You are on page 1of 35

Vấn đề 1.

Tóm tắt bản án số 94/2021/DS-PT

Nguyên đơn: Phạm Thị Kim V

Bị đơn: ông Phạm Văn H và bà Nguyễn Thị Đ

Hình thức, lí do ra tòa: Vợ chồng bị đơn là ông H và bà Đ vay vốn và có thế chấp
tài sản là căn nhà và đây còn là căn nhà thờ hương quả, thờ cúng ông bà tổ tiên. Do
vợ chồng bị đơn không thanh toán nên bị yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu
hồi nợ. Nguyên đơn V đã trả thay cho vợ chồng bị đơn cả gốc và lãi. Sau đó bị đơn
đã không thanh toán tiền trả lại cho chị V nên chị V đã yêu cầu tòa án giải quyết.

Quyết định của Tòa án: Toà án theo hướng nguyên đơn thực hiện công việc
không có uỷ quyền tại Điều 594 Bộ luật dân sự (viết tắt là BLDS) năm 2005 (tương
ứng Điều 574 BLDS 2015) và buộc các bị đơn trả cho nguyên đơn cả gốc và lãi đối
với số tiền chậm trả, thời điểm tính lãi từ lúc nguyên đơn yêu cầu cho đến ngày xét
xử sơ thẩm.

1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Điều 574 BLDS 2015 quy định:


“Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực
hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Căn cứ theo đó ta có thể hiểu rằng:
 Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người đã tự nguyện thực
hiện công việc vì lợi ích của người kia mặc dù công việc được thực hiện không
là nghĩa vụ do luật quy định hoặc là thỏa thuận giữa người thực hiện công việc
với người có công việc được thực hiện.
 Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối
việc người kia thực hiện công việc của mình.

1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

 Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra
dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
 Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một mối quan hệ pháp luật, được sự thừa
nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp luật.
 Theo khoản 3 Điều 275 BLDS 2015 quy định cụ thể căn cứ phát sinh nghĩa vụ
là thực hiện công việc không có ủy quyền. Thực hiện công việc không có ủy
quyền là sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận
là có giá trị pháp lý và đảm bảo thực hiện thông qua quy định tại Điều 575,
Điều 576 BLDS 2015 về nghĩa vụ của người thực hiện công việc và người có
công việc được thực hiện, đảm bảo quyền lợi, nâng cao trách nhiệm của hai
bên.

1.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền”.

BLDS 2005 BLDS 2015

Khoản 4 Điều 595 BLHS 2005 Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015
quy định: “Trong trường hợp quy định: “Trường hợp người có
người có công việc được thực công việc được thực hiện chết,
hiện chết thì người thực hiện nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn
công việc không có ủy quyền tại, nếu là pháp nhân thì người
phải tiếp tục thực hiện công việc thực hiện công việc không có ủy
cho đến khi người thừa kế hoặc quyền phải tiếp tục thực hiện công
Chủ thể người đại diện của người có công việc cho đến khi người thừa kế
việc được thực hiện đã tiếp hoặc người đại diện của người có
nhận.” công việc được thực hiện đã tiếp
nhận.”

→ BLDS 2005 chỉ quy định chủ → BLDS 2015 quy định ngoài cá
thể của thực hiện công việc nhân thì chủ thể thực hiện công
không có ủy quyền là cá nhân. việc không có ủy quyền bao gồm
cả pháp nhân.
⇒ Phạm vi mở rộng hơn so với
BLDS 2005 và cũng cho thấy sự
linh hoạt của chế định này trong
việc giải quyết các vấn đề về thực
hiện công việc không có ủy quyền
trong mối quan hệ giữa các chủ
thể.

Khoản 3 Điều 595 BLHS 2005 Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015
quy định: “Người thực hiện công quy định: “Người thực hiện công
việc không có ủy quyền phải báo việc không có ủy quyền phải báo
cho người có công việc được cho người có công việc được thực
thực hiện về quá trình, kết quả hiện về quá trình, kết quả thực
thực hiện công việc nếu có yêu hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ
cầu, trừ trường hợp người có trường hợp người có công việc đã
công việc đã biết hoặc người biết hoặc người thực hiện công
thực hiện công việc không có ủy việc không có ủy quyền không
quyền không biết nơi cư trú của biết nơi cư trú hoặc trụ sở của
người đó.” người đó.”
→ Chỉ quy định về nơi cư trú của → Vì chủ thể của luật dân sự
cá nhân. ngoài cá nhân thì còn có pháp
nhân nên luật quy định thêm trụ
sở, tức nơi đặt cơ quan của pháp
nhân là hoàn toàn hợp lý.

Điều 594 BLDS 2005 quy định: Điều 574 BLDS 2015 quy định:
“Thực hiện công việc không có “Thực hiện công việc không có ủy
ủy quyền là việc một người quyền là việc một người không có
không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thực hiện công việc
công việc nhưng đã tự nguyện nhưng đã tự nguyện thực hiện
thực hiện công việc đó, hoàn công việc đó vì lợi ích của người
toàn vì lợi ích của người có có công việc được thực hiện khi
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết
người này không biết hoặc biết mà không phản đối”
Mục đích mà không phản đối.” → Điểm khác biệt với BLDS
thực hiện → Điều 594 quy định mục đích 2005 là Điều 574 BLDS 2015 chỉ
công việc của việc thực hiện công việc quy định “vì lợi ích của người có
không có không có ủy quyền phải “hoàn công việc được thực hiện.” mà bỏ
ủy quyền toàn vì lợi ích của người có công đi từ “hoàn toàn”.
việc được thực hiện.”
⇒ Vì xuất phát từ thực tiễn, khó
⇒ Có thể hiểu là người thực hiện để chứng minh được người thực
công việc không có ủy quyền chỉ hiện công việc không có ủy quyền
nhằm mục đích đáp ứng lợi ích là hoàn toàn vì lợi ích của người
của người có công việc được khác. Do đó, thay đổi trên là hoàn
thực hiện và không vì mục đích toàn hợp lý.
nào khác.
⇒ Cách quy định này nhằm cân
bằng lợi ích giữa các bên chủ thể.
⇒ Cách quy định này có phần
cứng nhắc và không đảm bảo sự
công bằng về lợi ích của người
thực hiện công việc không có ủy
quyền.

Khoản 4 Điều 598 BLDS 2015 Khoản 4 Điều 578 BLDS 2015
Chấm dứt quy định: “Người thực hiện công quy định: “Người thực hiện công
thực hiện việc không có ủy quyền chết.” việc không có ủy quyền chết, nếu
công việc là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại,
không có nếu là pháp nhân.”
ủy quyền
→ Một trong những trường hợp → Vì chủ thể bao gồm cả cá nhân
chấm dứt thực hiện công việc và pháp nhân nên đối với pháp
không có ủy quyền là cá nhân nhân thì phải chấm dứt tồn tại.
thực hiện công việc không có ủy => Sự bổ sung này hoàn toàn hợp
quyền đó chết. lý.

1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
Điều 574 BLDS 2015 là:
 Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa
thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có
ủy quyền.
 Việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.
 Người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang thực
hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công
việc đó.

1.5. Trong bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc
không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?

Trong bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có
ủy quyền” có thuyết phục. Vì:

- Nguyên đơn Phạm Thị Kim V thực hiện công việc không có ủy quyền, tự nguyện
trả nợ thay cho các bị đơn vì lợi ích của các bị đơn (trả được số tiền nợ cả gốc lẫn
lãi) khi bị đơn biết nhưng không phản đối. Do đó đủ điều kiện để áp dụng quy định
về “thực hiện công việc không có ủy quyền”.

- CSPL: điều 574 BLDS 2015

1.6. Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết
phục không? Vì sao?

Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục. Vì:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 576 BLDS 2015: “Người có công việc được thực
hiện phải tiếp nhận công việc... và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực
hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, ...”, tức là sau
khi nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho các bị đơn thì các bị đơn phải
thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền mà nguyên đơn đã trả thay.
- Nguyên đơn tự nguyện trả nợ thay cho các bị đơn, không phải giao dịch vay tài sản
nên các bị đơn chỉ có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà nguyên đơn đã bỏ
ra mà không phát sinh lãi (điều 574 BLDS 2015). Tuy nhiên khi nguyên đơn có yêu
cầu các bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền mà các bị đơn không thực hiện hoặc
chậm thực hiện hay khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mà nguyên đơn
khởi kiện thì phát sinh lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (điều 357 BLDS
2015) nên các bị đơn có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 2 Điều
468 BLDS 2015.

- Do đó, thời gian tính lãi các bị đơn phải trả lãi cho nguyên đơn kể từ ngày nguyên
đơn yêu cầu (trước ngày khởi kiện 06 tháng, là ngày 28/01/2020) cho đến ngày xét
xử sơ thẩm (ngày 13/05/2021) là có căn cứ và phù hợp theo quy định tại khoản 1
Điều 357 BLDS 2015.

Vấn đề 2:

Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/03/2018 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội về “Tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng nhà và quyền sử dụng đất”

Nguyên đơn: cụ Ngô Quang Bảng

Bị đơn: bà Mai Hương

Nội dung: Ngày 20/10/1982, ông Ngô Quang Phục đã chuyển nhượng thửa đất số
49, Tờ bản đồ số 13 (nay là thửa 137, Tờ bản đồ số P9) tại số 49A phố Trần Hưng
Đạo, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng (nay là phường Quảng Yên, thị xã
Quảng Yên), tỉnh Quảng Ninh cho cụ Ngô Quang Bảng. Năm 1991, cụ Bảng
chuyển nhượng căn nhà cấp bốn hai gian cùng thửa đất đó cho vợ chồng bà Mai
Hương với giá 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà Hương chỉ mới trả cho cụ
4.000.000đ, còn nợ 1.000.000 đồng tương đương 1/5 giá trị thửa đất chưa thanh
toán. Cụ Bảng nhiều lần yêu cầu bà Hương nhưng bà Hương không trả. Năm 1996,
bà Hương đã chuyển nhượng lại toàn bộ nhà, đất trên cho vợ chồng ông Hoàng Văn
Chinh, bà Phạm Thị Sáu nhưng vẫn không trả tiền cho cụ.

Quyết định tại Bản án dân sự sơ thẩm: Buộc bà Mai Hương phải trả cho cụ Ngô
Quang Bảng tổng số tiền 2.710.000 đồng, trong đó: Tiền nợ gốc là 1.000.000 đồng,
tiền lãi là 1.710.000 đồng

Quyết định tại Bản án dân sự phúc thẩm: giữ nguyên bản án cấp sơ thẩm
Thủ tục Giám đốc thẩm: sửa bản án phúc thẩm, buộc bà Mai Hương phải trả cho
cụ Bảng số tiền bằng 1/5 giá trị quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng theo định
giá của Toà án cấp sơ thẩm.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ Luật tố
tụng dân sự 2015 để huỷ bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì?

- Thông tư 01/ TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải
thanh toán như sau:

1- Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền
lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi,
tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:

a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-
1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời
điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản
tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là
"giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo
đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về
tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.

Ví dụ: Tháng 1-1995 xảy ra việc tham ô khoản tiền 1 triệu đồng. Nếu tháng 10-
1996 xét xử sơ thẩm và giá gạo trong thời gian này đã tăng quá 20%, thì Toà án
phải quy đổi 1 triệu đồng ra gạo theo giá gạo vào tháng 1-1995. Giả định giá gạo
vào tháng 1-1995 là 2.000 đồng/kg, thì số lượng gạo được quy đổi là 500 kg (1
triệu đồng): 2000 đồng/kg = 500 kg). Giả định giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm
vào tháng 10-1996 là 4.000 đồng/kg, thì trong phần quyết định của bản án, Toà án
buộc người bị kết án về tội tham ô phải bồi thường số tiền là 2 triệu đồng (500 kg x
4000 đồng/ kg = 2 triệu đồng), phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng
(5% x 2 triệu đồng) = 100.000 đồng).

b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc
tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây
thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không
tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền
đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có
nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời
gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ
luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ví dụ: Tháng 2 năm 1996, anh A vay của chị B 2.000.000 đồng không có lãi, với
thời hạn vay là một tháng. Đến ngày 20-3-1996 là hạn phải trả nợ, nhưng anh A
không trả được cho chị B. Do đòi nhiều lần không được nên vào tháng 8-1996 chị B
khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc anh A trả số tiền đã vay và phải trả tiền lãi cho bị B
theo quy định của pháp luật.

Trong vụ kiện này, toà án phải xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của anh
A là ngày 20-3-1996. Giả sử, ngày 20-11-1996 toà án mở phiên toà xét xử sơ thẩm
vụ kiện đòi nợ này và trong khoảng thời gian từ 20-3-1996 đến ngày 20-11-1996
giá gạo không tăng hoặc tuy có tăng nhưng ở dưới mức 20%, thì toà án không quy
đổi số tiền đó ra gạo như hướng dẫn ở điểm a, mà buộc anh A trả cho chị B số tiền
nợ gốc là

2.000.000 đồng và khoản lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự.
Khoản lãi anh A phải trả cho chị B được tính như sau:

- Khoảng thời gian phải trả lãi tính từ ngày 20-3-1996 đến ngày 20-11-1996 là 8
tháng.

- Mức lãi phải trả là mức lãi suất nợ quá hạn của loại vay trung hạn (vì thời gian
phải trả lãi quá 6 tháng) tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Theo quy định tại Quyết định
số 266-QĐ/NH1 ngày 27-9-1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì
mức lãi suất đó là 2,025%/tháng (1,35% x 150% = 2,025%/tháng).

- Tổng số tiền lãi mà anh A phải trả chị B trong thời gian 8 tháng là 324.000 đồng
(2,025%/tháng x 8 tháng x 2.000.000 đồng = 324.000 đồng).

Như vậy Toà án quyết định buộc anh A trả cho chị B số tiền là 2.324.000 đồng
(2.000.000 đồng + 324.000 đồng = 2.324.000 đồng) và chịu án phí theo quy định
của pháp luật.

2- Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử tòa án chỉ
quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1
nói trên.

3- Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các
khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà
nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp tòa án đều không phải quy
đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải
thanh toán số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao
dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà
nước quy định.

Ví dụ: Tháng 1-1996, A vay Ngân hàng 1.000.000 đồng với thời hạn vay là 6 tháng
và với mức lãi suất là 1,75%/tháng theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28-12-
1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khi hết hạn hợp đồng A không trả tiền
vay và tiền lãi cho Ngân hàng. Khi xét xử sơ thẩm vào tháng 10-1996 toà án quyết
định A phải trả cho Ngân hàng 1.000.000 đồng nợ gốc cùng với các khoản tiền lãi
của số tiền đã vay, bao gồm tiền lãi theo hợp đồng vay là 105.000 đồng (1.000.000
đồng x 1,75%/tháng x 6 tháng = 105.000 đồng) và tiền lãi do nợ quá hạn từ tháng
7-1996 đến tháng 10-1996 là 105.000 đồng (1.000.000 đồng x 1,75% x 150% x 4
tháng = 105.000 đồng). Toà án buộc A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo tổng
số các khoản tiền phải thanh toán tại thời điểm xét xử sơ thẩm bao gồm 1.000.000
đồng tiền vay, 105.000 đồng tiền lãi theo hợp đồng và 105.000 đồng tiền lãi nợ quá
hạn từ tháng 7-1996 đến tháng 10-1996. Trong trường hợp cụ thể này, án phí dân
sự sơ thẩm là 60.5000 đồng (5% x 1.000.000 đồng + 105.000 đồng + 105.000 đồng
= 60.500 đồng).

4- Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ở
ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được
bảo đảm thông qua việc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọi trường hợp
toà án đều không phải quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả số
tiền nợ gốc chưa trả cùng với số tiền lãi chưa trả.

Trong việc tính tiền lãi cần phân biệt các trường hợp như sau:

- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 1-7-1996 thì chỉ tính số tiền
lãi chưa trả theo quy định của Bộ luật dân sự; đối với khoản tiền lãi đã trả thì
không phải giải quyết lại.

- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết từ ngày 1-7-1996 trở đi thì việc tính lãi
phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự, số tiền lãi đã trả cũng phải được
giải quyết lại, nếu mức lãi suất mà các bên thoả thuận cao hơn mức lãi suất được
quy định tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì lãi suất được tính như sau:

a) Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Ngoài nguyên tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, các bên có thể thoả thuận về
việc nhận lãi vào nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Tuy nhiên, để tránh
tình trạng bên cho vay có thể lợi dụng thoả thuận này để thu lợi trái pháp luật, thì
toà án chỉ chấp nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với loại vay có kỳ hạn
giữa các bên ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng tại thời điểm đến hạn trả nợ mà
người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Các trường hợp khác
đều phải tính theo lãi suất nợ quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật
dân sự.

b) Nếu mức lãi suất do các bên thỏa thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do
Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà
án áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150%
mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng.

Ví dụ: A vay của B 10.000.000 đồng vào ngày 30-12-1995 với thời hạn vay là 6
tháng và với lãi suất là 4%/tháng. Hàng tháng A đã phải trả lãi cho B. Tháng 7-
1996 A ngừng trả lãi cho B. Do đòi nhiều lần không được, nên tháng 11-1996 B
khởi kiện yêu cầu toà án buộc bên A phải trả cả nợ gốc và lãi cho B. Khi giải quyết
vụ kiện này, toà án buộc A trả cho B tiền nợ gốc là 10.000.000 đồng và tiền lãi theo
cách tính như sau:

- Thời điểm A vay B là tháng 12-1995. Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28-
12-1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như
vậy toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 2,55%/tháng (1,7%
+ 1,7% x 50% = 2,55%/tháng).

- Số tiền lãi A đã trả B trước tháng 7-1996 toà án không xem xét đến nữa.

- Toà án buộc A trả B khoản tiền lãi từ tháng 7-1996 đến hết ngày xét xử sơ thẩm
(giả sử là đầu tháng 2-1997) là 7 tháng. Như vậy số tiền lãi mà A còn phải trả B là
1.785.000 đồng (2,55% x 7 tháng x 10.000.000 đồng = 1.785.000 đồng).

c) Nếu mức lãi suất không vượt quá 50% mức lãi suất cao nhất của loại vay tương
ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay, thì toà án buộc bên vay
phải trả lãi theo đúng mức lãi suất mà hai bên đã thoả thuận tại thời điểm này.

d) Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhưng
không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết
kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại
thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 473 Bộ luật dân sự.

5- Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lai suất chỉ được
chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không phân
biệt như các trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất
do Ngân hàng Nhà nước quy định.

II- TRƯỜNG HỢP ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN LÀ HIỆN VẬT

1- Trong các trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật, thì khi giải
quyết vụ án cần phải xem xét và xác định người có nghĩa vụ có thể thực hiện được
nghĩa vụ giao vật hay không, người có quyền có chấp nhận tiếp nhận hiện vật hay
không, để tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo các hướng sau đây:

a) Nếu có đủ điều kiện buộc người có nghĩa vụ về tài sản thực hiện nghĩa vụ giao
vật, thì toà án ra quyết định buộc người đó phải giao hiện vật theo quy định tại
Điều 294 Bộ luật dân sự và trong bản án, quyết định phải ghi rõ tình trạng, số
lượng, chất lượng, chủng loại... của hiện vật phải giao để việc thi hành án được rõ
ràng, thuận lợi. Tuy nhiên, toà án vẫn phải xác định giá trị của hiện vật đó theo giá
thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm để tính án phí.

Ví dụ: A cho B mượn chiếc xe đạp mini Nhật còn mới nguyên, B làm mất chiếc xe
đạp này, nên A khởi kiện yêu cầu toà án buộc B phải trả lại chiếc xe đạp đó. Khi xét
xử sơ thẩm toà án buộc B phải trả cho A chiếc xe đạp mini Nhật mới nguyên. Nếu
giá chiếc xe đạp mini Nhật còn mới nguyên trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ
thẩm là 2.500.000 đồng (5% x 2.500.000 đồng = 125.000 đồng).

b) Nếu bên có nghĩa vụ không thể có hiện vật để thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì toà
án quyết định buộc họ phải thanh toán giá trị của hiện vật theo giá thị trường tại
thời điểm xét xử sơ thẩm và bồi thường thiệt hại.

2- Theo quy định tại khoản 2 Điều 310, Điều 311 và khoản 1 Điều 313 Bộ luật dân
sự thì người chậm thực hiện nghĩa vụ giao vật, không thực hiện nghĩa vụ giao vật
phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền.Thiệt hại trong trường hợp không
giao hiện vật, chậm thực hiện nghĩa vụ giao vật, là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm
sút. Để tính thiệt hại cụ thể, có thể tính theo mức thu nhập thực tế bị mất, bị giảm
sút cụ thể do bên bị thiệt hại chứng minh, nếu không xác định được thiệt hại cụ thể,
thì tính bằng mức thu nhập bình quân (sau khi đã trừ các khoản chi phí) của 5
tháng liền kề (nếu chưa đủ 5 tháng thì tính bằng mức thu nhập bình quân của các
tháng đó), trước thời điểm phát sinh nghĩa vụ giao vật.

Ví dụ: Theo hợp đồng A mua của B một máy xẻ gỗ và thời điểm giao nhận hàng là
ngày 1-9-1996. Do đã mua máy mới nên cuối tháng 8-1996 A bán máy cũ của mình.
Đến thời hạn theo hợp đồng B không giao máy cho A làm A không có máy để sản
xuất. Cuối tháng 12-1996 A kiện B ra toà án đòi B phải trả máy xẻ gỗ và bồi
thường thiệt hại. Giả định có căn cứ xác định được thu nhập của A trong tháng 4-
1996 là 1.200.000 đồng, tháng 5-1996 là 1.700.000 đồng, tháng 6-1996 là
1.000.000 đồng, tháng 7-1996 là 1.800.000 đồng, tháng 8-1996 là 1.300.000 đồng,
thì thu nhập bình quân hàng tháng của A là 1.400.000 đồng. Như vậy, nếu tháng 1-
1997 xử sơ thẩm và chấp nhận yêu cầu của A thì toà án buộc B phải trả máy cho A
(trong trường hợp B không trả được máy thì phải trả số tiền bằng giá trị của máy
xẻ gỗ đó tại thời điểm xét xử sơ thẩm) và bồi thường thiệt hại cho a tiền thu nhập
thực tế bị mất của 4 tháng (từ tháng 9-1996 đến tháng 1-1997 là 5.600.000 đồng
(1.400.000 đồng x 4 tháng = 5.600.000 đồng).

Đối với thiệt hại loại này thì toà án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường đến
thời điểm người có quyền có đơn khởi kiện ra Toà án.”

- Tài sản qua trung gian là gạo vì căn cứ theo điểm a,b mục 1 Chương 1 Thông tư
01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối
cao - Bộ Tư pháp - Bộ tài chính thì từ giá gạo ta có thể quy đổi thành tiền
Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân
của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và
yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là
137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 18.000đ/kg)

2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

 Đối với nghĩa vụ là tiền hoàn trả cụ thể là tiền bà Cô thế chân cho ông Quới
sẽ được giải quyết như sau:
 Ngày 15/11/1973 ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà
Cô 50.000đ. Việc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1/7/1996 và
trong thời gian từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm
giá gạo tăng trên 20% - cụ thể tăng 31% , thì Tòa án sẽ quy đổi các khoản
tiền thế chân của bà Cô ra giá gạo tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ, rồi tính
số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc
bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán.
 Số lượng gạo được quy đổi là : 50.000đ:137đ/kg = 365 kg
 Giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 18.000đ/kg:
18.000đ/kg x 365kg = 6.750.000đ
 Vì vậy, ông Quới phải hoàn trả cho bà Cô 6.750.000đ
 CSPL: điểm a mục 1 Chương 1 Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của
Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp -
Bộ tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS –
GĐT không? Vì sao?

 Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS – GĐT.
 Vì thông tư trên điều chỉnh đối tượng có nghĩa vụ là các khoản tiền bồi
thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công
sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do
thu lợi bất chính hoặc điều chỉnh đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện
vật. Nhưng tại Quyết định số 15/2018/DS – GĐT thay vì áp dụng quy đổi
tiền từ giá gạo (theo điểm a mục 1 Chương 1 Thông tư trên) vì thời điểm
phát sinh nghĩa vụ của bà Hương là quý II ngày 16/4/1992 (trước ngày
1/7/1996). Đồng thời trong vụ việc ông Bảng cũng đã nhiều lần đòi tiền
nhưng bà Hương không trả số tiền còn thiếu nên theo quy định tại điểm b
mục 1 Chương I Thông tư thì bà Hương còn phải trả thêm tiền lãi. Tuy nhiên,
Quyết định số 15/2018/DS-GĐT lại không làm vậy. Do đó, Quyết định số
15/2018/DS-GĐT không điều chỉnh như Thông tư.

2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS – GĐT số
15/2018/DS – GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760đ như
Toà án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội,
khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu?
Vì sao?

- Khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể 1/5 x 1.697.760 =
339.552.000 đồng (bằng 1/5 tổng giá trị nhà, đất theo định giá tài sản của Tòa án
cấp sơ thẩm).

- Vì cụ Bảng đã chuyển nhượng toàn bộ nhà, đất cho bà Hường với giá là
5.000.000đ, tuy nhiên bà Hường chỉ mới thanh toán 4.000.000, tương đương 4/5
tổng giá trị nhà đất và còn lại 1/5 chưa thanh toán. Và theo Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội nhận định: “…bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn
nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm
mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết
số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao….”.

2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Hướng giải quyết như trên đã có tiền lệ là: Quyết định 741/2011/DS-GĐT ngày 26-
9-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền
khi trượt giá.

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH 741/2011/DS-GĐT


Tóm tắt bản án: việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi trượt giá
Chủ thể: Nguyên đơn là Ông Hoanh và Bị đơn là ông An
Tranh chấp vấn đề: nhà đất và đòi nợ.
Nội dung: quá trình thực hiện hợp đồng ông An đã vi phạm hợp đồng, không thực
hiện nghĩa vụ trả tiền chuyển nhượng đất đúng thời hạn.
Quyết định của Toà án: Ông An phải thanh toán cho ông Hoanh số tiền nhận
chuyển nhượng đất còn thiếu theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm thì
mới bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông
An trả lại ông Hoanh số tiền gốc chưa thanh toán và lãi suất; Tòa án cấp phúc thẩm
chỉ buộc ông An trả nguyên tiền gốc là không chính xác

VẤN ĐỀ 3:
Tóm tắt bản án 148/2007/DS-ST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã
Châu Đốc tỉnh An Giang:
Nguyên đơn: Bà Tú
Bị đơn: Phùng Thị Bích Ngọc
Nội dung: Đầu năm 2003, bà Phượng vay của bà Tú 555.000.000 đồng với lãi suất
1.8%/tháng.
Thời hạn vay là 12 tháng. Ngày 27/4/2004, bà Tú tiếp tục vay tiền ngân hàng và cho
bà Phượng vay lại để cho bà Ngọc vay 465.000.000 đồng và bà Loan, ông Thanh
vay
150.000.000 đồng. Đến tháng 4/2005, bà Phượng xin giảm lãi xuống còn
1.3%/tháng.
Đến tháng 5/2005, bà Phượng không trả lãi như thỏa thuận. Ngày 12/5/2005 bà Tú
đồng ý cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thanh qua
việc lập hợp đồng cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh vay số tiền như trên. Bà Tú
khởi
kiện yêu cầu bà Phượng liên đới trả nợ cùng bà Ngọc nhưng bà Phượng lại cho rằng
mình chỉ là trung gian giới thiệu cho bà Ngọc vay tiền bà Tú (bà Ngọc cũng thừa
nhận
điều này).
Quyết định của Tòa án: Buộc bà Phùng Thị Bích Ngọc có trách nhiệm trả cho bà
Trần Thị Cẩm Tú số tiền 651.981.000 đồng.

1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ

Giống  Có ít nhất 3 chủ thể: bên có quyền, bên có nghĩa vụ và bên được
nhau chuyển giao quyền/nghĩa vụ.
 Có các trường hợp quyền/nghĩa vụ không được chuyển giao: là
các quyền/nghĩa vụ liên quan đến nhân thân, các quyền/nghĩa vụ
hai bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định không được
chuyển giao.
 Chấm dứt tư cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, xác lập tư cách
mới của chủ thể được chuyển giao.
Khác  Sự thỏa thuận giữa người có  Sự thỏa thuận giữa
nhau quyền trong quan hệ nghĩa vụ người có nghĩa vụ trong
với người thứ ba nhằm chuyển quan hệ nghĩa vụ với
giao quyền yêu cầu cho người người thứ ba trên cơ sở
thứ ba đó mà không cần có sự có sự đồng ý của bên có
đồng ý của bên có nghĩa vụ quyền nhằm chuyển giao
(khoản 2 Điều 365 BLDS). nghĩa vụ cho người thứ
ba đó (khoản 1 Điều 370
BLDS).
 Hình thức chuyển giao quyền  Không có quy định về
yêu cầu: phải thông báo bằng mặt hình thức.
văn bản cho bên có nghĩa vụ về
việc chuyển giao quyền yêu cầu
(khoản 2 Điều 365 BLDS)
 Người chuyển giao quyền có  Không có quy định về
nghĩa vụ với người thế quyền: nghĩa vụ của người
người chuyển giao quyền yêu chuyển giao nghĩa vụ
cầu phải cung cấp thông tin cần đối với người thế nghĩa
thiết, chuyển giao giấy tờ có vụ.
liên quan cho người thế quyền,
người chuyển giao quyền vi
phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại
phải bồi thường (Điều 366
BLDS).
 Trường hợp quyền yêu cầu thực  Trường hợp nghĩa vụ có
hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo biện pháp bảo đảm được
đảm thì việc chuyển giao quyền chuyển giao thì biện
yêu cầu bao gồm cả biện pháp pháp bảo đảm đó chấm
bảo đảm đó (Điều 368 BLDS). dứt (Điều 371 BLDS).

2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán
cho bà Tú?
 Thông tin từ bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là:
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là
người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền
555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng
nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ. Phía bà Phượng không cung
cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài
ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà
Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để vay vốn ngân
hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho ngân
hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.” Do
bà Phượng là người xác lập lập quan hệ vay tiền với bà Tú nên bà Phượng có
nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho bà Tú.
3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
 Đoạn cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh: “Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng và bà
Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn,
lãi cho bà Tú, lẽ ra bà Phượng phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên,
phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho
bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời
điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì
nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt làm phát sinh
nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan với ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng
vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ
cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá trên của Tòa án là phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Vì căn cứ theo Điều 370 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc chuyển
giao nghĩa vụ, cụ thể "bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho
người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý". Ở đây thì bà Tú là người
có quyền và bà Tú cũng đồng ý cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ
cho bà Ngọc, lúc này bà Ngọc trở thành người thế nghĩa vụ và phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán nợ cho bà Tú là có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án nên xem
xét đến ý chí của bà Ngọc. Trong trường hợp bà Ngọc không đồng ý chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng thì việc chuyển giao đó có được thực
hiện không? Mặc dù Bộ luật dân sự không nói đến ý chí của người thế nghĩa
vụ nhưng để có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cần có sự thống
nhất ý chí của người có nghĩa vụ ban đầu với người thể nghĩa vụ. Vậy nên,
trong quá trình xét xử thì Tòa án cũng cần xem xét đến ý chí của bà Ngọc,
cần làm rõ về việc bà Ngọc có đồng ý thực hiện nghĩa vụ với bà Tú hay
không.
5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm
đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 370 BLDS 2015: Chuyển giao nghĩa vụ
"1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân
của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao
nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có
nghĩa vụ."
+ Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm
"Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp
bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Nhìn từ góc độ văn bản, theo Điều 370, 371 BLDS 2015 không cho biết rằng
liệu người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền
khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
- Xét bản án 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của TAND Thị xã Châu Đốc
tỉnh
An Giang liên quan đến khoản vay của bà Phượng và bà Tú: Tòa án đã theo
hướng cho rằng nghĩa vụ trả nợ của bà Phương đối với bà Tú đã chấm dứt
khi bà Tú chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng vay
cho những người này. Như vậy có nghĩa là Tòa án đã theo hướng bà Phượng
không còn nghĩa vụ trả nợ đổi với bà Tú nữa trong trường hợp bà Ngọc, bà
Loan, ông Thạnh không trả được nợ thì bà Phượng không có trách nhiệm trả
nợ cho bà Tú.

- Vì vậy theo em thì khi chuyển giao nghĩa vụ nếu có sự đồng ý của bên có
quyền rồi thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn nghĩa vụ đối với người
có quyền nữa mà nghĩa vụ đó được chuyển giao hoàn toàn cho người thế
nghĩa vụ. Trong trường hợp giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ thỏa thuận
nghĩa vụ chỉ được chuyển giao một phần thì người có nghĩa vụ ban đầu vẫn
còn nghĩa vụ đối với người có quyền.

6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả
mà anh/chị biết.

- Dưới góc độ văn bản, trích theo Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ, Điều 371.
Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm BLDS 2015 thì việc người có nghĩa vụ
ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền hay không khi người thế nghĩa
vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao không được trình bày một cách rõ
ràng, tức BLDS 2015 không cụ thể hóa vấn đề nghĩa vụ của người có nghĩa vụ khi
được chuyển giao cho người thế nghĩa vụ thì còn phát sinh đối với người có nghĩa
vụ ban đầu hay không khi người thế nghĩa vụ không làm tròn trách nhiệm. Đặt ra
giả thuyết, nếu người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao và
khiến cho người chuyển giao nghĩa vụ phải quay trở lại chịu trách nhiệm thì ta sẽ
không thấy quá khác biệt so với việc ủy quyền thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Theo quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại: “Nếu cho rằng người có nghĩa vụ
ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác
nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người
thứ ba”. Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực
hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có bên có thoả thuận khác”. Quan
điểm của tác giả không khác với quy định của BLDS 2015, việc người có nghĩa vụ
ban đầu đã chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ thì các mối quan hệ pháp
lý về nghĩa vụ đối với người có quyền đã chấm dứt, nếu việc thực hiện nghĩa vụ của
người thế nghĩa vụ xảy ra vấn đề thì người có quyền sẽ giải quyết vấn đề đó với họ
mà không phải người có nghĩa vụ ban đầu, nói một cách khác người có nghĩa vụ
ban đầu đã “giải thoát” trách nhiệm. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chuyển giao
nghĩa và ủy quyền trong giao dịch dân sự.

- Theo quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài (Chương 1 giáo trình Pháp
luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng): “Người có nghĩa vụ
không chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác… Việc chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa
thuận của ba bên: bên có nghĩa vụ, bên thế nghĩa vụ và bên có quyền. Trên cơ sở có
sự thỏa thuận, với sự đồng ý của bên có quyền người thứ ba thay thế người có
nghĩa vụ trước đó trở thành người có nghĩa vụ mới hay còn gọi là người thế nghĩa
vụ. Người có nghĩa vụ chấm dứt toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền…”
Quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài cũng tương tự như quan điểm của tác
giả Đỗ Văn Đại và bám sát với quy định của BLDS 2015 về chuyển giao nghĩa vụ.

- Thực tiễn xét xử thông qua hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm trong
Quyết định số 361/2009/DS-GĐT ngày 13-8-2009 của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao: Tòa án cho rằng việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán
nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận khi bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.

- Vậy nên người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có
quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao. Nghĩa vụ
được chuyển giao không chấm dứt khi xảy ra quá trình chuyển giao mà nó đang
chuyển từ người có nghĩa vụ ban đầu sang người thế quyền và người thế quyền trở
thành một bên trong quan hệ nghĩa vụ đối với bên có quyền có ban đầu.

7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?

- Đoạn của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền:

· “Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm
phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp
đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ
cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”
· “Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của bà Phượng theo thỏa thuận.
Phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, buộc bà Tú hoàn trả lại bà
Phượng giấy chứng minh Hải quan.”

3.8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
- Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý. Vì theo khoản 2 Điều 370 BLDS
2015: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có
nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn
có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau
giữa chuyển giao nghĩa vụ theo quy định tại Điều 370, Điều 371 BLDS 2015 và
Điều 283 BLDS 2015 về Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba: “Khi
được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay
mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu
người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Do vậy để
chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ thông
qua người thứ ba cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa
vụ ban đầu, trừ khi có thoả thuận khác. Ở đây, người có nghĩa vụ ban đầu là bà
Phượng không còn nghĩa vụ khi chuyển giao nghĩa vụ có giá trị pháp lý.
3.9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh
có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh sẽ chấm dứt vì bảo lãnh là
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dự phòng do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở
bình đẳng để bảo đảm lợi ích của bên có quyền và theo Điều 371 BLDS 2015 thì
“Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo
đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
- Như vậy, nếu bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ có bảo lãnh của người thứ ba
của mình qua một người khác thì biện pháp bảo lãnh đó sẽ chấm dứt ngoại trừ
trường hợp có thoả thuận của bà Tú yêu cầu giữ lại biện pháp bảo lãnh đó.
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG. 1
BẢN ÁN SỐ 886/2019/LĐ-PT NGÀY 09/10/2019................................................1
1.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng?..........................................................................................1
1.2 Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho
phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng. Theo anh/chị, thông tin nào trong
Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?...............................1
1.3 Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa án
như trên có thuyết phục không? Vì sao?.................................................................2
VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
....................................................................................................................................2
ÁN LỆ SỐ 04/2016/AL NGÀY 06/4/2016 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO....................................................................................2
TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2022/DS-GĐT NGÀY 19/01/2022 CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI............................................................3
2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong
giao kết hợp đồng?..................................................................................................3
2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài...............................................................................................4
2.3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con
trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao?............................5
VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN
ĐƯỢC........................................................................................................................6
TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2022/DS-GĐT NGÀY 22/8/2022 CỦA HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO......................................6
TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2022/DS-GĐT NGÀY 22/8/2022 CỦA HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO......................................7
3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015
và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu....................................................7
3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể
thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?...............................................8
3.3 Đối với Quyết định số 20, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô hiệu
do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì sao?. .8
3.4 Đối với Quyết định số 21, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô hiệu
do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì sao?. .9
VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI
SẢN..........................................................................................................................10
4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?.....................................................10
4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp
đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?...............................11
4.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu........................................................................................................................11
4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu.....................................................................................................11
4.5 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?.......................12
4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?..............................................................................................................13
4.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................15
VẤN ĐỀ 1: ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

BẢN ÁN SỐ 886/2019/LĐ-PT NGÀY 09/10/2019

 Nguyên đơn: Ông Trần Viết H


 Bị đơn: Công ty N
 Nội dung: Ngày 03/8/2017, Công ty N ký hợp đồng thử việc với ông Trần Viết
H và thời gian thử việc là 02 tháng. Bị đơn đưa ra thoả thuận mức lương, thời
gian, địa điểm làm việc lúc thử việc khác với khi nguyên đơn yêu cầu bị đơn
ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi. Nguyên đơn không chấp nhận
nên yêu cầu bị đơn sửa lại theo thỏa thuận thử việc nhưng bị đơn không đồng
ý. Ngày 04/11/2017, nguyên đơn nhận 02 tháng tiền lương và nhận thông báo
cho thôi việc của công ty N. Nguyên đơn khởi kiện bị đơn vì đã có hành vi
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
 Quyết định của Tòa án: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, chấp
nhận kháng cáo của bị đơn, sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm số 32/2018/LD-ST
ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân Quận G, Thành phố Hồ Chí
Minh.

1.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng?
 Trong Bản án, Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng thể hiện ở đoạn: “Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật Dân sự
năm 2015 về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì “1. Khi bên đề
nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận
được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị
mới của bên chậm trả lời...”. Với các tình tiết nói trên, giữa người lao động
và người sử dụng lao động đã 3 lần ấn định thời hạn trả lời về việc trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng lao động hay không. Do ông H không trả lời
chấp nhận giao kết trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không chấp
nhận giao kết hợp đồng lao động với Công ty N. Việc Công ty N có Văn bản
số 03/2017/CV-KNE ngày 03/11/2017 gửi đến ông H yêu cầu ông H không có
mặt tại Công ty kể từ sau 12 giờ 00 phút ngày 04/11/2017 là phù hợp.”

1.2 Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho
phép hiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng. Theo anh/chị, thông tin nào
trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?
 “Tại biên bản họp ngày 26/10/2017 ghi nhận bị đơn đã giao cho nguyên đơn
hợp đồng lao động số 73/HĐLĐ- KNE-TCNS ngày 03/10/2017 và đề nghị
nguyên đơn ký hợp đồng lao động. Nguyên đơn hẹn sẽ trả lời việc có ký kết
hợp đồng lao động hay không vào ngày 31/10/2017, nhưng đến ngày
31/10/2017 nguyên đơn không trả lời và yêu cầu gia hạn thêm thời gian,

1
nguyên đơn đã ký nhận văn bản số 01/2017/CV-KNE ngày 01/11/2017 và số
02/2017/ CV-KNE ngày 02/11/2017 của bị đơn với nội dung nếu nguyên đơn
đồng ý ký hợp đồng lao động thì bị đơn tiến hành ký kết ngay, nếu không có
phản hồi nào bằng văn bản thì đồng nghĩa việc hai bên không tiến hành ký kết
hợp đồng lao động, bị đơn không chấp nhận đề nghị kéo dài thêm thời gian
trả lời của nguyên đơn, kết quả nguyên đơn không phản hồi".
 Theo nhóm em, đây là thông tin trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao
kết hợp đồng. Vì theo thông tin trên thì bị đơn đã thể hiện rõ ý muốn thỏa
thuận về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan
với nguyên đơn. Và việc nguyên đơn là bên được đề nghị giao kết hợp đồng
đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
CÔNG TY N CÓ TƯ CÁCH ĐƯA RA LỜI ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT THEO
KHOẢN 1 ĐIỀU 186 ĐƯA RA NỘI DUNG RÕ RÀNG CỤ THỂ , Ý ĐỊNH
GIAO KẾT , LỜI ĐỀ NGHỊ ĐÃ GỬI ĐẾN MỖI CÁ NHÂN XÁC ĐỊNH RÕ
 LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA CÔNG TY N LÀ LỜI ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG.

1.3 Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa
án như trên có thuyết phục không? Vì sao?
 Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của tòa án
như trên là hoàn toàn thuyết phục và hợp lý. Vì:
 Căn cứ theo khoản 1 Điều 394 BLDS 2015:
“1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời về việc trả lời chấp nhận chỉ
có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó nếu bên đề nghị giao kết
hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chắc nhận này
được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.”
 Do đó trả lời giao kết hợp đồng phải được thực hiện trong thời hạn cho
phép, Được coi là trả lời đúng hạn nếu thông báo trả lời chấp nhận được
chuyển đến cho bên đề nghị trước khi hết thời hạn trả lời. Ở đây công ty N
có ghi rõ về thời hạn trả lời chấp nhận nhưng ông H đã không thông báo trả
lời. Như vậy việc tòa án xác định ông H không đồng ý giao kết hợp đồng
với công ty N là hoàn toàn hợp lý.
 CSPL: Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015

CÔNG TY MỚI ĐANG TRONG GD GIAO KẾT HĐ.


ÔNG H CHO RẰNG ĐÃ TỒN TẠI 1 HỢP ĐỒNG
ÁN LỆ 20/2018: COI NHƯ VIỆC NGƯỜI LĐ TIÉP TỤC THƯƠNG LƯỢNG
THOẢ THUẬN VS NHAU MÀ BÊN THUÊ LĐ IM LẶNG ĐỂ NGƯỜI LĐ
TIẾP TỤC LÀM VIỆC NÊN KHÔNG THỂ ÁP DỤNG AL NÀY CHO BẢN
ÁN TRÊN CÓ MỤC ĐÍCH BV NGƯỜI LĐ , NGƯỜI LĐ LÀM VIỆC SAU
KHI HẾT THỜI HẠN, VÌ CÔNG TY N IM LẶNG

2
VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG

ÁN LỆ SỐ 04/2016/AL NGÀY 06/4/2016 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN


TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO.

 Khái quát nội dung của án lệ:


Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng
tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký
tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số
tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền
chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử
dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý
kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà
đất.

 NỘI DUNG ÁN LỆ
“Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26-4-1996: Việc chuyển nhượng nhà, đất
diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà
đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở. Trong khi đó gia đình ông Ngự,
bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý. Theo lời
khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà
Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con. Mặt khác, sau khi
chuyển nhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự
còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi
xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự
đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà. Như vậy, có cơ sở
xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng
ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại
cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là
không có căn cứ.”

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2022/DS-GĐT NGÀY 19/01/2022 CỦA TÒA


ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI.

 Quan hệ tranh chấp là “kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất”
 Nguyên đơn: ông Đoàn Bá Lạc và bà Trần Thị Còi.
 Bị đơn: ông Đoàn Bá Nhất và bà Nguyễn Thị Phương.
 Nội dung: Ngày 02/01/1986, ông Lạc có làm Đơn xin tách đất cho con và giao
cho ông Nhất mà không bàn bạc với bà Còi và ông Lạc chỉ cho vợ chồng ông
Nhất ở nhờ chứ không tiến hành phân chia đất. Trước 1985, ông Nhất có giúp
ông Lạc xây nhà (góp 02 tấn xi măng rời, một chiếc đài) vì vậy ông Lạc đã tự
3
nguyện tách một phần đất đang sử dụng cho ông Nhất để trừ vào tiền bán đài,
tiền mua xi măng. Năm 1984, vợ chồng ông Nhất xây nhà lên đất được tách
nhưng bà Lạc không phản đối. Nay vợ chồng ông Lạc khởi kiện yêu cầu ông
Nhất, bà Phương trả lại đất vì lý do khi ông Lạc làm Đơn xin tách đất cho con
không phải là chữ ký của bà và bà không đồng ý.
 Nhận định của Toà án: Dựa theo Án lệ số 04/2016/AL. Mặc dù bà không ký
vào Đơn xin tách đất cho con nhưng bà Còi biết việc ông Lạc cho đất ông
Nhất, bà Phương nhưng quá trình ông Nhất sử dụng đất xây nhà kiên cố thì bà
Còi là người sinh sống gần thửa đất, biết mà không phản đối. Do đó Tòa
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lạc, bà Còi; công nhận hiệu lực
của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập bằng Đơn xin tách đất
cho con giữa ông Lạc và vợ chồng ông Nhất, bà Phương là có căn cứ.
 Quyết định: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Hủy quyết
định của Bản án dân sự phúc thẩm.

2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong
giao kết hợp đồng?

LÝ DO IM LẶNG KHÔNG THỂ ĐƯỢC XEM LÀ ĐỒNG Ý VÌ ĐÓ LÀ


HÀNH ĐÓ LÀ HÀNH VI ĐƠN PHƯƠNG CUẢ BÊN CÒN LẠI NÊN
KHÔNG THỂ BẮT BUỘC BÊN ĐỀ NGHỊ PHẢI TRẢ LỜI , ĐÓ LÀ SỰ
RÀNG BUỘC
 BLDS 2005 quy định:

“Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự


2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên
nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết.”
 BLDS 2015 quy định:
“Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa
các bên.”
 Tại khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 thì sự im lặng trong giao kết hợp đồng thì
vẫn được xem là chấp nhận trong giao kết nếu có thoả thuận im lặng là sự trả
lời chấp nhận giao kết và sự im lặng này được quy định tại “thời điểm giao kết
hợp đồng dân sự”
 Theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 quy định thì sự im lặng sẽ được coi là
không chấp nhận giao kết hợp đồng và quy định trong “chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng”. Vì vậy bên đề nghị giao kết hợp đồng không được căn cứ
vào sự im lặng mà cho rằng bên nhận đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết.
Và sự im lặng sẽ được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng trong các trường
hợp:

4
 Khi các bên có tồn tại một thỏa thuận trước đó xem sự im lặng của bên
nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị dù bên nhận đề nghị
giao kết không trả lời;
 Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên,
không cần phải có sự trả lời (đề nghị giao kết).
 Tuy nhiên nếu coi sự im lặng là chấp thuận thì sẽ gặp không ít những rắc rối
về pháp lý vì đối với bên đề nghị ngay cả khi có thoả thuận rằng “im lặng” là
“chấp thuận” thì cũng có thể xảy ra nhiều trường hợp bên đề nghị bị suy đoán
là “chấp thuận” một cách ngoài ý muốn. Ví dụ, vì một lý do khách quan nào
đó (bị tai nạn bất ngờ, mất tích,...) thì các bên đề nghị không thể gửi thông báo
từ chối giao kết hợp đồng trong thời hạn chờ trả lời, thì hợp đồng vẫn được
xem là giao kết ngoài ý muốn đối với bên được đề nghị.
 Vì vậy, BLDS 2015 đã có điểm mới đối với sự im lặng trên, cụ thể về vấn đề
im lặng trong giao kết hợp đồng, quy định các trường hợp ngoại lệ, trường hợp
nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là điểm
đổi mới so với trước đây nhằm giúp mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh,
phù hợp với thói quen, tập quán giao kết hợp đồng, mua bán hàng hoá.
 CSPL: khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015 và khoản 2 Điều 404 BLDS năm
2005.

2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
 Pháp sửa đổi BLDS vào năm 2016 trong đó có bổ sung quy định về im lặng
trong giao kết hợp đồng tại Điều 1120: “Im lặng không được coi là chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp luật, tập quán, quan hệ thương mại
hay hoàn cảnh đặc biệt suy luận khác”.
 Như vậy hệ thống pháp luật của nước Pháp cũng theo nguyên tắc, im lặng
không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ một số trường hợp
ngoại lệ:
 Thứ nhất, sự im lặng có thể được suy luận là chấp nhận hợp đồng nếu tồn
tại một thói quen hay tập quán ở một ngành nghề nào đó cho rằng sự im
lặng của một bên được hiểu là sự chấp nhận hợp đồng. Ví dụ, ở vùng
Bordeaux của Pháp tồn tại một tập quán là khi người môi giới rượu vang
gửi cho bên bán và bên mua một bức thư ghi lại những thương lượng của
các bên thì việc các bên sau khi nhận thư mà không có phản đối trong vòng
48 tiếng được coi như chấp nhận hợp đồng.
 Thứ hai, sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếu như giữa
các bên đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đó thông qua việc ký kết lặp đi, lặp
lại hợp đồng có cùng bản chất.
 Thứ ba, nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của
bên được đề nghị thì sự im lặng cũng được suy luận là chấp nhận. Án lệ
minh họa: bên cho thuê thông báo sẽ giảm tiền thuê đã đến hạn phải trả
nhưng bên thuê không nói gì về thông báo này (biết nhưng im lặng). “Theo
tòa án tối cao Pháp, việc im lặng của bên thuê là một lời chấp nhận đề nghị
5
giao kết hợp đồng của bên cho thuê (giảm tiền thuê đã đến hạn) nên hợp
đồng đã được hình thành với nội dung của lời đề nghị (giảm tiền thuê đã
đến hạn phải trả).”

2.3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho
con trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con
trong Quyết định số 02 nêu trên là thuyết phục. Vì:
 Việc vợ chồng bà Tý mua 2 căn nhà cấp 4 trên diện tích đất thổ cư khoảng
160m2 của gia đình ông Ngự có lập hợp đồng và giá mua là 110 cây vàng và
bà Tý đã trả đủ; gia đình ông Ngự bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền
kề với nhà bà Tý; bà Phấn cũng đã phân chia vàng cho các con; trong quá trình
sử dụng gia đình ông Ngự có mượn gia đình bà Tý ngôi nhà phía trong để sử
dụng và có viết giấy cam kết, khi sử dụng xong thì trả lại đất cho bà Tý. Như
vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông
Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên
việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ
chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ. Tòa án các cấp xác định, diện
tích 23,4m2 giáp đường Xuân La - Xuân Đỉnh nằm trong diện tích đất mà ông
Ngự đã thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng bà Tý, đồng thời xác định vợ
chồng bà Tý đã thanh toán đủ 110 cây vàng theo hợp đồng và đã nhận nhà đất,
từ đó, buộc gia đình ông Ngự phải trả lại toàn bộ diện tích nhà, đất 23,4m2 tại
số 39 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho
vợ chồng bà Kiều Thị Tý và ông Chu Văn Tiến là có căn cứ.
 Vì vậy dựa theo thực tiễn xét xử, cụ thể là Án lệ số 04, trường hợp tại Quyết
định số 02 như sau:
 Theo trình bày của vợ chồng ông Nhất, bà Phương thì năm 1985, ông Nhất
có nhờ ông Lạc mua hộ đất, nhưng sau đó do không mua được nên năm
1986, ông Lạc đã tự nguyện tách một phần đất đang sử dụng của vợ chồng
ông Lạc cho vợ chồng ông Nhất, bà Phương để đối trừ vào tiền bán đài, tiền
mua xi măng ông Nhất đã đưa cho ông Lạc khi ông Lạc xây nhà.

→ Có căn cứ để cho rằng ông Lạc đã chuyển nhượng một phần đất cho vợ chồng
ông Nhất, bà Phương và đồng thời ông Lạc đã nhận được số tiền từ tiền bán đài và
tiền mua xi măng mà trước đó ông Nhất đã đưa cho ông Lạc khi ông Lạc xây nhà.

 “Ông Nhất, bà Phương trực tiếp quản lý đất từ năm 1986 đến nay. Năm
1991 vợ chồng ông Nhất, bà Phương làm nhà kiến cố nhưng không ai có ý
kiến phản đối, vợ chồng ông Lạc, bà Còi còn hỗ trợ làm nhà. Quá trình sử
dụng đất, ông Nhất là người nộp tiền thuế đất và làm thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”; “Khi UBND tiến hành… làm thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Lạc ký giáp ranh với tư cách hộ
liền kề, ông Nhất ký với tư cách là chủ sử dụng đất”.
→ Có cơ sở để cho rằng ông Nhất và bà Phương đã nhận và quản lý, sử dụng nhà
đất đó công khai. Trong quá trình làm nhà kiên cố, bà Còi là người sinh sống gần

6
thửa đất, biết mà không phản đối. Trường hợp này ta nên coi việc im lặng của bà
Còi là đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi của ông Nhất và bà Phương.
VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN
ĐƯỢC

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2022/DS-GĐT NGÀY 22/8/2022 CỦA HỘI


ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 Nguyên đơn: bà Lê Thị Hẹ


 Bị đơn: bà Nguyễn Thị Nếch
 Nội dung: Bà Nếch nhận chuyển nhượng đất của bà Hẹ 2 lần vào tháng 4/2011
và tháng 10/2011. Bà Nếch đã tìm hiểu quy định về điều kiện tách thửa đất và
được biết với diện tích 142,5m2 đất không đủ điều kiện tách thửa theo quy
định và các bên không thể ký hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Do đó,
bà Nếch yêu cầu bà Hẹ chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất là 198m 2. Ngày
27/11/2011 vợ chồng bà Hẹ đồng ý chuyển nhượng 198m2 cho bà Nếch với
giá 1.500.000.000 đồng nhưng sau đó lại hủy hợp đồng chuyển nhượng ký lại
hợp đồng chuyển nhượng mới với giá thấp hơn là 500.000.000 với mục đích là
giảm giá tiền thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thực tế sau khi chuyển
nhượng thì vợ chồng bà Nếch sử dụng 142,5m 2 đất còn 55,5m2 đất còn lại vẫn
do vợ chồng bà Hẹ sử dụng.
 Quyết định của Tòa án: Hợp đồng chuyển nhượng không đúng về diện tích và
không đúng số tiền thực tế mà các bên chuyển nhượng, không đủ điều kiện để
tách thửa nên hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 411 BLDS 2005.

TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2022/DS-GĐT NGÀY 22/8/2022 CỦA HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 Nguyên đơn: ông Trần Thiên Trí


 Bị đơn: bà Trần Thị Ngọc Sương
 Nội dung: Năm 2004 từ đường của họ Trần được khởi công xây dựng trên một
phần đất của cụ Bình được giao quản lý đất hương hỏa. Sau khi cụ Bình chết,
bà Sương quản lý và sử dụng thửa đất số 852 (đất tổ dòng họ Trần truyền lại
cho con cháu), bà Sương chuyển nhượng phần đất trên cho ông Ái và ông Ái
tiếp tục chuyển nhượng cho ông Khang tuy nhiên trên thực tế bà Sương vẫn là
người trực tiếp quản lý sử dụng. Tộc họ Trần yêu cầu bà Sương trả lại toàn bộ
thửa đất trên nhưng bà Sương không đồng ý.

7
 Quyết định của Tòa án: Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do trên đất có
nhà từ đường họ Trần xây dựng đây là đối tượng không thể thực hiện được
theo quy định tại Điều 411 BLDS 2005.

3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015
và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
 Điều 408 BLDS 2015 thay thế từ “ký kết” thành “giao kết” hợp đồng. BLDS
hiện hành nói về việc sử dụng từ “ký kết” hợp đồng và từ này không có tính
bao quát vì ký kết chỉ đúng cho hợp đồng bằng văn bản có chữ ký. Tuy nhiên,
trên thực tế, không phải loại hợp đồng nào cũng thể hiện bằng văn bản và
được các bên “ký kết”1, có những hợp đồng có thể được hình thành mà không
có chữ ký như hợp đồng bằng lời nói… Việc thay đổi từ “ký kết” thành từ
“giao kết” thể hiện sự bao quát hơn. Và khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 cũng
quy định về thời điểm xác định đối tượng hợp đồng không thể thực hiện là khi
“hợp đồng được giao kết” tức là nếu hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện sau khi giao kết thì hợp đồng chấm dứt chứ không vô hiệu.
 Về lý do làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện: khoản 1 Điều 411
BLDS 2005 có cụm từ “vì lý do khách quan” còn khoản 1 Điều 408 BLDS
2015 đã bỏ cụm từ “vì lý do khách quan”. Điều 411 BLDS 2005 quy định
trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do không thể thực hiện được nhưng chỉ ở
trường hợp vì lý do “khách quan” 2. Điều này gây ra những vướng mắc trong
thực tiễn, đó là các trường hợp không thực hiện được hợp đồng không phải vì
lý do khách quan, mà còn vì các lý do khác, bao gồm cả lý do chủ quan của
các bên tham gia, hoặc đó là một thực tế, nhưng do sự sơ suất chủ quan của
bên bị thiệt hại mà hợp đồng không thể thực hiện được 3. Việc BLDS 20154 bỏ
cụm từ “vì lý do khách quan” là hợp lý, có nghĩa là đối tượng của hợp đồng
không thể thực hiện được có thể vì lý do khách quan, hoặc vì lý do khác không
phải khách quan.5
 Những thay đổi tại Điều 408 của BLDS 2015 theo hướng hoàn thiện hơn và
phù hợp với thực tế hơn, thuận tiện hơn để giải quyết vấn đề hợp đồng vô hiệu
do có đối tượng không thể thực hiện được.
DÙ LÝ DO KHÁCH QUAN HAY CHỦ QUAN KHÔNG CÒN LÀ NHỮNG
ĐK ĐỂ ÁP DỤNG ĐIỀU 408.
VÔ HIỆU: HĐ KO TỒN TẠI
CHẤM DỨT: HĐ ĐÃ TỪNG DIỄN RA

1
Lê Thị Hồng Vân (2017), Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, Vấn đề 13, tr. 224.
2
Khoản 1 Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005.

3
Lê Minh Hùng, tlđd (1), tr. 228.
4
Khoản 1 Điều 408 Bộ luật dân sự năm 2015.
5
Lê Minh Hùng, tlđd (1), tr.228
8
3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không
thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
 Theo Điều 116 BLDS 2015, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự vì vậy ta áp
dụng điều luật6 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu để xác định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng.
 Tuy nhiên khoản 1 Điều 132 cho chúng ta có 2 nhóm thời hiệu là 2 năm và
không bị giới hạn, nhưng lại không có thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố vô
hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được. Cùng với đó Điều 408
BLDS 2015 quy định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện
được nhưng cũng không quy định thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu.
 Như vậy, BLDS 2015 không cho biết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được. Nhưng vì lý do làm cho
hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là “đối tượng không thể thực hiện" nên
sẽ thuyết phục khi chúng ta theo hướng thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu là không bị giới hạn.

3.3 Đối với Quyết định số 20, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì
sao?
 Đối với Quyết định số 20, đoạn cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu
do đối tượng không thể thực hiện được là:
Như vậy, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 005751 ngày
19/11/2015 không đúng về diện tích đất chuyển nhượng và không đúng về số
tiền thực tế các bên chuyển nhượng. Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ngày 22/8/2011 cấp cho bà Hẹ, ông Mật thể hiện thửa đất 829, 830 có
mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm. Tại Văn bản số 675/TNMT ngày
05/11/2019, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nhà Bè cho biết: Căn
cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày
05/12/2017 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện
tích tối thiểu được tách thửa đất nông nghiệp như sau: Trường hợp thửa đất
thuộc quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp được phép tách thửa, thửa đất mới
hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m 2 đối
với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1000m 2 đối với đất
trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối. Như vậy, vợ chồng
bà Hẹ thỏa thuận chuyển nhượng cho bà Nếch một phần đất trồng cây lâu
năm thuộc thửa 829, 830 với diện tích 142,5m 2 là không đủ điều kiện để tách
thửa theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nên đối
tượng của giao dịch giữa các bên không thực hiện được. Do đó, Hợp đồng vô
hiệu theo quy định tại Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005...7
6
Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015.
7
Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về việc tranh chấp yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
9
 Hướng xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như
vậy là thuyết phục. Vì theo khoản 1 Điều 408 BLDS 2015: “Trường hợp ngay
từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng
này bị vô hiệu”. Theo đó tại thời điểm bà Hẹ thỏa thuận chuyển nhượng diện
tích 142,5m2 cho bà Nếch thì 142,5m2 này thuộc đối tượng không đủ điều kiện
tách thửa theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì thế
hợp động vô hiệu là thuyết phục.

3.4 Đối với Quyết định số 21, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được và hướng xác định hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như vậy có thuyết phục không? Vì
sao?
 Đối với Quyết định số 21, đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là:
… Mặt khác, trên thửa đất số 852 còn có căn nhà từ đường do tộc họ Trần
xây dựng từ năm 2004 nên các hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nêu trên
còn bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định tại
Điều 411 bộ luật dân sự 2005...8
 Hướng xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được như
vậy là thuyết phục. Vì theo khoản 1 Điều 408 BLDS 2015: “Trường hợp ngay
từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng
này bị vô hiệu”. Theo đó tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng đất thì trên
thửa đất đó còn có căn nhà từ đường do tộc họ Trần xây dựng từ năm 2004
đây là đối tượng không thể thực hiện được và đã quy định tại Điều 408 BLDS
2015 vì thế hợp động vô hiệu là thuyết phục.

VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI
SẢN
* Đối với vụ việc thứ nhất
TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 06/2017/DS-ST NGÀY 17/01/2017 CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TP. THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
 Chủ thể:
 Nguyên đơn: bà Trần Thị Diệp Thúy.
 Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thanh Trang.
 Tranh chấp về vấn đề: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.
 Lý do tranh chấp: Nguyên đơn và bị đơn có thiết lập hợp đồng quyền sử dụng
đất (23-11-2023), nội dung giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
có giá chuyển nhượng là 200.000.000 đồng. Đây là giao dịch giả tạo để che
8
Quyết định số 21/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về việc tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
10
dấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền là 100.000.000 đồng. Nguyên
đơn đã yêu cầu bị đơn trả lại số tiền là 100.000.000 đồng, bị đơn đã hứa là sẽ
thanh toán hết số tiền cho nguyên đơn trong vòng 6 tháng nhưng đến hạn trả
nợ bị đơn chỉ trả nguyên đơn số tiền 5.000.000 đồng. Vì vậy, nguyên đơn khởi
kiện yêu cầu bị đơn phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nguyên đơn số tiền là
95.000.000 đồng (nguyên đơn không yêu cầu tính lãi suất).
 Quyết định của Tòa án: Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
xác lập giữa nguyên đơn bà Thúy và bị đơn bà Trang là vô hiệu. Bà Trang
phải trả lại cho bà Thúy số tiền đã nhận là 95.000.000 đồng.

4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
 Theo Điều 124 BLDS 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo quy định:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo, nhằm che dấu một
giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị
che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định
của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
 Có thể thấy giao dịch giả tạo chỉ mang tính hình thức, mục đích xác lập giao
dịch giả tạo chỉ để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba. Giao dịch giả tạo không thể hiện đúng ý chí đích thực của
các bên.
 “Giao dịch giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài
khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch”.9
=> Như vậy, giả tạo trong xác lập giao dịch là việc thực hiện giao dịch mà trong đó
không xuất phát từ ý chí đích thực của các bên tham gia giao dịch, không nhằm làm
phát sinh hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật, tức là có sự tự nguyện nhưng
không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí mà giao dịch đó được xác lập
nhằm để che dấu một giao dịch dân sự khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với
người thứ ba.
 CSPL: Điều 124 BLDS 2015.

4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp
đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
 Đoạn của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng:

“Nguyên đơn và bị đơn thống nhất ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bị
đơn có thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung giấy
thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AP 154638, số vào sổ
H53166 do UBND thị xã (nay là thành phố) Thủ Dầu Một cấp ngày
30/7/2009, tọa lạc tại phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương, giá chuyển nhượng 200.000.000 đồng. Hai bên đều thừa nhận

9
Theo Hoàng Thế Liêm (Cb), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005,
Nxb.Chính trị quốc gia; Hà Nội, năm 2013, tr.321.)
11
đây là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số
tiền 100.000.000 đồng.”

 Các bên giao dịch với mục đích che giấu việc bà Thúy cho bà Trang mượn
100.000.000 đồng.

4.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu.
 Thứ nhất, Tòa án căn cứ theo điều 124 bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự
vô hiệu do giả tạo. Tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập vào ngày 23/11/2013 giữa bà Thủy và bà Trang là vô hiệu do giả
tạo nhằm che giấu giao dịch vay mượn tài sản 100.000.000 đồng, giao dịch
vay mượn tài sản đó vẫn có hiệu lực vì đó là hợp đồng bị che giấu.
 Thứ hai, Tòa án đã xác định cả hai bên bà Thủy và bà Trang đều có lỗi ngang
nhau bởi khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cả hai
bên đều biết việc xác lập hợp đồng này nhằm che giấu cho giao dịch vay
mượn tài sản. Do đó tòa án đã căn cứ theo điều 131 bộ luật dân sự 2015, xác
định các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và không phải bồi thường.
Cụ thể bà Trang phải có nghĩa vụ trả tiền cho bà Thủy số tiền còn lại là
95.000.000 đồng vì theo lời bà Thủy thì bà Trang mới trả được 5.000.000
đồng. Bà Trang thừa nhận có nhận tiền từ bà Thủy nhưng bà đã trả góp mỗi
ngày 1.000.000 đồng góp trong vòng 6 tháng tính từ ngày 23/11/2013 và bà đã
cho nguyên đơn tổng số tiền 100 tám mươi 1.000.000 đồng nhưng bà Thủy
không thừa nhận việc này và khi ra tòa thì bà Trang cũng không cung cấp
được chứng cứ chứng minh rằng mình đã trả cho nguyên đơn 180.000.000
đồng. Vì thế yêu cầu khởi kiện của bà Thúy về việc yêu cầu bà Trang trả
95.000.000 đồng được tòa án chấp nhận.
 CSPL: Điều 124, 131 BLDS 2015

4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu.
 Hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu là phù
hợp với quy định của pháp luật. Trong bản án đề cập việc cả hai bên đều thừa
nhận hợp đồng chuyển nhượng ngày 21/3/2013 là hợp đồng giả tạo để che
giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền là 100 triệu đồng. Theo Điều
131 và khoản 1 Điều 124 BLDS 2015: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân
sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật
khác có liên quan”, vì vậy hợp đồng ngày 21/3/2013 là hợp đồng giả tạo nên
bị vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che dấu là hợp đồng cho vay trả góp giữa
bà Thuỷ và bà Trang vẫn còn hiệu lực, và bà Thuỷ cũng không tính lãi suất 95
triệu đồng đối với bà Trang nên quyết định của Toà là hợp lý.

* Đối với vụ việc thứ hai

12
TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 259/2014/DS-GĐT NGÀY 16/06/2014
 Chủ thể:
 Nguyên đơn: bà Võ Thị Thu.
 Bị đơn: bà Đặng Thị Kim Anh
 Năm 2009, bà Anh có vay tiền bà Thu tổng cộng 3,7 tỷ đồng. Bà Thu đòi tiền
bà Anh nhiều lần nhưng bà Anh không trả. Cuối năm 2009, vợ chồng bà Anh
đề nghị được cấn trừ đất ở Bình Dương cho bà Anh để trừ nợ nhưng không
thành. Bà Anh đã trả cho bà Thu 600 triệu đồng, còn nợ của bà Thu 3,1 tỷ
đồng. Vợ chồng bà Anh có cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang tranh chấp)
để trả nợ cho bà Thu nhưng không thực hiện mà làm thủ tục chuyển nhượng
nhà đất trên cho vợ chồng ông Vượng (anh trai của bà Anh). Tuy nhiên, thỏa
thuận chuyển nhượng này không phù hợp với thực tế vì giá thực tế nhà đất là
gần 5,6 tỷ đồng nhưng hai bên bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ với giá 680
triệu đồng nên giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với vợ
chồng ông Vượng là giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba là bà Thu.

4.5 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
 Trong quá trình giải quyết vụ án thì vợ chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà
Thu 3,1 tỷ đồng, đồng thời vợ chồng bà Anh cam kết chuyển nhượng nhà đất
(đang có tranh chấp) để trả nợ cho bà Thu, nhưng vợ chồng bà Anh không
thực hiện cam kết với bà Thu mà làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên cho
anh là vợ chồng ông Vượng. Thỏa thuận chuyển nhượng giữa vợ chồng bà
Anh với vợ chồng ông Vượng không phù hợp với thực tế vì khi lấy lời khai
của bị đơn thì bà Anh cho rằng vợ chồng bà chuyển nhượng nhà đất cho vợ
chồng ông Vượng với giá chuyển nhượng là 4 tỷ đồng (giá thực tế nhà đất là
gần 5,6 tỷ đồng) nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ với giá 680
triệu đồng và thực tế các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
 Trường hợp này phải xác định giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa vợ
chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu căn cứ theo quy
định tại khoản 2 Điều 124 BLDS 2015 thì giao dịch chuyển nhượng nhà đất
giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là vô hiệu.

4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn
tránh nghĩa vụ)?
 Tòa án xác định giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với
vợ chồng ông Vượng (anh bà Anh) là giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 124 BLDS 2015 là hoàn toàn hợp lý.
 Bởi vì thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng
ông Vượng không phù hợp với thực tế khi giá thực tế là gần 5,6 tỷ đồng nhưng
hai bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng với giá 680 triệu đồng và trên thực tế

13
cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. Vợ chồng bà Anh đã cam kết
chuyển nhượng nhà đất đó cho bà Thu để trả nợ nhưng lại không thực hiện
cam kết mà lại thỏa thuận chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Vượng. Do
đó, vợ chồng bà Anh có nghĩa vụ phải trả nợ cho bà Thu thông qua thỏa thuận
cấn đất nhưng lại xác lập giao dịch dân sự khác để trốn tránh nghĩa vụ này.
Việc Tòa án xác định đây là giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ là
nhằm ngăn chặn bà Anh tẩu tán tài sản để trì hoãn hoặc trốn tránh khoản nợ
với bà Thu và nhằm bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bà Thu.

4.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.
 Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

 Điểm a khoản 5 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư
pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau: a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc
để trốn tránh việc kê biên tài sản…”
 Vì đã xác định giao dịch chuyển nhượng nhà đất của vợ chồng bà Anh với vợ
chồng ông Vượng là giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì vô hiệu, nên các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị
giá thành tiền để hoàn trả. Vợ chồng bà Anh phải hoàn trả 4 tỷ đồng cho vợ
chồng ông Vượng và vợ chồng ông Vượng hoàn trả lại nhà đất đã nhận
chuyển nhượng từ vợ chồng bà Anh. Các bên bị xử phạt hành chính từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vì đã tẩu tán tài sản là nhà đất trên để
vợ chồng bà Anh trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bà Thu.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005.


2. Bộ luật Dân sự 2015 ((Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
3. Bộ luật Dân sự Pháp.
4. Bản án số 886/2019/LĐ-PT ngày 09/10/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh.
5. Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao.
6. Quyết định số 02/2022/DS-GĐT ngày 19/01/2022 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
7. Quyết định số 20/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.
8. Quyết định số 21/2022/DS-GĐT ngày 22/8/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.
9. Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương.
10. Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa
ánnhân dân tối cao.

B. Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2.
2. Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 6.
3. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín).

15

You might also like