You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 1

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN


1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Căn cứ tại Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc
một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công
việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc
biết mà không phản đối”.
Như vậy, thực hiện công việc không có quyền là thực hiện một công việc với ý
thức giúp đỡ cho bên kia vì lợi ích của bên kia dù các bên không có hợp đồng hay thỏa
thuận trước với nhau và bên thực hiện công việc không có nghĩa vụ luật định phải làm
công việc đó.
Yếu tố quan trọng nhất của thực hiện công việc không có ý quyền chính là ý thức
tự nguyện thực hiện công việc.
1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực
tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ
nghĩa vụ dân sự.
Thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ là vì trong
thực tế có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền, mà BLDS 2015 đã dự
liệu điều này tại:
 Chương XVIII: “Thực hiện công việc không có ủy quyền”;
 Khoản 8 Điều 8: Căn cứ xác lập quyền dân sự là thực hiện công việc không có ủy
quyền;
 Khoản 3 Điều 275: Căn cứ phát sinh nghĩa vụ là thực hiện công việc không có ủy
quyền.
Việc quy định chế định này tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa người thực hiện
công việc và người có công việc được thực hiện; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo
quyền lợi của người thực hiện công việc cũng như đối với người có công việc được thực
hiện.
1.3 Cho biết điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền”.
Căn cứ pháp lý: Điều 574 BLDS 2015 và Điều 594 BLDS 2005.
Điểm nổi bật trong chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” của BLDS
2015 so với BLDS 2005:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: BLDS 2005 quy định chủ thể là người có công
việc được thực hiện chỉ có cá nhân, trong khi BLDS 2015 quy định chủ thể người có
công việc được thực hiện bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Điều này cho thấy BLDS
2015 có sự điều chỉnh về phạm vi chủ thể. 
Thứ hai, về mục đích thực hiện: BLDS 2005 quy định người thực hiện công việc
“hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện”. Nghĩa là người thực hiện
công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, ngoài ra không có
mục đích khác. Nhưng đến với BLDS 2015, Điều 574 quy định người thực hiện công
việc “thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện”. Người
thực hiện vì lợi ích của người có công việc được thực hiện nhưng cũng có thể vì mục đích
khác, tuy nhiên không được làm trái với lợi ích của người có công việc được thực hiện và
các chủ thể khác liên quan.
Như vậy, cụm từ “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” ở
Điều 594 BLDS 2005 đã tạo ra sự cứng nhắc về mặt câu chữ khi bắt buộc người thực
hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc cần thực hiện. Trong thực
tiễn xét xử, sự cứng nhắc này sẽ không đảm bảo được sự công bằng giữa người thực hiện
công việc và người có công việc phải thực hiện. Do đó, Điều 574 BLDS 2015 điều chỉnh
quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền, đã khắc phục được nhược điểm của
Điều 594 BLDS 2005 bằng cách bỏ đi cụm từ “hoàn toàn”.
1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
Bộ luật Dân sự 2015? Phân tích từng điều kiện.
Thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
Trong thực tế, có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền tạo nên sự ràng
buộc pháp lý giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện, nâng
cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của người thực hiện công việc, căn cứ tại
Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015.
Theo BLDS 2015, việc thực hiện công việc không có ủy quyền thỏa mãn các điều
kiện nhất định sau:
Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền là người không có nghĩa
vụ thực hiện công việc đó. Một người có thể thực hiện công việc vì lợi ích của người
khác. Nếu giữa hai bên có một hợp đồng ủy quyền thì nghĩa vụ của họ xuất phát từ hợp
đồng. Nhưng trong trường hợp giữa họ không có hợp đồng ủy quyền nào, người thực
hiện công việc không có nghĩa vụ phải làm nhưng đã thực hiện công việc một cách tự
nguyện, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc. Việc làm này tự nguyện trên tinh
thần tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ
không có mối quan hệ pháp lý nào về công việc được thực hiện trước đó.
Thứ hai, người thực hiện công việc phải có chủ ý, tự nguyện khi thực hiện công
việc. Người có hành vi tự nguyện thực hiện công việc của người khác được coi là thực
hiện công việc không có ủy quyền trước khi tiến hành công việc, người thực hiện công
việc không có ủy quyền tự ý thức rằng nếu không có ai thực hiện công việc này thì người
có công việc bị thiệt hại một số lợi ích vật chất nhất định. Lợi ích này có thể là những lợi
ích mà người có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ giảm đáng
kể. Người thực hiện công việc không có ủy quyền xem đó là bổn phận của mình và phải
thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc.
Thứ ba, việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện của
người thực hiện công việc. Dù không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng người thực
hiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện công việc của người khác như công việc
của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân. Người thực hiện công việc không có
ủy quyền thực hiện công việc đó dựa trên tinh thần tự nguyện mà không có bất kỳ sự ép
buộc hay cưỡng chế nào. Người thực hiện nhận thức được hành vi thực hiện công việc
của mình và trong điều kiện, khả năng thực hiện công việc một cách độc lập nhằm đem
lại lợi ích cho người có công việc.
Thứ tư, người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang
thực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc
đó. Đây là điều kiện được suy ra từ Điều 574 BLDS 2015, thể hiện tính tuyệt đối trong
quy định. Người thực hiện công việc không có ủy quyền thực hiện công việc dựa trên
tinh thần tự nguyện, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện mà không có sự
thỏa thuận giữa các bên. Do đó, đa phần các công việc được thực hiện không có ủy quyền
thì người có công việc được thực hiện không thể biết hoặc biết mà không phản đối việc
thực hiện công việc. Nếu trong quá trình thực hiện có sự phản đối từ bên có công việc
được thực hiện thì công việc đó buộc phải chấm dứt và không được xem là thực hiện
công việc không có ủy quyền.
Cuối cùng, việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Một người tự nguyện thực hiện công việc
của người khác coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ người có công việc.
Mục đích và nội dung của việc thực hiện công việc là không trái pháp luật và xâm phạm
đạo đức xã hội.
1.5 Quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” của một hệ thống pháp luật
nước ngoài.
Theo pháp luật Pháp:
Điều 1301-1: “Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công
việc với tất cả sự chu đáo của một người có hiểu biết hợp lý; phải tiếp tục thực hiện công
việc cho đến khi người có công việc được thực hiện hoặc người thừa kế của người này có
thể tự thực hiện công việc. Tùy hoàn cảnh, tòa án có thể giảm bớt khoản bồi hoàn mà
người có công việc được thực hiện phải chịu, căn cứ vào lỗi hoặc sơ suất của người thực
hiện công việc không có ủy quyền”.
Điều 1301-2: “Người có công việc được thực hiện một cách hữu ích phải thực
hiện các nghĩa vụ đã được giao kết vì lợi ích của mình bởi người thực hiện công việc
không có ủy quyền. Người có công việc được thực hiện phải hoàn trả cho người thực
hiện công việc không có ủy quyền các chi phí đã được thực hiện vì lợi ích của mình và
bồi thường cho người đó các thiệt hại đã gánh chịu do việc thực hiện công việc. Các
khoản tiền được người thực hiện công việc không có ủy quyền ứng trước được tính lãi kể
từ ngày thanh toán”. 
Điều 1301-3: “Sự phê chuẩn của người có công việc được thực hiện đối với công
việc được thực hiện không có ủy quyền, có giá trị như ủy quyền”. 
Điều 1301-4: “Trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền có lợi
ích cá nhân khi thực hiện công việc cho người khác thì cũng không loại trừ việc áp dụng
các quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền. Trong trường hợp này, trách
nhiệm đối với nghĩa vụ được giao kết, chi phí và thiệt hại được phân bổ theo tỷ lệ lợi ích
của mỗi người trong công việc chung”. 
1.6 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình nhà thầu C có thể yêu
cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định
“thực hiện công việc không có ý quyền” trong Bộ luật dân sự 2015 không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một
người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó
vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà
không phản đối”.
Trong trường hợp trên, ban quản lý dự án B đã tự ý ký kết hợp đồng với nhà thầu
C mà không có sự ủy quyền của chủ đầu tư A và chủ đầu tư A cũng không biết về việc
này nên có thể kết luận trong trường hợp trên, B đã thực hiện công việc không có ủy
quyền và người có công việc được thực hiện là A.
Xét hai trường hợp:
Thứ nhất, khi nhà thầu C chưa hoàn thành công việc, chủ đầu tư A biết và phản
đối. Trong trường hợp này không thỏa mãn các quy định về thực hiện công việc không có
ủy quyền nên C không thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, khi nhà thầu C đã hoàn thành công việc mà chủ đầu tư A vẫn không biết
về việc ký kết hợp đồng giữa B và C. Khi đó, C có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ
thanh toán dựa trên quy định tại Điều 576 BLDS 2015 về nghĩa vụ thanh toán của người
có công việc được thực hiện.

You might also like