nghĩa vụ
trên cở sở của chế định “THCVKCUQ” trong BL 2015. Căn cứ theo Đ 275 và 575
thì A hoàn toàn có thể biết rõ việc C đang thực hiện thay B mà không phản đối,
Đ576 thì A có nghĩa vụ thanh toán cho C.

+ pháp luật nước ngoài:

+ góc độ của tác giả: theo Luật sư Tô Thị Phương Dung “ Nếu hiểu theo
quy định tài Điều 574 trên thì thực tế có thể xuất hiện rất nhiều các
trường hợp được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền. Việc thực
hiện công việc trong những trường hợp đó có thể thực sự vì lợi ích của
chính người có công việc hoặc có thể là hành vi trục lợi của một số cá
nhân. Do đó, để xác định việc thực hiện một công việc có thuộc trường
hợp thực hiện công việc không có ủy quyền hay không thì cần phải xem
xét đến các dấu hiệu cụ thể.”

+ cá nhân: Có thể thấy, bản chất của nghĩa vụ là thực hiện vì lợi ích của
một bên. Như vậy, việc thực hiện công việc không có ủy quyền phù hợp với định
nghĩa về “nghĩa vụ” nêu trên bởi lẽ khi thực hiện thay công việc cho người có công
việc cần thực hiện là đang làm việc vì lợi ích của người đó. Nên có thể nói đây là
căn cứ phát sinh nghĩa vụ (chẳng hạn: nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy
quyền (Điều 575), nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
(Điều 576), Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (Điều 577)).
Như đã phân tích chế định này phù hợp với thực tiễn xét xử, củng cố bảo vệ quyền
lợi cho người thực hiện công việc một cách hợp lý, làm cho rõ ràng và chi tiết giúp
cho việc xác định đối tượng có thể áp dụng chế định dễ dàng hơn.

You might also like